3.4 Phương pháp nghiên cứu 214.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013 304.1.1 Thời gian sin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
XÁC ĐỊNH GIỐNG, THỜI VỤ VÀ LOẠI PHÂN BÓN THÍCH HỢP CHO SẢN XUẤT ỚT NGỌT TRONG NHÀ MÁI CHE
VỤ THU ĐÔNG 2013 TẠI GIA LỘC - HẢI DƯƠNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào khác
Mọi sự giúp đỡ cho công việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
Trang 4
TS Đào Xuân Thảng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, người
đã trực tiếp chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài tại Viện
Tập thể các thầy cô giáo bộ môn Rau hoa quả, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, luôn giúp đỡ và có những góp ý sâu sắc trong thời gian tôi học tập và thực hiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
Trang 52.2 Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và ở Việt Nam 11
PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
Trang 63.4 Phương pháp nghiên cứu 21
4.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt
ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013 304.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống ớt ngọt 304.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt 324.1.3 Động thái tăng trưởng số lá trên thân chính của các giống ớt ngọt 33
4.1.5 Một số đặc điểm hình thái của các giống ớt ngọt 354.1.6 Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ớt ngọt 364.1.7 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ớt ngọt 37
4.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng
suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 414.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển của giống ớt
4.2.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra hoa đậu quả của
4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 434.2.4 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả của giống ớt
4.2.5 Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu bệnh hại trên giống ớt
Trang 74.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 464.3.1 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng phát
triển của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 474.3.2 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến thời gian ra hoa đậu
quả giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 484.3.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu
tố cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 494.3.4 Ảnh hưởng của một số loại phân bón thúc đến chất lượng quả
của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 504.3.5 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến tình hình bệnh hại
trên giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 514.3.6 Hiệu quả kinh tế của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che khi
Trang 94.9 Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển của giống ớt
4.10 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra hoa đậu quả của
4.11 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 44 4.12 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả của giống ớt
4.13 Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu bệnh hại trên giống ớt
4.14 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng phát
triển của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 47 4.15 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến thời gian ra hoa đậu
quả giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 48 4.16 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 50
Trang 104.17 Ảnh hưởng của một số loại phân bón thúc đến chất lượng quả
của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 51 4.18 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến tình hình bệnh hại
trên giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che 51 4.19 Hiệu quả kinh tế của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che khi
Trang 11
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cây ớt ngọt (Capsicum annum L) là loại rau ăn quả thuộc họ cà
(Solanaceae) Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau phổ biển trên thế giới; Ớt ngọt có nhiều màu: xanh, đỏ, vàng Ớt ngọt xanh có vị đắng, giòn nên thích hợp làm món xào; Ớt ngọt đỏ có vị ngọt hơi chua, ăn sống rất thích hợp
Trong quả ớt ngọt có lượng Vitamin C kỉ lục (Cứ 100 g ớt có chứa 120
mg vitamin C), Vitamin A, chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2,…và là loại rau giàu chất xơ, ít calo, giúp bảo vệ trái tim và ngăn ngừa đột quỵ…
Trồng ớt ngọt trong nhà mái che là một giải pháp an toàn cho loại rau
ăn quả này trong điều kiện cho sản xuất bất thuận của điều kiên ngoại cảnh Sản xuất rau trong nhà mái che có ưu điểm trồng được nhiều vụ trong năm, thích hợp với điều kiện thâm canh cao, cách ly với mầm mống sâu bệnh hại, phòng tránh tác hại của thiên tai, tăng hiệu quả sử dụng phân bón… Vì vậy,
áp dụng nhà mái che đển sản xuất ớt ngọt là rất cần thiết
Hiện nay sản xuất ớt ngọt ở nước ta gặp phải một số khó khăn, đó là vấn đề về giống và kỹ thuật canh tác Các giống ớt ngọt hiện nay chủ yếu là các giống nhập nội, chủng loại nghèo nàn và chưa có nhiều nghiên cứu về sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che
Để khai thác hết tiềm năng của sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che, nghiên cứu được giống và biện pháp kỹ thuật thích hợp trong điều kiện đó,
chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xác định giống, thời vụ và loại phân
bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ Thu đông 2013 tại Gia Lộc - Hải Dương”
Trang 121.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục đích
