MỤC LỤC Trang Phần mờ đầu Ì Chương Ì : HIỆU QUẢ KINH DOANH - MỤC TIẾU QUAN TRỌNG HÀNG ĐẨU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Khái niệm vẻ hiệu quả kinh doanh 3 1.2 Sự cần thiết phải co
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUỒNG ĐẠI HỌC NGOẠI THUỒNG
Nguyễn Tiến Vượng
N Â N G CAO HIỆU Q U Ả KINH DOANH X U Ấ T NHẬP K H A U
Ở C Á C DOANH NGHIỆP C Ủ A H À NỘI
Chuyên ngành : Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
LUẬN Á N THẠC sĩ KHOA HỌC KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học :
Trang 3MỤC LỤC
Trang
Phần mờ đầu Ì
Chương Ì : HIỆU QUẢ KINH DOANH - MỤC TIẾU QUAN TRỌNG
HÀNG ĐẨU CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm vẻ hiệu quả kinh doanh 3
1.2 Sự cần thiết phải coi trọng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 9
1.3 Bản chất và các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh xuất 12
nhập khẩu
1.4 Những tiêu chuẩn để xác định hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu 16
1.5 Những chỉ tiêu và phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh xuất 19
nhập khẩu
Chương 2 : THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NÀNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀ NỘI
2 Ì Sự nhận thức vẻ hiệu quả kinh doanh qua các thại kỳ phát triển của 24
ngoại thương Việt Nam
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các 28
doanh nghiệp Hà Nội
2.3 Khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các 48
doanh nghiệp Hà Nội
Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÀ KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP HÀ NỘI
3.1 Định hướng chung 54
3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quà kinh doanh xuất nhập khẩu của 59
các doanh nghiệp Hà N ộ i
Trang 4PHẦN M Ở Đ Â U
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả kinh doanh là một vấn để sống còn của bất cứ một doanh nghiệp
nào ở Việt Nam, trong điều kiện chuyển đổi cơ chế hoạt động của các doanh nghiệp từ hành chính bao cấp sang tự hạch toán lỗ lãi theo kinh tế thọ trường thì các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh có một ý nghĩa hết sức quan trọng Trong điều kiện nền kinh tế mở, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu càng
có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối vói Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trọ, kinh tế, văn hoa của cả nước Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, song chưa vững chắc và hiệu quả kinh doanh chưa cao Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu mộtcáchhộ thống hiệu quả kinh doanh và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là cần thiết,
2 Mục tiêu của luận án
Đề xuất hộ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu trên cơ sở làm rõ lý luận về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như bản chất và hình thức biểu hiện, phương pháp xác đọnh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án lấy hoạt động xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp của Thủ đô Hà Nội làm đối tượng nghiên cứu
Luận án phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp từ đó tìm ra các nguyên nhân yếu kém và xây dựng giải pháp khắc phục sự yếu kém, nâng cao hiệu quà kinh doanh
Trang 54 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp với những kinh nghiêm thực tiễn của Thương mại quốc tế và các số liệu phản ánh xuểt nháp khẩu của H à N ộ i để nghiên cứu và giải quyết các ván đề đặt ra của đề tài
ổ Két cểu của luận án
- Tên luận án "Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở các
doanh nghiệp của Hà Nội"
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành 03 chương :
Chương Ì : Hiệu quả kỉnh doanh - mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động xuất nhập khẩu
Chương 2 : Thực trạng và khả năng nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội
Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp Hà Nội,
Trang 6C H U Ô N G Ì
Hiệu quả kinh doanh -Mục tiêu quan trọng bàng đầu
của hoạt động xuất nhập khẩu
1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
1.1.1 Đinh nghĩa hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phàn ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh ở doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất ương hoạt động kinh doanh với chi phí ít nhất N ó không chỉ là thước đo trình độ
tổ chức quản lý kinh doanh m à còn là vấn để sống còn của doanh nghiệp
Trong kinh tế, hiệu quả là mục tiêu, không phải là mục tiêu cuối cùng mà
là mục tiêu thưầng xuyên, xuyên suốt m ọ i hoạt động kinh tế Trong kế hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu vào và đầu ra, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất đinh, hoặc một kết quả nhất định vói chi phí nhỏ nhất
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hiệu quả kinh doanh phản
ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các chi tiêu đặc trưng kinh tế kỹ thuật được xác đinh bằng tỷ lệ so sánh giữa các chi tiêu kết quả đạt được và các chỉ tiêu phản ánh các chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quà đó
Ì Ì 2 Mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế
Khái niệm về hiệu quà kinh doanh và hiệu quả kinh tế nói chung là đồng nhất Như chúng ta đã biết cùng với chế độ hạch toán kinh tế ở các doanh nghiệp
Trang 7nước ta từ năm 1957, vấn đề hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp cũng được đặt ra từ đó Từ những năm đó đến đáu năm 1986 thuật ngữ hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội luôn được để cập ưên sách báo kinh tế
Hiệu quà kinh tế được coi như một tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nó được biểu hiện ở lợi nhuận, còn hiệu quả kinh tế - xã hội được xem xét ở tầm vĩ m ô nền kinh tế quờc dân thông qua đóng góp của các doanh nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội (như tạo công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, thực hiện đường lời phát triển kinh
tế quờc dân )
Từ khi đất nườc ta bước vào thời kỳ đổi mới, các doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, thuật ngữ hạch toán kinh tế và hiệu quả kinh tế được đề cập đến như là hạch toán kinh doanh và hiệu quả kinh doanh Trong nhiều trường hợp, khái niệm hiệu quả kinh doanh bao hàm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế xã hội
