Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 175 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
175
Dung lượng
2,11 MB
Nội dung
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 8 : ( 2011 – 2012) Cả năm : 70 tiết ( Học kì I : 36 tiết / 19 tuần , Học kì II : 34 tiết / 18 tuần ) Tên bài giảng Tên bài giảng PPCT CHƯƠNG TRÌNH HỌC KÌ I . Mở đầu môn hóa học . Chương I :Chất , nguyên tử , phân tử . Chất . Bài thực hành số 1 . Nguyên tử . Nguyên tố hóa học –Bài Tập Đơn chất , hợp chất , phân tử - BTập Bài thực hành số 2 . Bài luyện tập 1 . Công thức hóa học . Hóa trị . Bài luyện tập 2 . Kiêm tra 1 tiết . Chương II : Phản ứng hóa học . Sự biến đổi của chất . Phản ứng hóa học . Bài thực hành số 3 . Định luật bảo toàn khối lượng . Phương trình hóa học . Bài luyện tập 3 . Kiêm tra 1 tiết . Chương III : Mol và tính toán hóa học . Mol . Chuyển đổi giữa khối lượng , thể tích và lượng chất – luyện tập . Tỉ khối của chất khí . Tính theo công thức hóa học . Tính theo phương trình hóa học . Bài luyện tập 4 . Ôn tập học kì I Kiểm tra học kì I . Điểm Bài thực hành ( HKI ) lấy hệ số 1 ( tùy vào từng bài bài) . T 1 T 2 +T 3 T 4 T 5 T 6 +T 7 T 8 +T 9 T 10 T 11 T 12 T 13 +T 14 T 15 T 16 T 17 T 18 +T 19 T 20 T 21 T 22 +T 23 T 24 T 25 T 26 T 27 +T 28 T 29 T 30 +T 31 T 32 +T 33 T 34 T 35 T 36 CHƯƠNG TRÌNH HỌC KI II . Chương IV :Oxi – không khí . Tính chất của oxi . Sự oxi hóa , phản ứng hóa hợp , ứng dụng của oxi . Oxit . Điều chế oxi , phản ứng phân hủy. Bài Tập Không khí và sự cháy . Bài luyện tập 5. Bài thực hành số 4 . Kiêm tra 1 tiết . Chương V: Hiđro – Nước . Tính chất , ứng dụng của Hiđro. Luyện Tập . Điều chế Hiđro , phản ứng thế . Bài Tập Bài luyện tập 6 . Bài thực hành số 5 . Kiêm tra 1 tiết . Nước . Axit – BaZơ – Muối . Bài luyện tập 7 . Bài thực hành số 6 . Chương V: Dung dịch . Dung dịch . Độ tan của 1 chất trong nước . Nồng độ của dung dịch . Pha chế dung dịch . Bài luyện tập số 8 . Bài thực hành số 7 . Ôn tập học kì I Kiểm tra học kì I . Điểm Bài thực hành ( HKII ) lấy T 37 +T 38 T 39 T 40 T 41 T 42 +T 43 T 44 T 45 T 46 T 47 +T 48 T 49 T 50 T 51 T 52 T 53 T 54 +T 55 T 56 +T 57 T 58 T 59 T 60 T 61 T 62 +T 63 T 64 +T 65 T 66 T 67 T 68 +T 69 T 70 hệ số 1 ( tùy vào từng bài bài) . Ngày soạn : 22 – 8 – 2010 . Tuần : 1 Ngày giảng : 23 – 8 – 2010 Tiết : 1 MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC A) Mục Tiêu : 1. Kiến thức : - Học sinh biết Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích. Bước đầu HS biết rằng hoá học có vai trò trong cuộc sống của chúng ta, do đó cần phải có kiến thức Hoá học về các chất và sử dụng chúng trong cuộc sống. 2. Kỹ năng : - Bước đầu học sinh biết phải làm gì để học tốt môn Hoá học, trước hết là phải có hứng thú say mê học tập, biết quan sát, biết làm thí nghiệm, ham thích đọc sách, chú ý rèn luyện óc tư duy sáng tạo. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà. B) Trọng tâm : Hiểu được khái niệm về hóa học , và vai trò hóa học trong cuộc sống . C)Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . - Dụng cụ : Khay nhựa , giá thí nghiệm , ống nghiệm nhỏ , ống hút hóa chất …. - Hóa chất : Nước cất , Natrihđroxit ( NaOH ) , AxitClohđric ( HCl ) , đinh sắt , Đồng (II) sunphat 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa. - Cùng với giáo viên chuẩn bị chuẩn bị các hóa chất , dụng cụ trước buổi học . * Phương pháp : - Sử dụng chủ yếu phương pháp thực hành thí nghiệm , phương pháp trực quan , phương pháp thuyết trình . D) Tiến trình dạy học : I) Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Nêu vấn đề bài mới: Hoá học là gì ? Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta ? Phải làm gì để học tốt môn Hoá học ? ( 2 phút ) III) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Nghiên cứu hóa học là gì ? (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Hoá học là gì ? - Biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát . - Yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được, nhận xét sự thay đổi trong thí nghiệm 1. - Bổ sung, nhận xét đánh giá. + Qua thí nghiệm 2 em có nhận xét gì về môn hoá học ? - Hướng dẫn học sinh rút ra kiến thức cần lĩnh hội . - Quan sát thí nghiệm : +Thí nghiệm 1: Khi cho Natrihiđroxit vào ống nghiệm đựng dung dịch Đồng (II) sunPhat , thấy có kết tủa không tan trong nước . + Nhận xét : Xuất hiện có chất mới tạo thành , không tan trong nước . + Thí nghiệm 2 : Cho đinh sắt nhỏ vào ống đựng dung dịch axit clohiđric thấy có chất khí tạo thành và bay lên quanh đinh sắt . + Nhận xét : Có chất mới tạo thành , tan trong chất lỏng . – Rút ra kiến thức cần lĩnh hội . *) Tiểu kết : - Khái niệm hóa học . + Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất , sự biến đổi của chất . Hoạt động II : Nghiên cứu vai trò của Hoá học trong cuộc sống của chúng ta. ( 10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho HS trả lời câu hỏi trong SGK + Hoá học có vai trò gì trong cuộc sống của chúng ta? - Đặt câu hỏi yêu câu học sinh rút ra kiến thức . + Vậy môn hoá học có tầm quan trọng như thế nào ? - Cá nhân trả lời câu hỏi : - lấy ví dụ: + Đồ dùng trong nhà : Soong, nồi, ấm + Sản phẩm hoá học : Thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, phân đạm + Sản phẩm hoá học phục vụ gia đình và học tập: Mực, thuốc cảm, bút bi - Môn hoá hoc có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. *) Tiểu kết : - Hóa học có vai trò rất lớn , trong cuộc sống hàng ngày , sản xuất … + Cuộc sống hàng ngày : Quần áo , thuốc chữa bệnh … + Sản xuất : Máy móc , phân bón … Hoạt động III : Cần phải làm gì để học tốt môn hoá học ? (6 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cho HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: + Trả lời: Có 4 bước: - Thu thập và tìm kiếm thông tin. - + Các em cần phải làm gì để học tốt môn Hoá học ? Em hãy cho biết các bước hoạt động học tập môn Hoá học? +Theo em học tập môn hoá học như thế nào là tốt ? - Nhận xét, đánh giá Xử lí thông tin. - Vận dụng. - Ghi nhớ. - Học tập môn Hoá học như thế nào cho tốt Trả lời : - Biết làm thí nghiệm. - Có hứng thú say mê, chủ động, sáng tạo. - Nhớ kiến thức một cách chọn lọc thông minh. - Thường xuyên rèn luyện lòng ham thích đọc sách. *) Tiểu kết : - Các phương pháp để học tốt môn hóa học . + Thu thập kiến thức , xử lí thông tin , vận dụng nghi nhớ . + Biết làm thí nghiệm , quan sát thí nghiệm , và vận dụng kiến thức . * Kết luận : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội . IV) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giaó viên đặt câu hỏi . + Em hãy nêu khái niệm về hóa học ? cần làm gì để học tốt môn hóa học ? - Hướng cũng cố bài : + Hóa học là khoa học , nghiên cứu về chất , sự biến đổi và ứng dụng của chất . + Để học tốt môn hóa học , cần thực hiện tốt các hoạt động