Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.

Một phần của tài liệu GIAO AN HOA HOC LOP 8 CHUAN NHAT DAY (Trang 34)

+ Hoá trị của nguyên tố bằng số nguyên tử hiđro liên kết với nó. VD : Trong phân tử CH4 , C có hoá trị IV, Trong phân tử H2O, O có hoá trị II.

+ Nghiên cứu tìm cách xác định được: Na hoá trị I; Mg hoá trị II; Al hoá trị III. + Có 3 nguyên tử hiđro trong phân tử H3PO4 . Vì nhóm PO4 liên kết với 3H nên nó cũng có hoá trị III

*) Tiểu kết : - Cách để xác định hóa trị của 1 nguyên tố .

+ Cách xác định : Dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó , với nguyên tử nguyên tố đã biết hóa trị ( nguyên tử nguyên tố H , nguyên tử nguyên tố O …)

+ Khái niệm về hóa trị : Hóa trị là con số biểu thị về khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này , với nguyên tử nguyên tố khác ( hoặc nhóm nguyên tử ) .

Hoạt động II : Nghiên cứu quy tắc hoá trị . (12 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên lấy một ví dụ cụ thể cho học

sinh so sánh.

- Quy tắc. + Hoạt động cá nhân dự đoán .

+ Từ công thức phân tử NIIIH3I , biết N có hoá trị III ? Em hãy so sánh tích chỉ số và hoá trị của (N) với tích chỉ số và hoá trị của hiđro. +) Từ đó em hãy đưa ra quy tắc cho công thức chung sau: AxBy, với A có hoá trị a, B có hoá trị b. - Em hãy phát biểu thành lời quy tắc trên ? + Cho cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá. + Vậy theo em nếu biết công thức hoá học ta có thể biết đựơc hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong công thức đó hay không ? - Em hãy tính hoá trị của Fe trong hợp chất FeCl3 , biết Cl có hoá trị I ?

Theo đầu bài ta có: phân tử NIIIH3I .

1*III = 3*I Vậy tích chỉ số và hoá trị của (N) = tích chỉ số và hoá trị của (H) . Từ công thức trên ta có : a . x = b . y. - Trong công thức hoá học : Tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia ( hoặc nhóm nguyên tử ) . - Vận dụng. + Suy nghĩ : Nghiên cứu sgk trả lời.

+ Gọi hoá trị của Fe là a ta có: + Theo quy tắc hoá trị : a * 1 = I * 3, vậy a = III. Hoá trị của sắt trong hợp chất trên là III.

*) Tiểu kết : - Quy tắc hoá trị

+ Trong công thức hoá học : Tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia ( hoặc nhóm nguyên tử ) .

* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .

V) Cũng cố : ( 4 phút ) - Giáo viên đặt câu hỏi và bài tập sgk .

+ Hóa trị của 1 nguyên tố ( hay nhóm nguyên tử ) là gì ?

+ Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố , trong các hợp chất sau .

a) KH , H2S . b) FeO , SiO2 . - Hướng cũng cố bài .

+ Hóa trị là con số biểu thị về khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này , với nguyên tử nguyên tố khác ( hoặc nhóm nguyên tử ) .

+ Cách xác định hóa trị của các nguyên tố , trong các hợp chất sau . a) KH suy ra K –H , vậy hóa trị của K = I .

H2S suy ra H – S – H , vậy hóa trị của S = II . b) FeO suy ra Fe = O , vậy hóa trị của Fe = II . SiO2 suy ra O = Si = O , vậy hóa trị của Si = IV .

VI) Dặn dò : ( 4 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập : Làm bài tập 1 đến 4 sgk / 37- 38. - Hướng dẫn bài tập 4 :

b. Fe hoá trị II.

- Nghiên cứu phần còn lại của bài " Hóa trị ". Làm thế nào để lập được công thức của hợp chất khi biết hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử ?

Ngày soạn : 8 – 10 – 2010 . Tuần : 7 Ngày giảng : 9 – 10 – 2010 Tiết : 14

BÀI 10 : HÓA TRỊ . ( Tiết 2 ) A) Mục tiêu .

1. Kiến thức : - Hiểu được hoá trị của một nguyên tố (hoặc nhóm nguyên tử) biểu thị khả

năng liên kết của nguyên tử (nhóm nguyên tử ) trong phân tử chất, được xác định theo (H) làm một đơn vị và O làm hai đơn vị.

