+ Phân tử của hợp chất được cấu tạo từ các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau. VD: Phân tử nước tạo nên từ 1(O) liên kết với 2(H) . VD: Phân tử khí oxi được tạo nên tử 2
nguyên tử O liên kết với nhau. + PTK:KhíCacbonđioxit=12+16+16=44 + PTK: Khí Metan =12+4 =16 +PTK: axit Nitric = 1+14+48 =63
*) Kiểm tra đánh giá : ( 3 phút ) - Giaó viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . Khoanh tròn vào ý đúng trong câu sau .
+ Dựa vào dấu hiệu nào sau đây, để phân biệt phân tử của hợp chất với phân tử của đơn chất .
a) Số loại nguyên tử của nguyên tố có trong phân tử . b) Hình dạng của phân tử .
c) Số lượng nguyên tử có trong phân tử . d) Trật tự các nguyên tử liên kết với nhau . Đáp án : a
V) Dặn dò : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , làm bài tập 5, 7, 8 SGK trang 26.
- Nghiên cứu trước bài "Thực hành : Sự lan toả của chất ". - Chuẩn bị cho thực hành :
+ Mỗi nhóm một bản báo cáo thí nghiệm theo mẫu đã cho. + Nghiên cứu kĩ mục tiêu, các bước tiến hành thí nghiệm.
Ngày soạn : 24 – 9 – 2010 . Tuần : 5 Ngày giảng : 25 – 9 – 2010 Tiết : 10
BÀI 7 : BÀI THỰC HÀNH 2 – SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT A) Mục tiêu :
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm. 3. Thái độ : Nghiêm túc, cẩn thận, nhiệt tình tham gia thực hành với nhóm, trung thực, hăng
hái .
B) Trọng tâm : Thí nghiệm 1,2 , viết tường trình tại lớp . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, làm thử trước các thí nghiệm. -Dụng cụ : - Mỗi nhóm 2 ống nghiệm, 2 cốc thuỷ tinh, 1 đũa thuỷ tinh, 1nốt cao su -Hoá chất : Bông, dung dịch amoniac, thuốc tím, nước cất, giấy quỳ tím.
2. Học sinh : - Nghiên cứu các thí nghiệm trong sgk , chuẩn bị báo cáo thực hành.
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thực hành thí nghiệm . phương pháp trực quan .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : - Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút )
II) - Giáo viên cho học sinh kiểm tra chuẩn bị và báo cáo nhóm mình . ( 2 phút )
III) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Thí nghiệm sự lan tỏa của amoniac. (15 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu mục tiêu, các bước
tiến hành thí nghiệm 1. - Hướng dẫn học sinh lắp dụng cụ, cho hoá chất để tiến hành thí nghiệm . + Cho học sinh tiến hành thí nghiệm , quan sát hiện tượng . - Trong dung dịch amoniac có chất amoniac hoà tan làm cho giấy quỳ tím ở ống nghiệm 1 chuyển màu xanh.
-Tại sao ở ống nghiệm 2 giấy quỳ tím không tiếp xúc với dung dịch amoniac mà sau một thời gian lại chuyển màu xanh ?
- Nêu mục tiêu, các bước tiến hành thì nghiệm 1
+ Lắp dụng cụ và hoá chất theo hướng dẫn của giáo viên. + Lấy 2 ống nghiệm , ống 1 đựng dung dịch
amoniac và ống 2 khô . Ống 1 cho giấy quỳ tím vào, quan sát . Ống 2 cho giấy quỳ tím ẩm vào đáy ống nghiệm, đặt ống nghiệm nằm ngang , lấy một ít bông đã tẩm dung dịch amoniac đặt ở miệng ống nghiệm, đậy kín nút cao su vào ống nghiệm 2. Nhận xét : + Ống nghiệm 1: Làm quỳ tím chuyển màu xanh. + Ống nghiệm 2 : Lúc đầu giấy quỳ tím không đổi màu, sau một thời gian giấy quỳ tím chuyển màu xanh . ( khí amoniac lan tỏa tới giấy quỳ tím ) - Nhận xét : Trong ống nghiệm 2 khí amoniac đã
lan toả từ bông sang giấy quỳ tím ẩm, khí này tan vào nước có trong giấy quỳ tím tạo thành dung dịch amoniac nên làm giấy quỳ chuyển màu xanh Hoạt động II : Thí nghiệm sự lan toả của kalipemanganat. (17 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nêu mục tiêu của thí
nghiệm và các bước tiến hành thí
nghiệm. - Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
+ Cho các nhóm báo cáo kết quả, cả lớp bổ sung, đánh giá hoạt động của các thành viên trong nhóm, đánh giá sự thành công của thí nghiệm.
