Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường đh TDTT bắc ninh

58 442 0
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường đh  TDTT bắc ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, nó ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người, trong xã hội hiện nay TDTT ngày càng có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. TDTT là một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao. TDTT góp phần làm cho cuộc sống của con phong phú và giáo dục con người phát triển toàn diện, tập luyện TDTT giúp con người nâng cao được sức khỏe, đáp ứng được yêu cầu về học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, và quan trọng hơn TDTT còn giúp mọi người trên thế giới đoàn kết, gắn bó với nhau tạo nên sự hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Thông qua các cuộc thi đấu giao hữu, các kỳ thi đấ khu vực, đại hội Olympic… Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước TDTT Việt Nam ngày nay đẵ có những chuyển biến tíc cực theo hướng đông hơn về số lượng vận động viên (VĐV), tốt hơn về chất lượng, đảm bảo tốt về việc bồi dưỡng tài năng thể thao, chuẩn bị tốt cho VĐV tham gia các cuộc thi đấu lớn điiều đó được minh chứng bởi những tấm huy chương vàng mà các VĐV đem về từ những đấu trường khu vực và trên thế giới, ở những môn thể thao mũi nhọn như võ, cờ vua, điền kinh, bắn súng… Bóng rổ ra đời ở Mỹ năm 1891, là môn thể thao thi đấu đối kháng trực tiếp nó đòi hỏi các VĐV hoạt động với cường độ lớn, có sự phát triển toàn diện về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền và khẳ năng phối hợp, có tính kỷ luật cao, tâm lý vững vàng… Vì thế nhiều môn thể thao còn sử dụng bóng rổ để rèn luyện thể lực, ý trí, tâm lý cho các VĐV. Qua quá trình hình thành và phát triển, bóng rổ là một trong những môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic. 1 Ở Việt Nam, môn bóng rổ du nhập vào những năm 30 của thế kỷ XX, chủ yếu phát triển ở các tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và trong quân đội. Qua quá trình thăng trầm của lịch sử, bóng rổ hiện tại dẵ thực sự phát triển tại các tỉnh Hà Nộ, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Yên Bái, Quảng Ninh, Cần Thơ, trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trng học phổ thông, trung học cơ sở Trong thi đấu bóng rổ chiến thuật tấn công phát triển rất phong phú, đa dạng, không chỉ áp dụng lối đánh tấn công nhằm ghi điểm ở vị trí tiền phong, trung phong mà vị trí hậu vệ còn đóng vai trò quyết định trong việc tấn công nhằm ghi điểm. Hậu vệ là người khi tấn công và ghi điểm luôn đứng ở phía sau, có nhiệm vụ bảo vệ khu vực dưới rổ khi bị đối phương tấn công, có kỹ thuật đột phá và chuyền bóng tốt, là người tổ chức tấn công và phân phối bóng, chỉ đạo để thực hiện các yêu cầu của chiến thuật tấn công. Người hậu vệ phải có tố chất nhanh nhẹn, có kỹ thuật cá nhân tốt, biết chiếm chỗ để hạn chế sự tấn công của đối phương, đồng thời khi tấn công đòi hỏi ném rổ xa phải rất chính xác. Thông thường chiều cao trung bình của các VĐV ở những đội mạnh trên thế giới chủ yếu là các VĐV ở phía sau chiều cao ổn định hiện nay là 186-188 cm. Ngày nay để nâng cao chất lượng các trận đấu Bóng rổ, ngoài việc nghiên cứu các kỹ thuật mới, công tác tuyển chọn VĐV có năng khiếu và thể hình phù hợp với chuyên môn là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình huấn luyện sau này. Những nước có nền thể thao phát triển như Liên Xô (cũ), Mỹ, Trung Quốc… rất chú trọng