Hoạt động cá nhân nêu phương pháp tính khố

Một phần của tài liệu GIAO AN HOA HOC LOP 8 CHUAN NHAT DAY (Trang 95)

2P2O5

3Fe + 2O2 →t0 Fe3O4

+ Các phản ứng trên đều tạo ra 1 sản phẩm từ nhiều chất phản ứng . - Hoạt động cá nhân trả lời như sgk . Lắng nghe , ghi nhớ .

*) Tiểu kết : - Định nghĩa về phản ứng hóa hợp .

+ Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học , trong đó chỉ có 1 chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu .

Hoạt động IV : Nghiên cứu ứng dụng của oxi . ( 7 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh quan sát hình vẽ 4.4

phóng to , từ cuộc sống nêu ứng dụng của oxi trong cuộc sống , sản xuất . + Em hãy phân loại các ứng dụng của oxi ?

- Cho học sinh nhận xét , đánh giá .

- Quan sát , nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi . + Nêu ứng dụng của oxi: Dùng làm thuốc nổ , dùng cho hô hấp , làm nhiên liệu cho tên lửa , dùng làm không khí giàu oxi . dùng cho hàn xì , dùng làm khí nén oxi cho thợ lặn , phi công , cung cấp cho người bệnh.... + Phân loại : ứng dụng của oxi được chia thành 2 loại . Dùng cho hô hấp của người và động vật , dùng làm nhiên liệu .

*) Tiểu kết : - Ứng dụng của oxi .

+ Dùng làm thuốc nổ , dùng cho hô hấp , làm nhiên liệu cho tên lửa , dùng làm không khí giàu oxi , dùng cho hàn xì , dùng làm khí nén oxi cho thợ lặn …

* Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . IV) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .

+ Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa hợp , của lưu huỳnh với các kim loại ( Mg) , ( Zn ) , ( Fe ) , ( Al ) biết công thức hóa học của hợp chất được tạo thành là MgS , ZnS , FeS , Al2O3 .

- Hướng cũng cố bài .

+ Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại Magie . Mg + S →t0 MgS

+ Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại kẽm . Zn + S →t0 ZnS + Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại sắt . Fe + S →t0 FeS + Phương trình hóa học lưu huỳnh tác dụng với kim loại nhôm . 2Al + 3S →t0 Al2S3

*) Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Trong các phản ứng sau , phản ứng nào không phải là phản ứng hóa hợp .

a) 4Al + 3O2 →t0 2Al2O3 . b) CaCO3 →t0

CaO + CO2 . c) SO3 + H2O → H2SO4 . d) CaO + H2O → Ca(OH)2

Đáp án : b

V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .

- Bài tập : Làm bài tập 1đến 5 / 87. -Hướng dẫn làm bài tập 3* / 87 : . VCH4 = 0,98 m3 .

. PTHH : CH4 + 2O2 →t0

CO2 + 2H2O

. Vì tỉ lệ về số mol cũng là tỉ lệ về thể tích nên : Theo phương trình hoá học ta có : VO2 = 2*VCH4 = 2 * 0,98 = 1,96 m3.

- Nghiên cứu trước bài "Oxit ". Theo em Oxit là gì ? Oxit được phân loại như thế nào ? Oxit được gọi tên như thế nào ?

Ngày soạn : 14 – 1 – 2011 . Tuần : 21 Ngày giảng : 15 – 1 – 2011 Tiết : 40

BÀI 26 : OXIT . A) Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Biết được oxit là hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi - Biết công thức của oxit và tên gọi oxit .

- Biết được oxit gồm hai loại là oxit axit và oxit bazơ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Kỹ năng : - Biết vận dụng thành thạo quy tắc lập công thức hoá học để lập công thức của oxit .

3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .

B) Trọng tâm : - Phân loại và cách gọi tên oxit . C) Chuẩn bị .

1. Giáo viên : - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập . 2. Học sinh : - Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề , kết hợp với phương pháp thuyết trình .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )

II) Nêu vấn đề bài mới: ( 2 phút ) Ở nội dung học kì I chúng ta đã được biết về 1 số công thức hóa học , trong đó vẫn có 1 số công thức hóa học của oxit , vậy oxít là gì ? có mấy loại oxít ? công thức hóa học của oxít gồm những nguyên tố nào ? cách gọi tên các oxít như thế nào ?

III) Các hoạt động học tập .

Hoạt động I : Nghiên cứu định nghĩa oxit ( 6 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Em hãy kể tên một vài oxit mà em đã

biết ? + Viết công thức của nó và nhận xét thành phần của các oxit đó ? - Cho học sinh nêu định nghĩa oxit . - Cho học sinh nhận xét , đánh giá , bổ sung cho đúng .