- Đại diện một nhóm nêu mục tiêu các bước tiến hành thí nghiệm. Các nhóm còn lại bổ sung. - Tiến hành thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên . + Quan sát và nhận xét hiện tượng : + Cho vào hai cốc nước mỗi cốc một ít hạt
kalipemanganat. Cốc 1 dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều. Cốc 2 để yên, quan sát. - Nhận xét: + Cốc 1 : Khi khuấy kalipemanganat tan nhanh vào nước làm toàn bộ nước trong dung dịch
chuyển màu tím. + Cốc 2 : Quan sát ta thấy màu tím từ các hạt thuốc tím lan toả dần lên trên.
III) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên cho học sinh viết tường trình thí nghiệm , thu dọn thí
nghiệm, lau rửa dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình .
IV) Dặn dò : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh trình bày báo cáo thí nghiệm và nạp báo cáo
thí nghiệm.
Về nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .
- Nghiên cứu lại các thao tác thí nghiệm, cách sử dụng dụng cụ và hoá chất. - Nghiên cứu trước bài " Luyện tập 1 " chuẩn bị cho tiết học sau .
Ngày soạn : 26 – 9 – 2010 . Tuần : 6 Ngày giảng : 27 – 9 – 2010 Tiết : 11 BÀI 8 : BÀI LUYỆN TẬP 1 .
A) Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Hệ thống hoá kiến thúc về các khái niệm cơ bản : Chất - đơn chất và hợp
chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học và phân tử
- Củng cố : Phân tử là hạt hợp thành của hầu hết các chất và nguyên tử là hạt hợp thành của đơn chất kim loại.
2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng : Phân biệt chất và vật thể; tách chất ra khỏi hỗn hợp; theo
sơ đồ nguyên tử chỉ ra các thành phần cấu tạo nguyên tử.
3. Thái độ : - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập
thể cao.
B) Trọng tâm : Vận dụng kiến thức để giải các bài tập hóa học . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : - Sách giáo khoa và giáo án .
- Bảng phụ : “ Sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm ” .
- Một số bài tập ( sgk +sách tham khảo ) , cũng cố kiến thức đã học .
2. Học sinh : - Nghiên cứu lại những nội dung kiến thức đã học , giải hết các bài tập sgk . * Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức , phương pháp đàm thoại nêu vấn đề ( áp dụng vào giải các bài tập hóa học ) .
D) Tiến trình dạy học :
I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) . II) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Kiến thức cần nhớ. (12 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu sơ đồ mối
quan hệ giữa các khái niệm trong SGK. + Em hãy lấy ví dụ về các vật thể được tạo nên từ đơn chất, hợp chất ? - Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Nghiên cứu sơ đồ + Lấy ví dụ : Vật thể ( Tự nhiên và nhân tạo) Chất : Đơn chất ( Kim loại Phi kim ) . Hợp chất (Vô cơ Hữu cơ ) + Lấy ví dụ:
+ Em hãy nêu các khái niệm: Nguyên tử , nguyên tố hoá học , đơn chất , hợp chất , phân tử , nêu cấu tạo nguyên tử. - Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung . Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Nêu các khái niệm theo yêu cầu của giáo viên
*) Tiểu kết : - Kiến thức cần nhớ .
+ Mối quan hệ giữa các khái niêm .
Vật thể ( tự nhiên , vật thể nhân tạo )
Chất ( tạo nên từ nguyên tố hóa học )
Đơn chất . Hợp chất
Kim loại Phi kim H/c vô cơ H/c hữu cơ ( Hạt hợp thành là nguyên tử , phân tử ) ( Hạt hợp thành là phân tử ) + Tổng kết về chất , nguyên tử , phân tử .
Luyện tập : (22 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài
tập 1 sgk/30. + Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Bài toán trên dựa vào những tính chất nào để tách các chất ? + Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2 SGK trang 31. + Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá. Mg và Ca có tính chất hoá học tương tự nhau . Em dựa vào yếu tố nào để khẳng định điều đó ?
- Hoạt động nhóm làm bài tập 1. + Vật thể : Chậu ; chất : Nhôm, chất dẻo. + Vật thể : Thân cây; chất : Xenlulozơ. + Phương pháp tách. Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp. Cho hỗn hợp còn lại vào nước, gỗ nhẹ hơn nước nên nỗi lên trên + Ta tách được gỗ; nhôm nặng hơn nước chìm xuống ta tách được nhôm. - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
+ Số p , e , số lớp e , số e ngoài cùng của nguyên tử Mg là .
Số p = số e = 12 . Số lớp e = 3 . Số e lớp ngoài cùng = 2 .
+ Điểm giống nhau và khác nhau giữa nguyên tử Mg và nguyên tử Ca .
+ Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 3 SGK/31. - Cho đại diện các nhóm bổ sung, đánh giá, nhận xét.
Magie và Canxi đều có 2e lớp ngoài cùng .
+) Điểm khác nhau: Magie : Có 3 lớp e, 12 p . Canxi : Có 4 lớp e, 20 p - Hoạt động cá nhân làm bài tập 3. a. PTK: X = 31.2 = 62 b. 2. NTK(X) + NTK(O) = 62 NTK: X = 23 vậy nguyên tố là Natri : Na.