2. Kỹ năng : - Biết cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm

nguyên tử trong phân tử chất.

3. Thái độ : - Nghiêm túc, hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập thể cao.

B) Trọng tâm : - Vận dụng quy tắc hóa trị , lập công thức hóa học . C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề , phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề .

D) Tiến trình dạy học .

I) Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) II) Nêu vấn đề bài mới : ( 2 phút ) Làm thế nào để lập được công thức hoá học của hợp chất

khi biết hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử chất đó ?

III) Các hoạt động học tập :

Hoạt động I : Nghiên cứu lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị . (17 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu ví dụ trong

sgk . + Nêu các bước lập công thức hoá học theo hoá trị . Tích chỉ số và hoá trị của S là gì ? Tích chỉ số và hoá trị của O là gì ? (biết S có hoá trị VI và O có hoá trị II)

- Nghiên cứu ví dụ trong SGK . + Lập CTHH của hợp chất tạo bởi lưu huỳnh hoá trị VI và oxi. +) Gọi công thức chung là SxIVOyII. +)Theo quy tắc hóa trị ta có: VI * x = II * y +) chuyển thành tỉ lệ ta có: x / y = II / VI = 1/3 . Theo tính chất của 2 phân số bằng nhau:

- Cho học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Yêu cầu học sinh đưa ra quy tắc chung cho bài toán.

x = 1; y = 3. +) Vậy công thức tìm được là : SO3 - Đưa ra quy tắc chung như sgk .

( Củ thể xác định 4 bước ) .

*) Tiểu kết : - Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị .

+ Viết công thức dưới dạng tổng quát chung AxaByb . + Áp dụng quy tắc hóa trị ta có : a * x = b * y .

chuyển thành tỉ lệ ta có: x / y = b / a = b’/a’ .

+ Vậy ta có công thức hóa học tìm được là : AbaBab ( hoặc Ab’aBa’b ) .

Hoạt động II : Củng cố - Luyện tập. (15 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài

tập 5 sgk / 38. - Cho lớp nhận xét , đánh giá . + Ngoài việc áp dụng đúng quy tắc để lập công thức em hãy suy nghĩ và cho biết còn cách nào khác lập nhanh công thức hoá học không ?

- Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 6 SGK trang 38.

+ Cho lớp nhận xét, đánh giá giáo viên nhận xét, cho điểm.

- Hoạt động nhóm làm bài tập 5. a. + Gọi công thức chung là PxHy , +Theo quy tắc hoá trị ta có: III . x = I . y + Chuyển thành tỉ lệ ta có : x / y = I / III = 1/3 Theo tính chất của 2 phân số bằng nhau: x = 1; y = 3. + Vậy công thức tìm được là : PH3. - Tương tự ta tìm được các công thức: CS2 , Fe2O3 , NaOH , CuSO4 , Ca(NO3)2 . Trả lời và nêu được cách lập nhanh công thức hoá học : + Rút gọn hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử cần lập công thức với nhau . + Lấy hoá trị đã rút gọn của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử này làm chỉ số của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử kia. - Làm bài tạp 6 + giải thích. CTHH viết sai MgCl; NaCO3; KO Sửa lại : MgCl2; K2O; Na2CO3

* Kết luận : - Giáo viên hệ thống lại nội dung kiến thức chính cần lĩnh hội .

IV) Cũng cố T1: ( 3 phút ) - Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau .

+ Hãy cho biết các công thức sau đúng hay sai , hãy sửa lại công thức hóa học sau cho đúng ( dựa vào quy tắc hóa trị ) , biết K = I , Al = III , SO42- = II , NO3- = I .

a) K(SO4 )3 . b) Al(NO3 )3 . - Hướng cũng cố bài .

a) K(SO4 )3 , sửa lại K2(SO4 ) , vì K = I , SO42- = II . b) Al(NO3 )3 , đúng vì Al = III , NO3- = I .

* Kiểm tra đánh giá : ( 2 phút ) - Giáo viên sử dụng câu hỏi trắc nghiệm . + Biết S = IV , hãy chọn công thức hóa học nào sau đây , phù hợp với quy tắc hóa trị . a) S2O2 . b) S2O3 c) SO2 d) SO3

Đáp án : c .

V) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài.

- Bài tập : Làm bài tập 7,8 SGK trang 38.