1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu [15]:
Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở những dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng, ý nghĩa cụ thể của hiệu quả Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu thức khác nhau có
tác dụng thiết thực cho công tác quản lý thương mại N ó là cơ sờ để xác định các
chỉ tiêu và mức hiệu quả kinh doanh, đồng thời đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
* Hiệu quả lành doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội của nén kinh
tế quốc dân
Trang 8Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp Biểu hiện chung của hiệu quả cá biệt là lợi nhuận m à mỗi doanh nghiệp đạt được
Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động xuất nhập khẩu đem lại cho nền
k i n h t ế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi m ớ i cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích lũy ngoại tộ, tảng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đọi sống nhân dân V V
Trong quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu không những cần tính toán và
đạt được hiệu quả trong hoạt động của từng ngưọi, từng doanh nghiệp m à còn phải tính toán và quan trọng hơn là phải đạt được hiệu quả kinh tế - xã h ộ i đối
vói nền kinh tế quốc dân "Hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn quan trọng
nhất của sự phất triển" (chiến lược kinh tế - xã hội đến năm 2000) Giữa hiệu
quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội có m ố i quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được ứên cơ
sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Tuy vậy, có thể
có những doanh nghiệp xuất nhập khẩu không đảm bảo được hiệu quả (bị lỗ) nhưng nền kinh tế vẫn thu được hiệu quả Tuy nhiên, tình hình thua l ỗ của doanh nghiệp nào đó chỉ có thể chấp nhận được trong những thọi điểm nhất đinh do những nguyên nhân khách quan mang lại Các doanh nghiệp xuất nháp khẩu phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội vì đó chính là tiên đề và điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả Nhưng để doanh nghiệp quan tủm đến hiệu quả kinh tế xã hội chung của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước cán có các chính sách đảm bảo kết hợp hài hoa lợi ích của xã hội với l ợ i ích của doanh nghiệp và cá nhân ngưọi lao động
Trang 9* Hiệu quả của chi phí bộ phận và chi phí tổng hợp
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường và thị trường của nó Doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải cản cứ vào thị trường để giải quyết những ván đề then chồt : K i n h doanh cái gì, kinh doanh thế nào, kinh doanh cho ai và vói chi phí bao nhiêu
Mỗi nhà cung cấp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
ứong những điều kiện cụ thể vế nguồn tài nguyên, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ tổ chức và quản lý lao động, quản lý kinh doanh H ọ đưa ra thị trường sản phẩm của mình vói một chi phí cá biệt nhít đinh và người nào cũng muồn tiêu thụ được hàng hoa của mình với giá cao nhất Tuy vậy, khi đưa hàng hoa của mình ra bán trên thị trường, họ chỉ có thể bán theo một giá là giá cả thị trường, nếu sản phẩm của họ hoàn toàn giồng nhau về mặt chất lượng
Sở đĩ như vậy là vì thị trường chỉ thừa nhận mức trung bình xã hội cần thiết về hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hoa Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp vói mức chi phí cá biệt khác nhau trên cùng một mặt bằng trao đổi thông qua một mức giá cả thị truồng
Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội Nhưng tại mỗi doanh nghiệp m à chúng ta cần đánh giá hiệu quả, thì chi phí lao động xã h ộ i đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí cụ thể:
- Giá thành sản xuất
- Chi phí ngoài sản xuất
Bản thân mỗi loại chi phí trên lại có thể được phân chia chi tiết tỷ mi hơn Đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu không thể không đánh giá hiệu
Trang 10quả tổng hợp của các loại chi phí trên đây và cũng lại cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí
Đó là việc cần làm, giúp cho hoạt động kinh doanh tìm được huống giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh
Như vậy, hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung được tạo thành trên cơ sở hiệu quả của các loại chi phí cấu thành Vì vậy, bản thân các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải quan tâm xác đinh nhụng biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn diện trên các yếu tố đó
* Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh
Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, việc xác đinh hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản :
Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí ương hoạt động kinh doanh
Hai là, phân tích luận chứng về kinh tế các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó, từ đó lựa chọn lấy một phương án có lợi nhất
Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án
cụ thể bằng cách xác đinh mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra Chẳng hạn tính toán mức lợi nhuận thu được từ một đồng chi phí sản xuất (giá thành) hoặc từ một đổng vốn bỏ ra V V
Trang 11Người ta xác đinh hiệu quả tuyệt đối khi phải bò chi phí ra để thực hiện một thương vụ nào đó, để biết được với những chi phí bỏ ra sẽ thu được những lợi ích cụ thể và mục tiêu cụ thể gì, từ đó đi đến quyết định có nên bỏ ra chi phí hay không cho thương vụ đó Vì vậy, trong công tác quản lý kinh doanh, bất kủ công việc gì đòi hỏi phải bỏ ra chi phí dù với một lương lớn hay nhỏ cũng đều phải tính toán hiệu quả tuyệt đối
Hiệu quả so sánh được xác đinh bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau Nói cách khác, hiệu quả so sánh chính là mức chênh lệch vổ hiệu quả tuyệt đối của các phương án Mục đích chủ yếu của việc tính toán này là so sánh mức độ hiệu quả của các phương án (hoặc cách làm khác nhau cùng thực hiện một nhiệm vụ) từ đó cho phép lựa chọn một cách làm
có hiệu quả cao nhít
