Nền kinh tế thế giới đã trải qua sự biến đổi chưa từng thấy trong nửa cuối những năm 1990
MỤC LỤC MỞ ĐẦU .1 1. Sự cần thiết hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA ) . 1.1. Nhân tố thúc đẩy . 1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên toàn cầu 1.1.2. Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc và sự hấp dẫn của khu vực kinh tế năng động ASEAN 1.2. Nhân tố cản trở 1.2.1. Loại hình tổ chức của ACFTA 1.2.2. Tình trạng phân hóa hai cực 1.2.3. Cạnh tranh . 1.2.4. Yếu tố chính trị 2. Thực trạng hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) . 2.1. Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) .13 2.2. Những thỏa thuận đã đạt được của khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc( ACFTA ) 13 2.2.1. Mục tiêu của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc .14 2.2.2. Các biện pháp hợp tác kinh tế .15 2.2.3. Các chương trình hoạt động 20 1 3. Những thành tựu và những tác động tới các nước thành viên khu vực mậu dịch ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) 20 3.1. Những thành tựu .20 3.1.1. Hợp tác Tiểu vùng Mekong .20 3.1.2. Hợp tác nông nghiệp 22 3.1.3. Hợp tác Công nghệ thông tin và liên lạc (ICT) .22 3.1.4. Hợp tác Giao thông vận tải 22 3.1.5. Hợp tác du lịch 23 3.2. Những tác động tới các nước thành viên 23 3.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn .24 3.2.1.1. Tăng cường mở rộng tiềm năng thương mại 25 3.2.1.2. Cải thiện môi trường đầu tư .27 3.2.2. Tạo ra vị thế mới về chính trị trong các vòng thương lượng, đàm phán đa phương toàn cầu .28 3.2.3. Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác .28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 1. Sự cần thiết hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ( CAFTA ) 1.1. Nhân tố thúc đẩy 1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên toàn cầu Nền kinh tế thế giới đã trải qua sự biến đổi chưa từng thấy trong nửa cuối những năm 1990. Đặc biệt, các hoạt động của các tập đoàn đã được toàn cầu hoá mạnh mẽ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sự sáp nhập và mua lại (M&A) xuyên biên giới và thông qua các kênh giao dịch quốc tế khác nhau. Cùng với cuộc cách mạng công nghệ thông tin, luật chơi mới về cạnh tranh đã được thiết lập ở các lĩnh vực như kiểm soát quản lý, quản lý công nghệ, nội địa hoá và mối quan hệ giữa các hãng, tìm kiếm các nguồn lực bên ngoài và sử dụng các chính sách thương mại quốc tế. Bảng : Các khu vực mậu dịch tự do lớn của 1 số nước Các khu mậu dịch tự do đã ký kết Singapor e Mehico Chile Mỹ EC/ EU * Mỹ và Canada (NAFTA), EU, Canada, Mehico, Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Malta, Cyprus, Andora, Thổ Nhĩ Kỳ, Thuỵ Sỹ, 3 New Zealand, Nhật Bản, EFTA EFTA, Chile, Israel, Các nước thuộc khối tam giác phía bắc (El Salvador, Honduras, Nicaragoa), Dominica, Nicaragoa, Costa Rica, Bolivia, G3. Honduras, Guatamela, Nicaragoa), Venezuela, Columbia, Equdor, MERCOSUR, Peru, Bolivia Canada và Mehico (NAFTA), Israel, Jordan Liechtenstein, Ireland, Norway, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovak, Rumania, Bulgaria, Lithuania, Estonia, Latvia, Faeroes, Slovenia, Mehico, Chile, Palestine, Tunisia, Israel, Jordan Các khu mậu dịch tự do đang đàm phán hay có kế hoạch bắt đầu đàm phán Mỹ, Mehico, Canada, Australia Singapore Mỹ, EU, EFTA, Hàn Quốc, Panama, Cuba, MERCOSUR Chile, FTAA, Singapore MERCOSUR, Các nước khối Andean (Bolivia, Columbia, Peru, Venezuela) Các khu mậu dịch tự do đang ở giai đoạn đề xuất 4 Chile, EU, Hàn Quốc, Pacific 5 Nhật, New Zealand Nhật, Singapore, Pacific 5 Pacific 5 Nguồn: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), 2001, http://www.meti.go.jp/policy/trade-policy/epa/html.