+ Hiện tượng : Ban đầu đường tan vào nước tạo thành dung dịch , nhưng nếu cứ hoà thêm đường vào nước thì đường không tan được vào nước nữa. - Trả lời được như sgk .
*) Tiểu kết : - Khái niệm về dung dịch chưa bão hoà – Dung dịch bão hoà .
+ Ở 1 nhiệt độ xác định :
+) Khái niệm : Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan . +) Khái niệm : Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan .
Hoạt động III : Nghiên cứu các phương pháp hoà tan chất rắn nhanh hơn vào nước ( 8phút).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi trong đề
mục . + Yêu cầu học sinh giải thích các quá trình trên . - Cho học sinh nhận xét , bổ sung đánh giá cho đúng .
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi . + Khuấy dung dịch . + Đun nóng dung dịch . + Nghiền nhỏ chất rắn . - Giải thích được như sgk .
*) Tiểu kết : - Các phương pháp hoà tan chất rắn nhanh hơn vào nước .
+ Khuấy dung dịch : Tạo sự tiếp xúc mới giữa chất rắn và các phân tử nước .
+ Đun nóng dung dịch : Làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước với bề mặt chất rắn . + Nghiền nhỏ chất rắn : Tăng diện tiếp xúc giữa các phân tử chất rắn với các phân tử nước . * Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học .
+ Cho biết ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ( khoảng 20oC ) , 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường , 3,6 gam gam muối ăn .
Em hãy dẫn ra những ví dụ về khối lượng của đường , muối ăn để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa với 10 gam nước .
- Hướng cũng cố bài .
+ Theo bài ra ta có : 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 20 gam đường , thì đặt dung dịch bão hòa .
Vậy để tạo ra dung dịch chưa bão hòa thì chúng ta cho 10 gam nước có thể hòa tan 20,001 gam đường .
Tương tự 10 gam nước có thể hòa tan tối đa 3,6 gam gam muối ăn tạo thành dung dịch bão hòa .
Vậy để tạo ra dung dịch chưa bão hòa thì chúng ta cho 10 gam nước có thể hòa tan 3,6001 gam đường .
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Trong các chất sau , những chất nào là chất tan của nước ?
a) Cát . b) Muối ăn ( NaCl ) . c) Dầu ăn . d) CaCO3 . Đáp án : b .
V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1 đến 5 sgk / 138. - Hướng dẫn bài tập 3 :
+ Ta nhỏ từ từ dung môi nước vào trong cốc đựng dung dịch NaCl bão hoà , khuấy đều , ta được dung dịch NaCl chưa bão hoà .
+ Có 2 cách : a. Hoà thêm muối NaCl vào trong dung dịch cho đến khí có muối không tan , lọc lấy phần dung dịch ta được dung dịch NaCl bão hoà .
b. Đun dung dịch NaCl cho bay hơi bớt nước , khi xuất hiện tinh thể thì ngừng đun , để nguội , lọc lấy phần dung dịch ta được dung dịch NaCl bão hoà .
- Nghiên cứu bài " Độ tan của một chất trong nước ". Em hãy nghiên cứu bài mới , cho biết độ tan của một chất trong nước là gì ?
Ngày soạn : 10 – 4 – 2011 . Tuần : 32 Ngày giảng : 11 – 4 – 2011 Tiết : 61
BÀI 40 : ĐỘ TAN CỦA 1 CHẤT TRONG NƯỚC . A) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Bằng thực nghiệm h/s có thể nhận biết chất tan , không tan trong nước . - Biết và hiểu được độ tan của một chất trong nước là gì , biết được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước .
2. Kỹ năng : Biết cách làm thí nghiệm để xác định chất tan , chất không tan trong nước , suy luận để tìm được những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của một chất trong nước .
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .
- Dụng cụ : Tấm kính thủy tinh , đũa thuỷ tinh , cốc thủy tinh , diêm , đèn cồn …. - Hoá chất : Nước , muối NaCl , CaCO3 .
2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , phương pháp nêu vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Em hãy cho biết dung dịch là gì ? Dung dịch chưa bão hoà ,
dung dịch bão hoà là những dung dịch như thế nào ?
III) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Độ tan của một chất trong nước là gì ? Những yếu tố nào
ảnh hưởng đến nó ?
