1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ trường đại học TDTT bắc ninh

67 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 749 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Ngày nay cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, TDTT ngày càng trở thành nhu cầu thiết thực đối với con người. Hoạt động TDTT đem lại sức khỏe, hoàn thiện về thể chất con người và trở thành nhân tố không thể thiếu được trong đời sống xã hội, góp phần phát triển con người toàn diện, con người XHCN. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 đã khẳng định “con người là vốn quý nhất của chế độ xã hội. Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe của con người là mục tiêu cao quí của ngành y tế và TDTT dưới chế độ ta”. Nhận định được sâu sắc về vai trò của TDTT Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư nhằm phát triển phong trào TDTT rộng khắp cả nước để nâng cao sức khỏe cho nhân dân và phát triển phong trào thể thao thành tích cao. Trong đó việc phát triển các môn thể thao truyền thống như: Võ, Vật, Đua thuyền, Điền kinh và các môn thể thao hiện đại như: Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Bóng rổ … Bóng rổ du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 30 và có những thời kỳ phát triển sôi nổi ở cả 2 miền Nam, Bắc. Cũng như các môn thể thao khác Bóng rổ chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển con người toàn diện. Bóng rổ là môn thi đấu đồng đội đối kháng trực tiếp và phải hoạt động liên tục trong thời gian kéo dài, đồng thời trong quá trình thi đấu vận động viên còn chịu rất nhiều áp lực từ các phía như đối phương, trọng tài, cổ động viên, đồng đội, huấn luyện viên …. Dẫn đến việc phân tán sự chú ý, khả năng quan sát làm cho vận động viên nhanh chóng suy giảm thể lực. Chính vì vậy môn Bóng rổ đòi hỏi phải có các vận động viên được chuẩn bị một cách toàn diện về thể lực, kỹ - chiến thuật và tâm lý. Luật Bóng rổ hiện đại được thay đổi liên tục với các điều luật làm tăng tốc độ, tăng tính hấp dẫn cũng như sự thể hiện của mỗi cá nhân vận động viên cũng như của toàn đội luôn phải thi đấu với nỗ lực tối đa. Trước đây một trận đấu được chia thành 4 hiệp, mỗi hiệp có 25 phút. Do đó tốc độ của trận đấu diễn ra không nhanh, số đợt tấn công ít, cho nên VĐV không phải di chuyển nhiều và 1 hoạt động với cường độ thấp. Như vậy với trình độ của VĐV ngày nay có thể đáp ứng mọi yêu cầu về ý đồ chiến thuật của huấn luyện viên cũng như yêu cầu về sức bền chuyên môn. Nhưng ngày nay một trận đấu được chia thành 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút và thời gian nghỉ giữa hiệp ít đi, đồng thời có thêm các luật về thời gian như luật 24s phải kết thúc một lần tấn công, luật bóng không được giữ ở sân nhà quá 8s Điều này làm tăng tốc độ của trận đấu, số đợt tấn công nhiều hơn, VĐV phải di chuyển nhiều và hoạt động với cường độ cao hơn trước. Do vậy VĐV thường bị mệt mỏi sau một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả cao trong thi đấu thì VĐV phải sử dụng tổng hợp các tố chất như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo. Trong đó sức bền chuyên môn có vai trò rất quan trọng bởi vì: “Sức bền chuyên môn là khả năng duy trì hoạt động cao trong các bài tập nhất định” nó tạo điều kiện thuận lợi cho VĐV duy trì ổn định thể lực và kỹ - chiến thuật trong thời gian thi đấu liên tục kéo dài và căng thẳng. Có như vậy mới đáp ứng được ý đồ chiến thuật của huấn luyện viên, làm chủ tình huống trong những giây phút căng thẳng của trận đấu đảm bảo tính nghệ thuật và hiệu quả thi đấu cao. Ngoài ra sức bền chuyên môn còn chính là khả năng thể hiện năng lực sức bền