sau . Thu thập và tìm kiếm thông tin. - Xử lí thông tin. - Vận dụng. - Ghi nhớ. * Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút ) - Giaó viên đặt câu hỏi : + Hóa học có vai trò như thế nào , trong đời sống hàng ngày ? - Hướng trả lời : + Hóa học có vai trò rất lớn , trong cuộc sống hàng ngày , sản xuất … + Cuộc sống hàng ngày : Quần áo , thuốc chữa bệnh , sách vở … + Trong nông nghiệp , công nghiệp : phân bón , thuốc trư sâu , các loại máy móc …vì vậy có hóa học , con người đã tạo ra nhiều chất theo ý muốn . V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Các em về nhà tìm hiểu thêm 1số vai trò hóa học trong cuộc sống , tứ đó cần có ý thức bảo vệ các sản phẩm từ hóa học . - Nghiên cứu trước nội dung bài mới ,chương I : Chất , nguyên tử , phân tử , “ CHẤT ” , tìm hiểu về chất của 1 số vật dụng , trong đời sống hàng ngày . Ngày soạn : 23 – 8 - 2010 Tuần : 1 Ngày giảng : 24 – 8 - 2010 Tiết : 2 CHƯƠNG I : CHẤT , NGUYÊN TỬ , PHÂN TỬ . BÀI 2: CHẤT (Tiết 1 ) A) Mục tiêu. 1. Kiến thức : - Phân biệt được vật thể (vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo), vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được hình thành từ các chất, các vật thể nhân tạo được hình thành từ vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hỗn hợp các chất. - Biết cách (quan sát, làm thí nghiệm) để nhận ra các chất, mỗi chất có những tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định. 2. Kỹ năng : - Bhân biệt được chất và hỗn hợp, nhận biết được đâu là chất, đâu là vật thể. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, thật thà. B) Trọng tâm : - Tính chất của chất . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . - Dụng cụ : Các đồ dùng hàng ngày , ấm chén , nguồn pin , đèn cồn …. - Hóa chất : Bột lưu huỳnh , nước , muối ăn , mẫu sắt … 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước nội dung bài mới . - Tìm hiểu 1 số vật thể , tạo nên các chất khác nhau ( gỗ làm bàn gỗ , nhựa làm cốc nhựa ) - làm 1 số thí nghiệm đơn giản , nấu nước , quan sát nước đọng trên vun xoong . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp phương pháp đàm thoại gợi mở . D) Tiến trình dạy học : I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Nêu vấn đề bài mới: Theo em chất có ở đâu ? Làm thế nào để phân biệt, nhận biết tính chất của chất ? ( 2 phút ) III) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Nghiên cứu chất có ở đâu ? (18 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nêu câu hỏi nêu vấn đề : Chất có ở đâu ? + Em hãy kể một số vật thể mà em biết xung quanh em. – Đặt câu hỏi : + Em hãy phân loại các vật thể trên theo quá trình hình thành của chúng ? + Thông báo về một số chất tạo nên vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. - Đặt câu hỏi + Vật thể nhân tạo được làm từ những vật liệu cụ thể như : Nhôm, sắt, thép, đồng, nhựa, cao su Em hãy kể một vài - Trả lời câu hỏi : + Một số vật thể : Cây, núi, sông, đá núi, bàn, ghế, sách - Phân loại theo 2 loại: + Vật thể tự nhiên : Cây, núi, sông, đá núi. + Vật thể nhân tạo : Bàn, ghế, sách + Nồi làm từ nhôm,cửa sổ làm từ thép, dây điện làm từ đồng, lốp làm từ cao su vật thể được làm từ những vật liệu trên. - Hướng dẫn học sinh tổng kết thành sơ đồ. – Đặt câu hỏi : Qua những ví dụ trên và sơ đồ em hãy cho biết chất có ở đâu ? ( Vật thể nhân tạo được tạo nên từ những vật liệu , Nhôm ,Sắt , Đồng …) Vật thể tự nhiên , nhân tạo một số chất vật liệu Chất hay hỗn hợp chất - Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi như SGK. *) Tiểu kết : - Sự tồn tại của chất . + Ở đâu có vật thể ở đó có chất .