đến việc tuyển chọn VĐV có chiều cao, sức bật tốt. Ngoài việc tuyển chọn VĐV có thể hình, chuyên môn lý tưởng, trong công tác đào tạo huấn luyện các tố chất chuyên môn (sức nhanh, sức bật…) và các kỹ thuật khác. Qua thực tế quan sát các giải thi đấu bóng rổ ở trong nước chúng tôi nhận thấy, trong phòng thủ các đội sử dụng linh hoạt các chiến thuật, kèm người kết hợp liên phòng nên khả năng tấn công phải áp dụng một cách linh hoạt các chiến thuật, thay đổi theo phòng thủ mới đạt được hiệu quả cao. Trong tất cả các chiến 2 thuật tấn công hay phòng thủ vai trò của hậu vệ đặc biệt quan trọng. Xu hướng hậu vệ ném rổ xa, đột phá ghi điểm cũng đang được các đội đặc biệt quan tâm. Đội tuyển nữ Bóng rổ trường Đại học (ĐH) TDTT Bắc Ninh là một đội bóng tập hợp nhiều các thành phần trong đó đa số là các sinh viên mới bắt đầu tập luyện cùng với một số vận động viên đã qua tuổi thi đấu về đi học. Hiện nay lực lượng hậu vệ của đội hiện đang gặp khó khăn một phần là do thành phần của đội tuyển cũ đã ra trường, các vận động viên trẻ thì chưa đáp ứng được yêu cầu cao của hậu vệ một đội bóng. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả thi đấu cho các vận động viên vị trí hậu vệ nói riêng và của toàn đội nói chung là đặc biệt quan trọng. Tham khảo nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi thấy cũng đã có tác giả nghiên cứu về một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ vị trí hậu vệ cho nam sinh viên chuyên sâu như tác giả Nguyễn Tiến Đạt năm 2008. Nhưng chưa thấy tác giả nào đi sâu nghiên cứu lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Xuất phát từ lý do trên, cùng với sự giúp đỡ của thầy cô trong bộ môn vì vậy chúng tôi tiến ành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả thi đấu của các hậu vệ đội tuyển nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh, cũng như đánh giá chương trình huấn luyện tại trường. Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm tìm ra các bài tập có hiệu quả cao nhất nâng cao hiệu quả ném rổ cho cho đội tuyển nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Thông qua đó góp phần nâng cao cất lượng đội tuyển nữ bóng rổ nói riêng và hiệu quả học tập môn bóng rổ trong trường ĐH TDTT Bắc Ninh nói chung. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện mục đích của đề chúng tôi đã đề ra và tiến hành giải quyết hai mục tiêu: 3 1. Đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khuynh hướng phát triển bóng rổ thế giới [11]. - Phân tích, quan sát các giải thi đấu quốc tế những năm gần đây, cho ta khả năng với mức độ đáng tin cậy để dự báo về các khía cạnh phát triển chất lượng và số ượng của môn thể thao này; - thường xuyên tăng số lượng các đội trình độ cao và dĩ nhiên các đội đó sẽ giành vị trí cao trong các đại hội Olimpic, Vô địch thế giới và Châu Âu; các chỉ số về kỹ - chiến thuật, tính tích cực, tính hiệu quả, tính vững chắc trong các hành động tấn công và phòng thủ của các đội nói trên đều xích lại gần nhau, sự ganh đua giữa các đội đó tăng lên gay gắt; - Sự căng thẳng tâm lý thể lực trong thi đấu tăng lên đáng kể; - Sự tiến bộ không ngừng về trình độ kỹ- chiến thuật cả các VĐV trong những đội mạnh nhất thế giới, được thể hiện ở sự ổn định trong các trận đấu quan trong luôn thể hiện tính tích cực trong tấn công cũng như trong phòng thủ, ở sự kết hợp hài hòa giữa tấn công và phòng thủ, sự tăng cường thể lực, trình độ điêu luyện, độ chính xác, tính ỏn định; - Mức độ phát triển nhanh trình độ cá nhân