Đầu tư tài chính ngắn hạn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 49 - 52)

3. Tình hình đầu tư tài chính

3.2.2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

Hình thức đầu tư này vốn tập trung chủ yếu ở các công ty bảo hiểm phi nhân thọ

do quy mô vốn đầu tư ít hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Và đây cũng là công cụ được các công ty bảo hiểm sử dụng rộng rãi nhất vì khoản đầu tư này có tính thanh khoản cao, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể nhanh chóng bán các loại chứng khoán trên thị trường để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt của họ.

Giai đoạn 2006-2007 thị trường chứng khoán Việt Nam rất thiếu sôi nổi và còn tồn đọng nhiều vấn đề, cả công ty niêm yết lẫn nhà đầu tư đều ít ỏi nên hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của PVI chưa có điểm nổi bật. Với mục tiêu an toàn và thận trọng, PVI xây dựng danh mục đầu tư chủ yếu vào ủy thác đầu tư và tiền gửi kỳ hạn, chỉ một phần rất nhỏ được đầu tư vào thị trường chứng khoán ngắn hạn. Tuy vậy hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn góp phần khá quan trọng vào kết quả hoạt động chung của PVI. Cơ cấu phân bổ tài sản trong đầu tư ngắn hạn vừa đảm bảo tỷ suất sinh lời tốt, vừa chú trọng đảm bảo tính an toàn cho các khoản đầu tư. Lợi nhuận tài chính của PVI đóng góp chủ yếu vào mức lợi nhuận trước thuế toàn công ty và biến động cùng chiều với tổng giá trị đầu tư. Cũng như các công ty trong ngành, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư chiếm phần lớn trong lợi nhuận cuối cùng. Nguồn vốn hoạt động đầu tư của PVI tương đối lớn, bao gồm vốn đăng ký, và thặng dư vốn cổ phần, các quỹ dự phòng, tương đương với mức 4,400,000 triệu đồng năm 2008. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính là khá thấp, chỉ đạt mức 166.4 tỷ. Sự chênh lệch quá lớn giữa nguồn đầu tư và lợi nhuận đem lại được lý giải bởi năm 2008 PVI thua lỗ chứng khoán và trích lập khoản dự phòng đầu tư tài chính, thêm vào đó, doanh nghiệp không được hưởng lợi nhiều từ biến động tăng lãi suất thị trường. Và viễn cảnh đầu tư của PVI trở nên tốt đẹp hơn vào năm 2009-2010. Có thể nói, 2010 đánh dấu sự tăng mạnh về quy mô đầu tư khi công ty tăng vốn đầu tư lên rất cao và tổng giá trị đầu tư của PVI tăng hơn 50% nhờ nguồn vốn đầu tư tăng đột biến giai đoạn 2009-2010. Tỷ suất lợi nhuận tài chính/vốn đầu tư của PVI biến động phụ thuộc vào lãi suất tiền gửi và biến động của thị trường chứng khoán. Tỷ trọng tài sản đang có xu hướng tập trung vào đầu tư chứng khoán với khả năng sinh lời kỳ vọng cao hơn. Việc dịch chuyển này cho thấy PVI đã có những điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư nhưng lại gặp phải nhiều rủi ro hơn. Hiện tại lợi nhuận từ đầu tư ngắn hạn của PVI chiếm hơn 50% lợi nhuận tài chính và dự kiến duy trì tỷ trọng này trong năm 2011. Cụ thể, PVI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trong giai đoạn sắp tới ( bình quân 20% trong giai đoạn 2011-2013, 15% trong giai đoạn 2014-2015, 10% trong giai đoạn 2016-2017) và sẽ tăng trưởng đều kể từ 2018 trở đi.

So với công ty PVI, Bảo Minh có nguồn đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn. Bảo Minh với đặc điểm chung của ngành trong thời gian qua là lợi nhuận từ hoạt động bảo hiểm rất hạn chế, đặc biệt là trong 2 năm vừa qua, Bảo Minh hầu như bị lỗ trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của Bảo Minh các năm qua chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tài chính và mức lợi nhuận này luôn có xu hướng tương đồng với tổng giá trị đầu tư của doanh nghiệp.

Biểu đồ: tổng giá trị đầu tư và lợi nhuận tài chính qua các năm

Mặt khác, biểu đồ trên cho thấy tổng giá trị đầu tư của Bảo Minh dường như không có sự thay đổi lớn, duy trì ở mức khoảng hơn 2,000,000 triệu đồng, chiếm một nửa tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Trong năm 2007, tổng giá trị các khoản đầu tư ngắn hạn tăng gần 273% so với năm 2006 cùng thời điểm với việc doanh nghiệp phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ lên từ 434,000 triệu đồng lên mức 755,000 triệu đồng. Qua đó có thể thấy rằng, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh một phần không nhỏ đến từ nguồn vốn chủ sở hữu. Mặt khác, đi sâu vào phân tích mối tương quan giữa doanh thu và chi phí tài chính trong giai đoạn vừa qua, biểu đồ sau đây cho ta lưu ý về sự sụt giảm trong doanh thu gắn liền với sự gia tăng trong chi phí tài chính của năm 2010 so với 2009. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2006 2007 2008 2009 2010

Biểu đồ: Doanh thu và chi phí tài chính của Bảo Minh qua các năm

Khoản chi phí tài chính tăng thêm chủ yếu là khoản trích lập dự phòng đầu tư tài chính dài hạn, tăng từ mức hơn 3 tỷ đồng năm 2009 lên mức hơn 27 tỷ đồng năm 2010 trong khi con số năm ứng với năm 2008 là 40 tỷ. Sự dao động lớn trong mức dự phòng tài chính cho các khoản đầu tư dài hạn gắn liền với biến động của thị trường chứng khoán đặt ra vấn đề rủi ro trong hoạt động đầu tư của Bảo Minh. Vốn là doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phi nhân thọ,đặc điểm ngành quy định doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng khiếu nại tăng cao một cách bất thường nên đòi hỏi phải có tỷ lệ các đầu tư nhất định vào các tài sản có độ thanh khoản cao và rủi ro tương đối phù hợp. Tiêu biểu là các sản phẩm tài chính ngắn hạn.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)