Tình hình hoạt động của AIG tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 30 - 33)

AIG đã bắt đầu những hoạt động đầu tiên của mình tại thị trường Việt Nam từ năm 1930. Sau đấy, đến năm 1993 thì quay trở lại hoạt động và là doanh nghiệp Bảo hiểm

nước ngoài đầu tiên được cấp phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ, AIG đã có ý định đầu tư và phát triển vào thị trường Việt Nam từ rất sớm. Tuy nhiên, quá trình hoạt động của AIG tại nước ta đã chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007.

Chúng ta có thể chia hoạt động của AIG tại thị trường Việt Nam thành 2 mảng chính: Bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

2.1.Tình hình hoạt động trước khủng hoảng

Năm 2000, tập đoàn AIG được cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, thành lập Công ty bảo hiểm nhân thọ quốc tế Mỹ (AIA). Đây là công ty bảo hiểm nhân thọ 100% vốn nước ngoài với vốn điều lệ 920 tỷ đồng. Ngoài trụ sở chính đặt tại TP.HCM, AIG Life Việt Nam còn có mạng lưới các chi nhánh, văn phòng đại diện và văn phòng Tổng đại lý tại 23 tỉnh, thành trên cả nước. Đến cuối năm 2007, AIG Life Việt Nam đã phục vụ gần 300.000 khách hàng, chi trả quyền lợi bảo hiểm cho gần 3.000 khách hàng với tổng số tiền trên 30 tỷ đồng.

Ngày 22/6/2009, Công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIG (Việt Nam) chính thức công bố đổi thương hiệu thành “công ty TNHH Bảo Hiểm Nhân Thọ AIA (Việt Nam) và tên giao dịch từ “Bảo Hiểm Nhân Thọ AIG" thành AIA – đánh dấu cho việc kết thúc hoạt động của AIG Life tại thị trường Việt Nam. Hành động này được lí giải như một động thái thu hồi vốn và rút khỏi hoạt động tại các quốc gia châu Á trong kế hoạch cải tổ và trả nợ của AIG toàn cầu.

3/1/2010: Prudential thông báo về việc đạt được thỏa thuận mua lại AIG châu Á (AIA) với mức giá 35.5 tỷ USD. Thỏa thuận này đạt được, sẽ mang đến một khoản tiền mặt khổng lồ, giúp cho AIG có thể trang trải được nợ nần trước mắt. Tuy nhiên, việc bán đi AIA cũng đồng nghĩa với việc AIG rút chân khỏi thị trường châu Á đầy tiềm năng để củng cổ những hoạt động kinh doanh của mình tại các thị trường khác trên thế giới.

2/6/2010: Prudential thông báo ngừng lại những cuộc thương lượng để mua lại AIA. Nguyên nhân được tập đoàn này đưa ra là 35,5 tỷ USD là cái giá quá mắc để sở hữu AIA; đồng thời đề nghị giảm giá còn 30.5 tỷ USD của Prudential cũng bị AIG từ chối. Như vậy, AIG đã không bán được tài sản khổng lồ này của mình, nhưng bù lại, vẫn giữ được thị phần của mình tại các quốc gia châu Á.

2.2.Tình hình hoạt động của AIG Nonlife tại thị trường Việt Nam

Ngày 19/12/2005, Tập đoàn Quốc tế Mỹ American International Group, Inc. (AIG) thông báo rằng một công ty của tập đoàn là American International Underwriters Overseas, Ltd. đã nhận được giấy phép của chính phủ Việt Nam để thành lập một công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam. Đây là giấy phép bảo hiểm phi nhân thọ đầu tiên của Việt Nam cung cấp cho một công ty bảo hiểm Mỹ, và việc cấp phép này đã được Thủ tướng Phan Văn Khải thông báo trong chuyến thăm Mỹ tháng 6/2005. Giấy phép này cho phép AIG mở một công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam có tên là AIG Vietnam General Insurance Company Limited (AIG Vietnam). Công ty AIG Vietnam sẽ cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ cho cá nhân và doanh nghiệp. Có trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh trong thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ AIG VN bắt đầu hoạt động từ tháng 12/2005 với vốn điều lệ là 320 tỷ đồng

Cũng không nằm ngoài quá trình cải tổ của AIG, Kể từ ngày 27/11/2009, tại Việt Nam, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Phi nhân thọ AIG (Việt Nam) được đổi tên thành Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Bảo hiểm Chartis Việt Nam. Hành động này được tổng giám đốc Chartis tại Việt Nam lí giải là để đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động của Chartis trên phạm vi toàn thế giới. Hay cụ thể hơn, vào tháng 3.2009, công ty Chartis mẹ tại Mỹ đã được thành lập và bắt đầu hoạt động độc lập, xây dựng định chế đặc biệt nhằm gắn kết các hoạt động trong và ngoài nước dưới sự quản lý của một đội ngũ thuộc Chartis, tách hẳn những hoạt động kinh doanh của mình ra khỏi AIG. khẳng định một lần nữa cho hành động rút chân khỏi thị trường Bảo hiểm Việt Nam cũng như thị

trường bảo hiểm tại một số khu vực trên thế giới để đảm bảo cho việc trả nợ chính phủ và củng cố hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm Việt Nam - nguy cơ tái khủng hoảng kinh tế.pdf (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)