Phương pháp “dạy học khám phá” phát huy tính tích cực, sáng tạo của Kết luận chương I...41 CHƯƠNG II.XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” THEO P
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
MAI VĂN TIẾN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
MAI VĂN TIẾN
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía, tôi xin cảm ơn những người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn
Trước hết tôi xin cảm ơn TS Nguyễn Văn Biên, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Cảm ơn trường Đại học giáo dục, khoa sau đại học và các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn
Cảm ơn ban giám hiệu trường THPT Thạch Thành 3, nơi tôi đang công tác
đã tạo điều kiện để tôi thực nghiệm trong quá trình làm luận văn
Cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình tôi hoàn thành luận văn
Trang 4DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các mức độ của dạy học khám phá 10 Bảng 1.2: Bảng thống kê kết quả khảo sát thực trạng dạy học khám phá trong
Trang 6Bảng 3.3: Bảng thống kê điểm kiểm tra bài “Lực đàn hồi” 81
Bảng 3.4: Bảng thống kê điểm kiểm tra bài “Lực ma sát” 82
Bảng 3.5: Bảng đánh giá tính tích cực của học sinh bài “Định luật II Newton” .82 Bảng 3.6: Bảng đánh giá tính tích cực của học sinh bài “Lực đàn hồi” 83
Bảng 3.7: Bảng đánh giá tính tích cực của học sinh bài “Lực ma sát” 84
Bảng 3.8: Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh bài “Định luật II Newton” 85 Bảng 3.9: Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh bài “Lực đàn hồi” 86
Bảng 3.10: Bảng đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh bài “Lực ma sát” 88
Bảng 3.11: Bảng tần suất luỹ tích hội tụ lùi bài “Định luật II Newton” 89
Bảng 3.12: Bảng tần suất luỹ tích hội tụ lùi bài “Lực đàn hồi” 90
Bảng 3.13: Bảng tần suất luỹ tích hội tụ lùi bài bài “Lực ma sát” 90
Bảng 3.14: Bảng các tham số thống kê bài “Định luật II Newton” 91
Trang 7Bảng 3.15: Bảng các tham số thống kê bài “Lực đàn hồi” 91
Bảng 3.16: Bảng các tham số thống kê bài “Lực ma sát” 91
DHKP 93
Trang 106 Giả thuyết khoa học 3
Trang 111.1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
bản 7
1.1.3 Những ưu điểm của phương pháp dạy học khám phá trong việc phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy
13
1.1.4 Phương pháp “dạy học khám phá” phát huy tính tích cực, sáng tạo của
Kết luận chương I 41
CHƯƠNG II.XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” THEO PHƯƠNG
PHÁ 42
thành 42
Trang 122.1.1 Kiến thức về cơ học học sinh đã có ở chương I và ở THCS 42
2.1.2 Kiến thức chương “Động lực học chất điểm” .42
2.2 Mục tiêu kiến thức ,kĩ năng học sinh cần đạt khi học chương “Động lực
Trang 133.6.2 Quá trình thực nghiệm và thu thập thông số đánh giá 72
nghiệm 75
Trang 143.7.1 Phân tích diễn biến giờ học 75
Trang 15PHỤ LỤC 98 Phụ lục 1:PHIẾU KHẢO SÁT SỐ 1(Dành cho cán bộ quản lí và GV THPT) 98
Trang 16MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
1.1 Tính cấp thiết
Chúng ta đang sống trong thời kì bùng nổ thông tin với dung lượng ngày một tăng nhanh Các thông tin khoa học ấy đã can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội, Để làm chủ được thiên nhiên, xã hội và bản thân con người phải nắm bắt được những thông tin khoa học ấy Trong khi đó chúng ta không thể kéo dài thời gian học tập trong ngày, không thể kéo dài thời gian học tập của người học Do đó yêu cầu đặt ra là chúng ta phải thay đổi phương pháp dạy học để sao cho trong một thời gian ngắn nhất người học có thể tiếp nhận được những thông tin cơ bản nhất, thiết thực nhất đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thời đại Các phương pháp dạy học truyền thống có hình thức đọc chép không còn phù hợp, không phát huy được tính chủ động của người học
Nghị quyết trung ương 4 khóa VII đã chỉ rõ nhiệm vụ quan trọng của ngành
giáo dục và đào tạo là: “Phải khuyến khích tự học, phải áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho sinh viên những năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…” Định hướng trên được pháp chế hóa tại điều 5.2, Luật Giáo dục năm 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” 1.2.Ý nghĩa lý luận
Củng cố được tính đúng đắn của phương pháp dạy học khám phá là một pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục khi được vận dụng vào những trường hợp cụ thể môn học Vật lý trung học phổ thông một cách có hiệu quả
Trang 17Từ việc vận dụng phương pháp “Dạy học khám phá”vào trường hợp cụ thể
là dạy một số nội dung chương “Động lực học chất điểm”, những giáo viên khác có thể xây dựng được những giải pháp cụ thể cho việc vận dụng phương pháp này vào dạy các chương, bài, hay nội dung khác nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy
1.3 Ý nghĩa thực tiễn