- Xác định được giống ớt ngọt có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất trong nhà mái che
- Xác định được thời vụ và loại phân bón thích hợp giúp nâng cao năng suất
và chất lượng ớt ngọt trong điều kiện nhà mái che tại huyện Gia Lộc, Hải Dương
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình nhiễm sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng của một số giống ớt ngọt trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013, từ đó lựa chọn được giống thích hợp nhất cho sản xuất
- Đánh giá được ảnh hưởng của các công thức thời vụ và bón phân đến sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng của ớt ngọt trong điều kiện nhà mái che
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả đề tài đưa ra các thông số kỹ thuật về giống ớt ngọt và các biện pháp kỹ thuật thời vụ, phân bón cho ớt ngọt trong điều kiện nhà mái che Những thông số này rất cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo về giống và biện pháp kỹ thuật canh tác ớt ngọt ở Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng cũng như những vùng có điều kiện canh tác tương tự Kết quả
đề tài sẽ giúp hoàn thiện quy trình sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
- Kết quả nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung thêm những tài liệu khoa học phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu và giảng dạy
Trang 131.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Xác định được giống ớt ngọt có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách về giống ớt ngọt của thực tiễn sản xuất, đồng thời kết quả đề tài góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cho sản xuất ớt ngọt trong nhà có mái che ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt
Trang 14PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1 Nguồn gốc phân bố của cây ớt
Cây ớt có nguồn gốc từ rất cổ xưa Người ta đã tìm thấy quả ớt khô trong ngôi mộ cổ của Pêru hàng ngàn năm trước (Safford W.E., 1926) Nhiều tác giả khẳng định rằng ớt có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ và được trồng trọt lâu đời ở Pêru, Mêhicô (Shinohara S., 1989) Trung tâm khởi nguồn của ớt có thể là Mêhicô và trung tâm thứ hai là Guatêmala Cây ớt được phân
bố rộng rãi khắp châu Mỹ kể cả hoang dại và trồng trọt (Muthukrishman C.R
và cộng sự, 1986)
Ở châu Âu, đến tận thế kỷ 16 cây ớt mới được biết đến nhờ Columbus
Từ Tây Ban Nha ớt được phát tán rộng ra đến vùng Địa Trung Hải và nước Anh, tiếp tục vào khu vực trung tâm châu Âu trong những năm cuối thế kỷ
16 Người Bồ Đào Nha mang ớt từ Barazil đến Ấn Độ trước năm 1885 (Bosuell V.R., 1996) Mãi đến tận thế kỷ thứ 16 người châu Âu mới biết trồng cây ớt Việc gieo trồng được phổ biến từ vùng Địa Trung Hải đến nước Anh vào năm 1548 và đến Trung Âu vào cuối thế kỷ thứ 16 Sau đó những người
Bồ Đào Nha mang ớt từ Barazil đến Ấn Độ trước năm 1885 và việc trồng ớt được thông báo ở Trung Quốc vào khoảng năm 1700 Ớt được nhập vào Triều
Tiên khoảng cuối thế kỷ thứ 17 (Tạ Thu Cúc, 2005)
Khu vực châu Á, cuối thế kỷ 14 cây ớt đã được trồng ở Trung Quốc và lan rộng qua Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên đầu thế kỷ 15 Các giống ớt trồng
ở vùng này thuộc nhóm cay hay hơi cay
Ở Đông Nam Á như Inđônêsia, cây ớt được trồng sớm hơn châu Âu và hiện nay đã bao phủ toàn khu vực với dạng ớt cay là chủ yếu Trong khu vực này có nhiều giống ớt địa phương được hình thành để phục vụ cho từng mục đích sử dụng khác nhau (Shinohara S., 1989) Ở Việt Nam, cây ớt do người
Trang 15Pháp đưa sang (Mai Phương Anh và cộng sự, 1995) Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về lịch sử trồng trọt cây ớt cay, nhưng căn cứ vào sự đa dạng của các giống địa phương đã khẳng định ớt được trồng từ rất lâu đời
Ở Nam Mỹ, từ một dạng cây ớt cay hoang dại, được thuần hóa và trồng nhiều nhất ở Bắc và Nam Mỹ Sau đó được trồng ở châu Âu, Ấn Độ cách đây hơn 500 năm (Đường Hồng Dật, 2002)
Ớt được Chrixtop Côlông đưa vào Tây Ban Nha vào năm 1493 khi ông ghé vào nước này trên hành trình trở về sau chuyến đi vòng quanh thế giới của ông (Tạ Thu Cúc, 2005) Chrixtop Côlông đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau) Ớt đã được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbus đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494 Từ Mêxico, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này
Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước công nguyên và có lẽ sớm hơn Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở Tây Nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước và là một trong những loài cây trồng đầu tiên của Châu Mỹ (Perry, L
et al 2007; BBC News Online, 2007) Người ta cho rằng ớt đã được thuần
hóa ít nhất 5 lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam
và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía Nam đến Mexico ở phía Bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico (Mỹ) bở các dân tộc Pueblo cổ đại (Bosland, P.W 1996)
Trang 16Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift (1995), Giáo sư Hakon Hjelmqvist đã xuất bản một bài viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia
ở châu Âu Trong một nơi khai quật khảo cổ của St Botulf ở Lund, các nhà
khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13 Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả
bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC) Ông cũng đề cập đến các nguôn cổ khác Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả
"Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt Các mô tả này không
phù hợp với tiêu đen (Piper nigrum), cây không mọc tốt trong điều kiện khí
