So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013

Một phần của tài liệu Xác định giống, thời vụ và loại phân bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại gia lộc hải dương (Trang 40 - 51)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. So sánh khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của 4 giống ớt ngọt có triển vọng trong điều kiện nhà mái che vụ thu đông 2013

4.1.1. Thi gian sinh trưởng qua các giai đon ca các ging t ngt

Thời gian sinh trưởng của cây ớt ngọt được tính từ khi gieo đến khi kết thúc thu hoạch. Thời gian sinh trưởng được chia thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhất định; Các giai đoạn này không cố định mà thay đổi tùy theo đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các yếu tố kỹ thuật.

Thời gian sinh trưởng của cây ớt ngọt được chia ra làm các giai đoạn nhất định: Phát triển thân lá, hình thành hoa, đậu quả và quả chín. Mỗi một giai đoạn phát triển có tốc độ sinh trưởng khác nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Việc tìm hiểu kỹ về thời gian sinh trưởng, phát triển của cây ớt ngọt trong nhà mái che là điều kiện cần thiết để từ đó xây dựng chế độ thâm canh, luân canh, cũng như áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao tiềm năng năng suất của giống. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của các giống tham gia thí nghiệm, những chỉ tiêu đó được thể hiện ở bảng 4.1.

Trong giai đoạn cây con, cây ớt ngọt sinh trưởng chủ yếu dựa vào một phần chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt để phát triển thân non và bộ rễ. Sự nảy mầm của hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của chất lượng hạt giống và một số điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng oxy trong đất.

Qua kết quả theo dõi ở bảng 4.1 thì trong giai đoạn cây con các giống ớt ngọt có thời gian từ gieo tới mọc 7 - 8 ngày; giai đoạn từ gieo đến ra lá thật dao động từ 15-16 ngày và từ gieo đến trồng là 25 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Bảng 4.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống ớt ngọt

Giống

Thời gian từ gieo đến ngày (ngày)

Thời gian từ trồng đến ngày (ngày)

Mc Ra lá

tht Trng Phân cành

Ra hoa

Thu qu đầu

Thu hoach

r

Kết thúc thu hoch Ớt ngọt Israel 1 7 15 25 17 35 92 108 125 Ớt ngọt Israel 2 7 16 25 19 38 95 110 128 Ớt ngọt Hà Lan 7 16 25 16 37 90 106 123

Ớt ngọt Đài Loan

(đ/c) 8 15 25 18 36 96 102 130

Sự sinh trưởng phát triển giai đoạn sau trồng có ý nghĩa quyết định đến năng suất và chất lượng ớt ngọt. Do vậy việc nắm chắc được các giai đoạn sinh trưởng sau trồng để tác động biện pháp kỹ thuật đúng, kịp thời thì có thể điều chỉnh cho sự sinh trưởng phát triển của ớt ngọt thuận lợi trong giai đoạn này.

Sau thời gian 16-19 ngày các giống ớt ngọt bắt đầu phân cành và đây là thời điểm đánh dấu bước phát triển quan trọng trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của các giống. Sau giai đoạn phân cành chuyển sang giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh về chiều cao cây và hình thành sô lá. Theo dõi thí nghiệm nhận thấy giống ớt ngọt Irsael 2 có thời gian từ trồng đến phân cành lâu nhất 19 ngày và sớm nhất là giống ớt ngọt Hà Lan 16 ngày.

Giống ớt ngọt Israel 1 sau trồng 35 ngày thấy xuất hiện chùm hoa đầu tiên. Các giống còn lại ớt ngọt Hà Lan, ớt ngọt Đài Loan và ớt ngọt Israel 2 lần lượt xuất hiện chùm hoa đầu sau giống ớt ngọt Israel 1 từ 1-3 ngày.

Thời gian từ trồng đến thu quả là một chỉ tiêu quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc xác định thời điểm và khoảng thời gian cho thu hoạch.

Thời gian thu hoạch của các giống ớt ngọt thí nghiệm kéo dài từ 33-34 ngày.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 Tổng thời gian sinh trưởng các giống ớt ngọt rất quan trọng trong việc bố trí thời vụ thích hợp đối với mỗi giống. Giống ớt ngọt Hà Lan có thời gian kết thúc thu hoạch sớm nhất 123 ngày; tiếp đến là Ớt ngọt Israel 1 với thời gian sinh trưởng là 125 ngày, ngắn hơn giống Ớt ngọt Israel 2 và Ớt ngọt Đài Loan (đối chứng) từ 3-5 ngày. Điều này rất có ý nghĩa trong việc bố trí mùa vụ cây trồng.