- Hướng dẫn bài tập 7 : Công thức phù hợp với hoá trị của Nitơ có hoá trị IV là : NO2. - Nghiên cứu bài "Bài luyện tập 2".

Ngày soạn : 10 – 10 – 2010 . Tuần : 8 Ngày giảng : 11 – 10 – 2010 Tiết : 15 BÀI 11: BÀI LUYỆN TẬP 2 A. Mục

tiêu :

1. Kiến thức : - Củng cố :

+ Cách ghi và ý nghĩa của công thức hoá học; khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.

2. Kỹ năng : - Rèn luyện kĩ năng : Tính hoá trị của các nguyên tố; biết đúng hay sai cũng như

lập được công thức hoá học khi biết hoá trị.

3. Thái độ : - Nghiêm túc, có tinh thần học tập cao,hăng say xây dựng bài, có tinh thần tập

thể cao.

B) Trọng tâm : - Vận dụng kiến thức vào giải các bài tập hóa học . C) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập. 2. Học sinh : Nghiên cứu trước bài .

* Phương pháp : - Chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống kiến thức , phương pháp đàm thoại nêu vấn đề ( áp dụng vào giải các bài tập hóa học ) .

D) Tiến trình dạy học :

I) ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số + ổn định tổ chức lớp học . ( 3 phút ) . II) Các hoạt động học tập :

Hoạt động I : Kiến thức cần nhớ. (12 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh nghiên cứu SGK.

Em hãy cho biết đặc điểm CTHH của đơn chất, hợp chất ? + Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung. - Cho học sinh nêu khái niệm hoá trị,

- Nghiên cứu SGK nêu đặc điểm. + CTHH của đơn chất : Tạo nên từ một nguyên tố hoá học. CTHH của đơn chất kim loại cũng còn biểu diễn

quy tắc hoá trị. + Em hãy cho biết hoá trị của H và O là bao nhiêu ? - Cho học sinh nêu cách xác định hoá trị và cách lập công thức hoá học khi biết hoá trị. + Cho học sinh các nhóm nhận xét, bổ sung . - Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá

một nguyên tử kim loại đó. CTHH của đơn chất phi kim thường được biểu diễn bằng kí hiệu của phi kim và chỉ số của nó. - CTHH chung của hợp chất: AxBy trong đó A, B, là kí hiệu của các nguyên tố …, Còn x, y là chỉ số. Mỗi CTHH còn chỉ một phân tử chất trừ đơn chất kim loại. Nêu khái niêm hoá trị và quy tắc hoá trị. + Hoá trị của H là I, của O là II. - Nêu cách xác định hoá trị ; Lập công thức hoá học .

Hoạt động II : Luyện tập. (23 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài

tập 1 sgk /41. + Cho học sinh các nhóm bổ sung , đánh giá . Giáo viên nhận xét, đánh giá. + Cho học sinh hoạt động cá nhân làm bài tập 2 SGK trang 41.

+ Em hãy nêu cách lập nhanh công thức của hợp chất chứa X và Y ? - Cho học sinh các nhóm bổ sung, đánh giá. Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Hoạt động nhóm làm bài tập 1. + Trong CTHH : Cu(OH)2 . Gọi a là hóa trị của Cu, b là hóa trị của (OH) . Theo quy tắc hoá trị ta có: a/b = 2/1

a.1 = b. 2 chuyển thành tỉ lệ

Vậy a = II và b = I. Kết luận : Hoá trị của Cu là II, nhóm OH là I.. + Làm tương tự ta có: - PCl5 : P hoá trị V, Cl hoá trị I - SiO2 : Si hoá trị IV. - Fe(NO3)3 : Fe hoá trị III, NO3 hoá trị I. + Hoạt động cá nhân làm bài tập 2.

XO : Vậy X hoá trị II .

YH3 : Vậy Y hoá trị III. Gọi chỉ số của X là x, Y là y ta có: II . x = III . y Từ đó rút ra x = 3, y = 2.Vậy phương án đúng là D.

Vì II và III không rút gọn được nên lấy 2 làm chỉ số của Y và 3 là chỉ số của X ta được : X3Y2. * Kết luận : - giáo viên cần hệ thống lại 1số nội dung chính cần lĩnh hội .

III) Cũng cố : ( 4 phút ) - giáo viên treo sơ đồ hệ thống kiến thức ( chuẩn bị bảng phụ ) , yêu

cầu học sinh lên bảng nhắc lại kiến thức đã học , giáo viên nhận xét và rút ra kiến thức cần lĩnh hội .