hậu châu Âu (Hjelmqvist, Hakon)
Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao
ớt (100 lb mỗi bao) (Online edition of Commodities, 2007)
Chi Capsicum có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ Có khoảng 25 loài
hoang dã được tìm thấy trong chi này Các hình thức canh tác đã được thuần hóa ở thời tiền sử, sự khác biệt chính với các loại hoang dã là các loại trái cây không phải là dễ dàng tự khai và do đó ít bị hư hỏng bởi các loài
chim Mexico có lẽ là trung tâm xuất xứ của ớt và ớt ngọt (Capsicum annuum theo nghĩa hẹp), trong khi ớt thơm (Capsicum chinense) có nguồn gốc ở khu vực Amazon và ớt chim (Capsicum frutescens) ở các khu vực ven
biển phía Nam của vùng nhiệt đới Nam Mỹ Trong canh tác 3 loài đã được vượt qua mạnh mẽ và nhiều hình thức trung gian xảy ra Do đó, chúng được
sử dụng ở đây là một nhóm rộng của các giống cây trồng, mặc dù các ví dụ đặc trưng của 3 giống gốc vẫn có thể được công nhận Một thời gian ngắn sau khi phát hiện ra châu Mỹ của Columbus, đã đưa ớt ớt Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (nóng và ngọt) đến châu Âu, từ đó đặc biệt là ớt đã được phân tán rộng rãi cho tất cả các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới Đến
Trang 17cuối của thế kỷ 17 nó đã được phát triển như một loại rau phổ biến và gia vị ở khắp mọi nơi trong vùng nhiệt đới và nhiều loại rất khác biệt và các giống đã được phát triển Ớt thơm có thể được giới thiệu ở Tây Phi trong thời gian chậm nhất là ớt và hạt ớt chim, và nô lệ châu Phi đã mang nó trở lại từ Tây Phi đến vùng biển Caribbean và Tây Ấn. (Department of Agriculture, Forestry and Fisheries, 2013)
Capsicum annuum được trồng rộng rãi ở châu Phi mà người châu Phi
xem xét ớt ớt như một loại rau hoặc gia vị truyền thống châu Phi, trong khi ớt ngọt ít phổ biến được coi là một kỳ lạ, vừa được giới thiệu thực vật châu
Âu Ớt ngọt, một trong những nhà kính và mùa hè rau quan trọng nhất trong các nước công nghiệp phương Tây, được thích nghi hơn với khí hậu ôn đới hơn ớt ớt Một số giống ớt, bao gồm cả ớt thơm, thích nghi với khí hậu ôn hoà, nhưng sự tăng trưởng của ớt chim là quá chậm để canh tác ngoài trời
trong một khí hậu ôn đới Hai loài thuần khác, Capsicum baccatum L (Aji)
và Capsicum pubescens Ruiz & Pav (Rocoto), được trồng phổ biến ở châu
Mỹ Latinh Giống thương mại của Capsicum baccatum đôi khi được tìm thấy
trong các nước châu Á, trong khi các giống thích nghi của khá lạnh
chống pubescens Capsicum được trồng rộng rãi ở các vùng cao nguyên của
Java (Indonesia), nhưng không phải loài đã được ghi lại cho châu Phi (Eshbaugh, W.H., 1993)
Ớt ngọt (Capsicum annuum L.) có nguồn gốc từ miền Trung và miền
Nam Mỹ, nơi nhiều loài được sử dụng trong nhiều thế kỷ trước khi Columbus
hạ cánh trên lục địa (Manrique, 1993) Việc trồng ớt lan rộng khắp châu Âu
và châu Á sau những năm 1500 Mặc dù là cây lâu năm nhưng được phát triển như cây hàng năm ở vùng khí hậu ôn đới Nó rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp
và phát triển tương đối chậm Ớt ngọt được trồng, sản xuất trong nhà mái che cung cấp hầu hết sản phẩm cho các địa phương này (Department of Agriculture, Forestry and Fisheries, 2013)
Trang 18Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến Mexico ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại) (Bosland, P.W.,1996)
Cây ớt có mặt ở nước ta, được du nhập từ Trung Quốc, Ấn Độ Diện tích phân bố khá rộng rãi, tập trung ở miền Bắc và miền Trung, ở miền Nam diện
tích trồng ớt còn phân tán Ở Việt Nam cây ớt ngọt do người Pháp đưa sang
(Trung tâm khuyến nông Tiền Giang, 2001)
Nguồn giống ớt VN trồng chủ yếu hiện nay từ Đài Loan, Hàn Quốc Tập
đoàn giống rau quốc tế East-West Seed Group (EWSG), 12 năm qua đã cung cấp nhiều sản phẩm cho Việt Nam trong đó có giống ớt hiểm 207 EWSG đã công bố tiếp tục đầu tư 10 triệu USD để tiến hành những hoạt động nghiên cứu nhằm đẩy mạnh việc cung cấp hạt giống các loại rau, củ, quả thương hiệu East West International cho thị trường Việt Nam Sản phẩm của EWSG có mặt ở hầu hết các nước nông nghiệp hàng đầu châu Á như Indonesia,
Philippines, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam
Capsicum baccatum Sau này dựa vào dạng quả, Linnaeus đã phân các giống quả to của chi Capsicum pendulum Willd thành Capsicum baccatum L var
Trang 19pendulum (Willd.) Eshbaugh và dạng dại quả nhỏ hơn chi Capsicum microcarpum Cav thành Capsicum baccatum L var Baccatum
Năm loài trồng trọt chính này thuộc 3 trung tâm khởi nguyên khác nhau:
Mêhicô là trung tâm đầu tiên của C annuum, còn Guatẹmaia là trung tâm thứ hai Amazôn là trung tâm khởi nguyên của C.chinenes và C.frutescens; C.pendulum và C.pubescens thuộc về Pêru và Bôlivia (Mai Phương Anh,
1997)
Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ thì ớt có 3 loài sau: Capsicum frutescens L., Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L.Trong đó hai loài Capsicum annuum L., Capsicum baccatum L có nguồn gốc từ Brazil, đồng
thời ông cũng đưa ra cách phân loại của Bailey thì chi Capsicum chỉ có một
loài, Capsicum frutescens thuộc hai nhóm: nhóm có quả mọc thõng xuống và
nhóm có quả mọc đứng thẳng, với nhiều thứ khác nhau (Phạm Hoàng Hội,
1993)
2.1.3 Đặc điểm thực vật học của cây ớt
Thân: Ớt là cây bụi, thân gỗ, hai lá mầm; thân thường mọc thẳng, đôi
khi có dạng thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5 m Có thể là cây lâu năm hoặc là cây hàng năm nhưng thường được gieo trồng như cây hàng
năm
Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ Do việc
cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khoẻ phát triển, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có rễ chùm