Trên thực tế, để thực hiện một nhiệm vụ nào đó, người ta không chỉ tìm thấy một cách (một phương án, một con đường, một giải pháp), m à còn có thể đưa ra nhiều cách làm khác nhau M ỗ i cách làm đó đòi hỏi lượng đầu tư vốn, lượng chi phí khác nhau, thời gian thực hiện và thời gian thu h ồ i vốn đầu tư cũng khác nhau Vì vậy, muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao, người làm công tác quản
lý và lánh doanh xuất nhập khẩu không nên tự trói mình vào một cách làm m à phải vận dụng mọi sự hiểu biết để đưa ra nhiều phương án khác nhau, rồi so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án đó nhằm chọn ra một phương án có lợi nhất
Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, song chúng lại có tính độc lạp tương đối Trước hết, xác định hiệu quả tuyệt đối
là cơ sở để xác định hiệu quả so sánh Nghĩa là trên cơ sở những chỉ tiêu tuyệt đối của từng phương án người ta so sánh mức hiệu quả ấy của các phương án với nhau Mức chênh lệch chính là hiệu quả so sánh
Trang 12Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả so sánh được xác đinh không phụ thuộc vào việc xác định hiệu qua tuyệt đối, chẳng hạn việc so sánh giữa mức chi phí của phương án với nhau để chần ra phương án có chi phí thấp nhất, thực chít chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiêụ quả tuyệt đối của các phương án
1.2 Sự cần thiết phải coi trầng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là mối quan tám hàng đầu của bất kỳ
doanh nghiệp nào Tuy nhiên, trong nến kinh tế kế hoạch hoa tập trung, việc tính toán đến hiệu quả kinh doanh không được chú trầng hoặc có tính đến nhưng tính toán bằng các chỉ tiêu không chính xác Trong nền kinh tế k ế hoạch hoa tập trung, Nhà nước đảm nhiệm việc tổ chức toàn bộ xã hội, thực hiện việc quản lý
và điều hành toàn bộ nền kinh tế quốc dân bằng mệnh lệnh hành chính với hàng loạt các chỉ tiêu kế hoạch, pháp lệnh thông qua chế độ cấp phát,giao nộp theo quan hệ hiện vật là chủ yếu Các đơn vị kinh doanh chỉ biết thừa hành một cách thụ động các mệnh lệnh từ trên dồn xuống, sản xuất kinh doanh không cần biết đến cung cầu, thị hiếu, biến động thị trường, lợi nhuận và hiệu quả vì đâu vào đã
có Nhà nước cung cấp, đầu ra có Nhà nước bao tiêu, thua lỗ Nhà nước gánh chịu
R õ ràng cơ chế này đã không phát huy được các nguồn lực, xoa bỏ cạnh tranh không thể kích thích được nền kinh tế phát triển Ngược lại, trong nến kinh tế thị truồng, phải tính toán đến hiệu quà kinh tế là yêu cầu cấp thiết, là vấn đề sống còn của m ỗ i doanh nghiệp Ta biết rằng nền kinh tế thị trường là nền kinh tế m à mầi quyết định đều do thị trường đưa ra Thị trường buộc các nhà sản xuất phải đưa ra những hàng hoa tốt với giá rẻ đến tay người tiêu dùng K i n h tế thị trường
tự do đối lộp với nền kinh tế kế hoạch hoa, trong đó những quyết định kinh tế kể
cả giá cả và sản xuất đều do Nhà nước đề ra [9]
Trang 13Những đặc trưng của nền kinh tế thị trường là :
- Các vấn đề có liên quan đến việc phân bổ sử dụng các nguồn tài nguyên sản xuất khan hiếm như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên vế cơ bản được
quyết đinh thông qua hoạt động của các quy luựt kinh tế, đặc biệt là quy luựt
cung cầu
- Tất cả các m ố i quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế được tiền tệ hoá
- Động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưỏng
kinh tế được biểu hiện tựp trang à mức lợi nhuựn
- Tự do lựa chọn kinh doanh từ nhiều phía các nhà sản xuất và những
người tiêu dùng thông qua các mối quan hệ kinh tế
- Thông qua sự hoạt động của các quy luựt kinh tế, đặc biệt là quy luựt giá
trị, nền kinh tế luôn duy trì được sự cân bằng cung và cầu, hàng hoa, dịch vụ
luôn dồi dào
- Cạnh tranh là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc
đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mói nền kinh tế,
chuyển từ cơ chế kế hoạch hoa tựp trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự điểu tiết quản lý vĩ m ô của Nhà nước, theo đinh huống X ã hội chủ nghĩa Do vựy, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhất thiết phải tính đến hiệu
quả vì các lý do chủ yếu sau đây :
- Trong cơ chế thị trường, nguôi tiêu dùng bao giò cũng ở các vị trí hàng
đầu và hiệu quả kinh doanh bao giờ cũng là ván để sống còn của doanh nghiệp Mục đích của m ỗ i doanh nghiệp là thoa mãn các nhu cầu của xã hội nhưng làm thế nào để tổn tại và phát triển thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tạo ra được lợi nhuựn để trang trài chi phí, tái sàn xuất mở rộng và phát triển Lợi nhuựn là một
Trang 14chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh, nó được tính bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí Rõ ràng rằng muốn có và tăng lợi nhuận buộc các doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả kinh doanh, tìm mọi cách đổ tảng tối đa thu nhập và giảm tối đa chi phí Doanh nghiệp phải tính toán đến một loạt các yếu tố ảnh hưỏng đến hiệu quả và phải coi trọng các quy luật của nền kinh tế thị trưững như quy luật canh tranh, quy luật giá trị, cung, cầu
- Đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế quốc dân về hiệu
quả kinh tế xã hội, có tính toán đến hiệu quả về mặt kinh tế xã hội thì mói góp phần vào công cuộc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đòi sống nhân dân
- Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, nó tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế Nhưng muốn tận dụng được những ưu thế của phân công lao động quốc tế đòi h ỏ i m ỗ i doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế phải nâng cao được sức manh canh tranh của hàng hoa và dịch vụ để chiếm lĩnh được thị trưững ngoài nước M u ố n làm được điều này thì càng phải tính toán đến hiệu quả kinh doanh để có thể thắng được cuộc cạnh tranh trên thị trưững quốc tế
- Đặc biệt đối vói hoàn cảnh Việt Nam đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội
từ một nến kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật, tích lũy hầu như chưa có gì thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát huy n ộ i lực của nền kinh tế càng cần phải coi trọng hàng đẩu để tăng tích lũy phục vụ cống nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước
Trang 151.3 Bản chất và các nhân tố tác động đến hiệu quả k i n h doanh
xuất nhập khẩu
1.3.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Hiệu quả kinh tế - xã hội, chủ yếu được thẩm định bởi thị trường, là tiêu
