PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng, phát triển
Giống ớt ngọt Israel 1 là giống sinh trưởng phát triển khỏe, cho năng suất rất cao, vì thế cần cung cấp cho cây một lượng phân bón thúc hợp lý và cân đối.
Với việc canh tác trong nhà mái che và hệ thống tưới nhỏ giọt, chúng tôi lựa chọn 3 loại phân bón thúc tổng hợp hòa tan cao cấp để bón thúc cho giống ớt ngọt Israel 1 ở vụ thu đông 2013 tại Gia Lộc - Hải Dương lần lượt là: NPK (15:5:22 +TE) (đối chứng); NPK (23:10:12 +TE) và NPK (13:13:13 +TE).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47 4.3.1. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng phát triển của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của giống ớt ngọt Israel 1 với các mức phân bón khác nhau là có sự khác nhau. Với các chỉ tiêu theo dõi gồm chiều cao thân chính, số lá trên thân chính, chiều cao cây cuối cùng và cấp độ phân cành. Kết quả được trình bày ở bảng 4.14:
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến sinh trưởng phát triển của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Giống Chiều cao thân chính
(Cm)
Số lá trên thân chính
(Lá)
CCC cuối cùng (Cm)
Cấp độ phân cành (Cấp) CT1: (đ/c)
NPK (15: 5: 22 +TE) 15,5 14,0 75,2 3,8
CT2:
NPK (23:10:12 +TE) 16,9 14,6 72,3 4,4
CT3:
NPK (13:13:13 +TE) 15,2 13,8 79,3 4,0
Kết quả bảng 4.14 cho thấy công thức phân bón NPK nào có lượng đạm cao hơn thì chiều cao thân chính của giống ớt ngọt Israel 1 cũng cao hơn, chiều cao thân chính đạt 16,9 cm khi sử dụng phân bón NPK (23:10:12 +TE).
Và chiều cao thân chính cũng giảm dần khi lượng đạm trong công thức phân bón NPK giảm đi, giảm xuống còn 15,5 cm khi bón NPK (15:5:22 +TE) và 15,2 cm khi bón NPK (13:13:13 +TE).
Số lá trên thân chính cũng tỉ lệ thuận với chiều cao thân chính, theo đó thì số lá trên thân chính của ớt ngọt Israel 1 đạt cao nhất 14,6 lá ở công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) và thấp nhất 13,8 lá ở công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE).
Chỉ tiêu theo dõi tiếp theo là chiều cao cây cuối cùng của giống ớt ngọt Israel 1 khi bón 3 loại phân NPK trên. Kết quả bảng 4.14 cho thấy chiều cao cây cuối cùng tỉ lệ nghịch với chiều cao thân chính, tức là công thức phân bón cho chiều cao thân chính cao nhất thì lại cho chiều cao cây cuối cùng thấp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 nhất và ngược lại, chiều cao cây cuối cùng của giống ớt ngọt Israel 1 đạt cao nhất 79,3 cm ở công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE) và thấp nhất 72,3 cm ở công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE). Điều này cho thấy khi sử dụng phân bón NPK với tỉ lệ N:P:K cân đối sẽ giúp ớt ngọt Israel 1 sinh trưởng phát triển tốt hơn. Còn công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) có lượng đạm cao khi bón cho toàn bộ quá trình sinh trưởng sẽ làm ớt ngọt Israel phát triển cành, lá quá nhiều nên ảnh hưởng đến chiều cao cây cuối cùng.
4.3.2. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến thời gian ra hoa đậu quả giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Việc sử dụng phân bón thúc tổng hợp NPK dạng dung dịch là một lợi thế cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn việc sử dụng các loại phân đơn. Tuy nhiên, lượng đạm, lân và kali của mỗi loại phân khác nhau sẽ cho kết quả đối với cây trồng là khác nhau. Bảng 4.14 là kết quả theo dõi ảnh hưởng của ba loại phân trên đến thời gian ra hoa đậu quả quả giống ớt ngọt Israel 1:
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến thời gian ra hoa đậu quả giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Công thức Thời gian ra hoa
sau trồng (ngày) Thời gian thu quả
đầu sau trồng (ngày) Thời gian kết thúc thu hoạch (ngày) CT1: (đ/c)
NPK (15: 5: 22 +TE) 35 102 135
CT2:
NPK (23:10:12 +TE) 32 109 130
CT3:
NPK (13:13:13 +TE) 35 105 147
Kết quả bảng 4.15 cho thấy khi bón thúc NPK (23:10:12 +TE) ớt ngọt Israel 1 ra hoa sau trồng sớm hơn (32 ngày), thời gian thu quả đầu sau trồng lâu hơn (109 ngày) nhưng lại kết thúc thu hoạch nhanh hơn (130 ngày) so với 2 công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) và đối chứng NPK (15:5:22 +TE).