Việc vận dụng phương pháp “Dạy học khám phá” hoàn toàn có thể mang lại không khí học tập mới cho học sinh mà ở đó học sinh có hứng thú hơn,tích cực,chủ động và sáng tạo hơn Và do đó hiệu quả của công tác dạy học được nâng lên rõ rệt
Kết quả của nghiên cứu là động lực thúc đẩy hoạt động đổi mới phương pháp dạy học trong trường phổ thông , qua đó hoạt động dạy và học ở trường được cải thiện theo hướng tích cực hơn, giáo viên chú tâm tới phương pháp dạy học hiệu quả hơn,học sinh chủ động và tích cực và sáng tạo hơn trong hoạt động học của bản thân
2.Mục đích nghiên cứu
Vận dụng phương pháp “dạy học khám phá”vào thiết kế hoạt động dạy học một số nội dụng chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất:Cơ sở lý luận của đề tài.Trong phần này,đề tài sẽ hệ thống những
lí luận về tâm lí học để làm cơ sở xây dựng những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tích tích cực, sáng tạo của học sinh.Hệ thống các quan điểm dạy học hiện đại, quan điểm về dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh Đặc biệt
là nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học khám phá
Trang 18Thứ hai: Đánh giá thực trạng dạy học kiến thức chương “Động lực học
chất điểm” của trường THPT Thạch Thành 3, tìm hiểu về năng lực tư duy hiện tại của các em học sinh khối 10 của trường
Thứ ba: Xây dựng tiến trình dạy học theo phương pháp “Dạy học khám
phá”kiến thức chương “Động lực học chất điểm trong chương trình Vật lý 10 sao cho phát huy được tính tích cực, sáng tạo, và nâng cao hiệu quả dạy học
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 3 –
Huyện Thạch Thành – Tỉnh Thanh Hoá
Đối tượng nghiên cứulà vậndụng phương pháp “dạy học khám phá”trong dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm”
5 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vào hai vấn đề cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp dạy học khám phá
- Vận dụng phương pháp “dạy học khám phá”vào xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” như thế nào để phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy
6 Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng tiến trình và tổ chức dạy học về một số kiến thức chương
“Động lực học chất điểm” trong chương trình Vật lý 10 theo phương pháp “dạy học khám phá” thì sẽ góp phần phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy
7 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát được tiến hành trên phạm vi học sinh lớp 10 trường THPT Thạch Thành 3, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá năm học 2014-
2015
Trang 198 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghía lý luận của đề tài
Hệ thống hoá được cơ sở lí luận về phương pháp dạy học khám phá
8.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Xây dựng được tiến trình dạy học theo phương pháp dạy học khám phá một
số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” trong chương trình vật lý 10
Bổ sung vào tài liệu tham khảo cho giáo viên , đề tài có thể làm nền tảng cho giáo viên THPT cũng thiết kế bài giảng cho các phần khác, các chương khác, các khối lớp khác theo phương pháp dạy học khám phá
Kết quả nghiên cứu góp phần thúc đẩy công tác đổi mới phương pháp dạy học vật lý THPT
9 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
9.1 Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, đọc các tài liệu về lý luận dạy học nói chung và lí luận dạy học vật
lí nói riêng và đặc biệt là tài liệu lý luận về phương pháp “dạy học khám phá” Đọc và tìm hiểu các lí luận từ sách, báo, tạp chí,mạng internet, các nghị quyết để làm sáng tỏ quan điểm của đề tài
Nghiên cứu các tài liệu, các kết quả tâm lí học của lứa tuổi 10, những khó khăn mà các em thường gặp phải khi mới chuyển cấp học từ các trang mạng, sách, báo
9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra khảo sát: Tìm hiểu việc dạy học của giáo viên THPT về nội dung
chương “ Động lực học chất điểm”, lấy phiếu điều tra khảo sát nhằm đánh giá
tình hình dạy và học hiện tại ở trường theo những phương pháp khác
Trang 20Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thiết kế bài giảng, thực thi bài giảng tại
lớp 10 THPT Thạch Thành 3 theo phương pháp “dạy học khám phá”.Phân tích kết quả thu được để khẳng định tính khả thi của đề tài
9.3 Nhóm giải pháp xử lý thông tin
Định lượng, định tính, thống kê, phân tích thống kê, so sánh
10 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của phương pháp “Dạy học khám phá”
Chương 2: Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” theo phương pháp “dạy học khám phá”
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 21CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHƯƠNG PHÁP “DẠY HỌC
KHÁM PHÁ”