một cách đặc trưng với điều kiện tập luyện và thi đấu của từng môn thể thao chuyên sâu khác nhau. Bóng rổ hiện đại có những yêu cầu cao về năng lực sức bền chuyên môn đó cũng chính là tố chất của môn thể thao này được thể hiện thông qua các động tác như: Dẫn bóng thay đổi hướng, tranh cướp bóng, dẫn bóng tấn công nhanh từ rổ mình sang rổ đối phương ….).Nói cách cụ thể hơn, sức bền chuyên môn trong bóng rổ đặc trưng với sức bền tốc độ (kỹ thuật dẫn bóng chắc nhanh dưới bảng rổ chiếm vị trí thuận lợi để ghi điểm …). Sức bền tối đa (di chuyển tấn công nhanh và kịp thời về phòng thủ) sức bền tăng giảm tốc độ (các pha cướp bóng phản công nhanh) và sức bền (đảm bảo cho VĐV duy trì năng lực ở các tình huống trong trận đấu). Qua quan sát giải Bóng rổ các đội mạnh phía Bắc, tháng 12 năm 2009 tại Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh chúng tôi nhận thấy rằng: Thể lực chung và thể lực chuyên môn của các đội tham gia còn rất hạn chế, càng về cuối trận đấu 2 thì thể lực của các VĐV càng giảm, dẫn đến hiệu quả trận đấu không cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm nhanh chóng thể lực của vận động viên nữ như vậy. Dựa vào tình hình thực tế tập luyện và thi đấu của đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi xác định nghiên cứu tìm ra hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho các VĐV bóng rổ là cần thiết. Trên thực tế nghiên cứu khoa học, việc lựa chọn ra các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn đã có một số tác giả nghiên cứu như: Tác giả Nguyễn Văn Kiệt – Điền Kinh, năm 2001 với tên đề tài: “Lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV chạy cự ly 800m trường năng khiếu TDTT Quảng Ninh giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu”; Tác giả Trần Trung – Bóng ném, năm 2001 với tên đề tài: “Nghiên cứu các bài tập nâng cao sức bền chuyên môn cho VĐV bóng ném trẻ quốc gia” …. Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập nhằm nâng cao khả năng sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh thì chưa có tác giả nào đề cập tới. Từ thực tế đó và mục tiêu nâng cao khả năng sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh tạo tiền đề cho việc thi đấu tốt, góp phần vào công tác giảng dạy và huấn luyện. Chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh”. - Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu thức trạng trình độ sức bền chuyên môn của đối tượng nữ vận động viên đội tuyển trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi dựa trên các cơ sở lý luận khoa học và thực tế công tác giảng dạy tại trường cũng như của các đội bóng rổ nữ thuộc khu vực phía Bắc để đưa ra được các bài tập hiệu quả nhất để phát triển trình độ chuẩn bị sức bền chuyên môn của đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng 3 cao thành tích tập luyện và thi đấu của đội tuyển bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Mục tiêu nghiên cứu: Để tiến hành nghiên cứu đề tài chúng tôi tập trung tiến hành giải quyết 2 mục tiêu sau: 1. Thực trạng sử dụng bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 2. Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ phát triển sức bền chuyên chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. 