chuẩn cơ bản để xác đinh phương hướng hoạt động xuít nhập khẩu Tuy vậy,
hiệu quả ấy là gì ? Như thế nào là có hiệu quả ? Không phải là ván đề đã được giải quyết triệt để Thật khó m à đánh giá mức độ đạt được hiệu quả của một hoạt động xuất nhập khẩu hay một doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi m à bản thân phạm trù này chưa được đinh rõ bản chất và nhửng biểu hiện của nó Chúng ta biết rằng hoạt động xuất nhập khẩu làm đa dạng hoa hoặc làm tăng khối lượng giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc dân và đồng then có thể làm tăng thu nhập quốc dân nhờ tận dụng được lợi thế so sánh trong trao đổi với nước ngoài tạo thêm tích lũy cho việc tái sản xuất mở rộng và cải thiện đời sống trong nước
Hoạt động xuất nhập khẩu chiếm một vị trí đặc biệt trong tái sản xuất xã hội Hàng xuất khẩu được tiêu thụ ở nước ngoài trên cơ sở giá quốc tế, mức giá
và tương quan của nó khác với giá trong nội bộ của nước xuất khẩu, đồng thời nước xuất khẩu thu được một số ngoại tệ nhít định Mặt khác hàng hoa nhập khẩu tham gia vào lưu thông hàng hoa trong nước và tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội, thực tế không được tái sản xuất tại nước đó
Hoạt động xuất nhập khẩu có nhửng đặc điểm là : [15]
- Là quan hệ trao đổi giửa nhửng người sản xuất khác nhau của hai quốc gia độc lập Quan hệ đó chi có thể duy trì và phát triển ưên cơ sở đảm bảo lợi ích chính đáng của nhau
- Giửa các chủ thể có sự khác nhau về nguồn lực và điều kiện sản xuất nên
hao phí lao động và giá thành sản phẩm khác nhau Việc trao đổi hàn<T hoa và
dịch vụ giửa các nước phải dựa trên cơ sở giá thị trường và giá quốc tế
Trang 16- Tuy huống ra thị truồng ngoài nước để hoạt động nhưng xuất nhập khẩu
là một bộ phận của quá trình tái sản xuất trong nước nên mọi hoạt động cùa nó phải xuất phát từ mục tiêu của đất nước trong từng thời kặ, phải coi trọng cả hiệu quả kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội
Do những đặc điểm cơ bản nói trên cho nên khi xem xét hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, trước hết phải đứng trên quan điểm lợi ích quốc gia và mặt khác phải coi trọng lợi ích của các nưóc bạn hàng và các doanh nghiệp tham gia buôn bán
Vậy bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự nâng cao năng suất lao động
xã hội và sự tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của hiệu quả lành doanh Tăng hiệu quả kinh tế chính là tăng cường tiết kiệm và làm sao để sự tiết kiệm đó tạo ra được lợi nhuận hợp lý Sự tiết kiệm được bắt đầu ngay từ các yếu tố của đầu vào như vốn, nguyên vật liệu, lao động
Tiết kiệm bằng cách : áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mói, đưa giải pháp quản lỷ tiên tiến vào sản xuất - kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh, gắn sản xuất vói thị trường, đặc biệt gắn thị truồng trong nưóc vơi thị trường nước ngoài để kết quả có đầu ra tối ưu trên cơ sở chi phí hợp lý
Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả kinh doanh xuất nhập
khẩu là góp phần đắc lực thúc đẩy nhanh năng suất lao động xã hội và tăng diu nhập quốc dân có thể sử dụng, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống ở trong nước Nhưng trên thực tế hiện nay, chúng ta chưa thể xác định một cách chính xác hiệu quà của kinh doanh xuất nhập khẩu đối với nền k i n h tế nói chung vì tác động của nó thường phải thông qua nhiều khu vực, nhiều cung đoạn, nhiều tổ chức thực hiện khác nhau và chịu ảnh hưởng không ít của nhiều yếu tố sản xuít và phi sàn xuất đan chéo nhau
Trang 17Ì 3.2 Nhũng nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu [25]
* Các nhà kinh tế học cổ đại cho rằng nguồn gốc của hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu là do lợi thế so sánh vốn có của các quốc gia
- Adam Smith (1723-1790) phát hiện lợi ích của thương mại quốc tế thu được do thực hiện nguyên tắc phân công Ông đưa ra lý thuyết vế "Lợi thế tuyệt đối" L ọ i thế tuyệt đối là lợi ích có thứ đạt được của một quốc gia nào đó thông qua phân công lao động quốc tế nếu quốc gia đó biết tập trung vào việc sản xuất
và xuất khẩu những hàng hoa m à chi phí xã hội đứ sản xuất ra chúng nhỏ hơn mức chi phí trung bình quốc tế, đổng thời biết tập trung vào nhập khẩu những hàng hoa m à việc sản xuất ừong nước so với quốc tế có tình hình ngược lại N h ư vậy, muốn có lợi thế tuyệt đối thì một quốc gia phải tiến hành chuyên m ô n hoa Theo Adam Smith lợi thế tuyệt đối do hai nguyên nhân mang l ạ i :
+ Do điều kiện tự nhiên : Đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu
+ Do nỗ lực của quốc gia đó : do phát triứn kỹ thuật, do sự lành nghề của công nhân
- Khi một nước có lợi thế tuyệt đối so vói các nước khác về một loại hàng hoá, lợi ích của thương mại quốc tế là rõ ràng Nhưng điứu gì sẽ xảy ra nếu một nưóc có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm, lúc đó thương mại quốc tế còn
có lợi ích hay không David Ricardo (1772-1823) đã phát hiện ra là thương m ạ i quốc tế vẫn có lợi ích vì lợi ích thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải chỉ phụ thuộc vào lợi thế tuyệt đối Ricado lập luận rằng lợi ích thuơng mại vân xảy ra nếu một nưóc chuyên về các sản phẩm m à nó có thứ sản xuất có hiệu quả hơn các sản phẩm khác bất kứ nó có lợi thế tuyệt đối về những sản phẩm này Hay nói cách khác một nước sẽ có lợi hem khi phải hy sinh những sản lượng kém hiệu quả đứ tập trung nguồn lực sàn xuất những sản phẩm có hiệu quả nhất
Trang 18Sau này một số nhà kinh tế học như : Heckscher, Ohlin, Samuelson phát triển lý thuyết vế lợi thế so sánh của David Ricardo và giải thích quy luật về l ợ i thế so sánh theo chi phí cơ hội Theo cách lý giải này thì chi phí cơ hội của một loại hàng hoá là số lượng của các loại hàng hoá khác phải cắt giảm để nhường lại
đủ các nguồn lực cho việc sản xuất thêm một đơn vị loại hàng hoá thỉ nhất N h ư vậy quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp hơn ương việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó thì họ có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hoá đó và không có lợi thế so sánh trong việc sản xuất hàng hoa thỉ hai Tuy nhiên, dù các cách tiếp cận có khác nhau, các lý thuyết kinh tế đều khẳng định sự tồn tại khách quan của quy luật lợi thế so sánh và nó là cơ sở của lợi ích m à thương mại quốc tế mang lại cho các quốc gia