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu vận dụng phương pháp “Dạy học khám phá” vào trong giảng dạy đã là đề tài luận văn của nhiều học viên cao học tại nhiều trường, nhiều bộ môn khác nhau, thậm chí trong cùng một bộ môn nhưng vận dụng ở các chương, các phần kiến thức khác nhau Cụ thể như một số đề tài sau đây:
- “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học bất đẳng thức ở trường THPT” của Đặng Khắc Quang, Đại học sư phạm Thái Nguyên năm 2009
- “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá chương “Chất khí” (Vật lí 10
cơ bản) Nhằm phát triển tư duy của học sinh” của Nguyễn Minh Trí, Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2010
- “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá để rèn luyện năng lực giải toán hình học không gian lớp 11 cho học sinh THPT” của Phạm Đức Hạnh, Đại học sư phạm Vinh năm 2010
- “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá trong phép biến hình lớp 11 THPT” của Nguyễn Thị Hạnh Thuý, Đại học Giáo Dục năm 2011
- “Vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào dạy một số khái niệm liên quan đến véc tơ”của Hoàng Thị Thu Nga, Đại học Cần thơ khoa sư phạm năm
2011
- “Tổ chức dạy học khám phá trong dạy học các quy luật di truyền sinh học 12” của Thân Thị Lan, đại học sư phạm Thái Nguyên Năm 2012
Trang 22- Đi sâu nghiên cứu về lý luận phương pháp dạy học tích cực đã có nhiều nhà sư phạm đưa ra các quan niệm, các thuật ngữ khác nhau nhưng thống nhất nhau về mặt bản chất như: “Dạy học tự phát hiện” cả các tác giả Đỗ Đình Hoan, Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Tuyết Nga; “Phương pháp phát hiện lại” của tác giả Nguyễn Kỳ; “ Kiến tạo- tìm tòi” của tác giả Đặng Thành Hưng, Lê Nguyên Long; “Dạy học khám phá”, “Dạy học khám phá có hướng dẫn”, “Dạy học bằng các hoạt động khám phá” của Trần Thúc Trình, Trần Bá Hoành, Bùi văn Nghị,
Lê Võ Bình, Nguyễn Văn Hiếu
Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu của các học viên cao học về việc vận dụng phương pháp dạy học khám phá và trong quá trình tổ chức dạy học, song chưa có đề tài nào nghiên cứu việc vận dụng phương pháp dạy học khám phá vào quá trình giảng dạy một số nội dung chương “Động lực học chất điểm” với mục tiêu phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy Do đó đề tài: Vận dụng phương pháp khám phá trong dạy học một số nội dung chương “Động lực học chất điểm” vật lý 10 được triển khai lần này là lần đầu tiên Các nghiên cứu về lý luận của các giáo sư, tiến sĩ là cơ sở góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn này
1.1.2 Các khái niện cơ bản
1.1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học khám phá
a Hoạt động học tìm tòi, khám phá
Theo J Richard Suchman, cha đẻ của chương trình học tập tìm tòi ở Mỹ thì
học tập tìm tòi (Inquiry – based learning) là sự tìm hiểu tích cực những ý nghĩa liên quan đến các quá trình tư duy giúp biến những kinh nghiệm thành vốn kiến thức
Các nhà khoa học giáo dục của đại học Alberta lại quan niệm: Học tập tìm tòi là một quá trình, trong đó người học tham gia tích cực vào việc học tập, đưa
Trang 23ra các câu hỏi, điều tra rộng rãi, từ đó xây dựng nên kiến thức mới Kiến thức đó
là mới với người học và họ có thể sử dụng nó giải quyết một số vấn đề nhất định, đưa ra một giải pháp trước một vấn đề cần giải quyết hoặc ủng hộ một quan điểm
Ở Việt Nam tác giả Trần Thúc Trình giải thích về học tập tìm tòi dựa trên mối quan hệ với khai phá (disscovery) và khám phá ( Investigation) đó là quá trình học sinh sử dụng những mối quan hệ giữa hiểu biết của mình về khoa học
và logic để xác minh ý tưởng mới
Như vậy, Hoạt động học tập tìm tòi, khám phá là quá trình trong đó người học tham gia tích cực vào việc học tập, đặt ra các câu hỏi, dựa vào các hành động
có tính chất thực nghiệm, tương tác với các đối tượng học tập để trả lời các câu
hỏi, phát hiện, xây dựng kiến thức mới
b Dạy học khám phá
Có rất nhiều quan niệm về dạy học tìm tòi, khám phá đã được đưa ra:Dạy học tìm tòi là một quá trình dựa trên nền tảng tìm tòi, trong đó người học được định hướng các vấn đề, đặt ra các câu hỏi có ý nghĩa về chúng, quyết định làm thế nào để tìm ra câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi, giao tiếp trao đổi kiến
thức mới (Draft New Zealand Curriculum, 2006)
Theo tác giả Đặng Thành Hưng (2002), thì dạy học kiến tạo tìm tòi là kiểu dạy học trong đó học sinh dựa vào các hành động có tính chất thực nghiệm, tương tác với đối tượng mà tìm hiểu, thu thập, sử lý các sự kiện, lĩnh hội kỹ năng, tức là học ngay trong quá trình thực hiện các thao tác, các thí nghiệm, vừa
hành động vừa học.[8,TR 68]
Như vậy, tổng hợp từ các quan niệm về dạy học tìm tòi khám phá thì tôi
cho rằng: Dạy học tìm tòi khám phá là dạy học mà trong đó giáo viên đề xuất các vấn đề thông qua các câu hỏi, các bài tập định hướng mà học sinh sẽ tiến
Trang 24hành trao đổi, suy nghĩ, tự đề ra các giải pháp nghiên cứu, các thực nghiệm và tiến hành thực hiện để giải quyết các vấn đề đó