4 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm hoạt động thể lực trong môn Bóng rổ. Bóng rổ là môn thể thao phát triển khá phổ biến và rộng rãi trên khắp thế giới. Cũng như các môn thể thao khác Bóng rổ chiếm một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và phát triển con người toàn diện vì nó là môn thể thao có tính đồng đội và đối kháng cao, phải hoạt đông liên tục đồng thời qua thi đấu nó còn thể hiện tính nghệ thuật, sự thông minh nhanh nhẹn, khéo léo, tâm lý vững vàng của VĐV. Trận đấu Bóng rổ được chia thành 4 hiệp, mỗi hiệp 10 phút và thời gian nghỉ giữa hiệp có ít phút đòi hỏi VĐV vận động tích cực trong thời gian thi đấu và có khả năng hồi phục nhanh. Mục đích thi đấu của mỗi đội là ném bóng vào rổ đối phương càng nhiều càng tốt, kết thúc hiệp đấu không có tỷ số hòa, tức là không thể quyết định có tính chất thỏa hiệp về trận đấu. Hoạt động thi đấu của VDV trên sân rất phức tạp không theo chu kỳ mà thay đổi liên tục theo tình huống và theo các điều luật quy định chặt chẽ của môn Bóng rổ, như thời gian quy định cho mỗi đợt tấn công là 24s, VĐV không được giữ bóng trên tay quá 5s, không được giữ bóng ở sân nhà quá 8s. Ngoài ra còn có khu vực 3s cho đội tấn công. Với các điều luật quy định chặt chẽ về thời gian buộc VĐV phải có trình độ chuẩn bị cao về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo…có như vậy VĐV Bóng rổ mới có thể phù hợp với đặc thù chuyên môn thi đấu luôn hoạt động với cường độ lớn, chịu áp lực về mặt tâm lý, hoạt động với thời gian thi đấu kéo dài, khi thực hiện các động tác, kĩ thuật phức tạp, phối hợp chiến thuật nhanh, biến hóa, tính đối kháng tập thể cao, thành tích phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy sức bền chuyên môn đóng vai trò cực kỳ quan trọng; bởi vì “sức bền chuyên môn là khả năng duy trì hoạt động cao trong các bài tập nhất định”. Nó tạo điều kiện cho VĐV duy trì ổn định thể lực và kĩ thuật trong thời gian thi đấu kéo dài và căng thẳng, đáp ứng được ý đồ, kĩ chiến thuật của HLV, đảm bảo tính nghệ thuật và hiệu quả thi đấu cao. Bóng rổ hiện đại là môn thể thao được thể hiện bằng cường độ vận động cao. Đối với VĐV đẳng cấp cao trong một trận đấu phải di chuyển tổng hợp 17000-25000m, trong lúc đó phải thực hiện từ 130-140 lần bật nhảy, chạy tăng 5 tốc và dừng. Khi di chuyển với tốc độ lớn được kết hợp với chuyền bóng và ném rổ. Với các hoạt động thi đấu căng thẳng về mọi mặt, đòi hỏi người tập phải huy động tới cực hạn các khả năng chức phận của cơ thể, các tố chất nhanh, mạnh tối đa. Không có thể lực tốt sẽ không thể phát huy hết trình độ kĩ – chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. Do vậy, với các VĐV Bóng rổ, việc nâng cao các tố chất thể lực phải dược coi trọng tương ứng với phát triển các kĩ thuật cơ bản. Công tác huấn luyện thể lực là rất quan trọng, xong hiện nay đa số các đội bóng nước ta còn xem nhẹ. Một số cho rằng chỉ nên tập trung vào kĩ – chiến thuật là chính, số khác lại cho rằng chỉ cần tập sức nhanh và độ chuẩn xác là đủ, ngoài ra đa số các đội chỉ chú ý đến thành tích trước mắt nên đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Tập luyện vì gò ép thành tính dẫn tới sự không hệ thống, không khoa học trong giảng dạy, huấn luyện. Vì vậy cần phải thấy rõ tầm quan trọng của tập luyện nâng cao các tố chất thể lực, chính thể lực là việc tiếp thu kĩ - chiến thuật, qua đó cũng bồi dưỡng ý chí phẩm chất cho người tham gia tập luyện môn thể thao Bóng rổ. Để đạt được thành tích cần có sự phối hợp thống nhất phát triển hoạt động của tất cả các thành viên trong đội, nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung. Các hoạt động của mỗi VĐV có định hướng cụ thể, tương ứng với định hướng đó HLV phân chia VĐV ra từng vị trí thi đấu theo khả năng và sở trường của mỗi người như: Trung phong cần có thể lực tốt, sức bền, sức bật tốt, kĩ thuật tranh cướp bóng quay người nhảy ném rổ tốt, vị trí trung phong là rất quan trọng bởi trung phong là người tranh cướp bóng dưới rổ. Nếu bên sân nhà thì lập tức phát động tấn công, còn bên đối phương