* Chính trị kinh tế học Mác - Lênin chỉ ra rằng hiệu quả kinh tế bắt nguồn
từ sự tiết kiệm lao động sống (tăng năng suất) và lao động quá k h ỉ (giảm chi phí sản xuất và kinh doanh) Vì vậy, việc sắp xếp hợp lý tổ chỉc kinh doanh là một biện pháp để giảm hao phí lao động sống và lao động quá khỉ, cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả kinh doanh
* Ngoài các nhân tố kể trên, trong thực tiễn kinh doanh, muốn đạt được hiệu quả kinh doanh người ta còn phải xem xét đến tỉ giá hối đoái, thời cơ kinh doanh v.v
- Sự biến động của tỉ giá hối đoái
Ta biết rằng tỉ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tộ của một nước khác
Hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng gắn liền với đồng nội tệ và đổng ngoại tệ do đó biến động của tỉ giá h ố i
Trang 19đoái ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Nhiều k h i hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu đạt được chỉ do sự biến động của
ti giá hối đoái Ví dụ khi tỉ giá biến động lên thì xuất khẩu đạt hiệu quả vì với lượng ngoại tộ thu vế có thể đôi được lượng nội tệ nhiều hơn và với nhập khẩu thì ngược lại
- Sự năng động nịm bịt thòi cơ, giúp cho doanh nghiệp có được những cơ hội kinh doanh thuận lọi, phát hiện được những thị trường mới hoặc những phương pháp sản xuất mới tốt hơn, có chi phí thấp hơn và đạt được hiệu quả cao hơn
* Sự thay đổi các chính sách vĩ mô của Nhà nưóc như chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại cũng thường giúp doanh nghiệp có được hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn quan tâm, tranh thủ các lợi thế do các chính sách đó tạo ra Ngoài ra kinh doanh độc quyền cũng là nguồn gốc của hiệu quả mang lại cho một số doanh nghiệp
1.4 Những tiêu chuẩn để xác định hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Tiêu chuẩn theo nghĩa khái quát trừu tượng là tiêu thức (tính chất, nét đặc trưng) đặc biệt để đánh giá một tiêu thức khác phù hợp với những điều kiện nhít định Theo nghĩa đen ở luận văn này nó là "ngưỡng" là mức căn cứ để kết luận
có hiệu quả hay không về một "chỉ tiêu hiệu quả" đang xét Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hiệu quà kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc sử dụng các yếu tố cơ bản của kinh doanh, vì thế tiêu chuẩn hiệu quả trong kinh doanh biểu hiện sự biến đổi phù hợp các động thái, các chỉ tiêu so sánh giữa kết
Trang 20quả kinh doanh với chi phí kinh doanh qua các thời kỳ kinh doanh Nếu trên cùng một đơn vị chi phí mà kết quà kinh doanh kỳ sau tăng hơn kỳ trước mới là hiệu quả Các chì tiêu thuận (sự tảng lên của chúng là đều hợp quy luật) thì tiêu chuẩn hiệu quả là phương hướng tăng, các chỉ tiêu nghịch (theo nghĩa sự giảm đi của chúng là hợp quy luật) thì tiêu chuẩn hiệu quả là xu hưóng giảm Tiêu chuẩn của hiệu quả là để đạt được kết quả tối đa vói chi phí nhát định hay ngược lại là
để đạt được kết quả nhặt định vói chi phí tối thiểu
Nhung hiệu quả kinh doanh của bát kỳ hoat đông kinh tế nào đươc biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả kinh doanh và chi phí kinh doanh mới chỉ đặc trưng về mặt lượng của hiệu quả kinh doanh Cùng với sự biểu hiện về mặt
số lượng, hiệu quả kinh doanh của bặt kỳ một hoạt động kinh tế nào còn có tính chặt lượng Hiệu quả chính là tiêu chuẩn chặt lượng của kinh doanh Nhưng bản thân mỗi tiêu chuẩn hiệu quả lại có giá trị chặt lượng riêng của nó, có chỉ tiêu nghiêng mặt "lượng", có chỉ tiêu nghiêngvề mặt thòi gian tính hiệu quả v.v
Vì vậy, hệ thống tiêu chuẩn mới là căn cứ cơ bản và chủ yếu để nhận rõ thực tế khách quan, đảm bảo nhận thức chính xác sự vật hoặc hiện tượng nghiên cứu và phân biệt đúng sai
Hệ thống tiêu chuẩn của hiệu quả kinh doanh cần phải thể hiện một cách
đúng đắn và đầy đủ nhặt bản chặt của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả là mối quan tủm chính của kinh tế học Hiệu quả kinh doanh là tiêu chuẩn quan trọng nhặt để đánh giá kết quà hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh xuặt nhập khẩu không chỉ có nghĩa là mức lợi nhuận bằng tiền tuy rằng lợi nhuận là lý do tổn tại của doanh nghiệp xuặt nhập khẩu Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh doanh xuặt nhập khẩu còn là tiết kiệm lao độn* xã
cách khác đi là tăng năng suặt lao động xã h ộ i /
pp GI/"-.' vi' Ị
Trang 21Năng suất lao động xã hội có ý nghĩa kinh tế và chính trị rất lớn, V.I nin đã chỉ rõ : "Tăng năng suất lao động xã hội xét cho đến cùng là điều quan
Lê-trọng nhất, căn bản nhất để đảm bảo thắng lợi cho chế độ xã hội mới"[20] Chủ
tịch H Ồ Chí M i n h nhấn mạnh : "Muốn phát triển sức sản xuất thì trước hết phải nâng cao năng suất lao động" và "nâng cao năng suất lao động là nguồn gốc của cải to lốn nhất" [21]
Khái niầm tăng năng suất lao động cẩn được hiểu theo nghĩa tích cực của
nó : đó là tăng năng suất lao động xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là viầc tiết kiầm chi phí xã hội cần thiết về lao động sống và lao động vật hoa ở một đơn vị sản xuất kinh doanh m à tăng suất lao động xã hội còn bao hàm ý nghĩa phát triển sản xuất
Trong nền sản xuấtXã hội chủ nghĩa, yêu cầu cơ bản được đặt ra khi xác định hiầu quả là phải tính tới kết quả của nền kinh tế quốc dân Quan điểm của viầc xác định hiầu quả là phải xuất phát từ lợi ích của xã hội, của từng doanh nghiầp và của người lao động Do vậy, khi xác định hiầu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải tính toán hiầu quả của tất cả chi phí lao động xã hội Không phải chỉ ở từng khâu riêng biầt của sản xuất, m à trong tát cả các kháu của nền
k i n h tế quốc dân có liên quan K h i tính toán hiầu quả kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ tính ben những kết quả, những lợi ích về mặt kinh tế m à còn phải tính đến cả những kết quả về phương diần chính trị, xã hội.[15]
Như vậy, khi xem xét hiầu quà kinh doanh xuất nhập khẩu, không chỉ cẩn
phải nắm vững tiêu chuẩn hiầu quả m à còn cán phải quán triầt quan điểm toàn diần
Trang 221.5 Những chì tiêu và phương pháp xác định hiệu quả kinh doanh
xuất nhập khẩu [4]
1.5.1 Chỉ tiêu tổng quát:
Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, ta dùng cả chi tiêu tuyệt đối để biết hiệu quả kinh doanh đạt được ở mức độ nào và cả chỉ tiêu tương đối để biết mức
độ tăng giảm cỏa hiệu quả kinh doanh
* Chỉ tiêu tuyệt đối:
Trong kinh doanh, lợi nhuận là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh cỏa doanh nghiệp Nó được xác định bằng cách lấy kết quả thu được (doanh thu) trừ
đi chi phí bỏ ra
Công thức tính lợi nhuận :
Lợi nhuận tính toán
(theo kế toán)
Tổng mức lưu chuyển hàng hoa bán ra
Tổng chi phí và chi trả (chi phí kế toán)
Lợi nhuận kinh tế
cỏa một doanh nghiệp
Tổng doanh thu bán hàng
Tổng chi phí kinh tế
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu sản phẩm, hàng hoa dịch vụ trừ đi giá thành toàn bô sàn phẩm hàng hoa dịch
vụ đã tiêu thụ và thuế theo qui đinh cỏa Pháp luật (trừ thuế lợi tức) [28]
- Doanh thu cỏa doanh nghiệp là toàn bộ tiến hàng, tiền gia công, tiền cước, tiền hoa hồng, dịch vụ (kể cả phụ thu nếu có) phát sinh ừong kỳ nộp thuế không phân biệt số tiến đó đã nộp hay chưa [18]
Trang 23- Chi phí hoạt động kinh doanh là những phí tổn bỏ ra khi sản xuất kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ trong thời gian nhất đinh
Chi phí kinh tế khác chi phí tính toán ở chỗ, chi phí kinh tế là chi phí cơ hội của các nguồn lực đưệc dùng trong sàn xuất kinh doanh, hay nói cách khác
là giá trị toàn bộ các nguồn lực dùng để sản xuất hàng hoá và dịch vụ dù chúng
đã đưệc chi ứa hay chưa (tính theo giá thị trường) còn chi phí tính toán là chi phí thực tế đã chi trả cho những hoạt động đã phát sinh trong doanh nghiệp
Như vậy, do cách tính chi phí khác nhau nên việc tính toán lệi nhuận cũng khác nhau cho nên muốn đánh giá chính xác lệi nhuận của một doanh nghiệp ta nên dựa vào lệi nhuận kinh tế của doanh nghiệp
Theo cách tính này thì mới phản ánh đưệc mặt lưệng của hiệu quả, chưa phản ánh đưệc chính xác chất lưệng hiệu quả kinh doanh cũng như các tiềm lực nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác, nó không cho phép
so sánh hiệu quả kinh doanh giữa các thòi kỳ với nhau cũng như giữa các doanh nghiệp và không thể phát hiện đưệc doanh nghiệp đã tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội
* Chi tiêu tương đối:
Chỉ tiêu tương đối là sự so sánh các chỉ tiêu của các yếu tố kết quả thu đưệc và các chỉ tiêu của các yếu tố chi phí bỏ ra Chỉ tiêu hiệu quả tương đối đưệc tính bằng công thức:
K ế t quả thu đưệc Hiệu quả kinh doanh =
Chi phí bỏ ra
Trang 241.5.2 Một số chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cụ thể của hoạt động xuất nhập khẩu :
* Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của xuất khẩu :
Hiệu quả của xuất khẩu được xác đinh bằng so sinh giữa số ngoại tệ do xuất khấu (giá trị quốc tế của hàng hoa) vổi những chi phí bỏ ra cho việc sản xuất hàng xuất khẩu đó (giá trị dân tộc của hàng hoa)
Hx : hiệu quả tương đối của việc xuáit khẩu
Tx : Doanh thu bằng đồng bản tệ quy đổi theo tỉ giá ngân hàng từ lượng ngoại tệ do xuất khẩu hàng hoa (giá quốc tế)
Oe : Tổng chi phí sản xuất hàng xuất khẩu (giá trong nưổc gồm vận tải đến cảng)
* Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của nhập khẩu
HQ _ Cs Hn : hiệu quả nhập khẩu
G i O i : Tổng chi phí ngoại tệ (qui ra đồng bản tệ
theo tỉ giá ngân hàng) cho việc nhập khẩu (giá quốc tế)
thay thế nhập khẩu (giá nội địa)
* Chỉ tiêu doanh thu bình quân một lao động :
Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể làm lợi cho doanh nghiệp bao nhiêu đổng doanh thu trong một kỳ Nó được tính bằng công thức :
Trang 25* Chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động :
Chi tiêu này phản ánh mức độ đóng góp của mỗi người lao động đối với doanh nghiệp vào lợi nhuận hay kết quả kinh doanh Chỉ tiêu này được tính bằng công thức :
B _ L B : Mức sinh len nhuận của một lao động
N L : Lợi nhuận
N : Số lao động bình quân
* Chỉ tiêu số vòng quay của vốn lưu động :
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp N ó được tính bằng công thức :
ỊỊ\ - DT H I : Số vòng quay của vốn lưu động
V L É T : Doanh thu
VL : Vốn lưu động bình quân
* Chỉ tiêu mức doanh lợi của vốn lưu động :
Chỉ tiêu này biểu thẩ mỗi đom vẩ vốn lưu động bỏ vào kinh doanh mang lại bao nhiêu lợi nhuận N ó được tính bằng công thức :
H2 L H2 : Mức doanh lợi của vốn lưu động
V L L : Lợi nhuận
VL : Vốn lưu động bình quân
1.5.3 Chỉ tiêu hiệu quả đẩnh tính của doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Hiệu quả có nghĩa là tiết kiệm hợp lí, không có lãng phí Hiệu quả kinh doanh không chì có nghĩa là mức lợi nhuận tính bằng tiền Tuy rằng lợi nhuận là
Trang 26lý do tổn tại của một doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thể hiện ở mức độ đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nền k i n h tế như :
- Tăng nhanh tốc độ tăng trường của nền kinh tế, nâng cao thu nhập quốc dân tính theo đầu người
- Phân phối hợp lý thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc làm
- Sớ dụng có hiệu qua nhất mọi tiềm năng lọn thế của đất nước
- Nâng cao vị trí kinh tế, chính trị của nước ta trên trường quốc tế
Ngoài ra, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện qua
lòng tin, uy tín m à doanh nghiệp có được trong kinh doanh (tài sản vô hình) và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường
Trang 27C H U Ô N G 2 Thực trạng và khả năng nâng cao hiệu quả
kỉnh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội
2.1 Sự nhận thức về hiệu quả kinh doanh qua các thời kỳ phát triển của ngoại thương Việt Nam :
Quá trình phát triển và mờ rộng ngoại thương Việt Nam gắn liền với cuộc đấu tranh lâu dài của dân tộc chọng thực dần đế quọc, giải phóng và thọng nhất đất nước nên trải qua rất nhiều thời kỳ Luận án chú ữọng phân tích giai đoạn tò sau khi đất nước thọng nhất (1975) đến nay vì ở giai đoạn này sự nhận thức về hiệu quả kinh tế trong hoạt động ngoại thương có những thay đổi có tính chất bước ngoặt
2.1.1 Nhận thức về hiệu quả kinh doanh trong hoạt động ngoại thương tò năm 1976 đến năm 1985
Hình thức tổ chức và quản lý kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời kỳ này
là :
- Hoạt động xuất nhập khẩu do Nhà nước độc quyển nắm giữ với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp Việc hoạt động xuất nhập khẩu đều phải tiến hành qua các tổng công ty xuất nhập khẩu Trung ương Các tổng công ty xuất nhập khẩu chỉ là đẩu mọi làm thủ tục xuất nhập khẩu còn hàng xuất khẩu là do các cơ