Bản chất của dạy học khám phá có tính tương đồng với dạy học giải quyết vấn đề, song điểm nỏi bật của phương pháp này là chú trọng tới vai trò định hướng của giáo viên để học sinh tự tìm tòi, tự khám phá kể cả việc đề xuất giải pháp, lên phương án và thực thi việc giải quyết vấn đề
c Các mức độ của dạy học khám phá
Theo Carl J Wenning, Chuyên viên Vật lý Sở Giáo dục Vật lý Illinois State University Normal thì một hoạt động dạy học được chia thành nhiều cấp độ, và vai trò tổ chức hoạt động học của học sinh sẽ đạt hiệu quả tốt khi người giáo viên biết nắm vững được kiến thức bài học và đặt ra nhiệm vụ học tập phù hợp với đối tượng học sinh Dựa theo mức độ tham gia của hoạt động tư duy và vai trò chủ động của học sinh và chủ đạo của giáo viên Wenning đã chia hoạt động dạy học khám phá theo các mức độ từ thấp đến cao như sau
của GV
Vai trò của HS 1.Thuyết trình và trao
đổi
(Interative
demonstration)
Bằng những định hướng của giáo viên từ các kinh nghiệm các em có,các em sẽ trao đổi, thảo luận để tìm ra kiến thức mới
3.Khám phá có
hướng dẫn(Guided
HS được tiến hành các hoạt động tìm tòi có sự tham gia
Trang 25inquiry) hướng dẫn của giáo viên trong
quá trình tìm tòi của HS
ra
5.Khám phá mở
(open inquiry)
Bằng một câu hỏi tổng quát(Ví
dụ như:Vì sao lại coa vật nổi vật chìm khi được thả vào nước?)Học sinh sẽ tự đề xuất giả thiết, thực hiện việc loại bỏ giải thiết không phù hợp, tiến hành thí nghiệm kiểm tra và cuối cùng là cho kết quả về việc
có lực Ác xi mét và biểu thức
cụ thể về lực này
(Bảng 1.1: Các mức độ của dạy học khám phá)
Tuy nhiên, sẽ rất khó có thể xác định rằng có một mức độ học tập phù hợp cho một đơn vị kiến thức nào Nói cách khác, với một đơn vị kiến thức, tuỳ theo
độ khó của kiến thức và khả năng của học sinh để giáo viên có thể đưa ra phương pháp tổ chức hoạt động học khám phá với mức độ phù hợp Thông thường sẽ là một câu hỏi lớn, có hàm chứa nội dung kiến thức rộng, sau đó giáo viên sẽ có những câu hỏi gợi ý bổ sung làm thu hẹp dần phạm vi kiến thức cần
Trang 26tìm hiểu Đi cùng với quá trình này chính là sự trao đổi, thảo luận giữa các học sinh, hoặc giữa giáo viên và học sinh để xây dựng và lựa chọn giả thiết phù hợp nhất cho thực hành kiểm chứng
1.1.2.2.Khái niệm về tính tích cực
Trongmôitrườnggiáodục,tíchcựcđượcdùngđểchỉsựtíchcựctronghọctậpđólà,n
gười
họcphảichủđộngkhámpháranhữngđiềuchưabiếtđốivớibảnthânvớimộtkhátvọng,mộtsự cố gắngtrítuệvàmộtnghịlựccaotrongquátrìnhnắmvữngtrithức
Tínhtíchcựctronghọctậpđượcthểhiệnởcáchoạtđộngkhácnhau:Hăngháiphátbi
xâydựngbài,chịukhótưduytrướccácvấnđềkhó,kiêntrìgiảiquyếtcácbàitậptheonhiềucách
khácnhau.Dựavàocácbiểuhiệncủatínhtíchcựcmàtacóthểchialàmbamứcđộnhưsau:
-Bắtchước:Học sinhbắtchướchànhđộng,thaotáccủagiáo viênvàbạnbè.Tronghànhđộngcósựcố gắngcủathầnkinhvàcơbắp.Vídụ:Học sinhcốgắnggiảiđượccácdạngbàitậpmàgiáo viênđãhướngdẫn giảitrênlớp
-Tìmtòi:Học
sinhđộclập,tựgiáctrongtưduykhigiảiquyếtcácvấnđề,tìmkiếmcáccáchgiải
quyếtkhácnhauvềmộtvấnđề Đặc biệt với điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin từ nhiều kênh như sách, báo, mạng internet… thì việc tìm kiếm thông tin của học sinh sẽ càng thuận lợi
Trang 27Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tạo ra cái mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới
Năng lực sáng tạo gắn liền với kĩ năng, kĩ xảo và vốn hiểu biết của chủ thể, trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào, càng thành thạo và càng có kiến thức sâu rộng thì càng nhạy bén trong dự đoán, đề ra được nhiều dự đoán và phương án lựa chọn Vì vậy không thể hình thành năng lực sáng tạo tách rời, độc lập với hình thành kiến thức về một lĩnh vực nào đó
Quá trình sáng tạo của con người thường bắt đầu từ ý tưởng mới, bắt đầu từ NLST của mỗi người Những người có NLST thường có những đặc trưng sau:
- Có tư duy độc lập, biết nhận xét, phê phán theo quan điểm riêng, không phụ thuộc và gò bó với cái cũ, không tư duy theo lối mòn
- Luôn đi vào vấn đề bản chất để tìm ra quy luật
- Có khả năng dự đoán và say sưa nung nấu ý tưởng mới
- Luồn tìm ra được giải pháp tối ưu trước một tình huống mới, một vấn đề mới cần giải quyết
- Đối với học sinh, NLST trong học tập là năng lực tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, lăng lực phát hiện ra điều chưa biết, chưa có và từ đó tạo ra cái chưa biết, chưa có theo một cách mới mà không bị gò bó, không phụ thuộc cái đã có Năng lực sáng tạo không phải chỉ do bẩm sinh mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của chủ thể Do vậy muốn hình thành NLST cho học sinh thì phải chuẩn bị cho học sinh điều kiện cần thiết để cho họ có thể thực hiện thành công một hoạt động nào đó
1.1.2.4 Khái niệm về tính hiệu quả trong giảng dạy