trong tấn công được phản ánh ở quá trình thực hiện động tác kỹ thuật và động tác giả một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, liên tục, ở tốc độ và sức nhanh trong di động, sự mở rộng phạm vi biến đổi và điều khiển các kỹ năng vận động, ở sự đa dạng của kỹ thuật dẫn qua người, chuyền bóng nhanh qua hàng phòng thủ chặt, ném bóng chính xác từ cự li xa vào rổ và chuyền bóng mạnh để đột phá; - Nâng cao hiệu quả và chất lượng trong phòng thủ liên quan trước hết với việc sử dụng có hệ thống phòng thủ cá nhân chặt chẽ và tích cực trên nửa sân của mình cùng với việc kèm chặt không phạm lỡi ở cự li gần cầu thủ kiến thiết có khả năng ném rổ tốt và gần cầu thủ có trình độ cao khác của đối phương, tập 5 trung chống lại trung phong nguy hiểm đang có bóng và chống lại sự đột phát ném rổ; - Đội phòng thủ kèm người chặt, tích cực tranh bóng và chiếm vị trí trên từng điểm của sân, giành quyền chủ động trận đấu, không cho đối phương tự do nhận và khống chế bóng và thi đấu theo sự chuẩn bị phối hợp được tính từ trước; - Hoàn thiện hơn nữa khả năng đua tranh sức mạnh tốc độ của hậu vệ với tiền đạo, làm phong phú các kỹ thuật động tác yểm hộ, kết hợp phòng thủ khu vực và kèm chặt tiền đạo ở sân đôi phương và ở rổ của đội mình; - Nâng cao tính linh hoạt, năng động của tất cả 5 vận động viên bóng rổ trên cơ sở rút ngắn quá trình chuẩn bị, sử dụng hợp lý các hành đọng phối hợp cực nhanh của tiền đạo khi chơi với tốc độ lớn; - Kết hợp một cách thông minh lối chơi phối hợp đã được chuẩn bị kỹ bằng cách chơi toàn sân và hướng toàn đội vào phản công nhanh (đặc biệt là sau khi đối phương ném rổ thành công); - Không cứng nhắc thực hiện các hình thức và sơ đồ phối hợp đã được chuẩn bị trước, mà chuyển sang chơi tốc độ và cơ động dựa trên cơ sở tư duy chiến thuật toàn diện, khả năng dự đoán tình huống thi đấu và sự lựa chọn linh hoạt các quyết định phù hợp của vận động viên; - Mở rộng một cách hợp lý khu vực thi đấu của trung phong và tiền phong để tạo khả năng cho mỗi vận động viên biểu hiện trình độ tài nghệ, tư duy sáng tạo và phối hợp toàn diện của mình, để tăng độ linh hoạt về chiến thuật của cả đội, đảm bảo khả năng thay thế cho nhau giữa các vận động viên, nâng cao hiệu quả chỉ đạo tập thể trong cả giải căng thẳng kéo dài và trong từng trận đấu; - Sử dụng toàn diện và hiệu quả những khả năng cá nhân và tố chất thể lực của các vận động viên ngoại hạng, độ ổn định, niềm tin của họ vào lợi ích của đội; - Nâng cao đáng kể các khả năng chức phận của cơ thể, sức bền nhanh - mạnh của VĐV trên cơ sở chuẩn bị thể lực tốt, nhờ đó đảm bảo tính kiên định, tin 6 tưởng vào sự thi đấu của đội trong các cuộc đấu dài ngày và căng thẳng về tâm lý; - Ưu tiên đưa vào đội những VĐV trẻ có chiều cao; được chuẩn bị thể lực, kỹ - chiến thuật và tâm lý tốt để thực hiện một cách hiệu quả và vai trò người dẫn đầu của đội, người dẫn đầu trong tấn công, phòng thủ và trong các tình huống đột xuất, do đó có khả năng tự đưa ra các quyết định quan trọng trong các tình huống thi đấu căng thẳng; - Tăng chiều cao trung bình các VĐV của những đội mạnh, chủ yếu là các VĐV ở tuyến sau, chiều cao ổn định hiện nay là 202 -203 cm và tuổi trung bình từ 24 -25; phát huy lối chơi di chuyển, tốc độ, thể lực của các VĐV tiền phong – hậu vệ có tốc độ với chiều cao 200 – 202 cm và trung phong tiền phong thứ hai có chiều cao 204 – 207 cm, có lối chơi đột phá biên mãnh liệt, các cầu thủ này nổi bật ở sự phát triển thể lực cân đối, tầm vóc hài hòa, biết