thì lập tức ném rổ ghi điểm. Tiền phong điều trước tiên là cần có chiều cao, sức nhanh và sức bật, cảm giác về không gian và thời gian tốt, có khả năng ném rổ tốt, biết đánh giá tình huống và tấn công kiên quyết, dũng cảm. Hậu vệ cần có sức mạnh, linh hoạt và bền tối đa, khôn ngoan và thận trọng. Hậu vệ có thể ném rổ tốt ở các cự ly trung bình và xa. 6 Hiệu quả các hoạt động thi đấu gắn liền với các chỉ số phản xạ của các cơ quan cảm thụ vận động, các VĐV chơi ở tuyến sau như hậu vệ cần định hướng tốt trong khoảng thời gian 5-10s. Điều này liên quan đến tổ chức chơi, các trung phong cần định hướng trong khoảng thời gian 3s theo các luật thi đấu quy định ở khu vực ném phạt, các VĐV ở tuyến trên thì 1s đó là khoảng thời gian ném rổ đảm bảo hơn. Hoạt động của VĐV Bóng rổ trong thi đấu không đơn thuần là tổng hợp các động tác tấn công và phòng thủ riêng biệt, mà là tập những hành động được hợp nhất vào một hệ thống linh hoạt duy nhất, bởi mục đích chung là ném được bóng vào rổ của đối phương. Trong thi đấu, mỗi VĐV cần biết thành thạo không chỉ tấn công mà còn phải biết phòng thủ, bảo vệ rổ của mình một cách tích cực. Để giành bóng từ tay đối phương hay không cho đối phương cơ hội ném bóng vào rổ, cần phải phản ứng đúng lúc và chính xác đối với các hoạt động của đối phương. Trong khi vẫn chú ý tới vị trí của các VĐV đội đối phương, đội mình và vị trí có bóng. Các hoạt động trong thi đấu được dựa vào sự ổn định và ứng dụng biến dạng các kĩ năng vận động vào mức độ phát triển các tố chất thể lực, tình trạng sức khỏe và tố chất thể lực của VĐV. Tóm lại, hoạt động thi đấu Bóng rổ là quá trình đòi hỏi VĐV phải có sự tiến bộ không ngừng về trình độ kĩ chiến thuật cũng như tiến bộ về thể lực chuyên môn, trong đó sức bền chuyên môn đóng vai trò rất quan trọng nó quyết định đến hiệu quả thi đấu của VĐV. 1.2 Đặc điểm huấn luyện thể lực cho VĐV Bóng rổ Huấn luyện thể lực là quá trình sử dụng các bài tập thể lực nhằm tác động có chủ đích đến sự phát triển và hoàn thiện về hình thái chức năng, tố chất thể lực và sức khỏe của VĐV. Huấn luyện thể lực còn là cơ sở huấn luyện kĩ chiến thuật. Đây là một vấn đề cơ bản trong quá trình đào tạo nói chung, trong giảng đạy môn Bóng rổ nói riêng và cũng được các chuyên gia, các nhà khoa học rất quan tâm. 7 Trong bất cứ loại hình hoạt động nào thì các tố chất vận động cũng không thể đơn độc, mà luôn phối hợp hữu cơ với nhau. Nhưng trong mỗi môn thể thao có một hoặc nhiều tố chất được thể hiện rõ rệt, nổi trội so với các tố chất khác, quyết định kết quả hoạt động chung, quyết định thành tích thể thao của môn thể thao đó (chủ yếu trong các môn thể thao cá nhân hoặc hoạt động có chu kỳ). Huấn luyện, giảng dạy thể lực chuyên môn nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu và phát triển đến mức tối đa ở người tập. Trong môn Bóng rổ các tố chất thể hiện một cách rõ nét: Sức nhanh: Sức nhanh trong Bóng rổ đó là khả năng xuất phát với tốc độ nhanh, khả năng tăng tốc đạt tốc độ tối đa và tốc độ của toàn đội. Sức nhanh còn tạo điều kiện giúp VĐV có thể nhanh chóng rút ngắn thời gian chuẩn bị và nhanh chóng chiếm được các lợi thế trong thi đấu (trong tấn công cũng như trong phòng thủ ). Sức mạnh: Môn Bóng rổ có những yêu cầu cao về năng lực sức mạnh, biểu hiện đáng kể ở những lần bật nhảy ném rổ chiếm độ cao hay nhảy tranh cướp bóng, ngoài ra còn thể hiện ở tốc độ di chuyển khi thực hiện các bài tập, các động tác khác nhau. Theo các tài liệu chuyên môn Bóng rổ thì có hơn 80% các động tác mang tính sức mạnh - tốc độ. Xong khi di chuyển, lúc đứng phòng thủ, các động tác cướp bóng hay các động tác gọi là các động tác “rắn” thường