Hoạt động của con người cá nhân nói riêng và hoạt động của xã hội nói chung là hoạt động mang tính mục đích Chính vì tính mục đích này mà một đại
Trang 28lượng mang tính hệ quả tất yếu được đặt ra như một yêu cầu tự thân của mỗi chủ thể hoạt động Đó là hiệu quả Nếu hoạt động mà không xác định được hiệu quả thì cũng có nghĩa chủ thể của nó chưa xác định được mục đích một cách rõ ràng trước khi thực hiện Hiệu quả xét theo ngữ nghĩa khái niệm là phép so sánh dùng
để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định
Trong dạy học, tính hiệu quả thể thể hiện ở việc đạt được mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh sau mỗi tiết học, chương học, phần học tương ứng khoảng thời gian, điều kiện nhất định học sinh thực hiện nhiệm vụ
“guồng xoay” của chuỗi các hoạt động liên tiếp diễn ra Chính nhờ có ưu điểm này mà phương pháp dạy học khám phá cũng hạn chế tối đa được tính ì, tính
“để dồn” trong hoạt động học của học sinh Không những thế mà hoạt động học của học sinh còn được kích thích bởi những nhiệm vụ mang tính thử thách
Trang 29nhỏ vừa sức làm học sinh có hứng thú giải quyết và qua đó khiến cho các em tích cự hơn trong quá trình học
Nếutăngcườngnộidungvậndụngthựctế,mởrộngkiếnthứctrongcácNVKPthìđâylà mộtưuđiểmnổibậtmàcácPPDHtíchcựcđangtậndụng Việc chế tác các NVKP với xu hướng tích hợp đưa kiến thức bài học cũng góp phần kích thích hoạt động của não bộ, huy động sự tập trung tư duy của học sinh
CácNVKPvàviệctraođổinhómsẽthayđổikhôngkhíhọctậptronglớpsinhđộnghơ
n,
thânthiệnhơn.Vớiviệcgiảiquyếtnhiệmvụhọctậptheonhóm,HSsẽquendầnvớitínhlàmviệctậpthể cũngnhưsựgiúpđỡlẫnnhautronghọctập,đặcbiệtlàcácem có thểbổ sungcáclỗhổngkiếnthức chonhaukhicùngnhaugiảiquyếtNVKP Và chính nhu cầu thể hiện mình (là bản chất vốn có của tuổi học trò) sẽ kích thích sự tích cực tự học của học sinh dưới một một đích là muốn được thể hiện, muốn được khẳng định mình
1.1.3.2 Ưu điểm trong việc phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
Năng lực sáng tạo của con người được hình thành trong quá trình làm việc
tự giác, say mê và luôn có nhu cầu tìm tòi cái mới DHKPhướngvàohoạtđộngcủangườihọcvàcoiviệchọclàcôngviệccủabảnthânhơnlà côngviệccủaGV,từđómànhucầuhọctậpđượctănglên Qua đó phát triển hoạt động học của học sinh không còn chỉ diễn ra trong thời lượng của những tiết học ở trên lớp mà còn cả những khoảng thời gian dài mà học sinh ở nhà tự học, tự nghiên cứu một cách hoàn toàn tự giác Và như một điều hiển nhiên, khi hoạt động học của học sinh tự giác và say mê thì sự sáng tạo trong quá trình học của các em sẽ nảy sinh và phát triển
CácvấnđềnhỏvừasứcHSđượctổchứcthườngxuyêntrongquátrìnhhọctậplàphương
Trang 30thứcđểHSpháttriểntínhnăngđộngtrongtưduy,nhanhnhạytiếpcậnvàgiảiquyếttìnhhuống
Giảiquyếtthànhcôngcácnhiệmvụhọctậplàđộngcơkíchthíchtrựctiếplòngđammêhọc tậpcủaHS.TừđópháthuyđượctínhsángtạocủaHStrongquátrìnhhọctập
1.1.3.3 Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả giảng dạy
Hoạt động dạy học có đạt được hiệu quả hay không, hoặc đạt tới hiệu quả ở mức độ nào là hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo viên kích thích được tính tự giác, tích cực và lòng đam mê của học sinh trong quá trình học Do đó, khi đã phát triển được tính tích cực, sự đam mê và khả năng sáng tạo thì hiệu quả của quá trình dạy học có được như là một kết quả tất yếu Bởi khi nhu cầu học hỏi của học sinh tự nó phát triển thì kiến thức học sinh có được không chỉ dừng lại ở những lời giảng, ở việc hoàn thành các nhiệm vụ giáo viên giao cho mà nó còn ở
cả trong các sách, báo, các trang mạng hay các bản tin thời sự, các bản tin khoa học, thậm chí trong cả các bài nghiên cứu khoa học của người khác Với mục tiêu là hình thành và phát triển năng lực người học thì việc xây dựng được năng lực sáng tạo,năng lực khám phá của học sinh sẽ được coi như là đạt được hiệu quả cao nhất
1.1.4 Phương pháp “dạy học khám phá” phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh và nâng cao hiệu quả giảng dạy
1.1.4.1.Những biểu hiện của tính tích cực và biện pháp phát huy trong dạy học
a Những biểu hiện của tính tích cực
Tính tích cực nhận thức biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí ) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao
Trang 31GV muốn phát hiện được HS có tích cực học tập không, cần dựa vào những dấu hiệu sau đây:
- Có chú ý học tập không? Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất thể hiện tính tích cực của học sinh, nếu học sinh không chú ý thì coi như các em đang không
có hoạt động học
- Có hăng hái tham gia vào mọi hình thức hoạt động học tập hay không (thể hiện ở việc hăng hái phát biểu ý kiến, ghi chép )? Và đây cũng là biểu hiện rõ nét thứ 2 mà giáo viên dễ thấy ở học sinh, việc hăng hái tham gia vào mọi hình thức học chính tỏ về mặt hình thức là học sinh đang tích cực học
