TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 34 - 35)

Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng chứng kiến nhiều biến động. Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008. Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra các nước, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Đến năm 2010 khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã dần được khắc phục và phần nào tạm lắng thì nền kinh tế thế giới lại chịu sự ảnh hưởng của sự kiện mới đó là khủng hoảng nợ công tàn phá “mái nhà chung” châu Âu, cản trở đà phục hồi vốn đã mong manh của nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những sự kiện tiêu biểu của nền kinh tế thế giới thì không thể không nhắc đến các sự kiện về chính trị - xã hội. Mặc dù các nước trên thế giới đang có xu hướng đa phương hóa các mối quan hệ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển nhưng vẫn không tránh khỏi các mâu thuẫn, tranh chấp và các xung đột ngày càng gia tăng, tiêu biểu là các tranh chấp ở khu vực Trung Đông, các hoạt động khủng bố hay mới đây nhất là tình hình căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Ngoài những vấn đề chủ quan đó thì hiện nay con người chúng ta đang phải sống trong một thế giới bị tác động ngày càng nhiều bởi các hoạt động của tự nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa, lũ lụt …..

Là một bộ phận của nền kinh tế thế giới, ngành bảo hiểm hay cụ thể hơn là bảo hiểm Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động đó - đã có nhiều thay đổi và có những bước phát triển đáng kể.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)