( chất tồn tại trong vật thể , và tạo nên vật thể ) Hoạt động II : Nghiên cứu tính chất của chất. (16 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Mỗi chất có nhũng tính chất nhất định, khác nhau. Những tính chất không làm thay đổi chất là tính chất vật lí . - Những tính chất làm biến đổi chất là tính chất hoá học. - Nêu câu hỏi : +Em hãy lấy ví dụ về tính chất vật lí của chất, cho biết làm thế nào để xác định được tính chất đó? - Giải thích học sinh rõ : ( sgk ) - Lấy câu hỏi để học sinh liên hệ : +Em hãy lấy ví dụ một số tính chất hoá học diễn ra ở ngoài đời sống xung quanh chúng ta. - Vậy việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Hướng học sinh rút ra nhận xét, đánh giá, kết luận . 1. mỗi chất có những tính chất nhất định. 1) Mỗi chất có những tính chất nhất định : - Nghiên cứu trả lời câu hỏi. + + Để xác định các tính chất đó ta có thể làm TN . ( Quan sát , dùng dụng cụ đo , quan sát … ) . dụng dụng cụ đo. + Học sinh suy nghĩ lấy ví dụ. 2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Giúp phân biệt chất này với chất khác, nhận biết chất . Biết cách sử dụng chất. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. * ) Tiểu kết : - Tính chất của chất : + Mỗi chất có những tính chất nhất định : Tính chất vật lí (Những tính chất không làm thay đổi chất ) , tính chất hóa học (Những tính chất làm biến đổi chất ) . + Sự hiểu biết về tính chất của chất , giúp vào quá trình nhận biết các chất , biết cách sử dụng , áp dụng vào đời sống , sản xuất . * Kết luận T1 : - Giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội . IV) Cũng cố T1: ( 3phút ) - Giaó viên đặt câu hỏi : + Hãy so sánh các tính chất : màu , mùi , vị , tính tan trong nước , tính cháy của các chất , muối ăn , đường , và than . - Hướng cũng cố T1 : + Giống nhau : trạng thái của chất ( rắn ) . + Khác nhau : Muối Đường Than Màu Trắng Trắng Đen Vị Mặn Ngọt Không có Tính tan Tan được trong nước Tan được trong nước Không tan Tính cháy Không có Không có Có V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm bài tập từ bài 3 đến bài tập 6 SGK trang 11, nghiên cứu phần còn lại của bài - Hướng dẫn bài tập 6 : Lấy một cốc nước vôi trong, dùng ống thổi thổi hơn thở sục vào trong cốc nước vôi trong đó. Nếu có xuất hiện kết tủa trắng chứng tỏ trong hơi thở có khí cacbonic. - Nghiên cứu tiếp bài " Chất" và cho biết : Tính chất của chất tinh khiết có gì khác tính chất của hỗn hợp ? Ngày soạn : 30 – 8 – 2010 Tuần : 2 Ngày giảng : 31 – 8 – 2010 Tiết : 3 BÀI 2 : CHẤT ( Tiết 2 ) A) Mục tiêu. 1. Kiến thức : - Biết được như thế nào là chất tinh khiết, hợp chất, một chất chỉ khi không trộn lẫn chất nào mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. 2. Kỹ năng : - Biết cách tách các chất ra khỏi hỗn hợp bằng thí nghiệm, quan sát thí nghiệm nhận xét và đánh giá kết quả đạt được. 3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, có tinh thần học tập cao. B) Trọng tâm : Chất tinh khiết . C) Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm. - Dụng cụ : Ống nghiệm nhỏ , 1đèn cồn, 1lọ thuỷ tinh, 1nhiệt kế … - Hóa chất : Muối ăn , nước cất … 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài, nghiên cứu các thí nghiệm trong sách giáo khoa. - Cùng với giáo viên đem các dụng cụ , hóa chất lên lớp trước buổi học . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan , phương pháp thực hành thí nghiệm . D) Tiến trình dạy học : I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Kiểm tra bài cũ : (5Phút) Em hãy cho biết chất có ở đâu ? Lấy 2 ví dụ về vật thể tự nhiên, 2 ví dụ vật thể nhân tạo ? III) Nêu vấn đề bài mới: + Theo em chất tinh khiết là chất như thế nào? Làm thế nào để tách các chất ra khỏi nhau ? ( 2 phút ) IV) Các hoạt động học tập : Hoạt động I : Nghiên cứu chất tinh khiết (17 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát chai nước khoáng và ống nước cất . - Đặt câu hỏi: + Em hãy quan sát thành phần hoá học ghi trong chai nước khoáng và nước cất nêu sự giống và khác nhau của chúng ? Giới thiệu : - Nước cất gọi là chất tinh khiết còn nước khoáng là hỗn hợp. + Theo em hỗn hợp là gì? Chất tinh khiết là gì? - Đặt câu hỏi học sinh liên hệ thực tế . + + Theo em nước ao, hồ, sông suối là loại nước gì ? + Cho học sinh quan sát sơ đồ chưng cất nước trong SGK. – Đặt câu hỏi : + Dựa vào yếu tố nào người ta có thể 1. Hỗn hợp : - quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm. ( đại diện nhóm ) - Sự giống nhau: Đều là nước , không màu . - Sự khác nhau : Nước cất chỉ có một chất là nước, còn nước khoáng có thêm các chất khoáng. - Trả lời câu hỏi theo nhóm. + Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. + Chất tinh khiết là chất chỉ bao gồm một chất tạo thành. 2 )Chất tinh khiết. - Trả lời câu hỏi. - Dựa vào nhiệt độ bay hơi khác nhau của các chưng cất nước tự nhiên để thu nước tinh khiết. - Cho học sinh nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: + Làm thế nào để khẳng định nước cất là nước tinh khiết ? -Theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định. - Cho học sinh quan sát hỗn hợp muối ăn và cát . +Làm thế nào ta tách được muối ăn ra khỏi cát ? - Biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát- yêu cầu học sinh nhận xét. - Lấy vài giọt dung dịch muối thu được đun cho bay hơi hết nước Cho học sinh quan sát chất rắn thu được chất người ta thu được nước từ nước tự nhiên. - Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. - Dựa vào tính chất của nước: Sôi ở 100 0 C, nóng chảy ở 0 0 C. + Chỉ những chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp. - Liên hệ thực tế , quan sát thí nghiệm của giáo viên . – Trả lời câu hỏi : + Dựa vào độ tan , nhiệt độ khác nhau ta có thể tách các chất ra khỏi hỗn hợp. ( Học sinh cần nắm vững nhiệt độ sôi của nước , và nhiệt độ sôi của muối ) *)Tiểu kết : - Chất tinh khiết . + Hỗn hợp : Là bao gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau . + Chất tinh khiết : Là không có lẫn với chất nào khác . ( chỉ có duy nhất 1 chất ) + Tách chất ra khỏi hỗn hợp : Dựa vào tính chất riêng của từng chất trong hỗn hợp ( tính chất vật lí , tính chất hóa học ) , để tách các chất ra khỏi nhau . Vậy chất tinh khiết , là chất chỉ thể hiện tính chất của 1 chất . Hoạt động II : Vận dụng (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh làm bài tập 6 SGK trang 11 theo nhóm. - Nhận xét, đánh giá, kết luận + Cho học sinh làm bài tập 7 SGK. - Cho cả lớp nhận xét, đánh giá kết quả bài tập , rút ra kiến thức . - Đại diện học sinh lên bảng làm bài tập .