- Lấy ví dụ : Ví dụ : SO2, P2O5 , Fe3O4 - Nhân xét : Thành phần các oxit trên đều có oxi và một nguyên tố khác , là hợp chất . - Nêu định nghĩa như sgk . Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi .

*) Tiểu kết : - Định nghĩa oxit .

+ Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi .

Hoạt động II : Nghiên cứu công thức - phân loại oxit . (10 phút).

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Nếu gọi nguyên tố liên kết với oxi là

M , có chỉ số là x , hoá trị là a , chỉ số của oxi là y . + Thì công thức của oxit là gì ? Cho các nhóm nhận xét , đánh giá . + Em hãy nghiên cứu sgk và cho biết oxit được phân thành mấy loại ? - Cho học sinh nhận xét , đánh giá .

- Hoạt động nhóm . + Công thức chung của oxit là : MxOy . Theo quy tắc hoá trị: a.x = II . y + Phân loại oxit. Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên . Oxit được chia thành 2 loại chính : Oxit axit ( thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit ) và Oxit bazơ ( oxit của kim loại tương ứng với 1 ba zơ ).

+ Công thức hóa học oxit : MxOy ( công thức hóa học của oxit vẫn tuân theo quy tắc hóa trị ) + Oxit được chia thành 2 loại chính : Oxit axit ( thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit ) và Oxit bazơ ( oxit của kim loại tương ứng với 1 ba zơ ).

Hoạt động IV : Nghiên cứu tên gọi oxit . (16 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Thông báo cách gọi tên chung :

Tên nguyên tố + oxit . + Vậy theo em cách gọi tên của oxit axit & oxit bazơ có giống nhau không ?

- Cho học sinh lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ cho câu trả lời của mình - Cho học sinh nhận xét , đánh giá .

- Nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi. +Gọi tên các oxit có sự khác nhau : +) Oxit axit: ( Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + Tên phi kim + ( Tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + oxit. +) Oxit bazơ : Tên kim loại ( Kèm theo hoá trị của kim loại đa hoá trị) + Oxit . + Lấy ví dụ minh hoạ P2O5 : Điphôtphopentaoxit Fe2O3 : Sắt(III)oxit.

*) Tiểu kết : - Tên gọi oxit .

+ Cách gọi tên chung : Tên nguyên tố + oxit ( Na2O , NO …)

+Oxit bazơ : Tên kim loại (Kèm theo hoá trị của kim loại đa hoá trị) + Oxit .

+ Oxit axit: Tên phi kim (Tiền tố chỉ số ng tử phi kim) + oxít (Tiền tố chỉ số ng tử oxi) . * Kết luận : - Giaó viên cho học sinh nắm được những nội dung chính của bài học . IV) Cũng cố : ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .

+ Hãy viết công thức hóa học của 2 oxitaxit và 2 oxitbazơ , chỉ ra cách gọi tên mỗi oxít đó . - Hướng cũng cố bài . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công thức hóa học của 2 oxitaxit : SO2 ( lưu huỳnh đioxit ) , SO3( lưu huỳnh trioxit ) + Công thức hóa hóa 2 oxitbazơ : Al2O3 ( Nhôm oxit ) , CuO ( Đồng II oxit ) .

*) Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm .

+ Trong các công thức hóa học sau ( NaCl , CuSO4 , HCl , ZnO ) , công thức nào là công thức hóa học của oxitbazơ ?

a) NaCl . b) ZnO . c) CuSO4 . d) HCl . Đáp án : b .

V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập : Làm bài tập 1đến 5 / 91. - Hướng dẫn bài tập 2 :

a. CTHH : P2O5

b. CTHH : Cr2O3. - Hướng dẫn bài tập 5 :

- Nghiên cứu trước bài "Điều chế khí oxi - phản ứng phân huỷ.". Nghiên cứu bài mới và cho biết: Oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào ? Phản ứng phân huỷ là gì ?

Ngày soạn : 16 – 1 – 2011 . Tuần : 22 Ngày giảng : 17 – 1 – 2011 Tiết : 41

BÀI 27 : ĐIỀU CHẾ OXI – PHẢN ỨNG PHÂN HỦY A) Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Biết được phương pháp điều chế khí oxi , cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và sản xuất khí oxi trong công nghiệp .

- Biết phản ứng phân huỷ là gì , biết lấy ví dụ về phản ứng phân huỷ và viết phương trình hoá học .

2. Kỹ năng : - Được cũng cố khái niệm về xúc tác , giải thích vì sao MnO2 được gọi là xúc tác của phản ứng phân huỷ KClO3 .

3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao .

B) Trọng tâm : - Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm , phản ứng phân hủy . C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài , chuẩn bị đồ dùng học tập .