4.1.2. Động thái tăng trưởng chiu cao thân chính ca các ging t ngt Động thái sinh trưởng chiều cao thân chính là một trong những đặc trưng của giống, các giống khác nhau có tốc độ tăng chiều cao thân chính khác nhau, các giai đoạn khác nhau tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính cũng khác nhau. Ngoài ra nó còn chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh và các biện pháp chăm sóc…

Chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt được tính từ gốc đến chỗ phân cành. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy sau trồng 35 ngày, chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt thí nghiệm dần đi vào ổn định và tăng không đáng kể.

Với định kỳ theo dõi 7 ngày 1 lần, chúng tôi thu được kết quả về chiều cao thân chính sau trồng của các giống ớt ngọt ở bảng 4.2:

Bảng 4.2: Tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) sau trồng của các giống ớt ngọt

Giống 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày CCC cuối cùng Ớt ngọt Israel 1 5,4 7,9 9,2 12,3 15,5 75,2 Ớt ngọt Israel 2 6,0 8,8 11,5 14,9 18,2 65,0 Ớt ngọt Hà Lan 5,2 7,1 8,6 11,7 14,6 57,5 Ớt ngọt Đài Loan

(đ/c) 5,3 6,7 8,9 12,5 15,1 61,3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 Kết quả theo dõi ở bảng 4.2 cho thấy giai đoạn đầu sau trồng các giống ớt ngọt tăng trưởng chiều cao thân chính chậm, trong giai đoạn này cây ớt ngọt phải trải qua quá trình hồi xanh 2-5 ngày, sau đó bắt đầu đi vào tích luỹ chất dinh dưỡng nuôi cây. Do đó ở giai đoạn 21 ngày sau trồng, tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt dao động trong khoảng 8,6- 11,5 cm. So với giai đoạn trước tăng từ 1,3-2,7cm trong vòng 7 ngày. Giống ớt ngọt Israel 2 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 11,5cm và ớt ngọt Hà Lan thấp nhất 8,6cm.

Bước sang giai đoạn sau trồng 28 ngày, hầu hết các giống ớt ngọt đều có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân chính tốt, so với giai đoạn trước tăng 3,1-3,6cm, đặc biệt là giống đối chứng ớt ngọt Đài Loan tăng 3,6cm.

Sau trồng 35 ngày, chiều cao thân chính của các giống ớt ngọt đã đi vào ổn định và đều cao hơn giống đối chứng, lúc này giống ớt ngọt Irsael 2 có chiều cao thân chính cao nhất 18,2cm và ớt ngọt Hà Lan thấp nhất 14,6cm.

Chiều cao cây cuối cùng đo được của các giống ớt ngọt có sự khác biệt rõ rệt, lúc này giống ớt ngọt Israel 1 đạt chiều cao cây cuối cùng vượt trội hơn hẳn so với 2 giống ớt ngọt còn lại, đạt 75,2cm và cao hơn giống đối chứng ớt ngọt Đài Loan 13,9 cm.

4.1.3. Động thái tăng trưởng s lá trên thân chính ca các ging t ngt Số lá trên thân chính ớt ngọt được quyết định bởi đặc tính di truyền của giống. Tuy nhiên, trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây, quá trình ra lá còn phụ thuộc rất lớn bởi điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, độ ẩm và kỹ thuật canh tác (bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại...). Số lá, sự phân bố lá trên cây và diện tích lá tiếp xúc với ánh sáng quyết định khả năng quang hợp, do đó quyết định năng suất và chất lượng quả.

Song song với việc theo dõi tăng trưởng chiều cao thân chính, kết quả theo dõi tăng trưởng số lá trên thân chính được trình bày ở bảng 4.3:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Bảng 4.3: Tăng trưởng số lá trên thân chính (lá) sau trồng của các giống ớt ngọt

Giống 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày Ớt ngọt Israel 1 4,2 7,8 10,6 12,5 14,4 Ớt ngọt Israel 2 3,6 6,8 9,8 11,8 13,5 Ớt ngọt Hà Lan 3,8 7,5 10,2 12,3 14,0 Ớt ngọt Đài Loan (đ/c) 4,0 7,4 9,6 11,7 14,2

