1.Lý do chọn đề tàiHội nhập kinh tế quốc tế. là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới. Xu thế này đã và đang diến ra ngày càng sâu rộng, nó mang lại những cơ hội góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của các nước trên thế giới, cùng với đó là những thách thức không nhỏ cho từng quốc gia trong thời gian qua. Đòi hỏi từngquốc gia cần phải chủ động và tích cực tham gia để khai thác hiệu quả các lợi thế của đất nước, học hỏi kinh nghiệm, để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đạt được vị trí thuận lợi. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở những nước được thực hiện thông qua việc mở rộng thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế,...Trong đó, hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển nhanh. Nhập khẩu để bù đắp các mặt hàng còn thiếu mà nền kinh tế chưa sản xuất được. hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hiện nay, nhập khẩu phôi, phế liệu thép là nhu cầu cần thiết và phù hợp đối với sự nghiệp xây dựng và kiến tạo đất nước ta. Việc nhập khẩu phôi phế liệu thép là để bổ sung nguồn đầu vào cho những. đơn vị sản xuất thép tránh khỏi tình trạng sản xuất bị đình trệ do. thiếu nguyên liệu đầu vào, góp phần tích cực vào sự ổn định và phát triển ngành luyện thép, từ đó thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. Với những ý nghĩa đó, em chọn đề tài Tình hình nhập khẩu phôi thép. và các biện pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phôi thép của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng làm nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình.
Trang 1- -Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài
TèNH HèNH NHẬP KHẨU PHễI THẫP VÀ CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHễI THẫP CỦA CễNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
Giáo viên hớng dẫn : Th.S Nguyễn Xuân Hng
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh
Mã sinh viên : CQ528658
Hà nội - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng báo cáo thực tập này là do chính tôi thực hiện Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực, không sao chép từ bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong chuyên đề đã được ghi rõ nguồn
Ngày 17 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn thị thanh
Trang 3Em xin chân thành cảm ơn Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế; Ban giám đốc; phòng Tài chính - Kế toán, phòng Tổ chức – Hành chính, phòng Xuát nhập khẩu,… của Công Ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Một lần nữa chúng em xin bày tỏ lòng biêt ơn sâu sắc về sự giúp đỡ này
Hà nội, ngày 17 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thanh
Trang 4MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 3
THÁI HƯNG 3
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 17
2.1.1 Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA) 17
2.1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) 18
2.1.3 Cam kết trong WTO 20
2.1.3.1 Quy chế tối huệ quốc (MFN) 20
2.1.3.2 Cam kết trong WTO 21
2.2.1 Quy trình nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 22
2.2.2 Kim ngạch nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 26
2.2.3 Cơ cấu nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 30
2.2.3.1 Theo thị trường 30
2.2.3.2 Theo mặt hàng 33
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 33
2.3.1 Thành công đạt được 33
2.3.2 Những hạn chế 35
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 39
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI 39
3.1.1 Bối cảnh thị trường thép thế giới hiện nay 39
3.1.2 Bối cảnh thị trường thép trong nước 44
3.1.3 Các dự báo về thị trường sắt thép 45
3.1.4 Các định hướng 48
3.1.4.1 Định hướng phát triển ngành thép của chính phủ Việt Nam đến năm 2025 48
3.1.4.2 Định hướng cho hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Công ty CPTM Thái Hưng 49
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 50
3.2.1 Từ phía nhà nước 50
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật 50
3.2.1.2 Điều chỉnh chiến lược phát triển ngành thép 51
3.2.1.3 Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp 52
3.2.2 Từ phía Tổng công ty 52
Trang 53.2.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kết hợp với các hình thức huy động 52
3.2.2.2 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 53
3.2.2.3 Đầu tư trang thiết bị, tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên 54
3.2.2.4 Tạo lập một hệ thống thu thập thông tin, phân tích dự báo 54
KẾT LUẬN 56
Trang 6DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACFTA ASEAN-China Free Trade Area
ASEAN Association of South East Asian Nations
BRIC Brazil, Russia, India, China
CEPT Chemically Enhanced Primary Treatment
CFR Code of Federal Regulations
CIF Cost Insurance and Freight
MENA Middle East and North Africa
NAFTA North America Free Trade Agreement
SNG Sodruzhestvo Nezavisimykh Gosudarstv
WTO World Trade Organization
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI 3
THÁI HƯNG 3
Bảng 1.1: Tình hình chung về lao động của công ty 13
CHƯƠNG 2 17
THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 17
2.1.1 Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA) 17
Bảng 2.1 Thuế suất cam kết của Việt Nam với mặt hàng sắt thép trong AFTA 18
2.1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) 18
Bảng 2.2 Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong ACFTA 19
Bảng 2.3 Thuế suất của Việt Nam với mặt hàng sẳt thép trong ACFTA 20
2.1.3 Cam kết trong WTO 20
2.1.3.1 Quy chế tối huệ quốc (MFN) 20
Bảng 2.4 Thuế MFN của Việt Nam đối với một số mặt hàng sắt thép 20
2.1.3.2 Cam kết trong WTO 21
Bảng 2.5 Thuế suất cam kết của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong WTO 21
Biểu đồ 2.1 Lộ trình giảm thuế của một số mặt hàng sẳt thép trong WTO 21
2.2.1 Quy trình nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 22
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu của công ty CPTM Thái Hưng 22