( Trích tư liệu từ website của bộ tài chính Việt Nam ) Lý do khiến cho hàng loạt FTA nói trên được ký kết là bởi lẽ thực tế đã cho thấy, ở một mức độ nhất định, nguồn lợi mà FTA mang lại cho các quốc gia là rất lớn: Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, các FTA gần như bao gồm toàn bộ các lĩnh vực trong quan hệ kinh tế thương mại giữa các thành viên: không chỉ thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, … mà cả các vấn đề khác như du lịch, thương mại điện tử, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát thanh truyền hình … Với phạm vi bao quát rộng như vậy, FTA sẽ đem lại nhiều lợi ích như mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ, tăng cường đàm phán đối với một nước thứ ba. Hơn thế nữa, tự do thương mại thông qua FTA sẽ càng làm tăng sức cạnh tranh của các nhà xuất khẩu và các tổ chức thương mại của các nước thành viên, tạo điều kiện cho họ dễ dàng thành công trong các vòng đàm phán đa phương. Thứ hai, mức độ điều chỉnh của các FTA sâu rộng hơn rất nhiều so với WTO, với những ưu đãi cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi tiến tới tự do hoá tối đa và triệt tiêu hoàn toàn những trở ngại đối với thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, đặc biệt là vấn đề triệt tiêu thuế suất nhập khẩu xuống 0% và các ưu đãi mở cửa thị trường 5 đầu tư. Ngoài ra, bản chất của các FTA không chỉ đơn thuần là việc tự do hoá thương mại, mà còn bao gồm cả việc hợp tác trong tất cả các lĩnh vực ngoài thương mại, ví dụ: hợp tác trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong việc phát triển công nghệ thông tin, đơn giản hoá thủ tục hải quan, xúc tiến thương mại và đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, … Nói cách khác, do hầu hết các FTA, đặc biệt là những FTA mới được ký kết gần đây, đã đa dạng hoá nội dung bên cạnh nội dung loại bỏ thuế quan và tự do hoá khu vực dịch vụ nên mỗi khi con đường đa phương bị tắc nghẽn hay cản trở, các nước liền tìm đến những dàn xếp song phương hay khu vực. Một điểm lợi nữa của FTA là trong quá trình hình thành mạng lưới các FTA, mối liên hệ với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cải cách kinh tế trong nước đã đặc biệt được chú trọng. Các FTA được xem như là các công cụ chính sách để giới hạn hay thúc đẩy cải cách trong nước cũng như thu hút FDI hơn là trông chờ có được các tác động trực tiếp to lớn của giảm thuế quan. 1.1.2. Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc và sự hấp dẫn của khu vực kinh tế năng động ASEAN. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Tăng trưởng kinh tế đã từng là thành tích đầy ấn tượng của Trung Quốc và phần lớn các nước ASEAN trong 3 thập kỷ vừa qua. Cả Trung Quốc và ASEAN đều theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng về xuất khẩu và đã đạt được các tỷ lệ tăng trưởng cao hơn nhiều tỷ lệ trung bình của thế giới. Theo tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc (TQ) đã tăng tốc kể từ khi bắt đầu chính sách đổi mới kinh tế năm 1978, bình quân 9,5%/năm và sẽ còn duy trì các năm về sau. Vào những năm 90, Trung Quốc tăng trưởng ở mức cao nhất trên thế giới. Tổng tiết kiệm nội địa và tổng đầu tư trong thập kỷ cuối đạt lần lượt hơn 40% và 6 34% GDP. Thành tích trong khu vực đối ngoại cũng rất gây ấn tượng, xuất khẩu tăng ở mức trung bình hàng năm hơn 15%, dự trữ quốc tế của Trung Quốc năm 1997 đạt hơn mức nhập khẩu tương đương của 12 tháng. Vốn nước ngoài chủ yếu là đầu tư trực tiếp nước ngoài, đã tăng 275 lần trong giai đoạn từ năm 1983 đến 1986. Thâm hụt ngân sách và tỷ lệ lạm phát khá cao trong nửa đầu những năm 90 do sự thịnh vượng kinh tế, đã dần hạ xuống từ năm 1996. Các yếu tố vĩ mô cơ bản cùng với việc không quy đổi của đồng tiền đã lý giải tại sao Trung Quốc không bị tác động trực tiếp của khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 giống như các nước châu Á khác. Từ giai đoạn 2000 đến nay, kinh tế Trung Quốc luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế trên 8% /năm và đến nay Trung quốc đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Năm 2001,Trung Quốc ra nhập WTO.