PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4) Phương pháp bón phân và lượng phân bón
- Phân bón lót NPK (16:16:8 +TE) được trộn 1 lần cùng với giá thể đất bột, mùn mục và xơ dừa trước khi vào bầu.
- Phân bón thúc là phân hòa tan cao cấp được hòa tan với nước để tưới nhỏ giọt cho cây ớt ngọt định kỳ 10 ngày tưới 1 lần, lượng phân cụ thể tưới cho 1000m2 như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
* NPK (15: 5: 22 +TE): 80 kg
Giai đoạn Lần tưới Lượng phân (Kg)
Tổng lượng phân (Kg)
Trồng - Đậu quả
1 4
30
2 5
3 6
4 7
5 8
Đậu quả - Thu quả đầu
1 8
40
2 8
3 8
4 8
5 8
Thu quả đầu - Kết thúc thu hoạch
1 5
2 5 10
Tổng 80
* NPK (23: 10: 12 +TE): 52 kg
Giai đoạn Lần tưới Lượng phân (Kg)
Tổng lượng phân (Kg)
Trồng - Đậu quả
1 2
19,5
2 3
3 4
4 5
5 5,5
Đậu quả - Thu quả đầu
1 5,2
26
2 5,2
3 5,2
4 5,2
5 5,2
Thu quả đầu - Kết thúc thu hoạch
1 3,25
2 3,25 6,5
Tổng 52
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25
* NPK (33: 13: 13 +TE): 92 kg
Giai đoạn Lần tưới Lượng phân (Kg)
Tổng lượng phân (Kg)
Trồng - Đậu quả
1 5
34,5
2 6
3 7
4 8
5 8,5
Đậu quả - Thu quả đầu
1 9,2
46
2 9,2
3 9,2
4 9,2
5 9,2
Thu quả đầu - Kết thúc thu hoạch
1 5,75
11,5
2 5,75
Tổng 92
3.4.2. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc
1) Gieo hạt: Gieo hạt vào bầu hoặc khay chuyên dụng.
- Hỗn hợp giá thể sử dụng cho vườn ươm như sau: Đất bột (đất phù sa hoặc đất bùn ải phơi khô đập nhỏ) + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục) hoặc xơ dừa theo tỷ lệ 1:1. Giá thể được xử lý thuốc sâu, bệnh, và bổ sung chất dinh dưỡng gồm: 10kg vôi bột + 1,0 kg thuốc Basudin + 20-30kg NPK (16:16:8 +TE) + 1kg Zinép cho 1000 kg hỗn hợp. Giá thể phải được chuẩn bị trước 10-15 ngày rồi mới đưa vào sử dụng.
- Lượng hạt cho 1 ha: 1,2-1,4 kg/ha.
- Xử lý hạt: Ngâm hạt vào nước sạch, ấm từ 3-4 h, sau đó đem ủ nứt nanh rồi gieo. Gieo xong phủ một lớp hỗn hợp đất mùn nói trên vừa kín hạt (mỗi ô/bầu gieo từ 1 hạt).
- Sau khi gieo hạt cần tưới ẩm liên tục 1-2 lần vào sáng sớm và chiều mát trong 5-7 ngày đầu. Khi hạt đã nảy mầm chỉ cần tưới giữ ẩm cho cây sinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 trưởng tốt. Sau mọc 20-25 ngày (cây có 1-2 lá thật) thì đem trồng, trước khi trồng cần khử bỏ cây bệnh, cây yếu, cây lẫn tạp.
2) Trồng cây:
Ớt ngọt được trồng trong nhà mái che có lưới chống côn trùng xung quanh. Thiết kế theo hàng trồng với khoảng cách: hàng x cây = (130-140)cm x (30-40)cm. Có trang bị ống tưới nhỏ giọt theo khoảng cách trồng cây cách cây 30 cm. Bịch cây bằng nilon màu đen kích cỡ 30x30cm. Trồng cây trong bịch có hỗn hợp giá thể đất bột + Xơ dừa + phân chuồng hoai mục với tỷ lệ 1:1:0,3 cộng với lượng phân bón lót NPK (16:16:8 + TE) đã định. Mỗi bịch trồng 1 cây.
3) Bón phân (đã nêu ở trên).
4) Chăm sóc:
- Khi cây mới trồng, thường xuyên tưới nước vừa đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng khỏe và nhanh.
- Cắm giàn: Sau khi cây có 2-3 quả to tiến hành cắm giàn cho ớt ngọt - Lượng nước tưới và số lần tưới tăng dần đến lúc quả to đẫy (lưu ý khi trời nắng to phải tăng số lần tưới trong ngày và thời gian tưới mỗi lần; đến giai đoạn quả ngả màu đỏ hoặc vàng tùy giống ta giảm dần để nâng cao chất lượng quả).
5) Phòng trừ sâu bệnh:
Phải xử lí giá thể cho sạch sâu bệnh (như đã nêu ở phần giá thể cho cây con . ỚT ngọt thường bị các loại sâu bệnh hại sau phá hoại:
- Sâu vẽ bùa, bọ phấn dùng Thuốc thảo mộc Artoxid 0,5%, Confidor 0,1% phun cho cây.Nhện đỏ Dùng Admai phun cho cây.
- Bệnh sương mai dùng: Ridomill 72wp, Daconil 75MZ 0,1 - 0,25%...
phun cho cây, đặc biệt chú ý phun mặt dưới lá..Bệnh chảy mủ thân, thối quả dùng Kocide 0,1%-0,25% phun cho cây .
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 - Phấn trắng dùng:Anvil 5SC 0,25%, Bavistyn 50FL, Viben-C 50BTN 0,2%... phun cho cây vào buổi chiều mát, khô lá
*Chú ý: Tuân thủ thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì.và sự chỉ đẫn của cán bộ chuyên môn.
- Phun phòng trừ sâu bệnh hại cần phun triệt để ở thời kỳ cây con, trong thời gian thu quả dùng thuốc sinh học BT. …
6) Thu hoạch, bảo quản:
Thu đúng lúc, đúng lứa quả, thu vào buổi sáng sớm, không để dập nát, xây sát, nên dùng các xô nhựa sạch thu quả, quả xếp vào các thùng gỗ nhỏ (kích thước 30x 50x 20cm) xếp 1-2 lớp ớt ngọt. Bảo quản nơi thoáng mát.
3.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi Số cây theo dõi của mỗi lần nhắc: 5 cây 1) Thời gian sinh trưởng:
- Thời gian từ gieo đến nảy mầm: Tính từ lúc gieo đến khi cây có 50%
số cây mọc (Ngày).
- Thời gian từ gieo đến ra lá thật (Ngày)
- Thời gian từ gieo đến trồng: Tính từ gieo đến khi cây có 4-6 lá thật (Ngày).
- Thời gian từ trồng đến phân cành (Ngày)
- Thời gian từ trồng đến xuất hiện bông hoa đầu tiên (Ngày).
- Thời gian từ trồng đến thu quả đầu (Ngày).
- Thời gian từ trồng đến thu hoạch rộ (Ngày).
- Thời gian kết thúc thu hoạch (Ngày).
- Tổng thời gian sinh trưởng (Ngày).
2) Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái - Màu sắc thân
- Màu sắc lá
- Hình dạng phiến lá
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 - Hình dạng quả
- Màu sắc quả
3) Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển
* Các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng:
- Chiều cao thân chính: Đo 7 ngày 1 lần (Cm).
- Số lá trên thân chính: Đếm 7 ngày 1 lần (Lá).
* Các chỉ tiêu về khả năng phát triển:
- Vị trí xuất hiện bông hoa đầu tiên.
- Dạng hoa.
- Số hoa/cành (Hoa).
- Tổng số hoa/cây (Hoa)
- Tỷ lệ đậu quả = Số quả đậu/tổng số hoa x 100% (%).
4) Tình hình sâu bệnh hại Đối tượng gây hại:
+ Sâu hại: chủ yếu là Rệp (Aphid gossypii và Myzus persicae), muội được xác định bằng mật độ sâu hại .
Đánh giá theo cấp hại 1-3 của TCVN10:
Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 cành lá).
Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 cành lá).
+ Bệnh hại: Bệnh phấn trắng (Pseudoperonospora cubesis Berk và Curt), Bệnh Sương mai (Pseudoperonospora cubesis), Bệnh Thán thư (Colletotricum spp.), Bệnh virus, Bệnh héo xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanaceaerum)...
Tỷ lệ cây bị bệnh héo xanh và bệnh virus = Số cây bị hại/tổng số cây theo dõi.
Các loại bệnh còn lại mức độ bị hại: Đánh giá theo thang điểm từ 0-5 của Trung tâm Rau Châu Á (AVRDC), cụ thể như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 Điểm 0: Không bị bệnh; Điểm 1: <10% diện tích bị bệnh;
Điểm 2: 10-24% diện tích bị bệnh; Điểm 3: 25-49% diện tích bị bệnh;
Điểm 4: 50-74% diện tích bị bệnh; Điểm 5: >75% diện tích bị bệnh.
5) Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất - Tổng số quả/cây (Quả).
- Khối lượng trung bình quả (Gam).
- Năng suất cá thể: Số quả/cây x Khối lượng trung bình quả (Kg/cây).
- Năng suất lý thuyết ô: Năng suất cá thể x Số cây/ô (Kg/ô).
- Năng suất thực thu ô : Năng suất thu được trên ô thí nghiệm (Kg/ô).
- Năng suất quy ra 1000m2 (tạ/1000m2).
6) Các chỉ tiêu về đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả - Đặc điểm cấu trúc quả:
+ Kích thước quả: Đường kính quả, chiều dài quả (Cm).
+ Số ngăn hạt (Ngăn).
+ Độ dày thịt quả (Cm).
- Các chỉ tiêu hóa sinh:
+ Độ Brix
+ Hàm lượng chất khô + Hàm lượng đường + Vitamin C
7) Hiệu quả kinh tế (Nội dung 3):
- Tổng chi (Đồng/1000 m2) - Tổng thu (Đồng/1000 m2) - Lãi thuần (Đồng/1000 m2) 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và chương trình Excel 2003.