2.2.2 Kim ngạch nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 26
Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng, 26
giai đoạn 2009 – 2013 26
Biểu đồ 2.2 Kim ngạch nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng, giai đoạn 2009 – 2013 27
2.2.3 Cơ cấu nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 30
2.2.3.1 Theo thị trường 30
Bảng 2.7 Thị trường nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 31
Biểu đồ 2.3 Thị trường nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng 31
Biểu đồ 2.4 Thị phần sản xuất phôi thép trên toàn thế giới năm 2013 32
2.2.3.2 Theo mặt hàng 33
Biểu đồ 2.5 Cơ cấu nhập khẩu phôi thép theo mặt hàng của công ty, tính đến năm 2013 33
Bảng 2.8 Nhu cầu tiêu thụ thép từ năm 2009 đến năm 2013 33
Đơn vị: nghìn tấn 33
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 33
2.3.1 Thành công đạt được 33
2.3.2 Những hạn chế 35
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 39
Trang 83.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NGÀNH
THÉP TRONG NHỮNG NĂM TỚI 39
3.1.1 Bối cảnh thị trường thép thế giới hiện nay 39
Bảng 3.1: Tiêu dùng thép thế giới năm 2013 của Hiệp hội thép thế giới 41
Biểu đồ 3.2 Chỉ số giá quặng sắt Trung Quốc từ 20/12/2012 đến 20/12/2013 42
3.1.2 Bối cảnh thị trường thép trong nước 44
Biểu đồ 3.3 Diễn biến giá thép trong nước từ tháng 3/2010 tới tháng 12/2013 45
3.1.3 Các dự báo về thị trường sắt thép 45
Biểu đồ 3.4 Diễn biến giá thép các bon trung bình thế giới của MEPS từ 2008 đến 2017 47
3.1.4 Các định hướng 48
3.1.4.1 Định hướng phát triển ngành thép của chính phủ Việt Nam đến năm 2025 48
3.1.4.2 Định hướng cho hoạt động nhập khẩu phôi thép tại Công ty CPTM Thái Hưng 49
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG 50
3.2.1 Từ phía nhà nước 50
3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật 50
3.2.1.2 Điều chỉnh chiến lược phát triển ngành thép 51
3.2.1.3 Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp 52
3.2.2 Từ phía Tổng công ty 52
3.2.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kết hợp với các hình thức huy động 52
3.2.2.2 Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên 53
3.2.2.3 Đầu tư trang thiết bị, tạo môi trường làm việc tốt cho cán bộ công nhân viên 54
3.2.2.4 Tạo lập một hệ thống thu thập thông tin, phân tích dự báo 54
KẾT LUẬN 56
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới Xu thế này đã và đang diến ra ngày càng sâu rộng, nó mang lại những cơ hội góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển của các nước trên thế giới, cùng với đó là những thách thức không nhỏ cho từng quốc gia trong thời gian qua Đòi hỏi từngquốc gia cần phải chủ động và tích cực tham gia để khai thác hiệu quả các lợi thế của đất nước, học hỏi kinh nghiệm, để hoàn thành các mục tiêu đề ra, đạt được
vị trí thuận lợi
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở những nước được thực hiện thông qua việc mở rộng thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, Trong đó, hoạt động nhập khẩu có vai trò quan trọng hơn cả, là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển nhanh Nhập khẩu để bù đắp các mặt hàng còn thiếu mà nền kinh tế chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước
Hiện nay, nhập khẩu phôi, phế liệu thép là nhu cầu cần thiết và phù hợp đối với sự nghiệp xây dựng và kiến tạo đất nước ta Việc nhập khẩu phôi phế liệu thép
là để bổ sung nguồn đầu vào cho những đơn vị sản xuất thép tránh khỏi tình trạng sản xuất bị đình trệ do thiếu nguyên liệu đầu vào, góp phần tích cực vào sự ổn định
và phát triển ngành luyện thép, từ đó thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá, Hiện đại
hoá đất nước Với những ý nghĩa đó, em chọn đề tài "Tình hình nhập khẩu phôi thép và các biện pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phôi thép của Công ty
Cổ phần Thương mại Thái Hưng" làm nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của
Tìm hiểu tổng quan về Công ty CPTM Thái Hưng
Phân tích thực trạng nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng
Trang 103.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung nghiên cứu hoạt động nhập
khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng từ năm 2009 đến 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong bài viết có sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, đánh giá, quy nạp, diễn dịch và định tính có kết hợp với nghiên cứu một số trường hợp điển hình
5 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kết cấu chuyên đề bao gồm 3 chương sau:
Chương 1 Tổng quan về Công ty CPTM Thái Hưng
Chương 2 Thực trạng nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Chương 3 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI
THÁI HƯNG
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CPTM THÁI HƯNG
1.1.1 Giới thiệu chung
Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng
Tên giao dịch quốc tế: Thai Hung Trading Joint-stock Company
Trụ sở: Tổ 14 – Phường Gia Sàng – Thành phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
Điện thoại: (0280) 3855 276 – 3858405 / Fax: (0280) 3858 404
Web: www.thaihung.com.vn – Email: info.tn@thaihung.com.vn
Chủ tịch HĐQT: Ông Nguyễn Quốc Thái
Tổng giám đốc: Bà Nguyễn Thị Cải
Logo của công ty:
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ kim khí Thái Hưng,được thành lập ngày 22/5/1993, đến năm 2003, chuyển đổi và hoạt động theo mô hình công ty cổ phần
Năm 2003, thành lập chi nhánh tại Tỉnh Quảng Ninh và Tỉnh Hưng Yên Đồng thời, thành lập Công ty Cổ phần Lâm sản Thái Nguyên tại Tỉnh Thái Nguyên
Năm 2007, thành lập Công ty Cổ phần BCH –Nhà máy sản xuất phôi thép Thái Hưng ở Tỉnh Hải Dương
Năm 2009, thành lập Công ty Cổ phần Khách sạn Cao Bắc tại Tỉnh Thái Nguyên
Năm 2010, thành lập Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội và văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng ở Tỉnh Hải Dương
Trang 12Năm 2011, thành lập Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên tại Tỉnh Thái Nguyên.