IV) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu chất tan và chất không tan . (13 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 1 trong sgk . Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . - Cho học sinh nghiên cứu và làm thí nghiệm 2 theo nhóm . Cho hoc sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . Cho học sinh nghiên cứu sgk . Nêu được tính tan của một số chất trong nước thường gặp . - Cho học sinh nhận xét , đánh giá.
- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu bảng
1) Thí nghiệm về tính tan của chất . Hoạt động nhóm nghiên cứu thí nghiệm : Nêu mục tiêu và các bước tiến hành thí nghiệm . a. Thí nghiệm 1 : Cho vài mẫu CaCO3 vào cốc nước , khuấy đều , lọc lấy phần nước , nhỏ vài giọt nước đã lọc cho vào tấm thuỷ tinh đem đun nóng cho nước bay hơi . – Nhận xét : Không có chất rắn bám ở chỗ nước bay hơi , chứng tỏ CaCO3 không tan trong nước . b. Thí nghiệm 2 : Làm thí nghiệm 2 theo nhóm, nhận xét, đánh giá. Cho một ít muối ăn NaCl vào cốc nước và làm tương tự như thí nghiệm 1. – Nhận xét : Có chất rắn màu trắng bám vào mảnh thuỷ tinh , có vị mặn . Vậy muối ăn tan được trong nước . - Có những chất tan được trong nước , có những chất không tan đựơc trong nước , có chất tan nhiều , chất tan ít trong nước . 2) Tính tan trong nước của 1 số axit , bazơ , muối . – Hoạt động cá nhân , nêu được tính tan của một
tính tan ở cuối sgk . số hợp chất trong nước : + Axit : Hầu hết tan trừ H2SiO3 không tan trong nước. + Bazơ : Hầu hết không tan trừ một số tan như : NaOH, KOH, Ba(OH)2, và Ca(OH)2 ít tan. Hợp chất của Na và K đều tan. Hợp chất của nhóm nitrat(NO3) đều tan. + Muối : Phần lớn các muối clorua , sunfat tan được, phần lớn các muối cacbonat không tan . Nghiên cứu bảng tính tan của 1 số chất theo hướng dẫn của giáo viên .
*) Tiểu kết : - Chất tan và chất không tan .
+ Thí nghiệm về tính tan của chất : Có những chất tan được trong nước , có những chất không tan đựơc trong nước , có chất tan nhiều , chất tan ít trong nước .
+ Tính tan trong nước của 1 số axit , bazơ , muối :
Axit : Hầu hết tan trừ H2SiO3 không tan trong nước. Bazơ : Hầu hết không tan trừ 1 số tan như : NaOH , KOH , Ba(OH)2 , Ca(OH)2 ít tan… Muối : Phần lớn các muối clorua , sunfat tan được , phần lớn các muối cacbonat không tan .
Hoạt động II : Nghiên cứu độ tan của 1 số chất trong nước . ( 9 phút).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk .
Nêu định nghĩa về độ tan của 1 chất trong nước . + Em hãy cho biết trong thí dụ ở sgk độ tan của đường là 204 gam ở 250C nghĩa là gì ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá . - Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ hình 6.5 phóng to nêu nhận xét của mình về ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ tan của các chất rắn trong nước . - Cho học sinh nghiên cứu sgk . + Nêu nhận xét của mình về sự ảnh hưởng đến độ tan của 1 số chất khí trong nước theo sơ đồ hình 6.6 sgk .
1) Định nghĩa : - Nghiên cứu sgk nêu định nghĩa : ( sgk ) + Có nghĩa là : ở 250C 100 gam nước hoà tan được tối đa 204 gam đường để tạo thành dung dịch bão hoà. 2) Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan . a. Đối với chất rắn : - Nghiên cứu và nhận xét : Nhiệt độ càng tăng thì độ tan của các chất rắn càng tăng trừ Na2SO4 khi nhiệt độ tăng thì độ tan lại giảm . b. Đối với chất khí : - Nghiên cứu sơ đồ , nhận xét đánh giá . + Khi nhiệt độ càng tăng , áp suất càng giảm thì độ tan của 1 chất khí trong nước càng giảm và ngược lại .
- Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng .
*) Tiểu kết : - Độ tan của 1 số chất trong nước .
+ Định nghĩa : ( kí hiệu S) của 1 chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước , để tạo thành dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định .
