Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 34 - 52)

III. Kết hợp thể lực với trò chơi và thi đấu

3.2Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho

8. Trò chơi dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức 

3.2Lựa chọn và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho

môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường TDTT Đại học TDT Bắc Ninh.

3.2.1. Lựa chọn các bài tập nhằm phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Nghiên cứu chương trình, kế hoạch hiện tại của đội tuyển nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh và một số tài liệu huấn luyện các đội Bóng rổ nữ khu vực phía Bắc chúng tôi lựa chọn được rất nhiều các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên các lứa tuổi, các trình độ... Để xác định chính xác được các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 người là các giáo viên, HLV Bóng rổ có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên đang trực tiếp huấn luyện các đội Bóng rổ nam, nữ. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Kết quả lựa chọn các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nữ vận động viên Bóng rổ (n=20)

TT Nội dung bài tập Số người

Đồng ý %

1 Các bài tập không bóng

Chạy 800 m 13 65

Chạy 1500 m 16 80

Chạy 3000m 10 50

Chạy con thoi 19 95

Chạy biến hướng 28 m x 4 trong sân bóng rổ 12 60

Nằm sấp chống đẩy 60” 15 75

Gánh tạ 20 kg bật nhảy liên tục 30” 14 70

Bật cóc 12 60

Bật ba bước 11 55

Bật nhảy liên tục với cao 40cm trong 60s 18 90

2 Các bài tập kết hợp với bóng

Di động chuyền bắt bóng theo hình vuông 17 85

Chuyền 1tay, 2 tay đi xa 15m 13 65

Di động chuyền bắt bóng 2 người lên rổ 28m x 4 16 80

Chuyền bắt bóng đặc 2 kg x 2 tay trong 2′ 13 65

Dẫn bóng tốc độ luồn cọc 28 m 12 60

Dẫn bóng biến tốc 28m x 2 11 55

Dẫn bóng luồn cọc vòng số 8 lên rổ 5 lần 19 95

Tại chỗ ném rổ 1 x 2 tay cự ly 3 điểm 30 quả 14 70

Bật nhảy ném rổ 5 vị trí liên tục 30 quả 18 90

Bắt bóng bật bảng rổ 30s/vđv 15 75

3 Các bài tập trò chơi và thi đấu

Đấu tập 2 x 2 nửa sân 10′ 18 90

Đấu tập 25x 5 cả sân 40′ 20 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trò chơi cướp cờ 12 60

Trò chơi bóng ma bằng tay 14 70

Trò chơi bóng chuyền 6 17 85

Trò chơi cõng tiếp sức 13 65

Trò chơi dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ

tiếp sức 19 95

Dựa vào bảng kết quả phỏng vấn, chúng tôi đã lựa chọn được một số bài tập chiếm tỷ lệ 75% trở nên. Những bài tập này được đámh giá là có hiệu quả cao nhất trong quá trình huấn luyện sức mạnh bền cho đội tuyển nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Đó là các bài tập sau:

*Nhóm 1: Các bài tập không bóng.

1. Chạy 1500m. 2. Chạy con thoi.

3. Nằm sấp chống đẩy 60".

4. Bật nhảy liên tục với cao 40cm trong 60".

*Nhóm 2: Các bài tập kết hợp với bóng.

1. Chuyền bắt bóng di chuyển hình vuông.

2. Chuyền bắt bóng di động 2 người lên rổ 28m x 4. 3. Bắt bóng bật bảng rổ 30s.

4. Dẫn bóng luồn cọc vòng 8 lên rổ 5 lần.

5. Bật nhảy ném rổ 5 vị trí liên tục cự ly trung bình 30 quả.

*Nhóm 3: Các bài tập lết hợp thể lực với trò chơi và thi đấu.

1. Đấu tập 2 x2 nửa sân 10 phút. 2. Đấu tập 5 x 5 cả sân 40 phút. 3. Trò chơi bóng chuyền 6. 4. Trò chơi giăng lưới bắt cá.

5. Trò chơi dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức.

Chú thích những kí hiệu được sử dụng trong các hình minh họa sau đây:

Đường di động của bóng. VĐV phòng thủ. VĐV tấn công. Nhóm các bài tập không bóng. Bài tập 1: Chạy 1500m. - Mục đích: Phát triển sức bền chung.

- Nội dung: Các VĐV thực hiện bài tập trong sân điền kinh hoặc ngoài địa hình tự nhiên, các VĐV thực hiện một lần vào cuối buổi tập.

Bài tập 2: Chạy con thoi tính thành tích(s).