Lá: Lá đơn, mọc xoắn trên thân chính Lá có nhiều dạng khác nhau,
nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mép lá ít răng cưa Lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm Lá thường mỏng, kích thước trung bình (1,5-12)cm x (0,5-7,5)cm
Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá, chỉ có loài C.chinense thường có 2-5 hoa trên một nách lá Hoa có
Trang 20thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng Trên hoa có cuống, thường không có
li tầng Hoa thường có mầu trắng, mầu sữa, xanh lam và tím Hoa có 5-7 cánh, có cuống dài 1,5cm, đài ngắn dạng chuông 5-7 răng, dài 2mm bọc lấy quả nhụy đơn giản có mầu trắng hoặc tím, đầu nhụy có dạng hình đầu Hoa có 5-7 nhị đực, ống phấn có mầu xanh da trời, tía, hoặc có mầu trắng xanh Kích thước của hoa phụ thuộc vào các loài khác nhau, nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8-15mm
Quả: Quả ớt thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhăn và
chia làm hai ngăn Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, độ cay, độ mềm và mầu sắc quả rất khác nhau Quả chưa chín màu xanh hoặc tím, quả chín có mầu đỏ, da cam, vàng, nâu, kem hoặc hơi tím
Hạt: Hạt có dạng thận, màu vàng rơm hoặc đen Hạt có chiều dài
khoảng 3-5mm Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, ớt cay là 220 hạt Để trồng một ha ớt cần khoảng 400g hạt
2.1.4 Đặc điểm sinh thái của cây ớt
Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỷ lệ đậu quả
Nhiệt độ đất 10oC làm cho ớt sinh trưởng chậm, còn ở nhiệt độ 17oC cây sinh trưởng bình thường, ở nhiệt độ >30oC phần trên sinh trưởng bình thường nhưng rễ ngừng sinh trưởng (Rylski, 1972)
Nhiệt độ ngày/đêm bằng 25/18oC là thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng và số hạt/ quả Nhiệt độ ban đêm thấp (8-10
oC và 15 oC) làm giảm tỷ lệ đậu qủa và thường sinh ra quả không hạt, nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất là 20oC trong giai đoạn nở hoa
Quả đạt kích thước đẹp nhất (Cả 2 loại hữu thụ và bất thụ) nhận được khi nhiệt độ cao ở giai đoạn nở hoa và nhiệt độ thấp sau đó Nếu nhiệt độ ban đêm mà cao khoảng 24oC kích thích sự rụng hoa (Rylski và Spigelman, 1982) Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả của ớt là cây rất dễ nhận được quả không hạt hoặc rất ít hạt trong điều kiện nhiệt độ thấp, ngoài ra nhiệt độ
Trang 21thấp còn làm giảm kích thước và hình dạng quả
Ánh sáng: Ớt là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, nếu chiếu sáng 9-10 giờ sẽ
kích thích sinh trưởng, tăng năng suất khoảng 21-24 % và tăng chất lượng quả (Egorova, 1975) Theo Quanlitto (1976) nếu ánh sáng mặt trời giảm 30% thì
sẽ tăng năng suất gấp đôi ở ớt ngọt do tăng số quả và kích thước quả
Độ ẩm: Ớt thích hợp với điều kiện thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều
kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả Ớt là cây chịu hạn, ẩm độ đất thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỉ lệ rụng quả Nếu ẩm độ đất khoảng 10% thì tỉ lệ rụng quả tăng lên 71% Nếu ẩm độ đất thấp hơn Nếu ẩm độ đất thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả, quả
sẻ bị sần sùi giảm giá trị thương phẩm Tốt nhất duy trì độ ẩm đồng ruộng 80% Độ ẩm quá cao, rễ sinh trưởng kém, cây còi cọc
70-Đất và dinh dưỡng: Ớt là cây trồng tương đối dễ tính, đặc biệt là ớt cay
Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu vôi Ớt cũng có thể sinh trưởng trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ Đất chua và kiềm không thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển Ớt có thể sinh trưởng trên đất mầu mỡ nhưng tỉ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng Ớt là cây chịu mặn, có thể nảy mầm ngay ở nồng độ muối 4000ppm và pH = 7,6 (Kaliappan
và Rạagopal, 1970)
2.2 Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình nghiên cứu ớt trên thế giới
Ớt là loại rau ăn quả gia vị không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt vùng Đông Nam Á và nhiều nước nhiệt đới khác Ớt được chế biến dưới nhiều dạng và đã trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng Bởi thế cây ớt là một đối tượng nghiên cứu khá rộng rãi về mọi mặt: nguồn gốc, phân loại, giống, sâu bệnh hại, tác động các biện pháp kỷ thuật thâm canh nhằm tăng năng suất, đến công nghệ chế biến sau thu hoạch, đặc biệt là kỹ thuật làm tương ớt xuất khẩu cũng như dùng trong nội địa và cả
Trang 22những nghiên cứu trong lĩnh vực y học ngày càng được đẩy mạnh Để đáp ứng nhu cầu của sản xuất như năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất lợi (chịu nóng, hạn hán, rét), chống sâu bệnh (do vi khuẩn, vi rút), các nhà khoa học, viện nghiên cứu rau quả đã chú ý nhiều về nguồn gen ớt, vì nguồn gen dùng làm vật liệu khởi đầu để chọn lọc hoặc lai tạo cho giống ớt thích hợp với điều kiện sinh thái mỗi vùng (Yamgar V.T., U.T.Desai, 1989)
IBPGR (International board for plant genetic recouces), IPBSP (Institute of plant breeding and seed production), AVRDC (Asian vegetable research and development centre) đã chọn lọc và lai tạo được hàng trăm giống tốt từ các giống vùng châu Á, thích hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng (Pickersgill.B, 1988) (Tổng cục thống kê Hà Nội, 1996)
Nghiên cứu vấn đề sản xuất và bảo quản hạt giống ớt, Vũ Thị Tình,
1996 cho biết: “Người ta đã thí nghiệm trên 5 giống ớt trong 2 năm với 2 điều kiện khác nhau (điều kiện lý tưởng cho giao phấn và điều kiện không lý tưởng cho giao phấn), kết quả cho thấy: ớt là cây tự giao (autogamous) nhưng tỷ lệ lai tạp tự nhiên có thể chiếm 1-46% tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường (ong, bướm, gió, nhiệt độ ) Trong điều kiện giao phấn lý tưởng, tỷ lệ giao phấn biến động từ 15-46%, không lý tưởng là 1-14% Điều này cho thấy điều kiện khác nhau, giống khác nhau thì tỷ lệ giao phấn khác nhau” Vì vậy trong công tác thuần giống, phải chú ý cách ly giữa các dòng giống, để đảm bảo độ thuần cao Nói chung tần số lai tự nhiên và tự thụ phấn cũng khó đánh giá và