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan :
Đối với chất rắn : Nhiệt độ càng tăng thì độ tan của các chất rắn càng tăng trừ Na2SO4 khi nhiệt độ tăng thì độ tan lại giảm .
Đối với chất khí : Khi nhiệt độ càng tăng , áp suất càng giảm thì độ tan của 1 chất khí trong nước càng giảm và ngược lại .
Hoạt động III : Luyện tập (5 phút).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sgk làm bài
tập 2 sgk / 142 . Cho học sinh nhận xét , bổ sung đánh giá cho đúng . Cho học sinh cũng cố bài , đọc phần ghi nhớ .
- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi : + Khi tăng nhiệt độ , độ tan của chất rắn trong nước phần lớn là tăng ( trừ Na2SO4) . Nên phương án C là đúng
* Kết luận : - Giáo viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . V) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .
+ Xác định độ tan của muối NaCO3 trong nước ở 18oC , Biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53 gam NaCO3 trong 250 gam nước thì được dung dịch bão hòa .
- Hưỡng cũng cố bài .
+ Theo bài ra ta có : Ở nhiệt độ 18oC thì 53 gam NaCO3 tan hết 250 gam H2O thì được dung dịch bão hòa .
Vậy trong 100 gam nước thì hòa tan hết khối lượng NaCO3 là : = 100*53/250 = 21,5 (gam) để đạt dung dịch bão hòa . ( Độ tan muối NaCO3 = 21,5 )
* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Độ tan của 1 chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong
a) 99 gam để đặt dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định . b) 101 gam để đặt dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định . c) 100 gam để đặt dung dịch bão hòa ở 1 nhiệt độ xác định . b) 100 gam để đặt dung dịch bão hòa ở các nhiệt độ khác nhau .
Đáp án : c
VI) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 1 đến 5 sgk / 142 .
- Nghiên cứu bài "Nồng độ dung dịch ". Nghiên cứu bài mới và cho biết nồng độ phần trăm là gì ? Nêu công thức tính nồng độ phần trăm ?
Ngày soạn : 11 – 4 – 2011 . Tuần : 32 Ngày giảng : 12 – 4 – 2011 Tiết : 62
BÀI 42 : NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH ( TIẾT 1 ) A) Mục tiêu .
1. Kiến thức : - Biết và hiểu được ý nghĩa của nồng độ phần trăm , nhớ được công thức tính nồng độ phần trăm .
2. Kỹ năng : Biết vận dụng công thức tính nồng độ phần trăm vào tính toán các bài toán có liên quan .
3. Thái độ : Nghiêm túc , hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .
B) Trọng tâm : - Vận dụng công thức để giải các bài tập hóa học . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập . 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề , phương pháp đặt vấn đề và
giải quyết vấn đề .
D) Tiến trình dạy học .
I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Nồng độ phần trăm là gì ? Công thức tính nồng độ phần
trăm ?
III) Các hoạt động học tập .
Hoạt động I : Nghiên cứu về nồng độ phần trăm dung dịch . (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk .
+ Nêu ý nghĩa của nồng độ phần trăm . +Nêu công thức tính nồng độ phần trăm.
- Hoạt động cá nhân nêu ý nghĩa của nồng độ phần trăm . Nồng độ phần trăm của 1 chất (C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch . + Công thức tính nồng độ phần trăm :
C% = mct * 100 / mdd (1) Trong đó : mct là khối lượng chất tan , còn mdd là
+ Ý nghĩa của các đại lượng trong công
thức .
- Từ công thức tính nồng độ phần trăm trên .
+ Em hãy cho biết cách tính khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch ?
- Cho hoc sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng . khối lượng dung dịch . ( mdd= mdm + mct ) .
mdm là khối lượng dung môi .
- Hoạt động cá nhân nêu phương pháp tính khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch .
Từ (1) suy ra : mct= mdd * C% / 100 .
mdd= mct * 100 / C% . *) Tiểu kết : - Nồng độ phần trăm dung dịch . + Nồng độ phần trăm của 1 chất (C%) cho ta biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch . + Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch : C% = mct * 100 / mdd (1)
Hoạt động II : Luyện tập . ( 19 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho học sinh nghiên cứu sgk và làm