- Có hoàn thành những nhiệm vụ được giao không? Việc hình thức là hăng hái tham gia nhưng không hoàn thành nhiệm vụ cũng thể hiện việc hoạt động não bộ của học sinh chưa được kích thích, chưa được phát huy Và như vậy cũng coi như là hoạt động học của học sinh là chưa thực sự có
- Có ghi nhớ tốt những điều đã được học không? Một khi hoạt động tư duy của học sinh được thực hiện thì hiển nhiên trên não bộ của các em được lưu lại những gì các em đang được nghe thấy, được nhìn thấy Và do đó học sinh sẽ nhớ bài
- Có hiểu bài học không?Đây cũng là một trong những dấu hiệu rõ nét nhất của sự tập trung học và tư duy, sẽ không thể nói một học sinh đang học tích cực khi các bạn cùng học hiểu bài trong khi học sinh đó không thể hiểu Tất nhiên là mức độ hiểu bài của học sinh còn một phần phụ thuộc vào nền tảng trí tuệ và độ khó của kiến thức, song dù sao cũng không có học sinh được gọi là học tích cực khi không hiểu một phần kiến thức nào của bài học
- Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng không? Đây chính là biểu hiện của việc chú ý, tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức của học
Trang 32sinh trong quá trình học Việc tích cực và hiểu bài sẽ luôn cho học sinh được khả năng trình bày lại nội dung theo ngôn ngữ riêng của mình
- Có vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn không? Ở mức độ cao hơn của hiểu và trình bày được chính là khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, khi học sinh chú ý, tích cực và hiểu được bài, diến tả nội dung bài học bằng lời, thì khả năng vận dụng vào thực tiễn cũng chính là biểu hiện của hiểu, nắm ró kiến thức bài học ở mức độ cao
- Tốc độ học tập Khi học sinh đã hiểu, nắm rõ bản chất vấn đề thì khả năng suy luận logic của học sinh sẽ phát triển Do đó tốc độ học tập của học sinh sẽ cao hơn
- Có hứng thú trong học tập hay chỉ vì một ngoại lực nào đó Việc tập trung học hay sự tích cực của học sinh có nhiều nguyên nhân, có thể vì mục đích của nghề nghiệp, vì yêu cầu của cha mẹ hay vì muốn thể hiện trước bạn bè… song việc học sinh có hứng thú thực sự với nội dung và với sự thú vị của bài học mới thực sự đem lại cho học sinh hoạt động học tích cực theo đúng nghĩa của nó
- Có quyết tâm, có ý chí vượt khó khăn trong học không? Trong quá trình học cũng như trong công việc, sự tích cực của hoạt động còn thể hiện ở ý trí, ở
sự quyết tâm vượt khó Công việc gì thì cũng có khó khăn, nhưng người tích cực thực sự họ sẽ luôn quyết tâm vượt qua
- Sáng tạo trong học tập Tích cực thực sự thì sẽ dẫn tới sáng tạo, sẽ không thể nói học sinh rất tích cực khi các em không có sáng tạo trong học tập vì hoạt động học thực sự là hoạt động tư duy, tìm tòi, khám phá chứ không phải chỉ là hoạt động tiếp thu những kiến thức mà giáo viên có
b Các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học
Trang 33Dựa trên những đặc điểm về tính tích cực và những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh trong học tập, tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong hoạt động dạy học như sau:
- Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề cần học trong bài
- Nội dung dạy học phải mới, nhưng không qúa xa lạ với học sinh mà cái mới phải liên hệ, phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai
- Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh
- Phải dùng các phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành,
so sánh, tổ chức thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau
- Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau, tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ
- Sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại
- Sử dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan, làm việc trong vườn trường, phòng thí nghiệm
- Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới
- Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức
- Kích thích tính tích cực qua thái độ, cách ứng xử giữa giáo viên và học sinh
- Phát triển kinh nghiệm sống của học sinh trong học tập qua các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động xã hội
- Tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tôn vinh sự học nói chung và biểu dương những học sinh có thành tích học tập tốt
Trang 34- Cần phối hợp với gia đình và xã hội để có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội
1.1.4.2 Những biểu hiện của năng lực sáng tạo và biện pháp nâng cao năng lực sáng tạo
a Những biểu hiện của năng lực sáng tạo
- Năng lực tự truyền tải tri thức và kĩ năng từ tình huống quen thuộc sang tình huống mới, vận dụng kiến thức đã học trong điều kiện và hoàn cảnh mới
- Năng lực nhận biết vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc ( tự đặt câu hỏi cho mình hay cho mọi người về bản chất các sự vật hiện tượng hoặc tự mở rông vấn đề, rằng tại sao lại thế, giả sử không chỉ thế này mà là thế kia thì sao )