Dụng cụ: Sân Bóng rổ, đồng hồ bấm giây.

Mục đích: Phát triển chung sức mạnh bền chuyên môn. Nội dung:

+ Chuẩn bị : Người thực hiện ở cuối sân, khi nghe hiệu lệnh chạy đường chỉ dẫn (hình 1). - Số lần thực hiện: 3 tổ. - Quãng nghỉ: Giữa các tổ là 90". Đích Xuất phát H. 1 Bài tập 3: Nằm sấp chống đẩy 60" - Dụng cụ đồng hồ bấm giây.

- Mục đích phát triển cơ tay.

- Nội dung: người thực hiện nắm sấp, hai tay đặt sát thân, ngang vai, dùng tay nâng cơ thể lên cao nhất và hạ xuống.

- Yêu cầu: thực hiện hết sức nhanh thân người và chân thẳng, thân người không chạm đất.

- Số lần lập lại: 3 tổ mỗi tổ 60”. - Quãng nghỉ; 90”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập 4: bật nhảy liên tục với cao 40cm trong 60”(số lần).

- Mục đích: phát triển sức mạnh bền chi dưới.

- Nội dung: do chiều cao cơ thể tay vươn thẳng song song cộng với 40cm đánh dấu trước, VĐV bật nhảy bằng hai chân liên tục với tay vào điểm đánh dấu. - Số lần thực hiện: 3 tổ. - Quãng nghỉ: 60” 40cm 2.5m ( Hình 2) Nhóm các bài tập kết hợp với bóng.

Bài tập 1: Chuyền bắt bóng di chuyển hình vuông.

- Dụng cụ: Sân Bóng rổ, bóng rổ.

- Mục đích: Phát triển sức mạnh bền của tay chuyền bóng và khả năng bắt bóng di chuyển.

- Yêu cầu: Phải chuyền và nhận bóng trong khi di chuyển. - Nội dung: Hình 3.

x x x x x x

14m -16m

x x x x x x H. 3

Bài tập 2: Chuyền bắt bóng di động 2 người lên rổ. - Dụng cụ: Sân Bóng rổ, bóng rổ.

- Mục đích: Phát triển khả năng chuyền bắt bóng trong di chuyển và độ chuẩn xác khi kết thúc rổ.

- Nội dung: Hình 4.

Chia đều làm hai nhóm xếp thành hai hàng học ở cuối sân, một hàng có bóng, một hàng không có bóng. Hai người vừa di chuyển vừa chuyền bóng cho nhau, người ở sát đường giới hạn chiều rộng của sân Bóng rổ nhận bóng thực hiện 2 bước lên rổ. Thực hiện theo hình thức dòng chảy, mỗi người thực hiện 4 lần lên rổ.

- Yêu cầu: Chuyền bắt bóng chính xác, kết thúc rổ tốt và tốc độ đi thành một vòng tròn của sân. - Số lần lặp lại: 3 tổ. - Quãng nghỉ: lần 1 nghỉ 30"; lần 2 nghỉ H.4 Bài tập 3: Bắt bóng bật bảng rổ 30s - Dụng cụ: Sân Bóng rổ, bóng rổ, đồng hồ bấm giây.

- Mục đích: Phát triển sức bật.

- Nội dung: Đứng vuông góc với bảng rổ 2m.

- Phương pháp tập: Người thực hiện ném bóng vào rổ, người kế tiếp bật lên bắt bóng trên không đồng thời ném hoặc chuyền bóng vào bảng rổ khi cơ thể chưa chạm đất.

-Yêu cầu: Bật phải tích cực, 6 người thực hiện 1 bên bảng rổ. - Số lần lặp lại: 3 tổ.

- Quãng nghỉ: lần 1 nghỉ 30"; lần 2 nghỉ 60".

H.5

Bài tập 4: Dẫn bóng luồn cọc vòng số 8 lên rổ 5 lần.

- Dụng cụ: Sân Bóng rổ, bóng rổ, cọc sắt có chiều cao 1.5m.

- Mục đích: Phát triển sức mạnh bền chuyên môn và sức mạnh bền động tác.

- Nội dung: Dẫn bóng luồn qua 2 cọc đã đặt sẵn thực hiện 2 bước lên rổ 1 tay dưới thấp (hình 6).

- Phương pháp tập: Cho người tập xếp hàng sát đường biên dọc của sân, từng người thực hiện.

Đặt 4 cọc chia đều 2 bên, cọc thứ nhất cách bảng rổ 6.25m; cọc thứ nhất cách cọc thứ hai là 1m; cọc thẳng hàng với bảng rổ tạo bởi 1 góc khoảng 45˚, hai cọc bên cũng để tương tự.