Đây là bước ngoặt đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc ,tạo điều kiện mở cửa hơn nữa của kinh tế Trung Quốc trong thương mại quốc tế.Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2002(một năm sau khi ra nhập WTO) đạt 620,79 tỷ USD, tăng 21,8% so với năm 2001.Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trong các năm sau đó và tính đến năm 2006 kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 1700 tỷ USD vươn lên đứng thứ ba thế giới về xuất nhập khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân 24,6% mỗi năm. Cùng với Trung Quốc, các nước ASEAN cũng bắt đầu thực hiện việc nới lỏng chính sách và các biện pháp tự do hoá trong những năm 1990. ASEAN là tổ chức đầu tiên tại Đông Á thực hiện các FTA khu vực. Với 10 quốc gia ở Đông Nam Á, ASEAN hiện nay có quy mô dân số gần 500 triệu người, tổng diện tích lãnh thổ 4,5 triệu km 2 , tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt khoảng 737 tỷ USD và tổng kim ngạch thương mại đạt 720 tỷ USD, ASEAN đã trở 7 thành một đối tác quan trọng của nhiều quốc gia và là khu vực phát triển kinh tế năng động trong nền kinh tế thế giới. Sự quyết tâm của ASEAN đã đem lại những kết quả đáng kể. Mức thuế quan trung bình giữa các nước ASEAN được giảm từ 111.4% năm 1993 xuống còn 3.2% năm 1998. Đến nay, việc giảm thuế quan theo Chương trình Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung cho Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN(CEPT/AFTA) về cơ bản đã hoàn thành. 1.2. Nhân tố cản trở 1.2.1. Loại hình tổ chức của ACFTA Loại hình tổ chức của ACFTA hiện nay vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi bởi lẽ nếu xây dựng Khu vực mậu dịch tự do kiểu mở cửa thì ưu đãi mà các nước thành viên được hưởng sẽ tương đối ít. Nếu xây dựng Khu vực mậu dịch tự do kiểu khép kín, cơ chế hóa, chỉ mở cửa và áp dụng chế độ thuế ưu đãi đối với các nước thành viên thì sẽ có lợi cho phát triển kinh tế của các nước thành viên, khiến các nước này có được những lợi ích lớn nhất. Tuy nhiên, hiện nay trình độ phát triển của các nước trong khu vực còn khác nhau, điều này sẽ tạo nên trở lực từ những chế độ xã hội khác nhau và trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau, thậm chí có thể hình thành hàng rào mậu dịch mới, đi ngược lại với xu thế phát triển nhất thể hóa kinh tế toàn cầu. 1.2.2. Tình trạng phân hóa hai cực Một số nước lạc hậu trong ASEAN lo ngại rằng tham gia khu mậu dịch tự do không những không nâng cao sức cạnh tranh của mình mà ngược lại còn bị lạc hậu hơn về kinh tế, sự phân hóa giữa hai cực càng nghiêm trọng, bởi lẽ: Thứ nhất, những nước này cho rằng sức sản xuất trong nước không cao, một khi mở cửa thị trường có thể sẽ bị tràn ngập bởi khối lượng lớn hàng xuất khẩu của các 8 nước có trình độ phát triển cao hơn, dẫn đến việc trở thành "thuộc địa kinh tế" của các nước này. Do vậy, để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình, một số nước ASEAN sẽ gặp phải trở lực khá lớn trong việc giảm mức thuế và tiến trình thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế khu vực. Thứ hai, cùng với việc ký kết một FTA với Trung Quốc, các nước ASEAN cũng không ngừng tìm kiếm các FTA song phương khác như