so sánh được ở điều kiện môi trường khác nhau sẽ biểu hiện khác nhau, trong một số trường hợp không quan sát thấy có sự giao phấn
Vấn đề bảo quản hạt giống ớt cũng được đặt ra: bảo quản như thế nào
để chất lượng hạt giống và thời gian sử dụng hạt giống kéo dài Thông thường khi hạt giống được đưa vào bảo quản phải đạt độ khô 94-95%, vỏ hạt có màu vàng rơm (hạt ớt phơi khô ở nhiệt độ 30-32oC trong vòng 7-10 ngày), chất
Trang 23lượng hạt sau bảo quản tốt hay xấu phụ thuộc vào điều kiện bảo quản Thí nghiệm cho thấy ở nhiệt độ 20oC, ẩm độ 70% sau 3 tháng tỷ lệ nảy mầm giảm 50% và sẽ chết hoàn toàn sau 6 tháng cũng bảo quản ở nhiệt độ trên Thí nghiệm cũng thấy rằng, ẩm độ của môi trường ảnh hưởng tới hàm lượng nước trong hạt, do đó ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm so với nhiệt độ Nếu bảo quản ở 25-35oC ẩm độ môi trường 20% sau 24 tháng bảo quản, tỷ lệ nảy mầm giảm 95-84% Nếu bảo quản ở 25-35oC, ẩm độ 70% hạt sẽ chết hoàn toàn sau 5 tháng Biết rõ vấn đề này trong công tác bảo quản hạt giống ớt chúng ta sẽ đạt những kết quả tốt hơn (Yamgar V.T., U.T.Desai, 1989)
Về sự nảy mầm của hạt, Desai V.G.P.; Patil M.M và Aniarkar M.V (Ấn Độ), 1987 (Desai V.G.P., 1987) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất
điều hoà sinh trưởng đến sự nảy mầm của hạt giống ớt ngọt (Capsicum annuum var grossum) Với giống ớt Braha, hạt giống đã được ngâm 24 giờ
trong các dung dịch α-NAA 10-20 ppm Sự nảy mầm đã được tăng nhanh ở điều kiện ngoài đồng và trong phòng thí nghiệm Số liệu đã được xếp thành bảng, với những hạt giống được thí nghiệm α-NAA ở nồng độ 10ppm cho kết quả tốt: α-NAA làm tăng tỷ lệ nảy mầm 95% Ở Triều Tiên, Jeong Y.O.; Cho J.K.; Kang S.M., 1994 (Jeong Y.O., 1994) xử lý GA3 100 ppm, lên hạt hai giống ớt Cheonghong và Priming Kết quả cho thấy: GA3 làm tăng tỷ lệ nảy mầm so với đối chứng (đối chứng là Aging- không phải là chất điều hoà sinh trưởng) và rút ngắn thời gian mọc mầm từ 3-5 ngày
Ở Ấn Độ, Desai V.G.P.; Patil M.M.; Patil V.K.; Aniakar M.V.,1987 (Desai V.G.P., 1987); Usha.P.; Peter K.V.,1988 (Usha P., Peter K.V., 1988) nghiên cứu sự rụng hoa ớt bằng chất điều hoà sinh trưởng Kết quả cho thấy: tuỳ theo mùa vụ, tỉ lệ rụng hoa ớt nằm trong khoảng 50-95% Các thí nghiệm vào mùa hè và vụ trồng ớt có gió mùa, rất nhiều thí nghiệm đòi hỏi chất kích thích, chất chống thoát hơi nước, chất điều hoà sinh trưởng đã được xử lý vào
Trang 24các giai đoạn 15, 30, 45 và 60 ngày sau trồng Tỷ lệ rụng hoa giảm mạnh nhất vào mùa hè khi phun α-NAA 15ppm Yamgar.V.T và Desai.U.T.,1978, 1987 nghiên cứu ảnh hưởng của α-NAA và Planofix đến sự ra hoa, rụng hoa, rụng
quả, sự đậu quả của ớt: ở thí nghiệm 2 năm với giống ớt Capsicum jawala,
α-NAA ở nồng độ 10-50ppm, xử lý vào giai đoạn 20, 40, 60 ngày sau trồng Kết quả tốt nhất đạt được khi α-NAA ở nồng độ phun 20 ppm sau trồng 20 ngày
Trong y học có nhiều nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của ớt Theo các nhà nghiên cứu Australia, sử dụng ớt trong những bữa ăn có thể giảm nguy cơ tăng insulin - một hiện tượng rối loạn có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2 Người ta đã tiến hành nghiên cứu ngẫu nhiên ở 36 người có độ tuổi từ 22-70 có chế độ sử dụng ớt trong vòng 4 tuần với 3 kiểu, gồm một bữa
ăn nhạt không sử dụng gia vị, một bữa ăn ớt sau khi ăn một bữa nhạt, một bữa
ăn ớt trước và sau bữa ăn Kết quả cho thấy hàm lượng insulin cần để kiểm soát sự gia tăng hàm lượng glucozo trong máu sau khi ăn sẽ giảm nếu bữa ăn
có sử dụng ớt Tác giả đã đưa ra kết luận ăn ớt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do ăn uống
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Anh, thường xuyên ăn ớt có tác dụng rất tốt trong việc làm chậm quá trình xơ cứng động mạch và quá trình oxy hoá protêin trong huyết dịch Theo đó, ớt có tác dụng khống chế quá trình bài tiết trong dạ dày, kích thích bài tiết chất nhờn mang tính kiềm, có tác dụng phòng trừ và trị liệu viêm loét dạ dày
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-sinai (Mỹ) tiến hành thử nghiệm trên chuột như sau: trên cơ thể chuột tiến hành cấy tế bào ung thư của người đồng thời cho chuột uống dung dịch chứa tinh chất ớt
3 lần trên một tuần Sau đó thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần bị huỷ hoại (American Association for Cancer Research, 2006) Bên cạnh đó các nhà khoa học của viện đại học Pittburg (Mỹ) đã thử nghiệm thành công khả năng
Trang 25chống lại ung thư tuyến tụy của chất cay capsicin trong ớt Điều này mở ra triển vọng nghiên cứu thuốc trị ung thư tuyến tụy từ ớt trong tương lai Capsaicin lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1930 bởi E Spath và SF Darling Năm 1961, các chất tương tự được phân lập từ ớt do nhà hóa học
Nhật Bản S Kosuge và Y Inagaki, người đã đặt tên chúng capsaicinoid
Capsaicin lần đầu tiên được đăng ký sử dụng tại Hoa Kỳ năm 1962 Capsaicin được sử dụng trong thực phẩm ở nhiều nơi trên thế giới bao gồm Hoa Kỳ Năm 1816 và 1817, Braconnot và Bucholz trích những gì mà họ tin
là các thành phần hoạt động, và gọi nó là capsicin [53]