- Yêu cầu: Thực hiện dùng yêu cầu của HLV tham gia yừ 30- 33". - Số lần lặp lại: 5 tổ.

- Quãng nghỉ: Sau mỗi tổ nghỉ 2 phút . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

H.6

C HLV

o Người thực hiện. X Cọc

Đường dẫn bóng.

Bài tập 5: Bật nhảy ném rổ 5 vị trí liên tục 30 quả.

- Dụng cụ: Sân bóng rổ, bóng rổ, đồng hồ bấm giây.

- Mục đích: Phát triển sức bật, độ ổn định động tác và độ chuẩn kết thúc. - Nội dung: Người thực hiện hiện nhận bóng từ người phục vụ ở vị trí số 1 nhảy ném rổ, tiếp tục di chuyển đến vị trí 2, 3, 4, 5 mỗi vị trí kết thúc rổ 1 lần và ngược lại từ vị trí 5 về vị trí 1.

- Yêu cầu: Di chuyển nhanh, kết thúc rổ chính xác. Khoảng cách từ tâm rổ đến vị trí nhảy ném 5- 5.5m.

- Số lần lặp lại: 3 tổ.

H. 7

Nhóm các bài tập kết hợp thể lực với trò chơi và thi đấu. Bài tập 1: Đấu tập 2 x 2 nửa sân 10'.

- Dụng cụ: Bóng rổ, sân bóng rổ, đồng hồ, còi trọng tài.

- Mục đích: Phát triển sức bền chuyên môn, rèn luyện khả năng cá nhân và phối hợp đồng đội.

- Nội dung: Người điều khiển tung bóng ở vạch phạt 5m8 cho 2 VĐV tranh bóng bên nào cướp được bóng bên đó tấn công, bên kia phòng thủ. Thi đấu trong thời gian 10', 2 hiệp.

- Yêu cầu: Thi đấu tích cực, không vi phạm luật Bóng rổ. - Số lần lặp lại: 2 hiệp.

- Quãng nghỉ: 2 phút.

Bài tập 2: Đấu tập 5 x 5 cả sân 40'.

- Mục đích: Phát triển sức mạnh bền chuyên môn, nâng cao khả năng phối

hợp đồng đội, chiến thuật nhóm.

- Nội dung: (hình 9) Người điều khiển ở tâm vòng tròn giữa sân cho 2 đội tranh bóng, bên nào cướp được bóng thì tân công, bên kia phòng thủ.

- Yêu cầu: Thi đấu tích cực, không vi phạm luật Bóng rổ. - Thời gian thi đấu: 10', 4 hiệp.

- Quãng nghỉ : Giữa hiệp 1 và 2; 3 và 4 là 2 phút. Giữa hiệp 2 và 3 là 15 phút.

H. 9 Bài tập 3: Trò chơi bóng chuyền 6 ném rổ,

- Dụng cụ: Sân Bóng rổ, Bóng rổ.

- Mục đích: Phát triển tố chất nhanh, mạnh, khéo léo. - Nội dung: Hình 10.

Chia VĐV ra làm 2 đội, đứng đều cả sân, người điều khiển cho 2 VĐ tranh bóng, tranh được bóng là người sẽ hô 1 và chuyển tiếp cho người tiếp theo và sẽ hô 3 khi bắt được bóng. Cứ như vậy ai đếm đến 6 trước là thắng, nếu đội bên kia tranh cướp bóng thì cũng bắt đầu đếm từ 1.

- Yêu cầu: Khi chuyền bóng không được để bóng chạm đất, nếu để chạm đất phải đếm lại từ đầu. Chỉ sử dụng tay, không được chuyền bóng lại cho người vừa chuyền bóng cho mình, phải chuyền gián tiếp ít nhất là qua 1 người.

- Số lần lặp lại: 2 tổ. - Quãng nghỉ: 90".

H.10 Bài tập 4: Trò chơi giăng lưới bắt cá - Dụng cụ: Sân bóng rổ

- Mục đích: Rèn luyện kỹ năng chạy và né tránh vật cản của cá nhân, phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển sức nhanh, sức bền chân tay và phối hợp khéo léo chính xác. - Nội dung: Hình 11.

Chia cả 2 đội bằng nhau, đội A tượng trưng cho cá, đội B tượng trưng cho lưới. Cá có thể chạy khắp sân bóng rổ, đội B cầm tay nhau tạo thành 1 hàng ngang vững chắc, cùng nhau chạy đến bắt từng con cá ở đội A. Khi đã bắt được cá thì cá lại cầm chặt tay đội B tiếp tục đi bắt đến bao giờ hết cá thì thôi.