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY1.2.1 Ban lãnh đạo Công ty CPTM Thái Hưng
Ban lãnh đạo công ty bao gồm:
Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Quốc Thái
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Tổng giám đốc
Tổng giám đốc: Bà Nguyễn Thị Cải
Tổng giám đốc là người đại diện pháp lý của công ty là người điều hành hoạt động Kinh doanh hàng ngày của công ty chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao, là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định hiện hành Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của tổng giám đốc được tổng giám đốc phân công phụ trách quản lý, điều hành các hoạt động chuyên trách của công ty, giúp tổng giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất tháng, qúy, năm của công ty, cân đối nhiệm vụ, kế hoạch giao cho các phân xưởng, đội chỉ đạo sản xuất hàng ngày, tuần, tháng
Phó tổng giám đốc bao gồm:
- Phó tổng giám đốc kinh doanh: ThS Nguyễn Thị Vinh
- Phó tổng giám đốc tài chính: ThS Nguyễn Thị Quy
- Phó tổng giám đốc tổ chức: ThS Lê Hồng Khuê
- Phó tổng giám đốc vật tư thiết bị: ThS Trịnh Gia Tâm
- Phó tổng giám đốc sản xuất: ThS Nguyễn Văn Tuấn
Trang 131.2.2 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng
Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính
Trang 14b Nhiệm vụ
- Tiếp nhận các chính sách, pháp luật của Nhà nước Tham mưu cho HĐQT, Tổng giám đốc về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, định biên lao động, tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật lao động, BHXH theo chế độ hiện hành, các biện pháp tạo động lực trong lao động, hỗ trợ các bộ phận chức năng về tổ chức hành chính quản trị
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong công ty để triển khai các mặt công tác về tổ chức
- Lập kế hoạch về cung ứng nhân lực, tuyển dụng, đào tạo hàng năm theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và Nghị quyết của HĐQT
- Tổ chức và kiểm soát việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân sự
- Quản lý hồ sơ tài liệu về tổ chức, lao động tiền lương, tuyển dụng, đào tạo Kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện Nghị quyết của HĐQT, các quy định của công ty đối với người lao động
b Nhiệm vụ
- Chịu trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường xuất khẩu Xây dựng phương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng, trình Tổng giám đốc phê duyệt
- Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả
- Tham gia nghiên cứu, thiết kế và ban hành mẫu mã sản phẩm Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm và các hoạt động xúc tiến thương mại theo kế hoạch được Tổng giám đốc phê duyệt
- Căn cứ kế hoạch sản xuất hàng tháng của công ty, nhu cầu của thị trường lập các đơn hàng sản xuất sản phẩm hàng tuần đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và đạt hiệu quả trong công tác bán hàng
Trang 15- Căn cứ kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm của Tổng công ty, xây dựng kế hoạch mua sắm và cung ứng các loại vật tư, nguyên liệu đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và dự trữ theo định mức quy định.