Một nghiên cứu khác cũng về khả năng giết chết tế bào ung thư của hoạt chất cay capsaicin Nghiên cứu này được thực hiện bởi bác sĩ Timothy Bates và các cộng sự tại trường đại học Nottingham (Anh Quốc) Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm capsaicin trên các tế bào ung thư phổi trong phòng thí nghiệm và tế bào ung thư tuyến tụy đã thu được kết quả đáng kinh ngạc Theo ông "Bằng cách tấn công các protein của bộ phận cung cấp năng lượng cho tế bào ung thư, một liều capsaicin sẽ gây ra cái chết tự nhiên cho tế bào ung thư mà không gây nguy hại cho các tế bào lành mạnh ở xung quanh" Điều này mở ra hi vọng mới trong phòng chống ung thư Ông nói thêm rằng:
“Phát hiện này thật là đáng phấn khởi và góp phần giải thích vì sao các nước như Mexico và Ấn Độ, nơi mà người dân có truyền thống ăn rất cay, lại có tỉ
lệ thấp về nhiều loại bệnh ung thư so với các nước phương Tây” (Mai Văn Quyển, Lê Thị Việt Nhi, 2001)
Ở Mỹ, người ta đã tiến hành nghiên cứu tác dụng gây tê của capsaicin trên chuột Các nhà nghiên cứu đã tiến hành tiêm liều thuốc chứa capsaicin và QX-314 (một dẫn xuất của chất gây tê lidocaine) Khi được kết hợp, capsaicin
và QX-314 ức chế hoạt động của những tế bào thần kinh cảm nhận đau Capsaicin có khả năng làm hở các lỗ nhỏ chỉ có ở màng tế bào thần kinh cảm nhận đau Qua những chỗ hở do capsaicin mở ra, QX-314 sẽ thâm nhập vào
Trang 26màng tế bào và làm vô hiệu các tế bào thần kinh cảm nhận đau Tiến sĩ Woolt của nhóm nghiên cứu lạc quan cho rằng những thử nghiệm đầu tiên trên con người sẽ được thực hiện trong vòng 2-3 năm nữa
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ớt ở Việt Nam
Nghiên cứu về cây ớt ở Việt Nam còn rất mới mẻ, chủ yếu là Viện Nghiên cứu Rau Quả, Viện Dinh dưỡng học, Viện Khoa học nông nghiệp và các trường đại học Nông nghiệp I, đại học Nông Lâm Huế về một số khía cạnh của cây ớt nhằm phục vụ sản xuất Tiềm năng phát triển của cây ớt ở nước ta rất to lớn, đặc biệt ở các tỉnh Miền Trung có dải cát ven biển chạy dài trên 30.000 ha đất cát biển đều có khả năng trồng ớt Do ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, các biện pháp kỹ thuật thâm canh nên khối lượng ớt trái
vụ được sản xuất ngày càng nhiều hơn (Trần Thế Tục, 1995,1996)
Về giống, có hai nhóm giống được trồng là nhóm ớt cay và ớt ngọt Đã
có công trình nghiên cứu chọn tạo giống 01 của Nguyễn Thị Thuận, có nguồn gốc từ giống ớt nhỏ quả Thái Lan cho năng suất 7-10 tấn/ha, có tỷ lệ chất khô cao (trên 20%) (Trần Tú Ngà, Tô Thị Hà và cộng sự, 1994) nghiên cứu chọn tạo giống ớt cho các vùng chuyên canh ớt (Lê Thị Khánh, 1994) nghiên cứu về đặc điểm, khả năng thích ứng của một số giống ớt trồng tại Huế xác định giống thích hợp cho vùng Kết quả cho thấy trong 9 giống tham gia thí nghiệm, hiện tại chưa có giống nào có năng suất cao hơn giống Chìa Vôi (Hoàng Minh Đạt, 1985), (Nguyễn Như Đối, 1985) đã nghiên cứu xác định quy trình trồng ớt đối với giống Chìa Vôi trên đất Thừa Thiên Huế (trên đất cát biển và đất phù sa): các tác giả đã xác định thời vụ trồng ớt thích hợp cho các vùng đồng bằng, ven biển, trung du và miền núi, cũng như mật độ, phân bón, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhờ đó mà sản xuất ớt có những bước phát triển đáng kể về diện tích năng suất và sản lượng cho tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu
Trên cơ sở nghiên cứu chọn lọc từ các dòng ớt thuần trong nước và ớt lai nhập nội của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á, các cán bộ
Trang 27khoa học bộ môn rau gia vị (Viện nghiên cứu rau quả) đã lai tạo, trồng thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất hai giống ớt lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống sâu bệnh tốt, đặc biệt có độ cay phù hợp với sản xuất ớt thương phẩm xuất khẩu và chế biến, phù hợp với yêu cầu hiện tại của sản xuất tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ Bằng thực nghiệm cho thấy
cả hai giống đều sinh trưởng khoẻ, khả năng phân hoá mạnh, thời gian sinh trưởng 160 -170 ngày, chín tập trung nên thuận lợi thu hái và bố trí thâm canh, xen canh, gối vụ với các giống cây khác
Công ty Syngenta Việt Nam đã cung ứng hai giống ớt big hot P34 và P22 cho người dân vùng Trung Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng Qua nghiên cứu thực nghiệm thì người ta thấy được hai giống ớt này thích hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam Chúng sinh trưởng mạnh, khả năng phân cành cao, ra hoa tập trung, tỉ lệ đậu quả cao Trọng lượng quả 20 gram/quả, chiều dài trung bình 16 -18 cm, đường kính 2 - 2,5 cm, vỏ dày, kháng sâu bệnh và thích ứng với điều kiện bất lợi tốt
Công ty TNHH Việt Nông chuyên nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh hạt giống rau màu chất lượng cao mang thương hiệu VINO, là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm của tập đoàn hạt giống rau màu lớn nhất Đông Nam
Á - East-West Seed International - tại Việt Nam Nhà phân phối độc quyền của tập đoàn Hai Mũi Tên Đỏ quốc tế (East West Seed International) với những sản phẩm chất lượng hàng đầu Đông Nam Á như hạt giống ớt hiểm lai
F1 207, Bí đỏ tròn lai F1 Arjuna
Những nghiên cứu về phân vi lượng cho ớt bước đầu đã được chú ý qua việc sản xuất và sử dụng các chế phẩm tăng năng suất, phân bón lá: Công ty sinh hoá Nông Nghiệp và thương mại Thiên Sinh, xí nghiệp sản xuất phân bón lá Sài Gòn nghiên cứu sản xuất các chế phẩm tăng năng suất rau đậu, ớt
và đã triển khai phun cho ớt trên nhiều địa bàn trồng ớt có kết quả tốt Năm
1983, 1984, Sở Nông nghiệp Bình-Trị-Thiên đã kết hợp với nhiều địa phương
Trang 28phun một số chế phẩm qua lá lên các giai đoạn phát triển của ớt đã nhận xét: khi phun các chế phẩm từ 2 đến 3 lần vào lúc ớt ra hoa ở diện tích đại trà làm tăng tỷ lệ đậu quả 7-10% so với đối chứng (Hoàng Minh Đạt, 1985) Từ 1990 trở lại đây, nông dân đã sử dụng một số chế phẩm tăng năng suất cho ớt như Komic 301, Atonic, Superzin, SG-HQ và các loại phân bón lá khác Các nguyên tố đa lượng NPK được chú ý nhiều (Đào Thị Gọn, Trần Đức Dục, 1992) đã nghiên cứu nhiều năm về tập quán canh tác, công thức luân canh, dinh dưỡng NPK và hiệu quả kinh tế của việc bón phân NPK trên đất cát biển đối với các loại cây trồng và cây ớt, đã kết luận đất cát biển Thừa Thiên Huế
