0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Giải quyết mục tiêu 2

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NÉM RỔ CHO VỊ TRÍ HẬU VỆ ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG ĐH TDTT BẮC NINH (Trang 34 -34 )

Nghiên cứu lựa chọn và đánh giá hiệu quả các bài tập ném rổ cho vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Để giải quyết mục tiêu 2 đề tài đề tài tiến hành các bước sau. - Xác định cơ sở lựa chọn bài tập.

+ Cơ sở lựa chọn bài tập.

+ Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Xây dựng kế hoạch thực nghiệm và tổ chức nghiên cứu trên đối tượng là các hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn.

3.2.1. Xác định cơ sở lựa chọn bài tập.

Cơ sở lựa chọn bài tập.

Từ những đặc điểm cơ bản của quá trình giảng dạy, để có cơ sở lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi căn cứ vào:

- Trình độ thực tế của đối tượng tập luyện, cụ thể là nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

- Đặc điểm tâm sinh lý của VĐV nữ lứa tuổi 18-20. - Cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ.

- Thời gian của quá trình tập luyện.

- Dựa vào kết quả phỏng vấn các huấn luyện viên, giáo viên lâu năm cùng các VĐV đỉnh cao.

Để giải quyết nhiệm vụ này chúng tôi đã ngiên cứu các cơ sở lý luận, các tài liệu chuyên môn kết hợp với phương pháp trao đổi, phỏng vấn chuyên gia giáo viên, HLV, tiến hành lựa chọn các bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ đội tuyển nữ bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh.

Tiến hành phỏng vấn chuyên gia, HLV, giáo viên để lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐHTDTT Bắc Ninh.

Để lựa chọn những bài tập phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường đại học TDTT Bắc Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các tài liệu chuyên môn, tham khảo ý kiến của các huấn luyện viên có kinh nghiệm các giáo viên, VĐV đỉnh cao và đã xác định được 20 bài tập có khả năng nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ. Để sự lựa chọn được khách quan, chính xác và đảm bảo độ tin cậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn trên 30 các chuyên gia. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5.

Bảng 3.5: Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho nữ đội tuyển bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh

(n=30).

Nhóm bài tập

Kết quả Nội dung các bài tập

Đồng ý Không đồng ý Số người % Số người % 1. Bài tập nhận bóng nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6m75.

21 70 9 20

2. Tại chỗ ném rổ hoặc nhảy ném rổ

bằng hình thức chắn người phòng thủ. 9 30 21 70

3. Bài tập phối hợp chuyền bắt bóng

dừng nhảy ném rổ ở cự ly xa. 24 80 6 20

4. Chạy lướt biên ngang nhận bóng nhảy ném rổ một tay trên cao cự ly xa 2 góc sân.

20 66,7 10 33,3

5. Phối hợp yểm hộ cho hậu vệ nhận

bóng qua người nhảy ném rổ. 26 86,7 4 13,3

6. Tại chỗ tập động tác ngửa thân kết

hợp với động tác tay ném bóng. 16 53,3 14 46,7

7. Nhận bóng thực hiện nhảy ném rổ

ở 3 vị trí. 28 93,3 2 6,7

8. Hai người bật nhảy ném bóng cho

nhau với khoảng cách tăng dần. 25 83,3 5 16,7

9. Bài tập cuyền bắt bóng 1 tay trên vai. 17 56,7 13 43,3

10. Tập toàn bộ kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao cự ly xa góc đối diện.

30 100 0 0

11. Bài tập nhảy dây. 26 86,7 4 13,3

12. Bài tập bật cóc. 17 56,7 13 43,3

13. Bài tập thi đấu. 30 100 0 0

14. Các bài tập với tạ ante. 21 70 9 30

15. Bài tập kéo tay xà đơn. 16 53,3 14 46,7

16. Bài tập nhảy ném bóng nặng. 27 90 3 10

17. Bài tập cõng nhau đứng lên ngồi

xuống. 15 50 15 50

18. Bài tập nằm ngửa người trên ghế

đẩy tạ 25kg với tốc độ cao. 13 43,3 17 56,7

19. Bài tập chạy cự ly lặp lại 30m 18 60 12 40

Từ kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 3.5 chúng tôi sử dụng các bài tập có từ 70% trở lên số người được hỏi đồng ý lựa chọn để đưa vào thực nghiệm đó là các bài tập :

1.Bài tập nhận bóng nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6m75.