sở được Nhà nưóc giao kế hoạch sản xuất, thu mua, gia công Trên cơ sở các nghị định thư ký với các chính phủ nước ngoài, các tổ chức xuất nhập khẩu làm thủ tục xuất sang các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây là chủ yếu, mà các hàng xuất khẩu này đa sọ là hàng trà nợ nên chất lượng, quy cách phẩm chất, giá cà ít được quan tâm Như vậy, có sự cách biệt giữa khâu sản xuất và xuất khâu, giữa
Trang 28thị trường trong nước và thị trường ngoài nước Chính vì vậy m à k i m ngạch xuất nhập khẩu với các nước khu vực n (ngoài Xã hội chủ nghĩa) rất thấp (Xem phụ lục 1)
- Hoạt động ngoại thương trong thời kỳ này là thụ động và kém hiệu quả, các tổ chức hoạt động ngoại thương thời kỳ này do Nhà nước độc quyền trực tiếp điều hành và quản lý M ộ t sở địa phương có mặt hàng xuất nhập khẩu đạt doanh
sở lớn thì được tổ chức thành đơn vị cơ sở "chân rết" nhằm thực hiện kế hoạch phân bổ xuất nhập của cấp trên Nhập gì, xuất gì đều do kế hoạch định trước và giao cho các Tổng công ty chuyên ngành thực hiện Các cơ sở sản xuất không cần biết hàng đó được xuất đi nưóc nào, giá cả bao nhiêu, lãi l ỗ như thế nào; chỉ biết hoàn thành k ế hoạch sản xuất là đương nhiên có phần lãi định mức để trang trải chi phí và lập quỹ xí nghiệp
Lúc đó, các doanh nghiệp của Hà Nội cũng là những chân hàng xuất khẩu
để giao nộp cho các tổng công ty của Trung ương Hoạt động ngoại thương của
họ trong thời kỳ này nằm trong cơ chế chung của nền kinh tế quan liêu bao cấp
vì vậy hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu không được chú trọng, hoặc có tính đến nhưng chỉ tiêu không chính xác, mang tính hình thức, không có ý nghĩa thiết thực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Do vậy, k i m ngạch xuất nhập khẩu trong thời kỳ này tuy có tăng nhưng trị giá vẫn nhỏ bé Thành tựu không so sánh với chi phí nên tính hiệu quà là thấp (Xem phụ lục 1)
2 Ì 2 Nhận thức về hiệu quả kinh doanh trong hoạt động ngoại thương từ năm 1986 đến nay :
Đ ạ i hội Đảng V I (1986) đã đề xướng công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, nhất là vấn đề bở trí lại cơ cấu kinh tế, cài tạo xã hội chù nghĩa và đổi mới
cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần để phát huy m ọ i tiềm
Trang 29năng của đất nước, tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, chuyển đổi cơ chế vận hành nền kinh tế từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, áp dụng giá kinh doanh thay cho giá áp đặt, các doanh nghiệp phải tự hạch toán độc lập Nhờ quá trình đổi mới như vậy, nền kinh tế đã có nhống khơi sắc rõ rệt, lạm phát
bị đẩy lùi, hàng hoa phong phú, hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, nền k i n h tế bắt đầu tăng trưởng vống chắc và đòi sống nhân dân được nâng lên một bước
Hoạt động kinh tế đối ngoại chuyển tót cơ chế Nhà nước độc quyền ngoại thương sang cơ chế Nhà nưóc thống nhất quản lý ngoại thương bằng luật pháp và chính sách, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu và thước đo tính đúng đắn
và trình độ hoạt động ngoại thương; đã tạo ra nhống điều kiện tiền đề quan trọng cho việc phát triển thị trường thương mại dịch vụ Chúng ta đã thực hiện chính sách nhiều thành phần thương mại, xoa bỏ hàng rào ngăn cách lưu thông hàng hoa, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoa đa dạng hoa quan hệ ngoại thương Thực hiện chính sách mở cửa, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, tất cả các đơn vị và các tổ chức kinh tế của các tình, thành phố
có đủ điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, chất lượng hàng hoa và trình độ cán bộ quản lý ngoại thương thì được phép xuất nhập khẩu trực tiếp Nhà nước ban hành một loạt các văn bản nhằm xoa bỏ cơ chế quản lý tập trung bao cấp, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đưa kinh tế của Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới
Trong thời kỳ đổi mới, nhận thức về hiệu quả kinh tế ngoại thương đã được đề cao, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh "Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật, và công nghiệp hoa đít nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc một phần vào việc
mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại".[32]
Trang 30Nếu hiệu quả kinh tế đối ngoại là sự so sánh giữa thành tựu đạt được vói chi phí bỏ ra để thu lại được thành tựu đó thì các doanh nghiệp Việt Nam đã nâng cao hiệu quả bằng cách hoặc nâng cao thành tựu, hoặc giảm chi phí
Do đó, hoạt động xuất nhập khẩu của nưổc ta trong thời kỳ đổi mói đã đạt được những thành tựu đáng khích lộ cả về số lượng và chất lượng Tổng k i m ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 1991 - 1995 đạt 39, 14 tỉ USD, tăng 2, 31 lần so vổi thòi kỳ 1986 - 1990, trong đó xuất khẩu là 17, OI tỉ USD, nhập khẩu là 22,
13 ti USD Xuất nhập khẩu đã tảng tốc độ bình quân 2 6 % / năm, gấp hơn 3 lần mức tăng bình quân của GDP và là một trong những yếu tố quan trọng góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của GDP (8 - 9 % ) N ă m 1996, tổng k i m ngạch xuất nhập khẩu đạt 18, 4 tỉ USD, tăng 3 5 % so vổi 1995, xuất khẩu là 7, 255 tỉ USD tăng 33, 2 % so 1995 K i m ngạch xuất khẩu tính theo đầu người năm 1996 đạt 95 USD/người, gấp 9 lần so vổi 1986 (11USD/ngưòi).[31]
Cơ cấu xuất nhập khẩu cũng chuyển theo huống tích cực, có lợi hơn trong thương mại quốc tế : tỉ ừọng hàng chế biến năm 1991 chỉ chiếm 8, 5 % k i m ngạch xuất khẩu thì năm 1996 đã tăng lên thành 3 0 % M ộ t số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta có kim ngạch lổn, chất lượng cao, bưổc đầu gây được sự túi nhiệm của thị trường thế giổi như : dầu thô, gạo, hải sản, hàng dệt may, cà phê, cao su, hạt điều
Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng nhiều so vổi thời kỳ trưổc Tính đến năm 1996 ta đã có quan hệ buôn bán vổi hem 100 nưổc và ký hiệp định thương mại vổi hơn 60 nưổc trên thế giổi Trong tình hình chung trên đây, các doanh nghiệp Hà Nội cũng đạt được những thành tích đáng kể Nếu năm 1986 có
170 doanh nghiệp hoạt động có lãi thì đến năm 1996 đã có 243 doanh nghiệp hoạt động có lãi Nếu lương bình quân đầu người lao động năm 1986 là Ì 665 đổng/tháng thi đến năm 1996 là 508 859 đổng/tháng (Xem biểu 3)