có độ phì thấp, mạch nước ngầm phân bố khá cao Việc đầu tư các loại phân bón cho cây trồng trên đất cát biển còn quá thấp, thâm canh chưa đúng mức nên năng suất thấp Ở những nơi bố trí cây trồng hợp lý, giống thích hợp, thâm canh đúng kỹ thuật đã cho năng suất cao đáng kể Trên đất trồng ớt ở Thừa Thiên Huế (chủ yếu đất cát biển và đất phù sa nghèo dinh dưỡng) bón phân đa lượng NPK cho ớt là hết sức cần thiết, có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng phát triển, làm tăng năng suất ớt Tỷ lệ bón NPK thích hợp cho năng suất cao nhất là tỷ lệ 150N:175P:50K; công thức bón NPK vừa cho năng suất cao, vừa cho hiệu quả kinh tế lớn và có tác dụng cải tạo đất là 150N:75P:50K
Về bảo vệ thực vật trên ớt, đã có công trình nghiên cứu của Lê Ngọc Anh, Nguyễn Văn Đàn và cộng sự, 1990, nghiên cứu bệnh thối quả ớt và các biện pháp phòng trừ Kết quả cho thấy nguyên nhân gây bệnh thối quả là do
loại nấm ký sinh Colletotricum nigrum, từ đó xác định một số biện pháp
phòng trừ là bón N:P:K cân đối theo công thức 1:1:0,5 thì có khả năng hạn chế bệnh tốt nhất, sử dụng 6 loại thuốc thí nghiệm đều hạn chế tỷ lệ bệnh, cũng như thời vụ trồng ớt cực sớm (có quả từ tháng 2 đến tháng 4) thu hoạch xong có thể tránh thời gian nhiễm bệnh (Nguyễn Như Đối và cộng sự, 1985), nghiên cứu các loại nấm gây bệnh thối trái ớt (Antracnose) đã nhận xét rằng:
tác nhân gây bệnh thối trái ớt là 2 loài nấm Fusarium dimerum và Cylindrocarpon sp Nguồn bệnh lây lan chủ yếu từ đất và hạt, các loài nấm
Trang 29sinh sản theo lối vô tính nên phát triển rất nhanh và có thể trở thành dịch trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 dương lịch vì điều kiện thời tiết ở Thừa Thiên Huế rất thích hợp với nấm bệnh Trần Tú Ngà, Trần Thế Tục và cộng tác viên
đã tiến hành chọn tạo giống ớt cay có khả năng chống chịu bệnh thán thư Kết quả cho thấy: “Giống V23 có thời gian sinh trưởng ngắn, phân cành vừa phải, cây thấp, gọn, khoẻ, sinh trưởng tương đối đồng đều Giống V23 ra hoa không nhiều nhưng tỷ lệ đậu quả cao, trọng lượng quả tương đối lớn (>10g) nên năng suất đạt cao nhất trong các giống nghiên cứu và cao hơn đối chứng (Chìa Vôi) Phẩm chất quả tương đương với giống Chìa Vôi, nhưng chống chịu bệnh thối quả lại tốt hơn giống Chìa Vôi” (1995)
Trang 30PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: Ớt ngọt
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu:
- Giống: Bao gồm 4 giống ớt ngọt thuần nhập nội gồm: ớt ngọt Israel 1, ớt
ngọt Israel 2, ớt ngọt Đài Loan và ớt ngọt Hà Lan Trong đó lựa chọn giống ớt ngọt Đài Loan làm đối chứng
- Phân bón:
NPK (16:16:8 +TE) - Công ty phân bón Bình Điền
NPK (23: 10:12 +TE) - Công ty cổ phần Tiến Sỹ Nông
NPK (15: 5: 22 +TE) - Công ty cổ phần Tiến Sỹ Nông
NPK (13:13:13 + TE) - Công ty cổ phần Tiến Sỹ Nông
(TE gồm một số nguyên tố trung và vi lượng: MgO, CaO, Fe, Zn, Cu,
Mn, Co, Bo)
- Vật liệu làm bầu: Bầu nilon đen có kích thước 30 x 30 x 30 cm
- Giá thể trồng bầu: Đất bột, Xơ dừa, phân chuồng hoai mục, tỷ lệ 1:1:0,3
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian nghiên cứu: 8/2013 – 8/2014
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu:
Tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm - Gia Lộc - Hải Dương
3.3 Nội dung nghiên cứu
3.3.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013
3.3.2 Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
3.3.3 Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Trang 31Dải bảo vệ
Dải bảo vệ
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Các thí nghiệm được bố trí trong nhà mái che dạng nhà vòm, diện tích 500
m2, cao 4 m, dài 43,1 m, rộng 11,6 m
Xung quanh tường lưới, mái lợp nilon Hệ thống tưới nước nhỏ giọt
- Hệ thống tưới nhỏ giọt trong nhà mái che:
+ Động cơ điện bơm nước
+ Bình nhựa chứa nước và dinh dưỡng: Gồm 3 bình, mỗi bình có dung tích 500 m3 để chứa 1 loại dung dịch dinh dưỡng
+ Hệ thống ống nhựa dẫn nước nối vào các dây tưới nhỏ giọt
+ Hệ thống dây tưới nhỏ giọt được định sẵn khoảng cách giữa các lỗ nhỏ giọt là 30 cm
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
1) Thí nghiệm 1: So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013
- Thí nghiệm gồm 4 giống với 4 công thức:
Trang 322) Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển
và năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Trang 334) Phương pháp bón phân và lượng phân bón
- Phân bón lót NPK (16:16:8 +TE) được trộn 1 lần cùng với giá thể đất bột, mùn mục và xơ dừa trước khi vào bầu
- Phân bón thúc là phân hòa tan cao cấp được hòa tan với nước để tưới nhỏ giọt cho cây ớt ngọt định kỳ 10 ngày tưới 1 lần, lượng phân cụ thể tưới cho 1000m2 như sau:
Trang 34* NPK (15: 5: 22 +TE): 80 kg
(Kg)
Tổng lượng phân (Kg)
Trang 35* NPK (33: 13: 13 +TE): 92 kg
(Kg)
Tổng lượng phân (Kg)
3.4.2 Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
1) Gieo hạt: Gieo hạt vào bầu hoặc khay chuyên dụng
- Hỗn hợp giá thể sử dụng cho vườn ươm như sau: Đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1:1 Giá thể được xử lý thuốc sâu, bệnh, và bổ sung chất dinh dưỡng gồm: 10kg vôi bột + 1,0 kg thuốc Basudin + 20-30kg NPK (16:16:8 +TE) + 1kg Zinép cho 1000 kg hỗn hợp Giá thể phải được chuẩn bị trước 10-15 ngày rồi mới đưa vào sử dụng
- Lượng hạt cho 1 ha: 1,2-1,4 kg/ha
- Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước sạch, ấm từ 3-4 h, sau đó đem ủ nứt nanh rồi gieo Gieo xong phủ một lớp hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt (mỗi ô/bầu gieo từ 1 hạt)
- Sau khi gieo hạt cần tưới ẩm liên tục 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát trong 5-7 ngày đầu Khi hạt đã nảy mầm chỉ cần tưới giữ ẩm cho cây sinh
Trang 36trưởng tốt Sau mọc 20-25 ngày (cây có 1-2 lá thật) thì đem trồng, trước khi trồng cần khử bỏ cây bệnh, cây yếu, cây lẫn tạp
3) Bón phân (đã nêu ở trên)
4) Chăm sóc:
- Khi cây mới trồng, thường xuyên tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng khỏe và nhanh
- Cắm giàn: Sau khi cây có 2-3 quả to tiến hành cắm giàn cho ớt ngọt
- Lượng nước tưới và số lần tưới tăng dần đến lúc quả to đẫy (lưu ý khi trời nắng to phải tăng số lần tưới trong ngày và thời gian tưới mỗi lần; đến giai đoạn quả ngả màu đỏ hoặc vàng tùy giống ta giảm dần để nâng cao chất lượng quả)
Trang 37- Phấn trắng dùng:Anvil 5SC 0,25%, Bavistyn 50FL, Viben-C 50BTN 0,2% phun cho cây vào buổi chiều mát, khô lá
*Chú ý: Tuân thủ thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn
của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì.và sự chỉ đẫn của cán bộ chuyên môn
- Phun phòng trừ sâu bệnh hại cần phun triệt để ở thời kỳ cây con, trong
thời gian thu quả dùng thuốc sinh học BT …
6) Thu hoạch, bảo quản:
Thu đúng lúc, đúng lứa quả, thu vào buổi sáng sớm, không để dập nát, xây sát, nên dùng các xô nhựa sạch thu quả, quả xếp vào các thùng gỗ nhỏ
(kích thước 30x 50x 20cm) xếp 1-2 lớp ớt ngọt Bảo quản nơi thoáng mát
3.4.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Số cây theo dõi của mỗi lần nhắc: 5 cây
1) Thời gian sinh trưởng:
- Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 50%
số cây mọc (Ngày)
- Thời gian từ gieo đến ra lá thật (Ngày)
- Thời gian từ gieo đến trồng: Tính từ gieo đến khi cây có 4-6 lá thật (Ngày)
- Thời gian từ trồng đến phân cành (Ngày)
- Thời gian từ trồng đến xuất hiện bông hoa đầu tiên (Ngày)
- Thời gian từ trồng đến thu quả đầu (Ngày)
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch rộ (Ngày)
- Thời gian kết thúc thu hoạch (Ngày)
- Tổng thời gian sinh trưởng (Ngày)
2) Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái
- Màu sắc thân
- Màu sắc lá
- Hình dạng phiến lá
Trang 38- Hình dạng quả
- Màu sắc quả
3) Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
* Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng:
- Chiều cao thân chính: Đo 7 ngày 1 lần (Cm)
- Số lá trên thân chính: Đếm 7 ngày 1 lần (Lá)
* Các chỉ tiêu về khả năng phát triển:
- Vị trí xuất hiện bông hoa đầu tiên
Đối tượng gây hại:
+ Sâu hại: chủ yếu là Rệp (Aphid gossypii và Myzus persicae), muội
được xác định bằng mật độ sâu hại
Đánh giá theo cấp hại 1-3 của TCVN10:
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác)
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cành lá)
Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cành lá)
+ Bệnh hại: Bệnh phấn trắng (Pseudoperonospora cubesis Berk và Curt), Bệnh Sương mai (Pseudoperonospora cubesis), Bệnh Thán thư (Colletotricum spp.), Bệnh virus, Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum)
Tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh và bệnh virus = Số cây bị hại/tổng số cây theo dõi
Các loại bệnh còn lại mức độ bị hại: Đánh giá theo thang điểm từ 0-5 của Trung tâm Rau Châu Á (AVRDC), cụ thể như sau:
Trang 39Điểm 0: Không bị bệnh; Điểm 1: <10% diện tích bị bệnh; Điểm 2: 10-24% diện tích bị bệnh; Điểm 3: 25-49% diện tích bị bệnh; Điểm 4: 50-74% diện tích bị bệnh; Điểm 5: >75% diện tích bị bệnh 5) Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
- Tổng số quả/cây (Quả)
- Khối lượng trung bình quả (Gam)
- Năng suất cá thể: Số quả/cây x Khối lượng trung bình quả (Kg/cây)
- Năng suất lý thuyết ô: Năng suất cá thể x Số cây/ô (Kg/ô)
- Năng suất thực thu ô : Năng suất thu được trên ô thí nghiệm (Kg/ô)
- Năng suất quy ra 1000m2 (tạ/1000m2)
6) Các chỉ tiêu về đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả
- Đặc điểm cấu trúc quả:
+ Kích thước quả: Đường kính quả, chiều dài quả (Cm)
Trang 40PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt
ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013
4.1.1 Thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống ớt ngọt
Thời gian sinh trưởng của cây ớt ngọt được tính từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch Thời gian sinh trưởng được chia thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định; Các giai đoạn này không cố định mà thay đổi tùy theo đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật
Thời gian sinh trưởng của cây ớt ngọt được chia ra làm các giai đoạn nhất định: Phát triển thân lá, hình thành hoa, đậu quả và quả chín Mỗi một giai đoạn phát triển có tốc độ sinh trưởng khác nhau và ảnh hưởng lẫn nhau Việc tìm hiểu kỹ về thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ớt ngọt trong nhà mái che là điều kiện cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao tiềm năng năng suất của giống Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống tham gia thí nghiệm, những chỉ tiêu
đó được thể hiện ở bảng 4.1
Trong giai đoạn cây con, cây ớt ngọt sinh trưởng chủ yếu dựa vào một phần chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt để phát triển thân non và bộ rễ Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của chất lượng hạt giống và một số điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất
Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.1 thì trong giai đoạn cây con các giống
ớt ngọt có thời gian từ gieo tới mọc 7 - 8 ngày; giai đoạn từ gieo đến ra lá thật dao động từ 15-16 ngày và từ gieo đến trồng là 25 ngày