2.Bài tập phối hợp chuyền bắt bóng dừng nhảy ném rổ ở cự ly xa. 3.Phối hợp yểm hộ cho hậu vệ nhận bóng qua người nhảy ném rổ. 4.Nhận bóng thực hiện nhảy ném rổ ở 3 vị trí.

5.Hai người bật nhảy ném bóng cho nhau với khoảng cách tăng dần. 6. Tập toàn bộ kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao cự ly xa góc đối diện. 7.Bài tập nhảy dây.

8.Bài tập thi đấu.

9.Các bài tập với tạ ante.

10.Bài tập nhảy ném bóng nặng. 11.Bài tập chạy cự ly 800-1500m.

Nội dung cụ thể của các bài tập khi trình bày các bài tập chúng tôi sử dụng một số bài tập chuyên môn sau đây :

: Đường ném rổ : Đường di chuyển : Người phục vụ : Người thực hiện

A. Các bài tập nâng cao hiệu quả ném rổ cho vị trí hậu vệ.

Bài tập 1 : Bài tập nhận bóng nhảy ném rổ liên tục đổi qua 5 vị trí ngoài vạch giới hạn 6m75.

- Mục đích tác dụng : Nâng cao tính ổn định của kỹ thuật ở các góc độ ném rổ khác nhau.

- Yêu cầu : Giữ đúng tư thế thân người và góc độ ra tay ở các góc ném rổ khác nhau.

- Cách tập : Người tập

di chuyển qua 5 vị trí (hình 1) nhận bóng và thực hiện kĩ thuật nhảy ném rổ 1 tay trên cao cự ly xa. Mỗi vị trí ném rổ 5 lần liên tiếp.

Bài tập 2 : Bài tập phối hợp chuyền bắt bóng dừng nhảy ném rổ ở cự ly xa.

- Mục đích tác dụng : Nâng cao khả năng ổn định kĩ thuật động tác trong điều kiện gần với thi đấu.

- Yêu cầu : Khi nhận bóng ném rổ phải giữ cơ thể thăng bằng, không lao theo hướng vào đà.

- Cách tập : Người tập đứng thành 1 hàng dọc giữa sân. Lần lượt từng người chuyền bóng cho người phục vụ . Sau đó di chuyển vào gần đường ném rổ ở điểm nhận bóng từ người phục vụ chuyền lại và thực hiện ném rổ 1 tay trên

cao. Sau đó chạy vào lấy lại quả bóng vừa ném và di chuyển về cuối hàng chuẩn bị cho lần tập tiếp theo (hình 2).

Bài tập 3 : Phối hợp yểm hộ cho hậu vệ nhận bóng qua người ném rổ.

- Mục đích tác dụng : Nâng cao khả năng phối hợp yểm hộ của các cầu thủ trong đội, tạo điều kiện thuận lợi cho hậu vệ thoát phòng thủ ném rổ.

- Yêu cầu : Người phục vụ sau khi chuyền bóng cho người tập phải đợi cho người tập bắt được bóng mới chạy đi yểm hộ. Người tập khi được yểm hộ thì dẫn bóng qua người ném rổ ngay.

- Cách tập : Người tập đứng thành hàng dọc trước khu vực 3 điểm. Người phục vụ đứng cách người tập 80cm ở tư thế phòng thủ. Người phục vụ khác đứng trong khu vực 3 điểm chuyền bóng cho người tập rồi đi yểm hộ. Người tập nhận bóng qua người phòng thủ rồi ném rổ ngay. Ném xong đi nhặt bóng về cuối hàng. (Hình 3).

Bài tập 4 : Nhận bóng thực hiện nhảy ném rổ ở 3 vị trí

- Mục đích tác dụng : Xây dựng cảm giác về không gian và mức độ dùng sức.

- Yêu cầu : Người tập thực hiện di chuyển liên tục qua 3 vị trí nhận bóng và thực hiện nhảy ném xa.