1.2.2.3 Phòng Xuất nhập khẩu
Trưởng phòng: Ông Lê Thành Thực
Phòng kế hoạch xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh
tế thương mại trong nước và ngoài nước, có trách nhiệm lập các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu của công ty, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý việc cung ứng vật tư Đồng thời xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, điều chỉnh hoạt động kế hoạnh sản xuất kinh doanh, cân đối đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, kiểm tra xác nhận mức hoàn thành kế hoạch, quyết toán vật tư cấp phát và sản phẩm nhập kho đối với các phân xưởng, tổ chức việc vận chuyển chuyên chở sản phẩm hàng hoá, vật tư đạt hiệu quả cao nhất
- Xây dựng kế hoạch kế toán- tài chính hàng năm theo Nghị quyết cùa HĐQT, cân đối với kế hoạch lưu chuyển hàng hóa
- Quản lý vốn và sử dụng mục đích mà HĐQT- Tổng Giám Đốc đã đề ra, quản lý ngân quỹ thu chi của toàn công ty
- Chủ trì phối hợp với các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc trong việc triển khai, hướng dẫn công tác tài chính - kế toán
1.2.2.5 Ban đổi mới và phát triển
a Chức năng
Ban đổi mới và phát triển có chức năng xây dựng chiến lược sản phẩm của công ty, quản lý các việc các hoạt động của công ty
b Nhiệm vụ
Trang 16Ban có nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận, phân tích các thông tin khoa học kinh
tế mới nhất, và xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của sản phẩm Tiến hành nghiên cứu chế tạo thử nghiệm sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá, quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty Và
tổ chức các cuộc kiểm tra xác định trình độ, tay nghề của công nhân viên vv…
1.2.2.6 Ban kiểm tra nội bộ
Ban kiểm tra nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hiệu quả của các hoạt động tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính và việc thực hiện các quy định quy chế của công ty
1.2.3 Các đơn vị thành viên
Công ty đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con Hiện tại, công ty có 6 Phòng, Ban nghiệp vụ và 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc
1.2.3.1 Công ty cổ phần BCH - Nhà máy sản xuất phôi thép Thái Hưng
Địa chỉ: km 77 + 500, Quốc lộ 5, Xã Kim Lương,Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương
Điện thoại: 0302 3560.640
Fax: 0320.3560.642
Website: www.thaihung.com.vn
Email: info.tn@thaihung.com.vn
Được thành lậptheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0800286887 do
sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương cấp lần đầu ngày 05/9/2007 (Thay đổi lần thứ tư ngày: 27/12/2)
MST: 0800286887
Tài khoản số: 0341001753464 Tại: Ngân hàng ngoại thương Hải Dương
Chủ tài khoản: Ông Nguyễn Văn Tuấn– Chức vụ: Tổng giám đốc
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chủ yếu là sản xuất, mua bán phôi thép; sản xuất, mua bán, gia công kim loại;khai thác, mua bán, chế biến khoáng sản (quặng sắt, quặng mangan, bô xít nhôm, Ferô, than cốc, than điện cực); kinh doanh dịch vụ kho bãi;dịch vụ cân thuê hàng hoá; mua bán ôtô, xe máy; thiết bị máy công trình; sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng
…
1.2.3.2 Công ty TNHH TM Thái Hưng – Hưng Yên
Trang 17Địa chỉ: Xã Giai Phạm -Huyện Yên Mỹ - Tỉnh Hưng Yên.
Tài khoản: 46610000020313 tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hưng Yên
26266419 tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
034704066686686 tại NH Thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam –CN Thái Nguyên
Đại diện: Ông Nguyễn Công Miến - Chức vụ: Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh:
- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép và phế liệu kim loại, xi măng, xăng dầu
- Sản xuất gia công cơ khí phục vụ cho xây dựng công trình dân dụng
- Sản xuất gia công kết cấu thép
- Xuất nhập khẩu phôi thép, thép phế liệu và các sản phẩm thép
- Vận tải hàng hoá và hành khách bằng đường bộ
1.2.3.4 Công ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội
Địa chỉ: 136 Phạm Văn Đồng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội
Trang 18Ngành nghề kinh doanh chính của ông ty như sau:
- Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí sắt thép và phế liệu kim loại, xi măng, xăng dầu, ngói lợp các loại, vật liệu điện, quặng, kim loại Mangan; Xuất nhập khẩu phôi thép và các loại sản phẩm thép; mua bán xuất nhập khẩu than cốc, than điện cực, ôtô các loại
- Kinh doanh bất động sản, khách sạn
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, sản xuất, gia công cơ khí phục vụ cho xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Sản xuất và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép
- Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ(bao gồm cả vận chuyển khách
du lịch); Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác)
- Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi, nhà xưởng, kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hóa thể thao giải trí
- Khai thác, sản xuất, gia công, chế biến mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng
1.2.3.5 Chi nhánh Quảng Ninh
Địa chỉ: KCN Cái Lân thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh
Với các ngành nghề kinh doanh:
Trang 19- Kinh doanh hàng kim khí, vật liệu xây dựng, vận tải hàng hóa, XNK phôi thép và các sản phẩm thép.