-Năng lực nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu Nghĩa là bao quát nhanh chóng, đôi khi nhìn ra ngay lập tưc các bộ phận, các yếu tố của đối tượng trong mối quan hệ giữa chúng với nhau
-Năng lực biết đề xuất các giải pháp khác nhau khi giải quyết một tình huống Khả năng huy động các kiến thức cần thiết để đưa ra các giả thuyết, hay
dự đoán khác nhau khi cần giải quyết một vấn đề, một hiện tượng
-Năng lực xác nhận bằng lý thuyết và thực nghiệm các giả thuyết (hoặc phủ nhận nó), năng lực biết đề xuất các phương án giải quyết, phương án thí nghiệm, hoặc thiết kế các sơ đồ thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, hay hệ quả suy ra từ giải thuyết, hay để đo một đại lượng vật lý nào đó với hiệu quả cao nhất, độ chính xác tốt nhất có thể được trong những điều kiện đã cho
- Năng lực nhìn nhận một vấn đề dưới các góc độ khác nhau, xem xét đối tượng ở những khía cạnh khác nhau Tìm ra giải pháp mới,đối với mỗi bài toán, mỗi yêu cầu, học sinh có thể tìm ra được nhiều cách giải quyết
- Năng lực kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để tìm ra một phương pháp giải quyết vấn đề một cách độc đáo
Trang 35b.Các biện pháp nâng cao NLST của HS
b.1 Các yếu tố cần thiết cho việc bồi dưỡng NLST của học sinh trong học tập
Sự hứng thú, hứng thú là nguồn gốc cho các hoạt động mang tính tích cực
và say mê Là cơ sở để kích thích cho học sinh vận động hoạt động của não bộ,
và khả năng sáng tạo học sinh có được là hoàn toàn dựa trên quá trình hoạt động của các em khi tích cực giải quyết các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho Hứng thú
sẽ gây cho học sinh sáng tạo và ngược trở lại sáng tạo thúc đẩy hứng thú mới,
HS cần có sự nhận thức cao, cần có sự khao khát nhận thức cái mới và vận dụng cái mới đó vào thực tiễn như giải thích hiện tượng tự nhiên, giải quyết các bài tập, khái quát hoá các bài tập vận dụng để làm các bài tập mới
HS phải có kiến thức cơ bản vững chắc.Một quá trình sáng tạo bất kì nào đều bắt đầu từ sự tái hiện những cái đã biết Tâm lí học hiện đại không phủ nhận vai trò của trí nhớ,song chỉ suy nghĩ đơn thuần mà không vận dụng sáng tạo thì
đó chỉ là kiến thức chết, kiến thức mang tính vô dụng.Thế nên điều quan trọng là
HS phải biết vận dụng những tri thức đã biết vào các tình huống mới, vào giải thích các hiện tượng Vật lí, các bài toán vật lí trong các trường hợp khác nhau Cũng như L.X Vưgôtxki đã phê phán những quan điểm không đúng cho rằng sáng tạo là mảnh đất riêng của các thiên tài, còn người bình thường thì tuyệt nhiên không có khả năng đó Theo ông, những con người biết phối hợp cái cũ để tạo ra cái mới đều là sáng tạo Vì vậy kiến thức cơ bản vững chắc là yếu tố cần thiết, là nền tảng của sự rèn luyện NLST
HS cần có tính “nghi ngờ khoa học”, luôn đặt ra câu hỏi rằng “cách này, phương án này đã tối ưu chưa?”, “ liệu còn có các khác hay hơn không?”, hay
“mở rộng kết quả này như thế nào?”, “kiến thức này ta còn có thể áp dụng cho những trường hợp nào khác nữa?”
Trang 36Theo P.L Capitxa: “giáo dục khả năng sáng tạo của con người dựa trên sự phát triển tư duy độc lập” Do đó, một yếu tố nữa không thể thiếu cho việc rèn luyện NLST của HS là HS cần có khả năng tư duy độc lập Đó chính là khả năng của con người trong việc tự xác định phương hướng hoạt động của mình trong các tình huống mới, tự phát hiện và nêu các vấn đề cần giải quyết và thực hiện
nó
b.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến NLST của HS
Trí nhớ, đó là quá trình tâm lí nghi nhớ, lưu giữ và tái hiện trong não các thông tin cá nhân có được trong các hoạt động của mình.Trí nhớ là chất liệu để
tư duy, không có trí nhớ không có tư duy Song trí nhớ không phải là sản phẩm của tư duy sáng tạo và mà là của tư duy tái hiện, để có chất liệu cho tư duy sáng tạo thì cần có rèn luyện trí nhớ, tích luỹ sự kiện làm cơ sở cho tri giác phát triển Ngôn ngữ, kí hiệu, hình vẽ, đây vừa là phương tiện, vừa là kết quả của tư duy Các đối tượng nhận thức khi được phản ánh vào não bộ chủ thể đều trở thành biểu tượng tâm lí (tức là bản sao của đối tượng thông qua nhận thức chủ quan của chủ thể được diễn đạt bằng ngôn ngữ) Tư duy của con người luôn gắn liền với ngôn ngữ, nói cách khác con người suy nghĩ bằng ngôn ngữ và bị tác động bởi ngôn ngữ
Bên cạnh đó, con người còn tư duy bằng các kí hiệu, hình vẽ Những kí hiệu, hình vẽ nó giúp cho tư duy của con người trở nên gọn hơn Hình vẽ là một loại kí hiệu mô tả trực quan của đối tượng Hầu hết các phát minh sáng chế đều được bắt đầu dưới dạng hình ảnh, biểu tượng trong đầu, sau đó là ngôn ngữ Tính nhạy bén của tư duy, đó là khả năng phát hiện ra giá trị của thông tin, vận dụng thông tin này để giải quyết các nhiệm vụ trong khi người khác cũng tiếp nhận thông tin đó nhưng lại không phát hiện ra giá trị của nó hay vận dụng