hoạt động nhanh, toàn diện dưới rổ và sân mình, ở khả năng bật nhảy tốt, đột phá táo bạo để tấn công rổ, tranh cướp bóng kiên quyết khi quả ném rổ của đối phương không thành công. Cần chú ý những thời điểm có nhiều thuận lợi trong tấn công và phòng thủ sau đây: - Sự điêu luyện khi dẫn bóng qua người, chuyền bóng trong di động tốc độ lớn và trong điều kiện bị kèm chặt; - Nhảy ném rổ chính xác ở cự ly xa và rất xa; - Các động tác phòng thủ cân bằng ở các khoảng cách ngắn; - Khéo giả vờ thay đổi hướng, nội dung và đặc điểm các kỹ thuật động tác tấn công bằng cách thực hiện các động tác giả khác nhau; - Sử dụng đột phá có hiệu quả, tấn công rổ khôn khéo, gây lỗi cá nhân cho đối phương, tạo tình huống 3 hoặc 4 điểm; 7 - Nhảy thoát nhanh và đúng lúc khỏi VĐV phòng thủ có chiều cao - khi xuống lao về hường có bóng, cướp bóng và đưa bóng vào rổ; - Kèm chặt đối phương không có bóng (mặt đối mặt) trong phòng thủ toàn sân khi tạm thời mất quyền khống chế bóng (thời điểm tranh cướp bóng này cần phải hỗ trợ chặt cho đồng đội); - Tấn công nhanh với tốc độ lớn bằng cách chuyền bóng mạnh, xa qua toàn sân bằng một tay; - Điền khiển nhịp độ các kỹ năng vận động thi đấu một cách thoải mái; - Những động tác chống lại có hiệu quả đối với VĐV đối phương ném rổ là đột ngột tiến gần đến đối phương đó sau khi kết thúc dẫn bóng từ phiá chân đang ở trước và tác động mạnh vào bóng để che bóng bằng “bước dài” tới bảng và ném bóng; - Mở rộng khả năng phối hợp thi đấu của trung phong bằng cách tăng cường các động tác tấn công, dứt điểm được thực hiện khi mặt quay về hướng rổ. 1.2. Đặc điểm huấn luyện bóng rổ [11]. Trong công tác huấn luyện và thi đấu bóng rổ đặc biệt quan tâm nâng cao lượng vận đông tối đa, chú trọng hoàn thiện các kỹ thuật chuyên môn, các kỹ thuật sở trường của từng VĐV để thích ứng với nhịp độ thi đấu, cường độ cao luôn biến đổi. Toàn diện hóa lối chơi và chức năng của các cầu thủ. Huấn luyện toàn diện các vị trí trong các giai đoạn thi đấu khác nhau và đặc biệt huấn luyện về tâm lý cho các cầu thủ là không thể thiếu trong công tác huấn luyện VĐV các môn bóng nói chung cũng như môn bóng rổ nói riêng. Trong huấn luyện phải biết kết hợp chặt chẽ giữa trí tuệ bẩm sinh với tiếp thu, bổ sung hình thành nhanh các kĩ năng vận động kinh nghiệm thi đấu của đội thông qua các cuộc thi đấu lớn. 8 Huấn luyện thể lực chung đảm bảo sự phát triển toàn diện của VĐV bóng rổ và tạo những tiền đề để biểu hiện những tố chất thể lực chuyên môn có hiệu quả nhất trong môn thể thao đã chọn. Nó cần có tính định hướng đặc thù cụ thể là: củng cố các cơ quan và hệ thống của cơ thể VĐV đáp ứng với những đòi hỏi của môn bóng rổ, tạo khả năng mang lại hiệu quả tập luyện từ những bài tập chuẩn bị để thực hiện những phối hợp cơ bản. Huấn luyện thể lực đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành những năng lực vận động của VĐV bóng rổ và phụ thuộc trực tiếp vào những đặc điểm kỹ thuật và chiến thuật thi đấu, vào các chỉ số về lượng vận động thi đấu và căng thẳng tâm lý. Huấn luyện thể lực chuyên môn được thực hiện gắn chặt với việc tiếp thu và hoàn thiện các kỹ năng và kỹ xảo trong bóng rổ có tính toán đến các điều kiện và tính chất sử dụng những kỹ xảo đó của người VĐV trong tính huống thi đấu. Mức độ huấn luyện thể lực không cao của VĐV bóng rổ hạn chế khả năng tiếp thu vốn kỹ - chiến thuật và hoàn thiện nó. Thí dụ, VĐV bóng rổ phát triển sức bật nhảy chưa tốt thì không thể tiếp thu được kỹ thuật nhảy ném rổ hiện đại và