- Dụng cụ : ống nghiệm , đèn cồn , lọ thuỷ tinh đựng khí nút cao su , bông , ống dẫn khí , chậu thuỷ tinh .

– Hóa chất : KMnO4 , KClO3 , MnO2 , nước …

2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm , kết hợp với phương pháp đàm thoại nêu vấn đề .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Kiểm tra bài cũ : ( 5 phút ) Em hãy cho biết oxit là gì ? Phân loại và tên gọi oxit ? III)Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Theo em oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm và

trong công nghiệp như thế nào ? Phản ứng phân huỷ là gì ?

IV) Các hoạt động học tập .

Hoạt động I : Nghiên cứu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm . (14 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Để điều chế khí oxi trong phòng thí

nghiệm ta có thể lấy hoá chất có đặc điểm như thế nào để điều chế ?

- Ta có thể lấy các hợp chất chứa oxi để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.

- Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 1 trong sgk để làm thí nghiệm theo nhóm . + Hướng dẫn hoc sinh cách lắp dụng cụ thí nghiệm 1 . + Vậy em có nhận xét gì về phản ứng nhiệt phân trên ? - Cho học sinh nghiên cứu sgk viết phương trình phản ứng xảy ra. - Cho học sinh nghiên cứu thí nghiệm 2 trong sgk theo nhóm , làm thí nghiệm theo nhóm . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dựa vào tính chất vật lí của oxi em hãy nêu các phương pháp thu khí oxi ? - Cho học sinh làm thí nghiệm theo nhóm , hướng dẫn cho học sinh quan sát và nhận xét hiện tượng . - Vậy qua các thí nghiệm trên em hãy rút ra kết luận chung về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? - Cho cả lớp nhận xét , bổ sung , đánh giá.

nóng , đặt tàn đóm đỏ lên đầu ống nghiệm , quan sát hiện tượng . + Hiện tượng : Tàn đóm đỏ bùng cháy. HS : Khi nhiệt phân muối KMnO4 ta được khí oxi tạo thành. PTHH : 2KMnO4 →t0

K2MnO4+ MnO2 + O2 (1) - Ta có thể thu khí oxi bằng cách đẩy không khí : Đặt đứng bình, cho ống dẫn khí sát đáy bình và thu khí hoặc thu bằng cách đẩy nước. - Thí nghiệm 2 : Cho một ít KClO3 vào ống

nghiệm và tiến hành thí nghiệm như thí nghiệm 1, quan sát , cho một ít MnO2 vào ống nghiệm chứa KClO3 và làm thí nghiệm như thí nghiệm 1. PTHH : 2KClO3 →t0

2KCl + 3O2 ( 2) - Cách thu khí oxi : tương tự thí nghiệm 1 - Quan sát , nhận xét hiện tượng ở cả 2 ống

nghiệm : Khi cho MnO2 vào ống nghiệm ( 2) thì khí O2

thoát ra nhiều hơn ( ống nghiệm 1 ) nên que đóm cháy nhanh và mạnh hơn .

- Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ta dùng các hợp chất giàu oxi và dễ phân huỷ để phân huỷ chúng .

*) Tiểu kết : - Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm .

+ PTHH : 2KMnO4 →0

t

K2MnO4+ MnO2 + O2 (1) + PTHH : 2KClO3 →t0

2KCl + 3O2 ( 2)

Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ta dùng các hợp chất giàu oxi và dễ phân huỷ để phân huỷ chúng . ( KMnO4 , KClO3 …) .

Hoạt động II : Sản suất khí oxi trong công nghiệp . (6 phút )

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Trong công nghiệp người ta dùng

những nguyên liệu sẵn có và nhiều trong tự nhiên để khai thác khí oxi . + Theo em những nguyên liệu nào trong

- Nguồn nguyên liệu sẵn có, vô tận có nhiều oxi là nước và không khí .

tự nhiên sẵn có giàu oxi ? - Cho h/s nghiên cứu sgk và nêu các phương pháp thu khí oxi từ nước và không khí . - Giải thích các quá trình thu khí oxi trong công nghiệp cho học sinh hiểu .

- Hoạt động cá nhân : + Thu từ nước : Dùng phương pháp điện phân nước ta thu được khí oxi và khí hiđro. + Thu từ không khí : Dùng tháp chưng cất để chưng cất khí oxi.

*) Tiểu kết : - Sản suất khí oxi trong công nghiệp .

+ Thu từ nước : Dùng phương pháp điện phân nước ta thu được khí oxi và khí hiđro . + Thu từ không khí : Dùng tháp chưng cất để chưng cất khí oxi .

Hoạt động III : Nghiên cứu phản ứng phân huỷ . ( 7 phút)

Một phần của tài liệu GIAO AN HOA HOC LOP 8 CHUAN NHAT DAY (Trang 95)