đòi hỏi nỗ lực tĩnh lực lớn. Bởi vậy, việc huấn luyện sức mạnh cần phải toàn diện và phát triển sức mạnh các cơ theo chế độ khác nhau, ngoài ra sức mạnh bột phát phản ánh năng lực biểu hiện sức manh đến mức tối đa trong một khoảng thời gian tối thiểu do điều kiện của bài tập thể thao hay của các tình huống thi đấu chi phối, VĐV Bóng rổ thường sử dụng dạng sức mạnh này trong các lần bật nhảy, đột phá tấn công nhanh hay chuyền bóng xa.v.v. Sức bền: Với lượng vận động tập luyện và thi đấu cũng như nhịp độ thi đấu rất cao, các động tác kĩ thuật được thể hiện rất lớn trong khi co sự phản công của đối phương, áp dụng các hệ thống phòng thủ và tấn công tích cực, đột phá tấn công nhanh và phòng thủ kèm người toàn sân. Thời kỳ thi đấu kéo dài cùng 8 sự căng thẳng cao độ của các trận đấu giải và các cuộc thi riêng lẻ đòi hỏi trong trận đấu VĐV luôn cố gắng sức tối đa với sự tham gia trao đổi chất không có ôxy và các hoạt động sức mạnh luôn được gắng sức tới tối đa. Do vậy cần có khả năng chống lại mệt mỏi do tập luyên kéo dài hay thi đấu gây ra… Khéo léo: Sự linh hoạt trong môn Bóng rổ rất quan trọng trong thi đấu, giúp VĐV kịp thời ứng phó với các tình huống thay đổi trong thời gian rất ngắn. Huấn luyện thể lực (còn gọi là quá trình giáo dục các tố chất thể lực chung và chuyên môn) là một quá trình tác động thường xuyên và theo kế hoạch sắp xếp hợp lý bằng các bài tập thể thao nhằm phát triển các mặt chất lượng và khả năng của con người. Quá trình ấy tác động sâu sắc đến hệ thần kinh cơ cũng như đối với cơ quan nội tạng của con người. Nhất là cơ quan tuần hoàn hô hấp dưới tác động của lượng vận động ngày càng lớn. Sự lựa chọn đúng bài tập có ý nghĩa rất lớn đối với các môn thể thao, khi lựa chọn và thực hiện không đúng các bài tập dẫn đến các sai lầm chuyên môn trong các cơ quan chức phận ảnh hưởng đến việc phát triển thành tích thể thao của VĐV. Muốn có thành tích tốt trong môn Bóng rổ trước tiên cần có các tố chất thể lực tốt phù hợp với các yêu cầu chuyên môn của môn thể thao này (thể lực chuyên môn). Xong không có nghĩa là coi nhẹ các mặt khác như thể lực chung, kĩ thuật, chiến thuật, tâm lý, đặc điểm cá nhân. Nguyên tắc chung trong lựa chọn các bài tập nhằm giáo dục các tố chất thể lực chuyên môn là các bài tập phải được thực hiện bằng cường độ thi đấu, tăng hoặc giảm khối lượng kết hợp với các điều kiện huấn luyện nhằm thực hiện các bài tập. 1.3. Vấn đề huấn luyện sức bền chuyên môn trong thể thao. Trong huấn luyện thể thao, sức bền là một trong 5 tố chất cần thiết để nâng cao thành tích thể thao. Đặc biệt trong công tác huấn luyện Bóng rổ, đa số các nhà chuyên môn cho rằng tố chất thể lực của VĐV Bóng rổ phải được phát triển và tập luyện lâu dài trong suốt quá trình tập luyện. Theo quan điểm của các nhà lý luận cho rằng: Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Hay nói cách khác sức bền là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong hoạt động nào đó. Khái niệm 9 sức bền luôn liên quan đến khái niệm mêt mỏi: Mệt mỏi là sự giảm sút tạm thời khả năng vận động hay hoạt động do sự vận động gây nên. Chúng ta đã biết, sức bền có rất nhiều loại và đa dạng, nó tùy thuộc vào cơ chế mệt mỏi do các hình thức vận động khác gây nên. Nhưng dựa vào khả năng chuyển sức bền từ hoạt động này sang hoạt động khác mà có thể chia sức bền thành hai loại: Sức bền chung và sức bền chuyên môn. Sức bền chung: Là sức bền trong các hoạt động kéo dài, với cường độ thấp, có sự tham gia của phần lớn hệ cơ. Sức bền chuyên môn: Là khả năng duy trì khả năng vận động cao trong những loại hình bài tập nhất định. Theo Pharơphen cho rằng: Thời gian mà con người có