Loại phân bón này có lượng đạm cao hơn 2 công thức còn lại nên cây ớt ngọt ở giai đoạn đầu sinh trưởng thân lá tốt hơn, ra hoa sớm nhưng quả lâu chín
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 hơn và chín đồng loạt nên kết thúc sinh trưởng sớm hơn.
Công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE) với lượng đạm, lân, kali cân đối cây ớt ngọt Israel 1 ra hoa, thu quả đầu cũng như kết thúc thu hoạch tương đương với công thức đối chứng NPK (15:5:22 +TE).
4.3.3. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Phân bón là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của tất cả các loại cây trồng nói chung và ớt ngọt nói riêng. Mỗi loại phân bón đều có những ảnh hưởng nhất định đến sinh trưởng phát triển và năng suất của mỗi loại cây trồng.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của ba loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel trong nhà mái che được trình bày ở bảng 4.16:
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Công thức
Tỷ lệ đậu quả (%)
Tổng số quả/cây (quả)
KLTB quả (g)
NS cá thể (kg)
NSLT
(Tạ/1000m2) NSTT (Tạ/1000m2) CT1: (đ/c)
NPK (15:5:22+TE) 56,5 8,9 218,8 1,95 68,16 53,12 CT2:
NPK (23:10:12+TE) 52,3 8,4 215,1 1,81 63,24 50,59 CT3:
NPK (13:13:13+TE) 60,1 9,3 223,6 2,08 72,78 58,23
LSD (0,05) 1,74 0,108 5,0
CV (%) 0,4 2,8 5,2
Kết quả bảng 4.16 cho thấy: Công thức phân bón cho cây ớt ngọt Israel 1 có tỉ lệ đâu quả cao nhất là công thức 3 đạt 60,1% cao hơn công thức 1 đối chứng 3,6%, trong khi đó công thức 2 chỉ đạt 52,3% thấp hơn công thức 1 đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 chứng 4,2%. Điều đó cho thấy tỉ lệ N:P:K càng cân đối (CT3) thì cây ớt ngọt Israel 1 càng có tỉ lệ đậu quả cao.
Việc theo dõi cho kết quả tương tự đối với các chỉ tiêu tổng số quả trên cây và khối lượng trung bình quả. Đây là 2 yếu tố quyết định năng suất của của mỗi cây. Việc bón loại phân bón NPK (13:13:13 +TE) thì cây ớt ngọt cho tổng số quả trên cây cao nhất (9,3 quả/cây) và khối lượng trung bình quả cũng cao nhất (223,6 gam/quả). Chính vì thế năng suất cá thể cũng đạt cao nhất 2,08 kg/cây. Và kéo theo đó, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ớt ngọt Israel 1 khi sử dụng loại phân bón này cũng đạt cao nhất, lần lượt là 72,78 tạ/1000m2 và 58,24 tạ/1000m2 có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức phân bón đối chứng NPK (15:5:22 +TE) với năng suất lý thuyết và năng suất thực thu đạt 68,16 tạ/1000m2 và 53,12 tạ/1000m2. Và công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) cho kết quả thấp nhất (50,59 tạ/1000m2).
4.3.4. Ảnh hưởng của một số loại phân bón thúc đến chất lượng quả của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Phân bón thúc ảnh hưởng đến chất lượng của giống ớt ngọt Israel 1 thể hiện qua các chỉ tiêu về thành phần cấu trúc quả, kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.17:
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của một số loại phân bón thúc đến chất lượng quả của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Công thức Khối lượng phần không ăn được (g)
Khối lượng thịt
quả (g)
Tỷ lệ thịt quả
(%)
Độ dày thịt quả
(mm)
Độ Brix (%) CT1: (đ/c)
NPK (15: 5: 22 +TE) 50,80 168,45 76,82 8,6 7,0 CT2:
NPK (23:10:12 +TE) 64,90 160,50 71,21 8,0 6,7
CT3:
NPK (13:13:13 +TE) 47,35 170,70 78,28 8,8 7,2
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Kết quả bảng 4.17 cho thấy công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE) khi bón thúc cho ớt ngọt Israel 1 thì quả ớt dày cùi hơn (8,8 mm), khối lượng thịt quả nhiều hơn (170,70 gam/quả) do đó tỷ lệ thịt quả cũng cao hơn (78,28%) so với 2 công thức phân bón còn lại; độ Brix cũng đạt cao nhất (7,2
%). Đặc biệt các chỉ tiêu này của công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) đều thấp hơn công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE) và công thức phân bón đối chứng NPK (15:5:22 +TE). Điều đó chứng tỏ tỷ lệ N:P:K cân đối thì chất lượng quả là tốt nhất.