* Kết luận : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .
III) Cũng cố : ( 4 phút ) - giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức ( chuẩn bị bảng phụ ) , yêu
cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học , giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội .
IV) Dặn dò : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.
- Bài tập : Làm bài tập 4, 5 SGK trang 31.
- Nghiên cứu trước bài "Công thức hoá học.". Hãy nghiên cứu bài mới và tự trả lời câu hỏi : Công thức hoá học dùng làm gì ? Cách biểu diễn công thức hoá học của đơn chất và công thức hoá học của hợp chất ?
Ngày soạn : 1 – 10 – 2010 . Tuần : 6 Ngày giảng : 2 – 10 – 2010 Tiết : 12
BÀI 9 : CÔNG THỨC HÓA HỌC . A. Mục tiêu.
1. Kiến thức : - Hiểu được : Công thức hoá học dùng để biểu diễn một chất, gồm một kí hiệu
hoá học(đơn chất), hay hai, ba.... kí hiệu hoá học( hợp chất) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu.
2. Kỹ năng : - Biết cách ghi một công thức hoá học khi cho biết tên kí hiệu hay tên nguyên
tố và số nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một chất.
- Biết công thức hoá học còn chỉ một phân tử chất, trừ đơn chất kim loại . Từ công thức hoá học xác định nguyên tố tạo ra chất , số nguyên tử mỗi nguyên tố trong một phân tử chất và phân tử khối của chất .
3. Thái độ : Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài , có tinh thần tập thể cao.
B) Trọng tâm : Công thức hóa học của đơn chất , công thức hóa học của hợp chất . C) Chuẩn bị :
1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .
* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình . phương pháp trực quan .
I. ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) . II) Các hoạt động học tập :
Hoạt động I : Kiểm tra bài cũ - Nêu vấn đề (5 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Theo em phân tử là gì?
Cách tính phân tử khối như thế nào ? + Công thức hoá học dùng làm gì? + Cách viết công thức hoá học như thế nào?
- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi của giáo viên. + Nhận xét, bổ xung cho đúng. - Suy nghĩ, tìm cách trả lời.
Hoạt động II : Nghiên cứu công thức hoá học của đơn chất . (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Công thức hoá học(CTHH) dùng để
biểu diễn chất. + Theo em công thức hoá học của đơn chất được biểu diễn như thế nào ? - Với đơn chất kim loại được cấu tạo từ những nguyên tử kim loại với nhau , thì công thức hoá học biểu diễn như thế nào ? - Với phi kim thường được tạo nên tử phân tử bởi 2 nguyên tử , thì công thức hoá học được biểu diễn như thế nào ? - Theo em số 2 ở dưới chân oxi có ý nghĩa gì ?
Nêu ra công thức tổng quát chung .
- Công thức hoá học của đơn chất. + Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi theo cá nhân. - Công thức hoá học của đơn chất kim loại được biểu diễn bằng kí hiệu của 1 nguyên tố kim loại đó.
Công thức hoá học của nhôm là:Al, của đồng là Cu.... + Công thức hoá học của phi kim: Thường có thêm chỉ số ở chân kí hiệu của phi kim . Công thức hoá học của khí oxi là : O2....
CTHH dạng chung của các chất : Ax
Trong đó A là nguyên tố . x là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi .
( Nếu là đơn chất kim loại , thì x = 1 )
*) Tiểu kết : - Công thức hoá học của đơn chất .
+ Công thức hóa học của đơn chất , chỉ gồm kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố . Hoạt động III : Công thức hoá học của hợp chất . (10 phút)
- Yêu câu học sinh nhớ lại định nghĩa về hợp chất , kết hợp với sgk lấy ra 1số ví dụ về hợp chất .
- Nêu ra công thức tổng quát chung .
- Hoạt động cá nhân dự đoán. + CTHH của muối ăn sẽ là : NaCl - Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. + CTHH của phân tử cacbonđioxit là : CO2. - CTHH dạng chung của các chất : AxBy . Trong đó A , B , là nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử . x, y, là chỉ số, nếu chỉ số bằng 1 thì không ghi.
*) Tiểu kết : - Công thức hoá học của hợp chất .
+ Công thức hóa học của hợp chất , gồm kí hiệu hóa học của những nguyên tố tạo ra chất , kem theo chỉ số ở chân .
Hoạt động IV : Ý nghĩa của công thức hoá học . ( 9 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho h/s nghiên cứu sgk cho biết ý
nghĩa của công thức hoá học . - Cho cả lớp nhận xét, bổ sung . + Giáo viên nhận xét, đánh giá . - Cho học sinh nghiên cứu ví dụ : Nêu ý nghĩa mà em biết được từ CTHH sau : H2SO4.