- Yêu cầu: Chỉ được phép di chuyển trong sân Bóng rổ, sau đó 2 đội đỏi cho nhau.

- Số lần thực hiện: mỗi đội làm cá 2 lần, lưới 2 lần. - Quãng nghỉ là: 90”.

H.11

Đội A cá.

Đội B lưới.

Bài tập 5: Trò chơi dẫn bóng đến vạch phạt nhảy ném rổ tiếp sức. - Mục đích: Phát triển sức mạnh bền và sức bền tốc độ.

- Nội dung: Hình 12.

Chia đều thành 2 đội xếp thành 2 hàng di chuyển cuối sân bóng rổ. Khi nghe thấy hiệu lệnh, người đầu hàng dẫn bóng tốc độ đến vạch phạt nhảy ném rổ. Bóng vào rổ VĐV bắt bóng tiếp tục tạo dẫn về chuyền cho người kế tiếp đội mình. Cứ như vậy cho đến hết, đội về cuối thì đội đó thua.

-Yêu cầu: Thực hiện tuần tự từng người trong hàng, không bỏ cách, không thay bóng, khi nào bóng vào rổ thì mới được phép dẫn bóng quay lại.

3.2.2. Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường Đại học TDTT Bắc Ninh.

Sau khi đã lựa chọn được 14 bài tập thông qua phỏng vấn của các chuyên gia, HLV, các giáo viên Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Chúng tôi đưa 14 bài tập vào thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn nhằm năng cao sức bền chuyên môn cho đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh. Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch trong 5 tháng (1 học kỳ) đã tiến hành thực nghiệm theo kế hoạch.

TT Tuần Giáo án Nội dung Thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 11 12 13 14 15 16 17 1 8 19 20 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 3 5 1 Chạy 1500 + + + + + + +

2 Bật nhảy với cao 40 cm trong 60”(số lần) + + + + + + + +

3 Bắt bóng bật bảng rổ 30s + + + + + +

4 Chạy con thoi (tính giây) + + + + + + +

5 Bật nhảy liên tục ném rổ 5 vị trí (30 quả) + + + + +

6 Nằm sấp chống đẩy 60” + + + + + + + +

7 Dẫn bóng luồn cọc vòng số 8 ném rổ 5 lần

(tính s) + + + + + +

8 Dẫn bóng biến tốc 28m x 2 + + + + + + +

9 Thi đấu 5 x 5 cả sân + + + + + +

a. Đối tượng thực nghiệm: Là 20 VĐV đội tuyển Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

b. Tổ chức thực nghiệm: Đề tài đã chia đối tượng ra thành 2 nhóm: - Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm gồm 10 VĐV (nữ)

- Nhóm 2: Nhóm đối chứng gồm 10 VĐV (nữ)

Tất cả đều là VĐV Bóng rổ nữ trường ĐH TDTT Bắc Ninh tập luyện theo chương trình giảng dạy của HLV Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Nhóm 1: Nhóm thực nghiệm được tiến hành tập theo chương trình mới có thêm các bài tập

Nhóm 2: Nhóm đối chứng tập luyện theo chương trình giáo án của HLV đội tuyển Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Thời gian thực nghiệm là 5 tháng (1 học kỳ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kế hoạch tập luyện mỗi tuần 2 buổi, theo giờ tập luyện của đội tuyển Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh.

Chúng tôi sử dụng các test đánh giá sức bền chuyên môn mà Bộ môn Bóng rổ trường ĐH TDTT Bắc Ninh đang sử dụng là:

1. Bật nhảy liên tục với cao 40cm trong 60” (sl) 2. Chạy con thoi (s)

3. Dẫn bóng luồn cọc vòng số 8 ném rổ 5 lần (s)

Các test này đều đảm bảo độ tin cậy, tính khách quan, tính thông báo của test. Để đánh giá hiệu quả các bài tập đề tài tiến hành kiểm tra tất cả các VĐV cả 2 nhóm ở giai đoạn ban đầu – trước khi bắt đầu thực nghiệm. Kết quả thu được chúng tôi trình bày trên bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra của 2 nhóm trước thực nghiệm (n1 = n2 = 10)

TT Test thực nghiệm Kết quả So sánh

Nhóm

TN X ± δ ĐC NhómX ±δ t tính t bảng p

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho đội tuyển bóng rổ nữ trường đại học TDTT bắc ninh (Trang 34 - 52)