nó được
Trang 37Tính liên tưởng, đó là khả năng của con người từ ý nghĩ này thông qua một mối liên kết dựa trên kinh nghiệm nào đó để đi đến một ý nghĩ khác
Tính trực giác, đó là ý tưởng được phát ra từ vùng ý thức như là kết quả của suy nghĩ xảy ra trong tiềm thức và vô thức mà ta hay gọi là “trực giác mách bảo” Nếu chúng ta biết thu thập cả những ý tưởng do trực giác mách bảo thì xác xuất ý tưởng dẫn tới lời giải cho các vấn đề xuất hiện trong vùng ý thức càng lớn
Trí tưởng tượng, đó là sự xây dựng trong trí não hình ảnh về đối tượng mà trong khoảng thời gian xây dựng và tồn tại hình ảnh, người tưởng tượng không tiếp cận đối tượng trực tiếp mà thông qua các giác quan.Trí tưởng tượng là quá trình xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tượng đã có Trí tưởng tượng cũng như một trực giác đặc biệt quan trọng không thể thay thế được nhất
là trong giai đoạn mà lý thuyết hiện có không có đủ khả năng giải quyết được những kết quả mới thu được từ thực tiễn
Tính ì tâm lý.Đây là một trong những vật cản trong năng lực sáng tạo, nó làm cho học sinh e dè trước những cái mới, lo sợ làm sai và do đó rất hạn chế đưa ra những dự đoán khác với những kiến thức mà HS đã gặp trong các tình huống quen thuộc Tính ì chính là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
sự sáng tạo, nó làm cho con người ta cố hữu, không linh hoạt trong tư duy, ngăn cản sự sáng tạo của con người, do đó trong dạy học cũng cần chú trọng khắc phục tính ì tâm lí bằng cách cho học sinh thường xuyên rèn luyện, xem xét các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, xử lí các tình huống, vận dụng các mô hình sẵn có vào các tình huống mới một cách linh hoạt
b.3 Chu trình sáng tạo khoa học (Cơ chế Algôrit)
Trang 38V.G.Razumopxki khi khái quát những lời phát biểu của các nhà khoa học nổi tiếng như Axtanh, Plang, Boocno, Kapitta…đã đề ra chu trình sáng tạo khoa học gồm 4 giai đoạn theo sơ đồ sau:
Trang 39Ta thấy chu trình được bắt đầu từ việc lựa chọn một nhóm những sự kiện quan sát, thí nghiệm.Từ những sự kiện đó đề ra giả thuyết về tính tổng quát của chúng, nó cho phép tiên đoán những sự kiện khác còn chưa biết
Trong rất nhiều trường hợp không thể kiểm tra được các giả thuyết đó, do
đó cần đề xuất các hệ quả cho phép kiểm tra được
Và nếu hệ quả khẳng định bằng thực nghiệm thì mô hình trừu tượng được chấp nhận làm cơ sở lý thuyết đó.Nếu lại xuất hiện các hiện tượng, sự kiện không nằm trong khuôn khổ lý thuyết đó thì lại phải xây dựng một mô hình trừu tượng (một giả thuyết khoa học) mới.Khi đó ta sẽ có chu trình thứ 2, thứ 3… (đó
là những đường nét đứt trong sơ đồ)
b.4 Các biện pháp nâng cao NLST của HS
Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới Mặc dù kiến thức vật lí trong trường phổ thông là những kiến thức đã được laoij người khẳng định, song nó lại là kiến thức mới mẻ với học sinh Việc
Mô hình giả
định trừu tượng
Các hệ quả logic
Những sự kiện
khởi đầu
Thí nghiệm kiểm tra
Sơ đồ 1.1: Chu trình sáng tạo khoa học của V.G.Razumopxki
Trang 40nghiên cứu kiến thức mới luôn tạo ra những tình huống đòi hỏi HS phải đưa ra những kiến thức mới và giải pháp mới đối với chính họ
Tổ chức cho học sinh nhận thức theo chu trình sáng tạo sẽ giúp cho học sinh biết được chỗ nào có thể suy nghĩ dựa trên điều đã biết, chỗ nào phải đưa ra kiến thức mới, giải pháp mới Việc tập trung sức lực vào chỗ mới sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo có hiệu quả
Luyện tập khả năng phỏng đoán, dự đoán Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về lĩnh vực mà chủ thể thực hiện Các nhà khoa học nói: việc xây dựng giả thuyết dựa trên sự khái quát hoá những sự kiện thực nghiệm, những kinh nghiệm cảm tính Tuy nhiên sự khái quát hoá đó không phải là một phép quy nạp đơn giản mà chứa đựng những yếu
tố mới không có sẵn trong các sự kiện dùng làm cơ sở Dự đoán không phải là tuỳ tiện mà phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật là chắc chắn
Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.Trong nghiên cứu vật lí, dự đoán một giả thuyết thường là khái quát hoá các sự kiện thực nghiệm, cho nên nó có tính chất trừu tượng, không thể kiểm tr trực tiếp được Muốn kiểm tra xem dự đoán giả thuyết có phù hợp với thực tế không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế như thế nào, có những dấu hiệu nào
có thể qua sát được Điều đó có nghĩa là từ một dự đoán, giả thuyết ta phải suy ra một hệ quả có thể quan sát được trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra từ giả thuyết đó có phù hợp với kết quả thí nghiệm không
Sử dụng các bài tập sáng tạo, đó chính là việcđưa ra các nhiệm vụ kích thích cho học sinh suy nghĩ độc lập, tìm tòi ra những kiến thức độc lập mới mẻ không suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học