FTA ASEAN – Nhật Bản, FTA ASEAN – Ấn Độ, FTA Mỹ – Singapore, FTA Singpore – New Zealand, FTA Thái Lan – Ấn Độ, FTA Thái Lan – UAE, … và nếu các nước trong khối vẫn tiếp tục chạy đua ở cuộc chơi FTA như vậy thì tiến trình thực hiện AFTA có thể bị đe doạ. Vì khi đạt được FTA, các nước sẽ lo tới quyền lợi của mình với các nước ngoài khối, còn việc thực hiện lộ trình giảm thuế chung trong ASEAN sẽ bị xếp xuống hàng thứ yếu, làm cho hố sâu về hoà nhập tự do thương mại giữa các nước ASEAN ngày càng lớn dần. Nếu ASEAN có khoảng 5 FTA như vậy thì sẽ dẫn tới sự ra đời các “tiểu vùng kinh tế” trong khu vực và tình trạng cạnh tranh cục bộ là chắc chắn. Khi đó, AFTA sẽ chỉ là cái “vỏ bọc” của những FTA riêng biệt. 1.2.3. Cạnh tranh Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là khu vực tự do lớn nhất, có tiềm năng tạo ra những nguồn lợi rất lớn, song nó cũng tạo ra môi trường cạnh tranh rất gay gắt. Mặc dù các nước thành viên ASEAN được hưởng lợi từ thặng dư mậu dịch và những lợi thế về chính trị, song nhiều nước trong khối này vẫn cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ tạo ra sức hút lớn đối với đầu tư nước ngoài mà trước đây đổ nhiều vào khu vực ASEAN, dẫu rằng khi nền kinh tế Trung Quốc được tăng cường thì các nhà đầu tư Trung Quốc cũng sẽ đầu tư vào các nước ASEAN nhiều hơn và tự do hơn. 9 Cạnh tranh kinh tế giữa ASEAN với Trung Quốc chủ yếu thể hiện trên ba mặt là: cạnh tranh về mậu dịch, cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cạnh tranh tại thị trường thứ ba. 1.2.4. Yếu tố chính trị 1.2.4.1. Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông Biển Đông (phía Trung Quốc gọi là Nam Hải, người phương Tây gọi là biển Nam Trung Hoa) là vấn đề còn tồn tại và gây căng thẳng giữa một số nước Đông Nam Á với Trung Quốc. Trong vấn đề biển Đông, Trường Sa là điểm tranh chấp gay gắt nhất trong việc công nhận phạm vi chủ quyền và lợi ích biển của các nước có liên quan. Biển Đông chiếm 25% vận tải biển của thế giới, trữ lượng dầu mỏ ước tính khoảng 23.5 tỷ tấn và lượng khí đốt thiên nhiên khoảng 8269 tỷ m 3 . Cho nên có thể nói, sự phức tạp của vấn đề Biển Đông mang tính tổng hợp, nó không chỉ bao gồm yếu tố lịch sử, lợi ích chiến lược, chạy đua khai thác các nguồn tài nguyên thềm lục địa như dầu lửa, khí tự nhiên mà còn gọi là “tâm địa chấn” của mọi hoạt động trên biển giữa các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. 1.2.4.2. Vấn đề về quyền chủ đạo trong ACFTA Sự thành công của bất cứ một hiệp định thương mại khu vực nào thường có xu hướng là nhờ vào một nền kinh tế vững mạnh hoặc phát triển. Tuy nhiên, không thể cho rằng xu hướng này sẽ bất biến về lâu dài. Một khi Trung Quốc trở nên ổn định hơn với các cuộc cải cách của mình với tư cách là thành viên của WTO, quốc gia này có thể sẽ tích cực tìm cách gây ảnh hưởng đến quá trình tự do hoá thương mại trong khu vực. Trong số các nước ASEAN, không một nước nào có thực lực kinh tế bằng Trung Quốc, nhưng nếu coi ASEAN là một khối thì lại có thể so sánh được với Trung Quốc. Việc ai sẽ đóng vai trò chủ đạo ACFTA trong tương lai là một vấn đề khá hóc búa. 10 [...]... tác kinh tế trong khu vực này đã trở thành một vấn đề rất quan trọng Theo chương trình này, nhiều kế hoạch hợp tác kinh tế đã được đưa ra, như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do Đông Á, … Vấn... những Khu vực mậu dịch tự do lớn nhất và năng động nhất thế giới, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc dự định sẽ được hoàn thành trong vòng 10 năm Việc xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong khung thời gian này sẽ không gặp phải trở ngại, bởi ASEAN đã và đang tích cực cắt giảm thuế quan theo quy