IV) Dặn dò : ( 3 phút ) - Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà , nghiên cứu kỹ lại bài .

- Bài tập : Làm bài tập 3,4 SGK trang 41, hướng dẫn bài tập 4 : a. KCl có PTK = 74,5 (đvC); BaCl2 có PTK = 208 (đvC); AlCl3 có phân tử khối là 187,5 (đvC).

- Nghiên cứu trước bài, ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra một tiết.

Ngày soạn : 15 – 10 – 2010 . Tuần : 8 Ngày giảng : 16 – 10 – 2010 Tiết : 16

KIỂM TRA 1 TIẾT . A) Mục tiêu.

1. Kiến thức : Đánh giá chất lượng học sinh học và tiếp thu bài qua kiểm tra viết trực tiếp. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng : Làm bài độc lập, nhanh, chính xác.

3. Thái độ : Nghiêm túc, trung thực, có tinh thần phê và tự phê cao.

B) Chuẩn bị :

1. Giáo viên : Soạn bài, chuẩn bị đề kiểm tra.

2. Học sinh : Nghiên cứu, ôn tập chuẩn bị giấy kiểm tra.

C) Tiến trình dạy học . * Ma trận của đề thi : Kiến thức, Kĩ năng , Cơ bản . Mức độ kiến thức , kĩ năng Tổng Điểm Biết Hiểu Vận dụng TNK Q TL TNKQ TL TNKQ TL Câu 1 1 1 Câu 2 1 1 Câu 3 1 1 Câu 1 2 2 Câu 2 2,5 2,5 Câu 3 2,5 2,5 Tổng điểm 1 2 2 2,5 2,5 10 I) Đề thi : 1) Trắc Nghiệm: (3đ) khoanh tròn vào ý đúng trong các câu sau .

N Câu1) nguyên tử khối là khối lượng 1 nguyên tử , tính bằng đơn vị nào ?

a) a) gam. b) kilogam . c) đvC . d) Không có đơn vị nào. N Câu 2 ) Trong hạt nhân nguyên tử , thì gồm có những loại hạt nào sau đây .

a) Hạt ( p) . b) Hạt ( n) . c) Hạt ( e) . d) Hạt ( p) và hạt ( n) .

Câu 3) Trong các công thức hoá học sau , công thức hóa học nào là công thức hoá học của

a) a)Cu. b) O2 . c) Mg . d) NaCl. B 2) Tự Luận : (7đ)

C Câu1:( 2đ) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất 2 nguyên tố, lấy 1ví dụ minh họa.

Câu2) (2,5đ) Viết công thức hoá học , tính phân tử khối của hợp chất Canxioxit ,biết phân tử

có 1 (Ca) , 1 (O) .

C Câu 3 ) (2,5đ) Tính hoá trị của nguyên tố (Zn) trong hợp chất ZnO , biết (O=II) . *) Đáp án :

1. Trắc nghiệm : ( 3đ) Câu1: ( c) (1đ) , Câu 2 : ( d) (1đ) , Câu 3 : (d) (1đ) 2. Tự luận : ( 7đ) :

Câu 1 : ( 2đ) Trong công thức hóa học , tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này , bằng

tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia . (1đ) Ví dụ : Hợp chất nước ( H2O ) có 2*I = 1*II . (1đ)

Câu 2 : (2,5đ) Công thức hóa học của hợp chất Canxioxit là CaO (1đ) .

Phân tử khối của CaO = 40 + 16 = 56 ( 1,5đ)

Câu 3 : ( 2,5đ) Gọi hóa trị của nguyên tố Zn có trong hợp chất là a ( 0,5đ)

Vận dụng quy tắc hóa trị ta có : 1*a = 1* II . (1đ)

Suy ra ta có : a = 1*II/1 = II , (0,5đ) , hóa trị của Zn = II . ( 0,5đ)

II) Cũng cố : - Hết giờ thu bài kiểm tra và đồng thời đưa ra đáp án của bài thi , giúp học sinh

tự đánh giá về lượng kiến thức mà mình tiếp thu được trong quá trình học tập .

III) Dặn dò : - Các em về nhà học bài và ôn lại những nội dung kiến thức đã được học “

chất , nguyên tử , phân tử ” .

Một phần của tài liệu GIAO AN HOA HOC LOP 8 CHUAN NHAT DAY (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w