( trình bày củ thể trên lớp . + Bài tập 6 và bài tập 7 ở sgk . ( Học sinh cần phải nắm được các phương pháp giải các bài tập ) . *) Tiểu kết : - Vận dụng . + Học sinh vận dụng các kiến thức của chất , để giải các bài toán có liên quan . * Kết luận T2 : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội . V) Cũng cố T1 : ( 3 phút ) + Chất tinh khiết và chất hỗn hợp ,có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào ? ví dụ minh họa ? - Hướng cũng cố bài : Chất tinh khiết Hỗn hợp - Là 1 chất không có lẫn các chất khác , vì vậy chỉ thể hiện tính chất của 1 chất nhất định nào đó . + Muối ăn chỉ thể hiện tính chất mặn của muối , trạng thái rắn . - Bao gồm 2 chất trộn lẫn với nhau , vì vậy không thể hiện tính chất nhất định của 1 chất ( thể hiện tính chất của nhiều chất trong hỗn hợp ) + Ví dụ : Dung dịch muối thể hiện tính chất mặn của muối , trạng thái lỏng của nước . * Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giaó viên làm bài tập trắc nghiệm . + Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau . Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là : a) Lọc . b) Chưng cất đun nóng . c) Bay hơi bằng nhiệt độ cao . d) Không tách được . Đáp án : c VI) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: - Nghiên cứu kỹ lại bài. - Bài tập : Làm bài tập 8 SGK trang 11. - Chuẩn bị thực hành: HS : Chuẩn bị một bản báo cáo thực hành theo mẫu - Chuẩn bị mỗi nhóm một số dụng cụ , hóa chất cho buổi thực hành tiết học sau . Ngày soạn : 31 – 8 – 2010 Tuần : 2 Ngày giảng : 1 – 9 – 2010 Tiết : 4 Bài 3: THỰC HÀNH SỐ 1 : TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ - HỖN HỢP A) Mục tiêu . 1. Kiến thức : - Làm quen với một số dụng cụ, biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm. 2. Kỹ năng : - Nắm được quy tắc trong phòng thí nghiệm, thực hành so sánh nhiệt độ nóng chảy của một số chất, biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp. 3. Thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng hái . B) Trọng tâm : thực hành thí nghiệm 1, 2 , viết tường trình . C)Chuẩn bị : 1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án . - Dụng cụ : Mỗi nhóm : 3 ống nghiệm, 1đèn cồn, 1cốc thuỷ tinh, 1phễu lọc, giấy lọc, đũa thuỷ tinh, kẹp gỗ. [...]... viên - Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên + Quan sát và nhận xét hiện tượng : + Cho vào hai cốc nước mỗi cốc một ít hạt kalipemanganat Cốc 1 dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều Cốc 2 để yên, quan sát + Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp - Nhận xét: bổ sung, đánh giá hoạt động của các + Cốc 1 : Khi khuấy kalipemanganat tan nhanh thành viên trong nhóm, đánh giá sự vào nước làm toàn bộ nước... màu xanh ( khí amoniac lan tỏa tới giấy quỳ tím ) - Nhận xét : Trong ống nghiệm 2 khí amoniac đã lan toả từ bông sang giấy quỳ tím ẩm, khí này tan vào nước có trong giấy quỳ tím tạo thành dung dịch amoniac nên làm giấy quỳ chuyển màu xanh Hoạt động II : Thí nghiệm sự lan toả của kalipemanganat (17 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu mục tiêu của thí - Đại... cho giấy quỳ tím vào, quan sát Ống 2 cho giấy quỳ tím ẩm vào đáy ống nghiệm, đặt ống nghiệm nằm ngang , lấy một ít bông đã tẩm dung dịch amoniac đặt ở miệng ống nghiệm, đậy kín nút cao su vào ống nghiệm 2 Nhận xét : + Ống nghiệm 1: Làm quỳ tím chuyển màu xanh + Ống nghiệm 2 : Lúc đầu giấy quỳ tím không đổi màu, sau một thời gian giấy quỳ tím