định của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA):...2 Thực trạng hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc ( ACFTA) 2.1 Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) Đầu những năm 90 là giai đoạn hợp tác khu vực còn bị coi nhẹ nhưng trong nửa cuối thập kỷ đó, các nước đã chứng kiến những động thái thể chế hoá các dàn xếp mậu dịch tự do thông qua các khu vực mậu dịch tự do song phương và thông qua các sáng... vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ được hoàn thành trước thời hạn đã định Ví dụ, việc triển khai Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đã được đẩy nhanh so với khung thời gian đã được dự kiến lúc đầu là 15 năm Vào tháng 1/ 2002, Thủ tướng Thái Lan Thashin thậm chí còn gợi ý hoàn thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trong vòng 2 năm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc một khi được... các nước khác trong khu vực Đông Á và làm đối trọng với khối Liên hiệp Châu Âu (EU) đã được mở rộng và Khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ (FTAA) Ý tưởng về việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa Trung Quốc và ASEAN xuất phát từ đề xuất của Cựu Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức ASEAN lần thứ 4 tổ chức vào tháng 11/ 2000 Trong năm này, Trung Quốc còn thoả thuận... triển của ASEAN và Trung Quốc, thậm chí của toàn thế giới Về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đem lại những cơ hội tốt đẹp cho sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên, cụ thể là: 3.2.1.1 Tăng cường mở rộng tiềm năng thương mại Về mặt kinh tế, việc hình thành ACFTA sẽ mang lại cục diện cùng có lợi cho Trung Quốc và ASEAN: Thứ nhất, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ... mở rộng tiềm năng đầu tư của ASEAN và Trung Quốc, đồng thời cải thiện môi trường đầu tư hấp dẫn hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN và Trung Quốc đối với thế giới Thật vậy, việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc trước hết sẽ thu hút thêm đầu tư của Trung Quốc vào khu vực này Sau nhiều năm phát triển, các doanh nghiệp Trung Quốc đã trở nên những doanh nghiệp hùng mạnh và mang... trị và an ninh trong khu vực, đồng thời việc thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ khẳng định vị trí tiên phong của hai bên về hợp tác tại khu vực Đông Á trong tương lai Thứ hai,với 1,7 tỷ người tiêu dùng, tổng thu nhập quốc nội vào khoảng 2000 tỷ USD và tổng kim ngạch trao đổi thương mại ước tính vào khoảng 1,23 nghìn tỷ USD, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc không chỉ vạch... nữa, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển và đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau nhưng đang cùng phải đối mặt với những cơ hội và thách thức của xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế một cách mạnh mẽ của thế 14 kỷ 21 này Các khu vực chính trên toàn cầu đều đã thiết lập các Khu vực mậu dịch tự do như Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ, Liên minh Châu Âu Quan trọng hơn, Khu vực. .. FAACCEC), mở đường cho việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) trong 10 năm tới Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ ASEAN - Trung Quốc trong thế kỷ này Ý nghĩa của Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -Trung Quốc: Trước đây, không phải không có những lo ngại về ý tưởng thành lập khối kinh tế chung giữa Trung Quốc và các quốc gia . - Trung Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự. thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc ( CAFTA ) 1.1. Nhân tố thúc đẩy 1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do (FTA) trên