tham gia tranh cướp bóng dưới rổ. Một đội có các VĐV chậm chạp thì không thể áp dụng có hiệu quả đột phá tấn công nhanh, v.v… 1.2.1. Huấn luyện sức mạnh. Môn bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về năng lực sức mạnh của VĐV biểu hiện ở mức độ đáng kể ở độ cao các cú nhảy, sức nhanh thực hiện các động tác khác nhau, tốc độ di chuyển và có ý nghĩa lớn đối với việc thể hiện sức bền và khéo léo. Trong hoạt động tố chất thể lực sức mạnh biểu hiện phối hợp với sức nhanh của chuyển động trong phạm vi một kỹ xảo vận động nhất định tương ứng với một kỹ thuật thi đấu đúng trong bóng rổ. Một trong những năng lực tổng hợp nhanh – mạnh quan trọng nhất của các VĐV bóng rổ là sức bật, đó là năng lực bật nhảy cao tối đa khi thực hiện nhảy ném rổ, khi cướp bóng rổ, khi tranh chấp ném rổ, v.v… 9 1.2.2. Huấn luyện sức nhanh (năng lực tốc độ). Trong thi đấu thường đòi hỏi thể hiện tất cả các hình thức sức nhanh, bởi vì các hình thức đó là những yếu tố thành phần của đa số hành vi vận động của VĐV bóng rổ và được thể hiện ở sức nhanh di chuyển khi thực hiện các yếu lĩnh kỹ thuật riêng lẻ có bóng và không bóng và tổng hợp có và không có bóng. Ở sức nhanh thay thế các yếu lĩnh động tác này bằng các yếu lĩnh động tác khác. Đặc điểm nổi bật về phát triển sức nhanh trong bóng rổ là sự cần thiết phải thể hiện sức nhanh trong các tình huống không ngừng thay đổi, khi có đủ các yếu tố cản phá (sự phản công của đối phương, bị căng thẳng tâm lý, bị mệt mỏi). Và với toàn bộ tầm quan trọng của phản ứng nhanh, kết quả cuối cùng phụ thuộc vào khả năng nhanh chóng tăng tốc độ (tăng tốc xuất phát) và đạt tốc độ tối đa, cũng như phụ thuộc vào khả năng duy trì tốc độ này và chống lại sự mệt mỏi (tốc độ cự ly). Các năng lực tốc độ là cái nền để xuất hiện các mặt của tốc độ như sức nhanh thực hiện ném rổ, chuyền và dẫn bóng, tốc độ giải quyết những nhiệm vụ chiến thuật. 1.2.3. Huấn luyện sức bền. Bóng rổ sức bền có những đặc điểm tiêu biểu là lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu rất cao, các động tác kỹ thuật được thực hiện với tốc độ lớn trong khi có sự phản công của đối phương, áp dụng các hệ thống phòng thủ và tấn công tích cực, đột phá tấn công nhanh và phòng thủ kèm người toàn sân. Thời kỳ thi đấu kéo dài, cùng sự căng thẳng cao độ của các trận đấu giải và các cuộc thi riêng lẻ đòi hỏi phát triển sức bền đến trình độ cao, tức là phải có khả năng chống lại chống lại sự mệt mỏi do thực hiện vận động thi đấu gây ra. VĐV bóng rổ có sức bền ổn định sẽ có khả năng duy trì trạng thái sung sức thể thao trong thời gian lâu, có thể biểu hiện tính tích cực vận động không những trong một trận đấu mà cả suốt thời gian của giải, có thể biểu diễn 10 [...]... hành lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh • Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, HLV, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để lựa chọn những bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh, ... hậu vệ để ném rổ của đội nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh còn rất thấp Như vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải nghiên cứu lựa chọn những bài tập hợp lý vào quá trình huấn luyện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vị trí hậu vệ ném rổ cho đội nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh 3.1.2 Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá hiệu quả ném rổ của hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Hiệu quả ném. .. Bắc Ninh 35 - Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tổ chức nghiên cứu trên đối tượng là các hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh - Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn 3.2.1 Xác định cơ sở lựa chọn bài tập • Cơ sở lựa chọn bài tập Từ những đặc điểm cơ bản của quá trình giảng dạy, để có cơ sở lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT. .. 