- Cách tập : Người tập di chuyển liên tục theo 3 vị trí nhận bóng và thực hiện kĩ thuật nhảy ném rổ (Hình 4).

Bài tập 5 : 2 người bật nhảy ném bóng cho nhau với khoảng cách tăng dần.

- Mục đích tác dụng : Xây dựng cảm giác không gian và dùng sức ở các cự ly ném bóng khác nhau.

- Yêu cầu : Cần chú ý sửa chữa những sai lầm trong kĩ thuật theo sự hướng dẫn của giáo viên.

- Cách tập : Chia người tập đứng thành 2 hàng ngang đối diện nhau, khoảng cách 4m. 2 người sử dụng 1 bóng thực hiện kĩ thuật nhảy ném cho nhau. Sau đó, dần dần kéo dãn khoảng cách 2 hàng ra đến hơn 6m25 (Hình 5).

Bài tập 6 : Tập toàn bộ kĩ thuật tại chỗ ném rổ 1 tay trên cao cự ly xa góc đối diện.

- Mục đích tác dụng : Xây dựng cảm giác dùng sức và kiểm tra tính tuần tự của kĩ thuật.

- Yêu cầu : Giữ đúng kĩ thuật cơ bản trong nhiều lần ném rổ.

- Cách tập : Người tập đứng ở vị trí ngoài vòng ném rổ 3 điểm ở chính diện (Hình 6). Một người phục vụ chuyền bóng cho người tập thực hiện ném rổ nhiều lần liên tiếp

Bài tập 7 : Bài tập nhảy dây

- Mục đích tác dụng : Phát triển sức mạnh tốc độ và nâng cao khả năng bật nhảy.

- Cách tập : Người tập đứng tại chỗ thực hiện nhảy dây liên tục bằng 2 chân cùng lúc 30 lần x 4 tổ.

Bài tập 8 : Bài tập thi đấu

- Mục đích tác dụng : Nâng cao khả năng vận dụng kĩ thuật và tâm lý thi đấu.

- Yêu cầu : Thi đấu đủ 4 hiêp, mỗi hiệp 12 phút. Người tập phải thi đấu hết mình và tích cực ném rổ xa.

- Cách tập: Mỗi tuần tổ chức 1 cuộc thi đấu nội bộ để củng cố và tăng cường vận dụng kĩ thuật ném rổ.

Bài tập 9 : Bài tập với tạ ante

- Mục đích tác dụng: Phát triển sức mạnh nhóm cơ tay, vai. - Cách tập : Thực hiện bài tập đủ khối lượng .

Bài tập 10 : Bật nhảy ném bóng nặng

- Yêu cầu : Thực hiện đúng theo các giai đonạ của kĩ thuật - Cách tập : Thực hiện kĩ thuật nhảy ném rổ với bóng nặng 1,5kg

Bài tập 11 : Bài tập chạy cự ly 800-1500m

- Mục đích tác dụng : Phát triển sức bền ưa khí.

- Yêu cầu : Thực hiện đúng yêu cầu của giáo viên, tích cực, sử dụng tốc độ trung bình.

- Cách tập : 3-4 người 1 nhóm rồi chạy 3 tổ.

3.2.2. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

* Đối tượng thực nghiệm

Để đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn chúng tôi tiến hành thực nghiệm giảng dạy đối với 8 VĐV đánh ở vị trí hậu vệ của đội tuyển bóng rổ nữ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

* Xây dựng chương trình huấn luyện

Sau khi lựa chọn được 11 bài tập thông qua phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên bóng rổ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Chúng tôi đưa 11 bài tập vào thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ ở vị trí hậu vệ cho đội tuyển bóng rổ nữ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh, đồng thời khẳng định thêm tính khách quan về các ý kiến của các HLV, giáo viên, chuyên gia bóng rổ. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch tập luyện trong 12 tuần, mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 30 phút cho mỗi giáo án theo giờ tập của đội tuyển bóng rổ nữ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

* Phương pháp tổ chức tập luyện

Để tiến hành tổ chức tập luyện có hiệu quả đúng tiến độ đã xây dựng, phù hợp với các nguyên tắc và phương pháp trong giảng dạy huấn luyện, nội dung tập luyện kĩ thuật ném rổ của vị trí hậu vệ được đưa vào phần cơ bản trong mỗi giáo án của buổi tập sau khi kết thúc phần khởi động chuyên môn.