Qua bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy các giống ớt ngọt khác nhau thì động thái tăng trưởng số lá cũng khác nhau. 14 ngày sau trồng, số lá của 2 giống ớt ngọt Israel 1 (7,8 lá) và Hà Lan (7,5 lá) đều cao hơn giống đối chứng ớt ngọt Đài Loan (7,4 lá), riêng giống ớt ngọt Israel 2 thấp hơn đối chứng chỉ đạt 6,8 lá. Tốc dộ tăng trưởng số lá của các giống mạnh nhất ở giai đoạn sau trồng 21 ngày. Lúc này giống ớt ngọt Israel 1 đạt số lá cao nhất 10,4 lá và thấp nhất là Ớt ngọt Israel 2 đạt 9,8 lá. Sau khi chiều cao thân chính của các giống đi vào ổn định thì số lá trên thân chính của các giống đạt từ 13,5-14,2 lá.

4.1.4. S cành các cp ca các ging t ngt

Số cành các cấp là chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự sinh trưởng phát triển của các giống ớt ngọt, kết quả theo dõi số cành ở 3 cấp được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Số cành các cấp của các giống ớt ngọt

Giống Cành cấp 1 Cành cấp 2 Cành cấp 3

Ớt ngọt Israel 1 2,7 5,2 8,0

Ớt ngọt Israel 2 2,3 4,6 8,5

Ớt ngọt Hà Lan 3,0 5,7 7,7

Ớt ngọt Đài Loan (đ/c) 2,5 4,9 8,0

Với các giống ớt ngọt thì 3 cấp cành đầu tiên là quan trọng nhất và mức độ quan trọng giảm dần theo từng cấp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 Theo đó, kết quả bảng 4.4 nhận thấy giống ớt ngọt Hà Lan ở giai đoạn phân cành cấp 1 (3,0 cành) và cành cấp 2 (5,7 cành) mạnh nhất nhưng giai đoạn phân cành cấp 3 lại giảm xuống còn thấp nhất (7,7 cành). Trong khi đó ót ngọt Israel 2 ở giai đoạn phân cành cấp 1 và cấp 2 thấp nhất lần lượt là 2,3 cành và 4,6 cành nhưng giai đoạn phân cành cấp 3 lại có sự tăng vượt hơn hẳn các giống còn lại (8,5 cành). Riêng ớt ngọt Israel 1 có tốc độ phát triển của cành cấp 1 (2,7 cành), cành cấp 2 (5,2 cành), và cành cấp 3 (8,0 cành) ở mức độ đều và tương đương với đối chứng ớt ngọt Đài Loan.

4.1.5. Mt s đặc đim hình thái ca các ging t ngt

Đặc trưng hình thái là một trong những đặc tính quan trọng để nhận biết tính khác biệt giữa các giống. Hình thái thân, lá, quả là đặc điểm di truyền của từng giống nhưng cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh. Để phân biệt, nhận biết các giống chúng tôi đã theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm hình thái của các giống ớt ngọt và thể hiện ở bảng 4.5:

Bảng 4.5: Một số đặc điểm hình thái của các giống ớt ngọt Giống

Chỉ tiêu

Ớt ngọt Israel 1

Ớt ngọt Israel 2

Ớt ngọt Hà Lan

Ớt ngọt Đài Loan (đ/c)

Chiều cao thân chính (cm) 15,5 18,2 14,6 15,1

Chiều cao cây cuối cùng (cm) 75,2 65,0 57,5 61,3

Số lá trên thân chính (lá) 13,9 13,5 14,0 14,2

Số cành cấp 1 (cành) 2,7 3,2 2,8 2,5

Đặc điểm thân lá Xanh đậm, mép lá trơn

Xanh đậm, mép lá trơn

Xanh đậm, mép lá trơn

Xanh đậm, mép lá trơn Màu sắc quả Xanh, khi chín

màu đỏ tươi

Xanh, khi chín màu đỏ

Xanh, khi chín màu vàng

Xanh, khi chín màu đỏ

Chiều dài quả (cm) 9,4 10,4 10,0 9,8

Đường kính quả (cm) 7,1 6,8 7,5 6,8

Dầy thịt quả (mm) 8,8 6,3 7,2 7,3

Ngăn hạt (ngăn) 4,3 2,8 4,7 4,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Qua bảng 4.5 cho thấy cả 4 giống ớt ngọt thí nghiệm đều có đặc điểm thân lá xanh đậm và mép lá trơn; quả của các giống khi còn xanh đều có màu xanh, nhưng khi chín có 3 giống quả màu đỏ là Israel 1, Israel 2 và Đài Loan;

riêng giống Hà Lan khi chín quả có màu vàng. Các giống đều có dạng quả tròn thấp, riêng giống Israel 2 có dạng quả thuôn dài hơn hẳn các giống còn lại, kể cả giống Đài Loan đối chứng. Dày cùi dao động trong khoảng từ 6,3 mm (Israel 2)-8,8mm (Israel 1); số ngăn hạt từ 3,8 ngăn (Israel 2) - 4,7 ngăn (Hà Lan).