2 Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh Để giải quyết mục tiêu 2 đề tài đề tài tiến hành các bước sau - Xác định cơ sở lựa chọn bài tập + Cơ sở lựa chọn bài tập + Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc. .. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh (n=30) Kết quả Nhóm bài tập Nội dung các bài tập 1 Bài tập nhận bóng nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6m75 2 Tại chỗ ném rổ hoặc nhảy ném rổ bằng hình thức chắn người phòng thủ 3 Bài tập phối hợp chuyền bắt bóng dừng nhảy ném rổ ở cự ly xa 4 Chạy... xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh - Giai đoạn 4: Từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 – Phân tích kết quả nghiên cứu, viết hoàn thiện luận văn Chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu 28 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Giải quyết mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong đội tuyển nữ bóng. .. hơn thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đội bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh so với các đội bóng rổ khác trong các giải thi đấu lớn,cụ thể chúng tôi tiến hành thống kê và so sánh hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong giải bóng rổ phía Bắc tháng 12 năm 2009 Kết quả thống kê được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2 30 Bảng 3.2: Hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ của các đội bóng rổ nữ tham gia giải... bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh Để giải quyết mục tiêu 1 chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ trong tập luyện và thi đấu Từ đó chúng tôi lựa chọn ra những bài tập phù hợp 3.1.1 Thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong tập luyện và thi đấu của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để có sự đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả ném rổ của vị trí. .. hậu vệ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành quan sát thực tiễn trong quá trình tập luyện của đội và đã thống kê được hiệu quả ném rổ của các vị trí khác nhau mà đội đã sử dụng, được chúng tôi trình bày tại bảng 3.1 Bảng 3.1: Hiệu quả ném rổ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh trong 1 tuần tập luyện TT Kết quả điều tra Ném rổ xa sl % thành công Ném. .. ĐH Bách Khoa: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa) 70 lần thành công 21 lần chiếm tỷ lệ 30% - Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 85 lần thành công 20 lần chiếm tỷ lệ 23.5% - Đội tuyển nữ Trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân Văn: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 82 lần thành công 23 lần chiếm tỷ lệ 28.1% - Đội tuyển nữ bóng rổ . trợ nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ. tài: “ Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. ” Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiệu quả. bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 2. Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Phương

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan