Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường đh TDTT bắc ninh (Trang 27)

Đề tài được tiến hành từ tháng 12/2009 đến tháng 6/2011 và được chia làm 4 giai đoạn.

- Giai đoạn 1: Từ tháng 12/2009 đến tháng 3/2010 - Lựa chọn tên đề tài,

xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu, thu thập tài liệu có liên quan.

- Giai đoạn 2: Từ tháng 4/2010 đến tháng 12/2010 – Phân tích và tổng hợp tài liệu, lập phiếu phỏng vấn, tiến hành phỏng vấn.

- Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2011 – Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Giai đoạn 4: Từ tháng 3/2011 đến tháng 6/2011 – Phân tích kết quả nghiên cứu, viết hoàn thiện luận văn. Chuẩn bị bảo vệ kết quả nghiên cứu.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Giải quyết mục tiêu 1:

.Đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Để giải quyết mục tiêu 1 chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ trong tập luyện và thi đấu. Từ đó chúng tôi lựa chọn ra những bài tập phù hợp.

3.1.1. Thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong tập luyện và thi đấu của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Để có sự đánh giá khách quan, chính xác về hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho đội tuyển bóng rổ nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi đã tiến hành quan sát thực tiễn trong quá trình tập luyện của đội và đã thống kê được hiệu quả ném rổ của các vị trí khác nhau mà đội đã sử dụng, được chúng tôi trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1: Hiệu quả ném rổ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh trong 1 tuần tập luyện

TT Kết quả điều tra Ném rổ xa Ném rổ TB Ném rổ gần sl % thành công sl % thành công sl % thành công 1 Vị trí tiền phong 200 12.0 200 49.5 200 72.5 2 Vị trí trung phong 200 2.5 200 38.0 200 87.0 3 Vị trí hậu vệ 200 37.5 200 39.5 200 44.5

Qua bảng 3.1 ta có thể nhận thấy trong 3 vị trí tấn công mà đội bóng rổ nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh đã sử dụng thì số lần ném rổ xa thành công của vị trí hậu vệ là cao nhất chiếm 37.5%, sau đó là tỷ lệ ném rổ của vị trí tiền phong là 12.0% và cuối cùng là số lần ném rổ của vị trí trung phong là 2.5%.

Điều đáng quan tâm ở đây là qua các kết quả thống kê ở bảng 3.1 thì trong các lần ném rổ ở các vị trí khác nhau của đội bóng rổ nữ trường đại học TDTT Bắc Ninh thì hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đạt thấp nhất 40,5%, trong khi tỷ lệ thành công của vị trí trung phong là 42.5% và cao nhất là của vị trí tiền phong là 44.7%.

Để làm rõ hơn thực trạng hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đội bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh so với các đội bóng rổ khác trong các giải thi đấu lớn,cụ thể chúng tôi tiến hành thống kê và so sánh hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ trong giải bóng rổ phía Bắc tháng 12 năm 2009. Kết quả thống kê được chúng tôi trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2: Hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ của các đội bóng rổ nữ tham gia giải sinh viên toàn quốc 12 năm 2009

TT

Kết quả điều tra

Tổng số lần Ném rổ xa Ném rổ TB Ném rổ gần Sử dụng thành công % Sử dụng thành công % Sử dụng thành công % 1 Trường ĐH TDTT Bắc Ninh 133 85 20 23.5 23 07 30.4 25 10 40 2 Trường ĐH SP TDTT thành phố Hồ Chí Minh 142 80 40 50 30 10 33.3 32 22 68.7 3 Trường ĐH Bách khoa 120 70 21 30 20 07 35 30 11 36.7 4 Trường ĐH SP TDTT Hà Nội 137 90 30 33.3 25 09 36 22 08 36.4 5 Trường ĐH KHXH & NV 125 82 23 28.1 18 06 33.3 25 08 32 6 Trường ĐH Y Hà Nội 122 85 25 29.4 15 06 40 22 13 59.1 7 Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 110 78 22 28.2 12 05 41.6 20 08 40 Tổng 889 570 181 58.2 143 50 34.9 176 80 45.5

Từ kết quả thống kê ở bảng 3.2 về thực trạng việc sử dụng vị trí hậu vệ (cự ly xa để ném rổ) tại giải bóng rổ sinh viên toàn quốc năm 2009. Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng vị trí hậu vệ (cự ly xa để ném rổ) được sử dụng nhiều trong thi đấu nhưng hiệu quả thưc hiện còn thấp. Trong toàn giải 7 đội trên sử dụng 889 lần ném rổ:

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH sư phạm TDTT Hà Tây: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa) 90 lần thành công 20 lần chiếm tỷ lệ 33.3%.

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa) 80 lần thành công 40 lần chiếm tỷ lệ 50%.

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH Bách Khoa: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa) 70 lần thành công 21 lần chiếm tỷ lệ 30%.

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 85 lần thành công 20 lần chiếm tỷ lệ 23.5%.

- Đội tuyển nữ Trường ĐH Khoa học Xã Hội và Nhân Văn: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 82 lần thành công 23 lần chiếm tỷ lệ 28.1%.

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH Y Hà Nội: ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 85 lần thành công 25 lần chiếm tỷ lệ 29.4%.

- Đội tuyển nữ bóng rổ Trường ĐH TDTT Đà Nẵng: Thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ ( cự ly xa), 78 lần thành công 22 lần chiếm tỷ lệ 28.2%.

Kết thúc giải bóng rổ nữ sinh viên toàn quốc năm 2009 thứ tự xếp hạng: + Giải nhất: Trường ĐH Sư phạm TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. + Giải nhì: Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

+ Giải ba: Trường ĐH sư phạm TDTT Hà Tây.

Qua quan sát toàn giải tôi nhận thấy: Việc thực hiện ném rổ ở vị trí hậu vệ (cự ly xa), của trường ĐH TDTT Bắc Ninh được sử dụng nhiều trong thi đấu (sử

dụng toàn giải 80 lần thành công 20 tỷ lệ 23.5%), tuy nhiên còn thấp hơn so với cự ly ném trung bình và ném phạt.

Qua những kết quả thu được ở hai bảng 3.1 và 3.2 ta có thể kết luận rằng trực trạng sử dung vị trí hậu vệ để ném rổ của đội nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh còn rất thấp. Như vậy vấn đề cần thiết đặt ra là phải nghiên cứu lựa chọn những bài tập hợp lý vào quá trình huấn luyện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vị trí hậu vệ ném rổ cho đội nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn test đánh giá hiệu quả ném rổ của hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thiện kỹ thuật và thể lực chuyên môn của người tập. Nghĩa là để tực hiện kỹ thuật ném rổ hiệu quả cao thì người tập cần phải nắm vưng và thực hiện kỹ thuật động tác một cách chính xác, đảm bảo tính nhịp điệu và ổn định. Đồng thời phải có một số tố chất thể lực cần thiết như: Sức bền bật nhảy, sức mạnh tốc độ, khả năng phối hợp. Do vậy các test lựa chọn phải đảm bảo không những về hiệu quả thực hiện kỹ thuật và mức độ hoàn thiện kỹ thuật mà còn phải đảm bảo đánh giá một số cỉ số thể lực cần thiết ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích cấu trúc kỹ thuật động tác, căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, chương trình đào tạo, thông qua nghiên các tài liệu chuyên môn bóng rổ, đề tài xác định được một số test đảm bảo yêu cầu tren đó là:

1. Dẫn bóng số 8 thưc hiện hai bước ném rổ một tay trên cao (s) 2. Nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly 5m8, 20 quả tính (số lượng). 3. Bật với có đà

4. Tại chỗ ném rổ một tay cự ly 6m75, 20 quả tính (sl). 5. Di chuyển nhảy ném rổ 5 vị trí 30 quả tính (sl).

Để có sự lựa chọn các test kiểm tra một cách chính xác và khách quan, chúng tôi đã tiến hành tham khảo ý kiến của các giáo viên, huấn luyện viên (HLV) lâu năm về mức độ ưu tiên sử dụng các test kiểm tra đánh giá có ảnh hưởng tới hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả phỏng vấn sử dụng các test đánh giá hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ (n=30)

TT Kết quả phỏng vấn

Test kiểm tra

Mức độ ưu tiên Tổng điểm ưu tiên 1 3 (điểm) ưu tiên 2 2 (điểm) ưu tiên3 1 (điểm)

SN Điểm SN Điểm SN Điểm

1

Dẫn bóng số 8 thưc hiện hai bước ném rổ một tay trên cao (s) 7 21 11 22 12 12 55 2 Dẫn bóng tốc độ 20m (s) 8 24 13 26 9 9 59 3 Nhảy ném rổ cự ly 5m 20 lần liên tục (sl) 18 54 8 16 4 4 74 4 Bật với có đà (cm) 8 24 10 20 12 12 56 5 Tại chỗ ném rổ một tay cự ly 6.75m 20 lần (sl) 22 66 4 8 4 4 78 6 Di chuyển nhảy ném rổ 5 vị trí 30 quả (sl). 19 20 8 13 3 3 36 Kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 3.3 đề tài đă lựa chọn được 3 test kiểm tra có số điểm cao nhất trên 70 điểm đó là các test:

Test 1: Nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly 5m8, 20 quả tính (sl). Test 2: Tại chỗ ném rổ một tay cự ly xa 6m75, 20 quả tính (sl).

* Xác định mối tương quan giữa các test đã lựa chọn được với hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ.

Nhằm mục đích xác định tính chính xác, khoa học và độ tin cậy khi sử dụng test kiểm tra đã lựa chọn, đề tài sẽ tiến hành xác định mối tương quan giữa chúng với hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ thông qua việc ứng dụng kiểm tra

vớp 20 VĐV nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Kết quả được trình bày tại bảng 3.4.

Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa các test kiểm tra với hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ

TT Test x x Rtính Rbảng

1 Nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly 5m8, 20 quả tính (sl) 11.6 11.25 0,87

2 Tại chỗ ném rổ một tay cự ly 6m75, 20 quả tính (sl) 11.2 11.21 0,84

Kết quả tính toán ở bảng 3.4 cho thấy cả 3 test kiểm tra đã lựa chọn có kết quả | r tính | ≥ rbảng = 0,7067. Điều đó chứng tỏ rằng các test kiểm tra trên đều có mối tương quan mạnh với hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ và đó là những tương quan có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất p = 5%. Do vậy đây là những test có đủ khả năng cho phép đánh giá hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho đối tượng nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

3.2. Giải quyết mục tiêu 2.

Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Để giải quyết mục tiêu 2 đề tài đề tài tiến hành các bước sau. - Xác định cơ sở lựa chọn bài tập.

+ Cơ sở lựa chọn bài tập.

+ Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tổ chức nghiên cứu trên đối tượng là các hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.

3.2.1. Xác định cơ sở lựa chọn bài tập.

Cơ sở lựa chọn bài tập.

Từ những đặc điểm cơ bản của quá trình giảng dạy, để có cơ sở lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi căn cứ vào:

- Trình độ thực tế của đối tượng tập luyện, cụ thể là nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Đặc điểm tâm sinh lý của VĐV nữ lứa tuổi 18-20. - Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ.

- Thời gian của quá trình tập luyện.

- Dựa vào kết quả phỏng vấn các huấn luyện viên, giáo viên lâu năm cùng các VĐV đỉnh cao.

Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi đã ngiên cứu các cơ sở lý luận, các tài liệu chuyên môn kết hợp với phương pháp trao đổi, phỏng vấn chuyên gia giáo viên, HLV, tiến hành lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, HLV, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐHTDTT Bắc Ninh.

Để lựa chọn những bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên có kinh nghiệm các giáo viên, VĐV đỉnh cao và đã xác định được 20 bài tập có khả năng nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ. Để sự lựa chọn được khách quan, chính xác và đảm bảo độ tin cậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 30 các chuyên gia. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh

(n=30).

Nhóm bài tập

Kết quả Nội dung các bài tập

Đồng ý Không đồng ý Số người % Số người % 1. Bài tập nhận bóng nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6m75.

21 70 9 20

2. Tại chỗ ném rổ hoặc nhảy ném rổ

bằng hình thức chắn người phòng thủ. 9 30 21 70

3. Bài tập phối hợp chuyền bắt bóng

dừng nhảy ném rổ ở cự ly xa. 24 80 6 20

4. Chạy lướt biên ngang nhận bóng nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly xa 2 góc sân.

20 66,7 10 33,3

5. Phối hợp yểm hộ cho hậu vệ nhận

bóng qua người nhảy ném rổ. 26 86,7 4 13,3

6. Tại chỗ tập động tác ngửa thân kết

hợp với động tác tay ném bóng. 16 53,3 14 46,7

7. Nhận bóng thực hiện nhảy ném rổ

ở 3 vị trí. 28 93,3 2 6,7

8. Hai người bật nhảy ném bóng cho

nhau với khoảng cách tăng dần. 25 83,3 5 16,7

9. Bài tập cuyền bắt bóng 1 tay trên vai. 17 56,7 13 43,3

10. Tập toàn bộ kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao cự ly xa góc đối diện.

30 100 0 0

11. Bài tập nhảy dây. 26 86,7 4 13,3

12. Bài tập bật cóc. 17 56,7 13 43,3

13. Bài tập thi đấu. 30 100 0 0

14. Các bài tập với tạ ante. 21 70 9 30

15. Bài tập kéo tay xà đơn. 16 53,3 14 46,7

16. Bài tập nhảy ném bóng nặng. 27 90 3 10

17. Bài tập cõng nhau đứng lên ngồi

xuống. 15 50 15 50

18. Bài tập nằm ngửa người trên ghế

đẩy tạ 25kg với tốc độ cao. 13 43,3 17 56,7

19. Bài tập chạy cự ly lặp lại 30m 18 60 12 40

Từ kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 3.5 chúng tôi sử dụng các bài tập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ trường đh TDTT bắc ninh (Trang 27)