Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế: tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 35 - 37)

2. Một số nét tổng quan về tình hình thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006 – 2010

2.2. Vai trò của bảo hiểm đối với nền kinh tế: tỷ trọng phí bảo hiểm trong GDP

Với số doanh nghiệp bảo hiểm Phi nhân thọ là 22, 7 doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.Tỷ lệ đóng góp của bảo hiểm vào GDP cả nước năm 2006 còn thấp, toàn ngành đóng góp vào nền kinh tế

trên 18.000 tỷ chiếm 2,13% GDP cả nước, Các doanh nghiệp bảo hiểm đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên bảo hiểm và đại lý bảo hiểm), và đã đầu tư lại vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế Việt tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Với 23 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 9 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 8 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ của năm này đạt 8.350 tỷ đồng, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.500 tỷ đồng, tái bảo hiểm (VNR) đạt 1.050 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư 2060 tỉ đồng vì vậy doanh thu toàn ngành đóng góp vào nền kinh tế là trên 21.000 tỷ đồng.

Trong năm 2008, thị trường vẫn tiếp tục được mở rộng và phát triển với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới, bao gồm cả doanh nghiệp trong và nước ngoài. Tổng số doanh nghiệp được cấp phép họat động trên thị trường hiện nay đã lên tới 27 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 10 công ty môi giới và 1 công ty tái bảo hiểm (Vinare). Năm 2008 toàn ngành bảo hiểm đạt doanh thu trên 27.000 tỉ đồng bằng 2,2% GDP, Bảo hiểm nhân thọ đạt 10.339 tỉ đồng, Bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.855 tỉ đồng, tái bảo hiểm đạt 1.050 tỉ đồng, doanh thu từ hoạt động đầu tư 5.700 tỉ đồng. Đầu tư vào nền kinh tế trên 57.000 tỉ đồng. Vốn chủ sở hữu lên tới 17.850 tỉ đồng, dự phòng nghiệp vụ 40.430 tỉ đồng.

Năm 2009 thị trường bảo hiểm tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định và đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP ước đạt 2,3%. Tổng doanh thu phí bảo hiểm cả năm 2009 đạt khoảng 31.707 tỷ đồng, trong đó, doanh thu phí

bảo hiểm phi nhân thọ đạt 13.500 tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 11.146 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động đầu tư đạt 6.016 tỷ đồng, trong đó: các doanh nghiệp phi nhân thọ đạt 1.350 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhân thọ đạt 4.666 tỷ đồng , và doanh thu tái bảo hiểm khoảng 1.000 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 19.000 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 50.000 tỷ đồng. Trong năm 2009, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ đồng tăng hơn 10 nghìn tỷ đồng so với năm 2008.

Năm 2010 hiện có 53 công ty bảo hiểm, gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 12 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 1 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 11 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.. Doanh thu bảo hiểm năm 2010 đạt 30.844 tỉ đồng xấp xỉ chỉ tiêu chiến lược đề ra, chiếm 1,7% GDP cả nước, trong đó BH phi nhân thọ đạt 17.052 tỉ đồng, BH nhân thọ đạt 13.792 tỉ đồng và thu nhập từ hoạt động đầu tư là 8.200 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt trên 92.000 tỉ đồng (tương đương 4,6 tỉ USD). Năng lực tài chính của doanh nghiệp ngày một tăng. Tổng vốn chủ sở hữu là 30.100 tỉ đồng trong đó nhân thọ 10.600 tỉ đồng, phi nhân thọ 19.500 tỉ đồng.

Như vậy trong vòng 5 năm từ 2006 – 2010 ta thấy ngành Bảo hiểm đã có một sự phát triển nhất định và tăng trưởng rõ rệt về doanh thu, mặc dù chưa thực sự phát huy cũng như vận dụng hết những tiềm năng hiện có nhưng ngành bảo hiểm đã đóng góp vào GDP cả nước một con số không nhỏ với khoảng 2% mỗi năm và số vốn mà ngành này đầu tư lại nền kinh tế cũng là một con số khá cao ( 57.000 tỷ đồng vào 2008, 69.000 tỷ đồng vào 2009 và 2010 là 92.000 tỷ đồng). Qua những con số trên ta có thể nói rằng trong 5 năm qua đóng góp của ngành bảo hiểm vào nền kinh tế - xã hội nước ta là rất lớn.

2.3.Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)