- Kinh doanh dịch vụ cân và cho thuê kho bãi
- Sản xuất, mua bán và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép
- Sản xuất gia công cơ khí phục vụ xây dựng dân dụng, công nghiệp
1.2.3.6 Công ty Cổ phần Phát hành sách Thái Nguyên
Địa chỉ: 65 Đường Hoàng Văn Thụ - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái
Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên
1.2.3.8 Công ty Cổ phần Lâm sản Thái Nguyên
Địa chỉ: Xã Đồng Bẩm - TP Thái Nguyên - Thái Nguyên
- Kinh doanh gỗ nhập khẩu các loại
1.2.3.9 Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng
Trang 20Địa chỉ: Khu du lịch sinh thái Hà Hải - Phố Hồng Châu, Khu 10 - Phường Hải Tân, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương
1.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY1.3.1 Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1.1 Tình hình nguồn nhân lực
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, song đây là yếu tố đặc biệt vì nó liên quan đến con người,là yếu tố quan trọng quyết định tới mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Do vậy, việc phân tích lao động và tiền lương có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế và mặt xã hội
Theo báo cáo tổng hợp chất lượng cán bộ công nhân lao động đến hết năm
2012 công ty có 1.075 cán bộ, công nhân viên và đến hết năm 2013 công ty có
978 cán bộ, công nhân viên được tổng hợp về cơ cấu số lượng và chất lượng lao động trong bảng như sau:
Trang 21Bảng 1.1: Tình hình chung về lao động của công ty
Trang 22Năm 2013 số công nhân nữ tăng nhẹ (tăng 2,64% so với năm 2012) do công
ty có mở rộng quy mô nên cần công nhân nữ phục vụ ở các bộ phân như nấu cơm cho các công nhân, tạp vụ….và có tuyển thêm nhân viên nữ vào bộ phận kế toán thủ kho và bộ phân thanh toán hàng hóa cho khác hàng Số công nhân nam có xu hướng giảm từ 856 công nhân (2012) xuống 753 công nhân (2013)
b Theo trình độ văn hóa
Lao động trong công ty chủ yếu có trình độ trung học phổ thông(794 người chiếm 73,86% năm 2012 và 729 người chiếm 74,54% năm 2013) phản ánh trình độ văn hóa của cán bộ, công nhân viên trong công ty là khá cao
Bên cạnh đó, số công nhân có trình độ tiểu học và trung học phổ thông có xu hướng giảm qua 2 năm (trình độ tiểu học giảm:0,11% và trình độ trung học cơ sở giảm: 0,47%) cho thấy trình độ văn hóa hóa của công nhân ngày được nâng cao phù hợp với những yêu cầu của công việc
c Theo trình độ chuyên môn
Trình độ lao động chủ yếu là đào tạo nghề như cao đẳng nghề, trung cấp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề….(603 người, chiếm 56,1% năm 2012 và 519 người, chiếm 53,07% năm 2013) Lao động không có nghề chiếm tỷ lệ khá cao(24.36% năm 2012 và 25,46% năm 2013)
Cán bộ trình độ thạc sỹ năm 2012 là 13 người (chiếm 1,21%) và năm
2013 là 12 người (chiếm 1,23%) không nhiều nhưng cũng phán ánh việc chú trọng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong công ty Hiện nay, nhiều cán bộ công ty đang tiếp tục nâng cao trình độ phù hợp hơn với quy mô công ty và yêu cầu của công việc Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty tương đối hợp lý,phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình
d Theo độ tuổi
Phần độ tuổi chiếm đa số là dưới 30: 516 người chiếm 52,19% năm 2012 chứng tỏ lao động trông công ty đang dần được trẻ hóa giúp tạo ra cho công ty một đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, nang động trong công việc nhưng có xu hướng giảm vào năm 2013 xuống còn 447 người chiếm 45,71%
Ở độ tuổi có thâm niên nghề cao hơn thì qua 2 nămđều tăng, độ tuổi từ 30-40 tăng 3,43%; độ tuổi 40-50 tăng 2,27% và độ tuổi trên 50 tăng 0,78% cho thấy lao động có tay nghề của công ty tăng dần qua từng năm
1.3.1.2 Tình hình tài chính
Cũng do chú trọng đến nguồn lực con người và hoạt động theo phương châm: "Giao hàng đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, đúng thời gian và vận chuyển đến tận chân công trình" nên tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công ty luôn đạt từ 30- 50% Đặc biệt, nếu như trong năm 2009, tổng doanh thu của
Trang 23công ty mới đạt trên 2.486 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 85 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho hơn 300 lao động với mức lượngbình quân 1,6 triệu đồng/tháng, thì đến năm 2013, công ty đã đạt tổng doanh thu 15.000 tỷ đồng, nộp ngân sách 468
tỷ đồng, bảo đảm việc làm ổn định cho toàn bộ lao động với mức thu nhập bình quân đạt trên 4 triệu đồng/tháng; nộp ngân sách Nhà nước gần 100 tỷ đồng;bảo đảm mức lương bình quân trên 4,7 triệu đồng/tháng
1.3.2 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Với các thế mạnh sản xuất kinh doanh (SXKD) các mặt hàng: sắt thép; xi măng; xăng dầu; vận tải đường bộ; nhập khẩu phôi thép; gia công kết cấu; xây dựng
và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh sách, văn phòng phẩm; dịch vụ nhà hàng khách sạn; sản xuất phôi thép và sản xuất cốp pha thép; chế biến lâm sản
Bảng 1.2 Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CPTM
Thái Hưng
1
Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim
loại, xi măng, xăng dầu, ngói lợp các loại, vật liệu điện, thiết bị
phuch tùng máy móc, quặng kim loại Mangan, Fero Mangan,
xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm
4661; 4662; 4663; 4651; 4652; 4653; 4669
2 Mua bán, xuất nhập khẩu than cốc, than cực điện, ô tô các loại,
máy móc thiết bị phục vụngành công nghiệp, xây dựng
4551; 4659; 4661
3 Sản xuất, mua bán và cho thuê giàn giáo, cốp pha thép 2511; 4663;
4 Kinh doanh bất động sản, khách sạn, cho thuê máy móc, thiết bị,
phương tiện vận chuyển và các động sản khác
6810
5 Mua bán rượu bia, thuốc lá, nước giải khát, bánh kẹo, văn phòng phẩm 4632; 4633; 4634
6 Sửa chữa, cải tạo, hoán cải, đóng mới thùng bệ ô tô 3315
7 Xây dựng dân dụng, công nghiệp 4100; 4290
8 Sản xuất gia công cơ khí phục vụ cho xây dựng dân dụng, công nghiệp 2592
9 Vận tải hang hóa và hhành khách đường bộ (bao gồm cả vận
chuyển khách du lịch)
4933
10 Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi 5210; 5224
11 Kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hóa thể thao, giải trí 9319
12 Khai thác, sản xuất, gia công chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu
vật liệu xây dựng
0810; 2394; 2391; 2392
Nguồn: Phòng Kinh doanh
Với nhữn thành tựu đã đạt được trong 20 năm xây dựng và phát triển, Thái Hưng quyết tâm xây dựng “Ngôi nhà chung” ngày càng to đẹp hơn trên con đường hội nhập quốc tế.
Trang 241.3.3 Khái quát kết quả kinh doanh của Công ty CPTM Thái Hưng trong thời gian qua
Doanh nghiệp dịch vụ kim khíThái Hưng khởi nghiệp chỉ với 82 triệu đồng tiền vốn và 32m2 mặt bằng vừa làm văn phòng, vừa làm kho, cùng với 9 nhân viên
Sau 10 năm xây dựng và phát triển,năm 2003 nhận thức được sự phát triển của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt này, cần có những nguồn vốn mới, cần có những nguồn nhân lực quý giá Chủ doanh nghiệp và các cổ đông góp vốn thành lập Công ty Cổ phần, được đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 28/3/2003đến nay công ty đã thay đổi lần thứ 14 với số Giấy chứng nhận đăng ký vào ngày 15/7/2011 Với số vốn điều lệ là 500.000.000.000(đ)
Qua quá trình xây dựng và phát triển, công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường Thương hiệu Thái Hưng là một trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước.Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” qua các năm từ 2006 đến nay, xếp hạng trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
Năm 2009, Thái Hưng đã lọt vào Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn, nhất Việt Nam do Đại học Havard và báo điện tử Vietnamnet bình chọn
Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo và sự năng động, nhiệ tình của đội ngũ cán bộ công nhân lao động,công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tin cậy, thủy chung với gần 1.000 đối tác, khách hàng trong cả nước
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPTM Thái Hưng
3 Tổng lợi nhuận trước thuế 172.230.574.247 17.642.601.474 20.564.459.567 20.974.467.563
4 Lợi nhuận sau thuế 131.864.392.115 13.462.922.349 15.698.464.557 16.006.465.577
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty
Có thể nói, với những kết quả SXKD đã đạt được cùng với những trải nghiệm từ thực tế sẽ tạo đà vững chắc, để Công ty CPTM Thái Hưng sớm trở thành một trong nhữngtập đoàn kinh tế mạnh của đất nước
Trang 25CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
2.1 NHỮNG CAM KẾT CỦA NGÀNH THÉP TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
Là một, trong những ngành công nghiệp được bảo hộ trong một thời gian dài, ngành công nghiệp thép của Việt Nam đã và đang chụi sức ép lớn từ quá trình hội nhập, mà cụ thể là nhữngcam kết với các tổ chức mà Việt Nam là thành viên
Ngành thép phân sản phẩm thép thành hai loại:Mặt hàng nhạy cảm và mặt hàng thông thường Nhóm mặt hàng nhạy cảm bao gồm mặt hàng nhạy cảm thông thường và nhạy cảm cao
Nhóm nhạy cảm cao bao gồm :thép xây dựng làm bê tông cốt thép, thép hình tiết diện nhỏ, ống hàn ( do các doanh nghiệp trong nước sản xuất theo nhu cầu thị trường)
Nhóm các mặt hàng nhạy cảm thường của ngành thép là thép cán nguộn, phôi thép và thép mạ
Tiêu chuẩn phân loại nhay cảm cao và nhạy cảm vừa được dựa trên đánh giá
về diễn biến cung cầu thép tại thị trường nội địa Nếu năng lực sản xuất trong nước
có thể đáp ứng đủ nhu cầu thì nghành hàng đó được coi là nhạy cảm cao Nếu sản xuất trong nước, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu thì ngành hàng đó là nhạy cảm vừa Đối với các mặt hàng thép vừa được sản xuất tại Việt Nam vừa được những nhà sản xuất thép trong nước sử dụng như phôi thép thì sẽ có mức thuế suất thoả hiệp trung bình là 7%
2.1.1 Cam kết trong khu vực mậu dịch tự do (AFTA)
AFTA là khu mậu dịch tự do của các nước thuộc khối ASEAN Sự ra đời của AFTA nhằm mục đích tăng cường buôn bán trong nội khối,qua đó thúc đẩy sản xuất tăng trưởng và đòng thời biến ASEAN thành một địa điểm hấp dẫn nhà đầu tư ngoại khối Nhằm tiến tới hình thành khu vực mậu dịch tự do, nhữnh nước ASEAN
Trang 26Trong cam kết giữa các trong nước ASEAN, thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam
Bảng 2.1 Thuế suất cam kết của Việt Nam với mặt hàng sắt thép trong AFTA
Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong AFTA
Khi tham gia vào AFTA, Việt Nam phải tuân thủ các luật lệ chung của tổ chức này, trong đó, có những cam kết về thuế Riêng với phôi thép và thép xây dựng không có bất kỳ sự thay đổi nào về mức thuế suất vì trước thời điểm gia nhập AFTA hai mặt hàng này đã có mức thuế suất từ 0-5%
2.1.2 Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)
Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN– Trung Quốc được ký kết với mục tiêu thiết lập một khu mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN với Trung Quốc Trong cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam đối với mặt hàng thép trong khu vực ACFTA,,ngành thép có tổng số 446 mặt hàng, trong đó có 24 mặt hàng cam kết ở mức độ nhạy cảm cao và 11 mặt hàng nhạy cảm thông thường… Các mặt hàng nhạy cảm sẽ không có lộ trình cắt giảm hàng năm, nhưng Việt Nam phải cam kết cắt giảm xuốngthuế suất 20% vào năm 2015 và xuống 0 - 5% vào năm 2020 đối với nhứng mặt hàng nhạy cảm thông thường, các mặt hàng còn lại của ngành Thép được thực hiện cắt giảm theo lộ trình của các mặt hàng thong thường
Thuế suất và lộ trình cắt giảm mặt hàng thép của Việt Nam trong hiệp định ACFTA cụ thể như sau:
Trang 27Bảng 2.2 Lộ trình cắt giảm thuế suất của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép
trong ACFTA
X = thuế xuất
MFN áp dụng
Mức thuế suất ACFTA (%)
Ở thời điểm không muộn hơn 01/01 của năm
Nguồn: Cam kết trong ACFTA của Việt Nam
Đây là lộ trình cụ thể, cho từng mức thuế suất đã áp dụng MFN sẽ được cắt giảm từ năm 2005 cho đến 2015 sẽ đồng loạt xuống còn 0% Theo đó, cho đến năm
2015, thépViệt Nam sẽ phải áp dụng mức thuế 0% với các sản phẩm thép nhập vào
từ Trung Quốc
Riêng đối với hai mặt hàng phôi thếp và thép xây dựng, thì mức độ cam kết cắt giảm với Trung Quốc của Việt Nam là
Trang 28Bảng 2.3 Thuế suất của Việt Nam với mặt hàng sẳt thép trong ACFTA
Đơn vị tính : %
Mã HS Mô tả hàng hóa Thuế suất thời
điểm hiện tại
Thuế suất cam kết cắt giảm
Thời gian thực hiện
Nguồn: Cam kết của Việt Nam trong ACFTA
2.1.3 Cam kết trong WTO
2.1.3.1 Quy chế tối huệ quốc (MFN)
Quy chế tối huệ quốc(MFN): đối xử bình đẳng với những nước khác Theo quy chế này các quốc gia không được phân biệt đối xử, với những đối tác thương mại của mình Nếu trao cho một nước nào đó một đặc quyền thương mại, thì cũng phải đối xử tương tự như vậy với tất cả các nước thành viên còn lại của WTO Đây là nguyên tắc đặc biệt quan trọng vì nó được quy định ngay tại điều đầu tiên của Hiệp định chung về Thuế quan và thương mại, hiệp địnhđóng vai tròn điều tiết thương mại hàng hóa.Đây cũng là điều khoản ưu tiên của các Hiệp định quan trọng của WTO Thuế suất đối với phoi thép và thép xây dựng được Việt Nam áp dụng như sau:
Bảng 2.4 Thuế MFN của Việt Nam đối với một số mặt hàng sắt thép
Trang 292.1.3.2 Cam kết trong WTO
Quy tắc xuất xứ sẽ được áp dụng theo 3 quy tắc chung của WTO: Quy tắc chuyển đổi dòng thuế, quy tắc hàm lượng xuất xứ giá trị khu vực,quy tắc chuyển đổi cơ bản
Tùy theo từng điều kiện và loại mặt hàng cụ thể, mà quy tắc xuất xứ có thể lựa chọn một quy tắc hoặc kết hợp những quy tắc để tính
Về hạn ngạch thuế quan thì Việt Nam không áp dụng hạn nghạch thuế quan đối với các sản phẩm thép, mở cửa thị trường phân phối sản phẩm sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO Cụ thể các cam kết như sau:
Thép là nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp Do đó, các thành viên trong WTO, đã yêu cầu Việt Nam đàm phán tất cả các dòng thuế của sản phẩm thép Theo đó ,cam kết của Việt Nam đối với các sản phẩm thép là (tập trung vào thép xây dựng và phôi thép)
Bảng 2.5 Thuế suất cam kết của Việt Nam đối với mặt hàng sắt thép trong
Thuế suất cam kết cắt giảm (%)
Thời hạn thực hiện (năm)
so với mức thuế suất ban đầu
Theo cam kết này đến năm 2014, ngành thép sẽ phải đồng loạt cắt giảm thuế theo thoả thuận(cụ thể là với phôi thép cắt giảm từ 20% xuống còn 10%, thép xây dựng từ 40% giảm xuống còn 25%) Theo cam kết, sự cắt giảm thuế suất được thực hiện theo lộ trình nhất định Ta sẽ phân tích lộ trình này trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.1 Lộ trình giảm thuế của một số mặt hàng sẳt thép trong WTO
Trang 30Nguồn: Phòng XNK
Lộ trình cắt giảm được kéo dài đến năm 2014, và mức giảm sẽ được giảm đều hàng năm( mức cắt giảm như trong sơ đồ trên, mỗi năm thuế sẽ được giảm 2.5% với phôi thép và 3– 4% với thép xây dựng )
Bước cắt giảm đầu tiên tính từ ngày 01 tháng 01 của năm tiếp theo thời điểm gia nhập và chính thức trở thành thành viên WTO của Việt Nam Những bước cắt giảm sau đó được thực hiện từ ngày 01 tháng 01 hàng năm cho đến khi đạt được mức cam kết cuối cùng Tuy nhiên,mức thuế cam kết có thể được cắt giảm nhanh hơn lộ trình cắt giảm đèu hàng năm và được làm tròn đến số thập phân thứ nhất Theo lộ trình này, cho đến năm 2014, Việt Nam sẽ phải hoàn tất việc cắt giảm thuế với phôi thép và thép xây dựng