Nhận thấy giống ớt ngọt Israel 1 có nhiều đặc điểm nổi trội hơn hẳn so với các giống còn lại, kể cả giống đối chứng: Thân lá xanh đậm, mép lá trơn, quả xanh khi chín có màu đỏ tươi, dạng quả tròn thuôn đẹp, đặc biệt dầy cùi là yếu tố quan trọng quyết định năng suất đạt 8,8 mm...

4.1.6. Tình hình nhim sâu bnh hi ca các ging t ngt

Kết quả theo dõi tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các giống ớt ngọt được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6: Tình hình nhiễm sâu bệnh trên các giống ớt ngọt Tên giống Phấn

trắng (điểm)

Sương mai (điểm)

Thán thư (điểm)

Virus (%)

Héo xanh vi khuẩn

(%)

Muội, rệp (cấp) Ớt ngọt

Israel 1 1 2 1 3,5 2,0 1

Ớt ngọt

Israel 2 2 2 1 3,1 2,3 2

Ớt ngọt

Hà Lan 2 2 2 3,2 3,5 2

Ớt ngọt Đài

Loan (đ/c) 2 2 1 3,4 2,4 1

Việc canh tác trong nhà mái che với hệ thống tưới nhỏ giọt là một trong những điều kiện tốt để hạn chế các loại sâu bệnh hại của hầu hết các loại cây trồng nói chung và ớt ngọt nói riêng. Chính vì thế các loại sâu bệnh hại các

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 giống ớt ngọt chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ và gây hại không đáng kể.

Các giống ớt ngọt giai đoạn đầu sinh trưởng phát triển tốt, hầu hết chỉ bị gây hại bởi các loại nhện đỏ, rệp, muội nhưng đã được khống chế kịp thời.

Giai đoạn khi cây phát triển thân lá tốt kèm theo điều kiện thời tiết mưa lạnh kéo dài thì bắt đầu xuất hiện các loại bệnh hại.

Bệnh sương mai, bệnh phấn trắng và bệnh thán thư là những loại bệnh nguy hiểm, chúng gây hại nặng trên các cây họ cà, trong đó có ớt ngọt. Chúng thường gây hại nặng trong giai đoạn ớt ngọt ra hoa kết quả, vì vậy việc phòng trừ những bệnh này kịp thời cho ớt ngọt để không ảnh hưởng đến năng suất chất lượng ớt ngọt. Các giống ớt ngọt tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm bệnh mức độ trung bình. Chỉ có giống ớt ngọt Israel 1 bị nhiễm bệnh sương mai và bệnh thán thư ở mức độ nhẹ.

Các giống ớt ngọt thí nghiệm đều bị nhiễm virus nhưng mức nhiễm nhẹ (3,1-3,5%) và sau khi can thiệp biện pháp kỹ thuật kịp thời thì bệnh đã ngừng phát triển và lây lan.

Bệnh héo xanh vi khuẩn là bệnh rất nguy hại cho nhiều loại cây trồng.

Bệnh làm cho cây chết nhưng vẫn giữ màu xanh. Bệnh xuất hiện trên tất cả các giống ớt ngọt và đều nhiễm ở mức độ nhẹ (2-3,5%).

4.1.7. Năng sut và các yếu t cu thành năng sut ca các ging t ngt Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp, phụ thuộc các yếu tố cấu thành năng suất như tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lượng trung bình quả. Các yếu tố cấu thành năng suất phụ thuộc vào tiềm năng năng suất của giống, điều kiện ngoại cảnh và biện pháp kỹ thuật canh tác. Năng suất là chỉ tiêu các nhà chọn giống và người sản xuất quan tâm đầu tiên, việc nghiên cứu chỉ tiêu này giúp chúng ta tìm ra giống có năng suất cao phục vụ nhu cầu của sản xuất.

Kết quả theo dõi năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ớt ngọt trồng trong nhà mái che được trình bày ở bảng 4.7:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 Bảng 4.7: Năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất

của các giống ớt ngọt

Công thức

Tỷ lệ đậu quả (%)

Tổng số quả/cây (quả)

KLTB quả

(g)

NS cá thể (kg)

NSLT

(tạ/100m2) NSTT (tạ/100m2)

Ớt ngọt

Israel 1 59,4 9,0 215,2 1,94 67,73 54,18

Ớt ngọt

Israel 2 52,3 7,8 191,1 1,49 52,14 41,71

Ớt ngọt

Hà Lan 57,6 8,5 209,3 1,78 62,18 49,94

Ớt ngọt

Đài Loan (đ/c) 55,5 8,0 199,1 1,59 55,72 44,58

LSD (0,05) 2,35 0,097 5,2

CV (%) 0,6 3,0 7,1

Tỷ lệ đậu quả sẽ quyết định đến tổng số quả trên cây sau này. Tỷ lệ đậu quả của các giống khác nhau là khác nhau và nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố đặc biệt là chế độ dinh dưỡng, các yếu tố khí hậu và thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm thông khí. Ở vụ Thu Đông 2013 mưa lạnh kéo dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ đậu của của các giống ớt ngọt thí nghiệm. Tỷ lệ đậu quả của các giống biến động trong khoảng từ 52,3 – 59,4%. Tỷ lệ đậu quả của giống ớt ngọt Israel 1 (59,4%) và Hà Lan (57,6%) cao hơn hẳn giống ớt ngọt Israel 2 (52,3%) và đối chứng ớt ngọt Đài Loan (55,5%).

Tổng số quả trên cây là một trong hai yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất quả. Số hoa trên cây và tỉ lệ đậu quả là 2 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tổng số quả trên cây. Các yếu tố này do bản chất di truyền của giống quyết định và cũng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dinh dưỡng cũng như điều kiện ngoại cảnh.

Tổng số quả trên cây của các giống ớt ngọt dao động trong khoảng từ 7,8-9,0 quả. Trong đó cao nhất là giống ớt ngọt Israel 1 (9,0 quả/cây), tiếp đến

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39 là ớt ngọt Hà Lan (8,5 quả/cây), đối chứng ớt ngọt Đài Loan (8,0 quả/cây) và thấp nhất là giống ớt ngọt Israel 2 (7,8 quả/cây).

Khối lượng trung bình quả là yếu tố quan trọng thứ 2 cấu thành năng suất giống. Khối lượng trung bình quả không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác mà chỉ phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống. Giống có khối lượng trung bình quả cao thì năng suất sẽ cao. Khối lượng trung bình quả của các giống dao động trong khoảng từ 191,0-215,0 gam/quả.

Năng suất cá thể phụ thuộc vào tổng số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Đây là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất. Nó phản ánh sự thích nghi của giống với điều kiện sản xuất. Kết quả bảng 4.6 cho thấy năng suất cá thể của các giống biến động trong khoảng 1,49-1,94 kg/cây.

Trong đó giống có năng suất cá thể cao nhất là Israel 1 (1,94 kg/cây) và giống Israel 2 có năng suất cá thể thấp nhất (1,49 kg/cây).

Năng suất lý thuyết là tổng hòa của các yếu tố cấu thành năng suất như đã nêu trên cùng với mật độ cây trên đơn vị diện tích trồng. Năng suất lý thuyết của các giống ớt ngọt thí nghiệm đạt từ 52,14 tạ/1000m2 (Israel 2) - 67,73 tạ/1000m2 (Israel 1). Trong đó có 2 giống ớt ngọt Israel 1 (67,73 tạ/1000m2) và Hà Lan (62,18 tạ/1000m2) có năng suất lý thuyết cao hơn đối chứng ớt ngọt Đài Loan (55,72 tạ/1000m2).

Năng suất thực thu là năng suất thu được thực tế trên một đơn vị diện tích trồng. Nó thể hiện sự thích nghi của giống với điều kiện sản xuất một cách chính xác nhất. Đồng thời năng suất thực thu cũng là yếu tố quyết định một giống nào đó có đưa vào sản xuất hay không, thường thì giống càng có năng suất cao thì càng đạt với thị hiếu của người sản xuất. Qua bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu của giống ớt ngọt Israel 1 (54,18 tạ/1000m2) và ớt ngọt Hà Lan (49,94 tạ/1000m2) cao hơn năng suất thực thu của ớt ngọt Đài Loan (đối chứng) ở mức có ý nghĩa. Vì thế 2 giống này có

Một phần của tài liệu Xác định giống, thời vụ và loại phân bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại gia lộc hải dương (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)