Bảng 3.6. Tiến trình giảng dạy kỹ thuật nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Tuần 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 18 29 30 31 32 33 34 35 36 Bt 1 x x x x x x x x x x x x Bt 2 x x x x x x x x x x x x x Bt 3 x x x x x x x x x x x Bt 4 x x x x x x x x x x x x x x x Bt 5 x x x x x x x x x x x x Bt 6 x x x x x x x x x x x x x Bt 7 x x x x x x x Bt 8 x x x x x x x Bt 9 x x x x x x x Bt 10 x x x x x x Bt 11 x x x x x

3.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn cho vị trí hậu vệ đội tuyển bóng rổ nữ Trường ĐHTDTT Bắc Ninh.

Để đánh giá chính xác kết quả của quá trình thực nghiệm trước khi bước vào thực nghiệm chúng tôi tiến hành đối với 8 VĐV đội tuyển bóng rổ nữ Trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Thông qua 2 test đã được lựa chọn, kết quả kiểm tra đã được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Hiệu quả ném rổ của nữ hậu vệ đội tuyển Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh trước và sau thực nghiệm ( n = 8 ).

TT Nội dung kiểm tra Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm

x ±δ x ±δ

1 Test 1 13.5 ± 1.6 17.5± 0.8 3.89 2.365 17.2 < 0,05 2 Test 2 11.5 ±1.7 13.5 ± 1.9 4.2 2.365 16 < 0,05

Qua so sánh sự khác biệt về thành tích các test giữa 2 lần kiểm tra, kết quả thu được | ttính | > tbảng ở ngưỡng xác suất P < 0,05. Điều này cho ta thấy thành tích các test giữa 2 lần kiểm tra có sự khác biệt là có ý nghĩa. Lần kiểm tra thứ nhất các VĐV tập theo các bài tập mà chúng tôi đưa ra nhưng chưa có sự huấn luyện theo chương trình và giáo án chúng tôi đưa ra ở trên, lần kiểm tra thứ hai tức sau 12 tuần các VĐV tập theo giáo án và các chương trình mà chúng tôi tiến hành đưa các bài tập lựa chọn vào huấn luyện, thấy rằng thành tích tốt hơn hẳn so với lần kiểm tra thứ nhất.

Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm sẽ được sử dụng để so sánh với các kết quả kiểm tra sau từng giai đoạn huấn luyện, từ đó có cơ sở để đánh giá hiệu quả ứng dụng hệ thống các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn cho vị trí hâu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Để thấy rõ hơn sự tăng trưởng của hậu vệ trước và sau thực nghiệm chúng tôi tiến hành tính nhịp độ tăng trưởng của các tiền phong sau 12 tuần thực nghiệm. Cụ thể độ tăng trưởng thể hiện trên biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1 Độ tăng trưởng hiệu quả ném rổ của nữ hậu vệ đội tuyển bóng rổ ĐH TDTT Bắc Ninh

Các bài tập được chúng tôi lựa chọn và soạn thảo có tác dụng nâng cao hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ cho đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Qua bảng biểu đồ 3.1 cho thấy: Sau 12 tuần thực nghiệm, hiệu suất ném rổ của các VĐV đều có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng sự tăng trưởng sau 12 tuần các VĐV tập luyện theo các bài tập mà chúng tôi lựa chọn lớn hơn hẳn so với lúc đầu chưa tập luyện.

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ

Kết luận.

1. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy hiệu quả ném rổ của vị trí hậu vệ của đội tuyển nữ bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh, còn rất nhiều hạn chế thể hiện ở viêc ghi điểm của vị trí hậu vệ trong các trận đấu.

2. Qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn trong nước và nước ngoài cùng với việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, giáo viên, HLV Bóng rổ trong nước đề tài đã lựa chọn ra được 11 bài tập nhằm nâng cao hiệu quả ném rổ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NÉM RỔ CHO VỊ TRÍ HẬU VỆ ĐỘI TUYỂN BÓNG RỔ NỮ TRƯỜNG ĐH TDTT BẮC NINH (Trang 34 -34 )

×