Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Một phần của tài liệu Xác định giống, thời vụ và loại phân bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại gia lộc hải dương (Trang 51 - 56)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Thời vụ trồng là một trong những yếu tố kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như năng suất chất lượng của hầu hết các loại cây trồng. Mỗi loại cây trồng đều có thời vụ trồng nhất định, tạo nên đặc trưng của giống cây trồng. Ớt ngọt được xác định thời vụ trồng hợp lý là trong vụ thu đông, tuy nhiên để có khung thời gian trồng chính xác nhất, chúng tôi tiến hành trồng giống ớt ngọt Israel 1 ở 3 thời vụ trồng khác nhau, mỗi thời vụ cách nhau 1 tháng: 5/8; 5/9 (đối chứng) và 5/10.

4.2.1. nh hưởng ca thi v đến sinh trưởng phát trin ca ging t ngt Israel 1 trong nhà mái che

Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống ớt ngọt Israel 1 khi gieo ở các thời vụ khác nhau cũng có sự khác nhau. Sự khác nhau ấy thể hiện ở các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao thân chính, số lá trên thân chính, chiều cao cây cuối cùng và cấp độ phân cành. Kết quả trình bày ở bảng 4.9:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 Bảng 4.9: Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng phát triển của

giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Giống Chiều cao thân chính

(Cm)

Số lá trên thân chính

(Lá)

CCC cuối cùng (Cm)

Cấp độ phân cành

(Cấp)

CT1: gieo 5/8 16,6 14,5 77,4 4,3

CT2: gieo 5/9 (đ/c) 15,5 13,9 75,2 4

CT3: gieo 5/10 15,0 13,1 71,0 3,7

Kết quả bảng 4.9 cho thấy chiều cao thân chính của ớt ngọt Israel 1 khi gieo ở thời vụ sớm (5/8) đạt cao nhất (16,6 cm) và cao hơn hẳn thời vụ đối chứng (5/9) cũng như thời vụ muộn (5/10) từ 1,1-1,6 cm.

Tương tự như chỉ tiêu chiều cao thân chính thì số lá trên thân chính của ớt ngọt Israel 1 cũng có sự khác biệt như vậy khi gieo hạt ở các thời vụ như trên, số lá trên thân chính giảm dần khi thời vụ muộn hơn từ 14,5 lá (5/8) giảm xuống còn 13,1 lá (5/10).

Chiều cao cây cuối cùng đo được của ớt ngọt Israel 1 ở 3 thời vụ dao động trong khoảng từ 71,0-77,4 cm. Tức là khi trồng ớt ngọt Israel 1 ở thời vụ muộn (5/10) thì chiều cao cây cuối cùng sẽ giảm đi 7,4cm so với trồng ở thời vụ sớm (5/8). Điều này cho thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng phát triển của cây ớt ngọt Israel 1.

Cấp độ phân cành thể hiện sự phát triển của ớt ngọt Israel 1. Thông thường, cây ớt càng có nhiều cấp cành thì tiêm năng cho năng suất sẽ cao hơn. Bảng 4.9 cho thấy, thời vụ 5/8 cây ớt ngọt Israel 1 đạt sô cấp cành cao nhất là 4,3 cấp và thấp nhất là 3,7 cấp cành ở thời vụ 5/10.

Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển ở trên cho thấy thời tiết ấm áp của thời vụ sớm (5/8-5/9) giúp cây ớt ngọt Israel 1 sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43 4.2.2. nh hưởng ca thi v trng đến thi gian ra hoa đậu qu ca ging t ngt Israel 1 trong nhà mái che

Thời vụ trồng ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa đậu quả của giống ớt ngọt Israel 1, kết quả được trình bày ở bảng 4.10:

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến thời gian ra hoa đậu quả của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Công thức Thời gian ra hoa sau trồng

(ngày)

Thời gian thu quả đầu sau trồng

(ngày)

Thời gian kết thúc thu hoạch

(ngày)

CT1: gieo 5/8 30 105 130

CT2: gieo 5/9 (đ/c) 35 108 133

CT3: gieo 5/10 36 115 140

Kết quả bảng 4.10 cho thấy thời gian ra hoa sau trồng của giống ớt ngọt Israel 1 khi gieo hạt sớm (5/8) thì ra hoa sớm (30 ngày) hơn hai thời vụ còn lại (35-36 ngày), kéo theo đó thời gian thu quả đầu và thời gian kết thúc thu hoạch cũng sớm hơn, lần lượt là 105 và 130 ngày.

Khi gieo hạt ở thời vụ muộn (5/10) lúc này thời tiết dần chuyển lạnh, vì thế kéo dài thời gian ra hoa (36 ngày). Đặc biệt ở thời vụ muộn này, trời mưa lạnh kéo dài đúng lúc vào quả nên ớt ngọt Israel 1 lâu chín, thời gian thu quả đầu lâu hơn (115 ngày) cũng như kéo dài thời gian sinh trưởng (140 ngày).

4.2.3. nh hưởng ca thi v trng đến năng sut và các yếu t cu thành năng sut ca ging t ngt Israel 1 trong nhà mái che

Thời vụ trồng ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố cấu thành năng suất từ đó ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Với giống ớt ngọt Israel 1, ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được thể hiện ở bảng 4.11:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu

thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Công thức

Tỷ lệ đậu quả (%)

Tổng số quả/cây (quả)

KLTB quả (g)

NS cá thể (kg)

NSLT

(tạ/1000m2) NSTT (tạ/1000m2)

CT1: gieo 5/8 55,8 8,7 218,7 1,91 66,53 53,23

CT2: gieo 5/9

(đ/c) 53,8 8,5 222,8 1,89 66,28 53,03

CT3: gieo 5/10 49,6 7,2 216,2 1,56 54,48 43,59

LSD (0,05) 1,63 0,107 5,5

CV (%) 0,4 3,0 5,6

Kết quả bảng 4.11 cho thấy, thời tiết ấm áp ở 2 thời vụ 5/8 và 5/9 thì ớt ngọt Israel 1 có tỉ lệ đậu quả cao từ 53,8-55,8%. Sang đến thời vụ muộn 5/10 thời điểm cây ớt ngọt Israel 1 ra hoa gặp gió mùa đông bắc nên tỉ lệ đậu quả giảm còn 49,6% mặc dù được trồng trong nhà mái che nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của thời tiết bên ngoài. Vì thế tổng số quả trên cây của ớt ngọt Israel 1 ở thời vụ muộn cũng ít nhất (7,2 quả/cây), trong khi đó ở thời vụ 5/8 và 5/9 tổng số quả trên cây đạt lần lượt là 8,7 và 8,5 quả/cây.

Khối lượng trung bình quả mặc dù là đặc trưng của giống nhưng trồng ở các thời vụ khác nhau cũng có sự khác nhau nhưng sự khác nhau ấy là ít, dao động trong khoảng 216,2-222,8 gam/quả.

Năng suất cá thể do tổng số quả trên cây và khối lượng trung bình quả quyết định, với những kết quả phân tích như trên thì năng suất cá thể của giống ớt ngọt Israel 1 ở thời vụ 5/8 đạt cao nhất 1,90 kg/cây, tiếp đến là thời vụ 5/9 (đ/c) đạt 1,89 kg/cây và thấp nhất là thời vụ muộn 5/10 chỉ đạt 1,56 kg/cây.

Kéo theo đó, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu tỉ lệ thuận với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45 năng suất cá thể nên cũng cho kết quả tương tự. Trồng ớt ngọt Israel 1 ở thời vụ 5/8 và 5/9 cho năng suất thực thu tương đương nhau lần lượt đạt 53,23 tạ/1000m2 và 53,03 tạ/1000m2. Thời vụ muộn cho năng suất thấp rõ rệt 43,59 tạ/1000m2.

4.2.4. nh hưởng ca thi v trng đến cht lượng qu ca ging t ngt Israel 1 trong nhà mái che

Các chỉ tiêu thành phần cấu trúc quả nói lên chất lượng quả của giống ớt ngọt Israel 1 khi trồng ở các thời vụ khác nhau được thể hiện ở bảng 4.12:

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chất lượng quả của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Công thức Khối lượng phần không ăn được (g)

Khối lượng thịt

quả (g)

Tỷ lệ thịt quả

(%)

Độ dày thịt quả

(mm)

Độ Brix (%)

CT1: gieo 5/8 45,62 179,78 79,76 9,2 7,5

CT2: gieo 5/9 (đ/c) 48,80 170,50 77,75 8,8 7,1

CT3: gieo 5/10 51,95 165,55 76,12 8,5 6,6

Kết quả bảng 4.12 cho thấy các chỉ tiêu cấu trúc quả ớt ngọt Israel 1 khi trồng ở vụ Thu đông 2013 có xu hướng càng tốt khi được gieo trồng sớm hơn, càng gieo trồng muộn các chỉ tiêu này càng giảm.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời vụ gieo vào 5/8, ớt ngọt Israel 1 đạt tỷ lệ thịt quả (79,76%), độ dày thịt quả (9,2 mm) là cao nhất. Hai thời vụ còn lại do giai đoạn phát triển của quả chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp nhiều hơn, đặc biệt thời tiết có đợt mưa lạnh kéo dài liên tục trong khoảng thời gian dài, vì vậy quả sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến chất lượng quả, tỷ lệ thịt quả chỉ đạt 76,12-77,75%, độ dày thịt quả đạt 8,5-8,8 mm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 4.2.5. nh hưởng ca thi v đến tình hình sâu bnh hi trên ging t ngt Israel 1 trong nhà mái che

Thời vụ trồng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sâu bệnh hại của hầu hết các loại cây trồng. Thời tiết nắng ráo thường hạn chế sự xuất hiện và lây lan của các loại sâu bệnh hại. Thời tiết ẩm thấp, mưa lạnh kéo dài là điều kiện ủ bệnh và bùng phát của nhiều loại sâu bệnh hại nguy hiểm.

Bảng 4.13 thể hiện ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống ớt ngọt Israel 1:

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của thời vụ đến tình hình sâu bệnh hại trên giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che

Công thức Bệnh phấn

trắng (điểm) Bệnh thán

thư (điểm) Bệnh héo xanh

vi khuẩn (%) Rệp, muội (cấp)

CT1: gieo 5/8 1 2 2,5 1

CT2: gieo 5/9 (đ/c) 1 1 2,0 2

CT3: gieo 5/10 2 2 3,8 2

Kết quả bảng 4.13 cho thấy khi gieo ở hai thời vụ sớm 5/8 và 5/9 thì mức độ nhiễm các loại rệp muội, bệnh phấn trắng, thán thư và héo xanh vi khuẩn của ớt ngọt Israel 1 ở mức độ nhẹ. Còn gieo ở thời vụ muộn 5/10 mức độ nhiễm nặng hơn. Tuy nhiên khi phát hiện các loại sâu bệnh hại này chúng tôi đã có các biện pháp kỹ thuật can thiệp kịp thời.

Một phần của tài liệu Xác định giống, thời vụ và loại phân bón thích hợp cho sản xuất ớt ngọt trong nhà mái che vụ thu đông 2013 tại gia lộc hải dương (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)