4.3.5. Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến tình hình bệnh hại trên giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Giống ớt ngọt Israel 1 trồng ở vụ Thu đông năm 2013 chủ yếu bị nhiễm ba loại bệnh hại chủ yếu là phấn trắng, thán thư và héo xanh vi khuẩn, mức độ nhiễm bệnh khi sử dụng các loại phân bón thúc khác nhau là khác nhau, được thể hiện ở bảng 4.18:
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của 1 số loại phân bón thúc đến tình hình bệnh hại trên giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che
Công thức Bệnh phấn trắng (điểm)
Bệnh thán thư (điểm)
Bệnh héo xanh vi khuẩn (%) CT1: (đ/c)
NPK (15: 5: 22 +TE) 1 2 2,5
CT2:
NPK (23:10:12 +TE) 2 2 3,8
CT3:
NPK (13:13:13 +TE) 1 1 2,0
Kết quả nhận thấy ở cả ba công thức phân bón thì ớt ngọt Israel 1 chỉ bị nhiễm các loại bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Theo dõi thấy công thức phân bón NPK (13:13:13 +TE) khi bón thúc cho cây ớt ngọt thì mức độ nhiễm các loại bệnh hại là nhỏ nhất. Cây ớt xanh vừa, thân lá phát triển vừa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 phải, khỏe. Ở công thức phân bón NPK (23:10:12 +TE) khi bón thúc cho ớt ngọt thấy thân lá xanh đậm, xum xuê vì lượng đạm trong phân nhiều nên cây sinh trưởng quá mức, bị nhiễm các loại bệnh hại ở mức cao hơn 2 công thức còn lại.
4.3.6. Hiệu quả kinh tế của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che khi sử dụng các loại phân bón NPK khác nhau
Để biết được hiệu quả kinh tế của giống ớt ngọt Israel 1 khi bón các loại phân bón thúc NPK khác nhau, chúng tôi tiến hành tính toán và thu được kết quả ở bảng 4.19:
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế của giống ớt ngọt Israel 1 trong nhà mái che khi sử dụng các loại phân bón NPK khác nhau
Công thức NSTT
(kg/1000m2) Giá bán
(đồng/kg) Tổng chi
(đồng) Tổng thu
(đồng) Lãi thuần (đồng) CT1: (đ/c)
NPK (15: 5: 22 +TE)
5312 20.000 77.600.000 106.240.000 28.640.000 CT2:
NPK (23:10:12 +TE)
5059 20.000 67.340.000 101.180.000 33.840.000 CT3:
NPK (13:13:13 +TE)
5823 20.000 67.300.000 116.460.000 49.160.000
Kết quả bảng 4.19 cho thấy khi sử dụng loại phân bón NPK (13:13:13 +TE) để bón thúc cho ớt ngọt Israel 1 không những cho năng suất cao, chất lượng quả tốt mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi thuần đạt 49.160.000 đồng/1000m2. Do chi phí đầu tư cho ớt ngọt khi sử dụng loại phân bón này là thấp nhất (cụ thể xem chi tiết tại phụ lục) và năng suất đạt cao nhất nên lãi thuần cũng đạt cao nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Khi sử dụng loại phân bón NPK (23:10:12 +TE) để bón thúc cho ớt ngọt Israel 1 mặc dù cho năng suất thấp nhất nhưng chi phí đầu tư vừa phải (cụ thể xem chi tiết tại phụ lục) nên vẫn cho thu nhập khá và lãi thuần đạt 33.840.000 đồng/1000m2.
Lãi thuần đạt thấp nhất khi sử dụng loại phân bón NPK (15: 5: 22 +TE) để bón cho ớt ngọt Israel 1 mặc dù cho năng suất tương đối cao 5312 kg/1000m2 nhưng do chi phí đầu tư cao hơn hẳn 2 loại phân còn lại (cụ thể xem chi tiết tại phụ lục) nên lãi thuần đạt thấp nhất.