chuyển màu xanh ( khí amoniac lan tỏa tới giấy quỳ... Sách giáo khoa và giáo án - Tranh vẽ phóng to : h1.9 đến h 1 14 và mô hình 1.10 đến h 1.14 /sgk 2 Học sinh : - Ôn lại phần kiến thức về chất “ tính chất của chất ” - Nghiên cứu tiếp theo bài “ Đơn chất và hợp chất – phân tử ” , từ đó biết khai thác kiến thức từ hình sgk * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp trực quan ( quan sát tranh vẽ ) và... lớp nhận xét, bổ sung + Giáo viên nhận xét, đánh giá – Cho các nhóm nhận xét, bổ sung + PTK:KhíCacbonđioxit=12+16+16=44 + PTK: Khí Metan =12+4 =16 +PTK: axit Nitric = 1+14+ 48 =63 *) Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút ) - Giao viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau + Dựa vào dấu hiệu nào sau đây, để phân biệt phân tử của hợp chất với phân tử của... dụng cụ, cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm + Cho học sinh tiến hành thí nghiệm , quan sát hiện tượng - Trong dung dịch amoniac có chất amoniac hoà tan làm cho giấy quỳ tím ở ống nghiệm 1 chuyển màu xanh -Tại sao ở ống nghiệm 2 giấy quỳ tím không tiếp xúc với dung dịch amoniac mà sau một thời gian lại chuyển màu xanh ? Hoạt động của học sinh - Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1 + Lắp... giáo viên , quan sát và nhận xét hiện tượng - Vậy dựa vào độ tan trong nước của một số chất ta có thể tách các chất ra khỏi nhau, để tách một muối ra khỏi nước ta có thể cô cạn dung dịch chứa muối đó + Khi hoà hỗn hợp vào nước thì muối tan còn cát không tan, lọc kết tủa ta thu được cát và dung dịch muối + Cô cạn dung dịch muối thấy có kết tinh + đó chính là muối ăn - Nhận xét: Muối ăn tan trong nước... tử + Em có nhận xét gì về sự xắp xếp các electron quanh hạt nhân và đặc điểm của sự xắp xếp đó + Theo em tại sao các hạt e lại quay quanh hạt nhân mà không bị hút vào nó ? - Cho HS nhận xét câu trả lời của nhóm, bổ Hoạt động của học sinh - Nhận xét + Các (e) luôn chuyển động quanh hạt nhân rất nhanh - Hoạt động nhóm + Các (e) xếp thành từng lớp quanh hạt nhân , mỗi lớp có một số e nhất định + Lớp... Sách giáo khoa và giáo án - Bảng phóng to “ 1 số nguyên tố hóa học ” ( bảng 1 trang 42 và bảng hệ thống tuần hoa n ) - Tranh vẽ : “ tỉ lệ % về thành phần khối lượng của các nguyên tố trong vỏ trái đất 2 Học sinh : - Nghiên cứu trước bài mới , tìm hiểu trước bảng 42 * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình phương pháp trực quan D) Tiến... (7 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh tìm hiểu một số dụng cụ, - Nghiên cứu trang 154-155 SGK để hiểu một số cách sử dụng chúng trong thí nghiệm quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm + Cho học sinh nghiên cứu trang 154-155 SGK để tìm hiểu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm Hoạt động II : Thí nghiệm theo dõi sự nóng chảy của paraphin và lưu huỳnh (12 phút) . rắn ) . + Khác nhau : Muối Đường Than Màu Trắng Trắng Đen Vị Mặn Ngọt Không có Tính tan Tan được trong nước Tan được trong nước Không tan Tính cháy Không có Không có Có. lấy T 37 +T 38 T 39 T 40 T 41 T 42 +T 43 T 44 T 45 T 46 T 47 +T 48 T 49 T 50 T 51 T 52 T 53 T 54 +T 55 T 56 +T 57 T 58 T 59 T 60 T 61 T 62 +T 63 T 64 +T 65 T 66 T 67 T 68 +T 69 T 70 hệ. phút ) IV) Các hoa t động học tập : Hoạt động I : Nghiên cứu chất tinh khiết (17 phút) Hoa t động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát chai nước khoáng và ống