khả năng duy trì cường độ hoạt động định trước là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để đáng giá sức bền. Theo tiến sĩ Dietrich hare cho rằng: Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi khi vận động với tốc độ tối đa và gần tối đa. Sức bền được chia thành: Sức bền trong thời gian ngắn: “Thời gian hoạt động từ 40s đến 2 phút”; Sức bền trong thời gian trung bình: “Thời gian hoạt động từ 2 phút đến 11phút”; Sức bền trong thời gian dài: “Thời gian hoạt động từ 11 phút đến nhiều giờ”. Theo Matveev: Sức bền là cơ sở, là khả năng đối kháng lại cơ thể của vận động viên khi thực hiện lượng vận động ở thời gian kéo dài; Sức bền là khả năng chống lại mệt mỏi và duy trì hoạt động dài của VĐV. Theo quan điểm của Nguyễn Toán và Phạm Văn Tốn: Sức bền là khả năng thực hiện một hoạt động với cường độ cho trước hay năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Như vậy, sức bền là khả năng vận động của cơ thể trong khoảng thời gian dài khắc phục và quá mệt mỏi do hoạt động gây ra. Để hoạt động sức bền tốt hơn cơ thể phải hoạt động mạnh trong điều kiện ưa khí và nguồn năng lực phải được cung cấp đầy đủ cho hoạt động, để có được sức bền tốt phải tích cực rèn luyện, cộng với sự kiên trì, nỗ lực ý chí cao…Hoạt động vừa nâng cao phẩm chất ý chí của VĐV. 10 [...]... TDTT Bắc Ninh là cần thiết 3.2 Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường TDTT Đại học TDT Bắc Ninh 3.2.1 Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh Nghiên cứu chương trình, kế hoạch hiện tại của đội tuyển nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh và một số tài liệu huấn luyện các đội Bóng rổ. .. 50% thời gian huấn luyện sức bền Như vậy, thời gian dành cho huấn luyện sức bền chuyên môn của đội tuyển bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh là còn quá ít 3.1.2 Thực trạng trình độ sức bền chuyên môn của VĐV đội tuyển bóng rổ nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh Trong những năm gần đây, Bóng rổ phát triển nhanh chóng, qua các giải Bóng rổ chúng ta nhận thấy trình độ thi đấu của các đội đứng đầu không có chênh... các buổi tập luyện của các VĐV Bóng rổ Câu lạc bộ Hà Nội, các đội Bóng rổ trẻ quốc gia, các đội bóng ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, từ đó đánh giá thực trạng sức bền chuyên môn của các VĐV Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Trên cơ sở đó chúng tôi biên soạn hệ thống các bài tập nhằm nâng cao sức bền chuyên môn cho VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh 25... Chuẩn bị và bảo vệ kết quả nghiên cứu trước hội đồng khoa học 27 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Thực trạng trình độ và công tác huấn luyện sức bền chuyên môn cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường Đại học TDTT Bắc Ninh 3.1.1 Công tác huấn luyện cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Để đạt hiệu quả trong quá trình huấn luyện trong các môn bóng nói chung và Bóng rổ nói riêng thì ngay từ... nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi quan sát và trực tiếp tìm hiểu tiến trình, kế hoạch huấn luyện của đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Kết quả chúng tôi trình bày ở bảng Bảng 3.1 Kết quả khảo sát chương trình thể lực cho đội tuyển bóng rổ nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh TT Nội dung 1 2 3 Sức nhanh Sức mạnh Sức bền chung Sức bền Số giáo án 24 24 15 Tỉ lệ % 26.5 26.5 17 28 4 5 Sức bền chuyên. .. tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh, nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền cho đối tượng nghiên cứu * Giai đoạn 3: Từ tháng 10/20010 đến tháng 1/2011: Tiến hành thực nghiệm các bài tập cho đội tuyển nữ Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh, kiểm tra hiệu quả phát triển sức bền sau thực nghiệm * Giai đoạn 4: Từ tháng 2/2011 đến tháng 6/2011: Phân tích kết quả nghiên cứu, viết và hoàn thiện luận... ném rổ của các VĐV và của toàn đội bóng Qua những phân tích trên chúng tôi đã rút ra những kết luận ban đầu đó là: sức bền chuyên môn và sức bền tâm lý của các VĐV Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh còn thấp, chưa phù hợp với những yêu cầu của trận đấu cũng như ý đồ chiến thuật của HLV Vì vậy, việc nghiên cứu lựa chọn ra một số bài tập nhằm nâng cao sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ trường. .. liệu huấn luyện các đội Bóng rổ nữ khu vực phía Bắc chúng tôi lựa chọn được rất nhiều các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên các lứa tuổi, các trình độ Để xác định chính xác được các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 người là các giáo viên, HLV Bóng rổ có kinh nghiệm từ 5 năm trở... quá trình nghiên cứu của đề tài để đánh giá hiệu quả của hệ thống các bài tập đã lựa chọn ứng dụng nhằm phát triển tố chất sức bền chuyên môn cho đối tượng nghiên cứu Đối tượng thực nghiệm sư phạm của đề tài được chia thàn 2 nhóm: - Nhóm thực nghiệm: Bao gồm 10 nữ VĐV đội tuyển Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh Nhóm này được áp dụng hệ thống các bài tập chuyên môn đã lựa chọn và hệ thống các bài tập này... đó là tập luyện với bài tập sức manh, sức mạnh tốc độ với tần số lần lặp lại nhiều lần, thời gian kéo dài và quãng nghỉ ngắn Như vậy dựa trên nghiên cứu và đặc điểm, phương pháp giảng dạy sức bền chuyên môn trong Bóng rổ, đặc điểm lứa tuổi 18-22 chúng tôi đã có những cơ sở 19 xác thực để đi sâu vào vấn đề nâng cao sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh 1.5 Đặc điểm tâm sinh . sức bền chuyên chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Phạm vi nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. . Lựa chọn, ứng dụng và đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Đối tượng nghiên cứu: Phương tiện bổ trợ phát triển sức bền. tuyển Bóng rổ nữ Trường Đại Học TDTT Bắc Ninh . - Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu thức trạng trình độ sức bền chuyên môn của đối tượng nữ vận động viên đội tuyển trường ĐH TDTT Bắc Ninh

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương Nghiệp Chí ( 1991), đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội Khác
2. Đình Can (1976), kỹ thuật Bóng Rổ, NXB TĐTT Hà Nội Khác
3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên(1995), sinh lý TDTT,NXB TDTT Hà Nội Khác
4. Lê Văn Lẫm(1993), đo lường thể thao tài liệu giảng dạy cho các khoá bồi dưỡng sau đại học, NXB TDTT Hà Nội Khác
5. Nôvicốp - Mátvêép(1980), lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT Hà Nội Khác
6. Philin(1995), lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, NXB TDTT Hà Nội Khác
7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn(1993), lý luận và phương pháp thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội Khác
8. Nguyễn Văn Trung(1996), tài liệu giảng dạy Bóng Rổ, NXN TDTT Hà Nội Khác
9. Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo(2003), giáo trình Bóng Rổ, NXB TDTT Hà Nội Khác
10. Uỷ ban thể dục thể thao(2005), luật Bóng Rổ, NXB TDTT Hà Nội Khác
11. Nguyễn Đức Văn(1987), phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB TDTT Hà Nội Khác
12. Nguyễn Văn Trung, Phạm Văn Thảo(2004), huấn luyện kỹ thuật,NXB TDTT Hà Nội Khác
13. Iu.M.Portnove(1997), Bóng Rổ, NXB TDTT Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w