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU PHÔI THÉP CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG
2.2.1 Quy trình nhập khẩu phôi thép của Công ty CPTM Thái Hưng
Do tính chất phong phú và đa dạng của những đối tượng buôn bán quốc tế, các đơn vị kinh tế tham gia vào hoạt động nhập khẩu, cũng nhưcác quy định của nhà nước, nhập khẩu được biểu hiện dưới các hình thức sau: nhập khẩu ủy thác, nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu đấu thầu,….Nhưng do đặc điểm, tính chất của công ty, công ty chủ yếu nhập khẩu theo hình thức tự doanh, tức là công ty nhập khẩu với danh nghĩa và chi phí của mình, rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán hàng nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu của công ty CPTM Thái Hưng
Nghiên cứu
thị trường Lập phương án kinh doanh
Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng
Tổ chức thực hiện hợp đồng NK
Tổ chức triển khai bán hàng NK
Trang 31Nguồn: Phòng XNK Bước 1 Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là việc đầu tiên, quan trọng mà mỗi doanh nghiệp phải làm khi tham gia vào thị trường Mục đích của hoạt động này là : nhằm xác định nhu cầu của thị trường và khả năng thanh toán trên địa bàn nhất định mà doanh, nghiệp dự định kinh doanh
Kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường, sẽ đem lại cho doanh nghiệp những thông tin sát thực nhất, chính xác nhất về lượng cung và lượng cầu hiện tại cũng như tương lai của thị trường
Cũng từ kết quả nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ có đầy đủ thông tin
về loại sản phẩm cần cung ứng, dung lương thị trường, lượng cung hiện tại, nhu cầu thiếu hụt cần được bổ sung, những đối thủ cạnh tranh Những thông tin này càng chính xác, chân thực thì việc lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng sát thực tế và đem lại hiệu quả kinh tế cao
Ngoài việc nghiên cứu thị trường trong nước,nghiên cứu thị trường quốc tế cũng giữ vai trò rất quan trọng không kém Hoạt động này cung cấp cho doanh nghiệp thông tin, đặc điểm về nguồn hàng nhập khẩu, giá cả của hàng hoá của mỗi nhà cung cấp, chất lượng hàng hoá, chi phí vận chuyển Nắm bắt tốt thong tin này
sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí,thời gian ở mức tối đa dựa trên sự so sánh chi phí giữa những nhà cung cấp, từ đó tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nội
Trang 32Công việc nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp bao gồm:
Bước 2 Lập phương án kinh doanh
Phương án kinh doanh trong ngoại thương, là một bản giải trình, trình bày về một thương vụ kinh doanh, các biện pháp thực hiện, các cách đánh giá trên cơ sở một số chỉ tiêu, định lượng cụ thể
Quy trình lập phương án kinh doanh gồm năm bước:
- Đánh giá thị trường, và mặt hàng
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ và điều kiện kinh doanh
- Đặtra mục tiêu kinh doanh
- Đề ra nhữngc biện pháp thực hiện
- Phân tích các chỉ tiêu cơ bản
Dựa vào kết quả của hoạt động nghiên cứu, phân tích thị trường, doanh nghiệp tiến hành lập phương án kinh doang hàng nhập khẩu một cách chi tiết, tỉ mỉ,
cụ thể Phương án kinh doanh sẽ phải đưa ra được chi tiết về:
- Kế hoạch kinh doanh mặt hàg: Trong bước này cần xác định được mặt hàng kinh doanh là mặt hàng gì, nhãn hiệu bao bì đóng gói như thế nào, quy cách phẩm chất của hàng hoá như thế nào, khối lượng bao nhiêu, dự định sẽ kinh doanh Khối lượng hàng kinh doanh của doanh nghiệp, cần xác định dựa vào nhu cầu có khả nang thanh toán của thị trường chứ không phải dựa vào nhu cầu thị trường
- Kế hoạch nhập khẩu hàng hóa: Trên cơ sở đã xác địnhđược loại hàng hoá kinh doanh, chất lượng hàng hóa, nhãn hiệu hàng hoá,và khối lượng hàng hoá kinh doanh Doanh nghiệp cần phải nựa chọn nguồn hàng sao cho doanh nghiệp có thể đạt được nhiều lợi nhuận nhất, chi pí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu
đã đặt ra cho hàng hoá Cần phải lập kế hoạch cụ thể, chi tiết về hình thức nhập khẩu, phương thức chuyển chở,phương thức thanh toán, thời gian ký kết hợp đồng, các điều kiện giao hàng sao cho đảm bảo nguồn hàng được ổn định
- Kế hoạch bán hàng: Trong bước này, doanh nghiệp cần tính toán thật kỹ lưỡng về chi phí kinh doanh bỏ ra cho mỗi loại mặt hàng, từng mặt hàng lợi nhuận