Trang 31Điều đáng mừng là hiện nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng
nhận thức được rằng không những cần phải tảng được lợi nhuận để tổn tại và
phát triển doanh nghiệp mà còn phải tăng được hiệu quả kinh tế xã hội, đóng góp
vào sự phát triển chung của nền kinh tế quấc dân
2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp Hà Nội:
Công cuộc đổi mới kinh tế xã hội căn bản và toàn diện theo đường lấi của
Đảng từ sau Đại hội VI, thực chất là từ năm 1988 đến nay đang mở ra một thời
kỳ chuyển biến về chất đấi vói các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu ở Thủ đô Hà Nội
2.2.1 Sự hình thành phát triển và những đặc điểm của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Nội
Cùng vói sự hình thành và phát triển của ngoại thương Việt Nam ngoại
thương Hà Nội cũng ra đời và phát triển từ sau hoa bình lập lại ở miền Bắc phục
vụ nhiệm vụ cách mạng của đít nước là xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa
kỳ này, hoạt động ngoại thương của Hà Nội chưa phát triển; chủ yếu là buôn bán
vói các nước Xã hội chủ nghĩa thông qua các hiệp định , tập trung chủ yếu vào
việc tiếp nhận viện trợ từ các nước Xã hội chủ nghĩa và một sấ nước khác Thời
kỳ này Hà Nội thành lập Công ty Ngoại thương (năml962); là tiến thân của
Unimex hiện nay Chỉ từ sau khi đất nước thấng nhất (1975) thì ngoại thương
của thành phấ mói được mở rộng và phát triển
Chỉ từ sau khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới (1986), cùng với các chính sách mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho các ngành, các địa
Trang 32phương, các cơ sờ sản xuất hàng xuất khẩu , Nhà nước chuyển các hoạt động
xuất nhập khẩu từ cơ chế tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh thì hoạt
động xuất nhập khẩu cùa Thành phố mới thực sự phát triển cả chiều rộng lẫn
chiều sâu Số lượng các đơn vị kinh doanh của Thành phố được cấp giấy phép
xuất nhập khẩu trực tiếp tăng đáng kể, bao gữm cả các đơn vị quốc doanh và
ngoài quốc doanh :
Năm 1992, chỉ có 12 đem vị thì đến năm 1995 đã có trên 85 đơn vị được phép xuất nhập khẩu trực tiếp Đến năm 1996, số lượng các đem vị tăng lên đến
nghiệp ngoài quốc doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp thì ngày nay một số doanh nghiệp tư nhân đã được trực
trực tiếp có thể kể đến một số đơn vị có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn ở bảng
sau :
Báo cáo thực hiện xuất nhập khẩu năm 1995 của một số đơn vị ngoài
quốc doanh có giấy phép xuất nhập khẩu
(Những đơn vị có kim ngạch lốn)
Biểu ỉ
Trang 33Qua biểu ta thấy k i m ngạch xuất nhập khẩu của một số đơn vị xuất nhập khẩu ngoài quốc doanh không thua kém gì các đơn vị xuất nhập khẩu quốc doanh, thậm chí còn cao hơn Ví dụ như Công ty T N H H điện từ Ánh sao có k i m ngạch xuất khẩu 9 868 000 USD và nhập khẩu là 15 546 000 USD
Việc ngày càng có nhiều đơn vị tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp nói lên khuynh hướng :
- Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu ngày càng được cói mớ, không còn máy móc giờ nguyên tắc độc quyền ngoại thương như trước kia (nguyên tắc này là cần thiết, phù hợp trong thời kỳ chiến tranh cần tập trung quản lý)
- Ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và liên hệ chặt chẽ với thị trường ngoài nước
- Trình độ tập trung vốn ngày càng cao (vì chỉ có nhờng đơn vị có vốn đăng ký từ 200 000 USD trở lên mới được kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp)
- Trình độ cán bộ am hiểu về nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng được nâng cao
Nhờng đặc điểm chủ yếu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà
Nội hiện nay là :
- Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà N ộ i là các doanh nghiệp Nhà nước được thành lập từ thời kế hoạch hoa tập trung, bao cấp nên còn
ít nhiều bị ảnh hưởng bởi các nhược điểm của thời kỳ cũ như ưì trệ, quan liêu, kém năng động, bộ máy tổ chức cổng kềnh, kinh doanh kém hiệu quả M ộ t số đem vị thích ứng được hoàn cành, cơ chế mới kinh doanh năng động,sáng tạo.đạt được hiệu quả kinh tế cao, nhưng cũng có nhiều đơn vị làm ăn kém hiệu quả làm cho tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước của Hà N ộ i có thời kỳ có
xu hướng giảm
Trang 34- Cơ cấu các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu số lượng lớn nhưng quy
m ô nhỏ, vốn ít, hoạt động chổng chéo và rải rộng ra tất cả các ngành, phân tán trên địa bàn Thành phố Ngoài ra, tài sản tại các doanh nghiệp phần lớn đã cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nên hiệu quả sử dừng không cao, sức cạnh tranh của hàng hoa còn rất thấp
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay của Hà Nội là do hình thành
từ hai loại doanh nghiệp khác nhau trước đây : một loại trước kia là doanh nghiệp sản xuất, hiện nay do đầu tư thêm công nghệ, mở rộng sản xuất, phát triển ra thị trường ngoài nước, làm thêm luôn chức năng thương mại Loại doanh nghiệp này phát triển mạnh nhất là từ sau khi có nghị định 388 H Đ B T của H ộ i đồng Bộ trưởng và vẫn đang có xu hướng tăng lên (Haprosimex, Simex, Dasimex, Dệt Thăng Long và một loạt các công ty sản xuất hàng xuất khẩu)
Loại thứ hai bản thân trước đây là các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu của Thành phố được thành lập từ thời bao cấp Hiện nay trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp này cũng phải thích ứng bằng cách hợp tác liên doanh với các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu trong nưóc, hoặc trực tiếp đầu tư
để có chân hàng xuất khẩu, ổn đinh kinh doanh Mặt khác, các đơn vị này tích cực liên doanh liên kết với các đơn vị nội thương, tạo thành mạng lưới tiêu thừ hàng nhập khẩu trên địa bàn cả nước Loại doanh nghiệp này phải kể đến Ưnimex Hà Nội, Servico H à N ộ i và một số doanh nghiệp thuộc Sở Thương mại
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngoài quốc doanh của Hà Nội hoạt
động có nâng động nhưng quy m ô còn nhỏ, nguồn vốn hạn chế và chỉ tạp trung vào một số ngành, chưa chiếm tỉ trọng cao trong hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phố
Trang 352.2.2 Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội
Như đã trình bày ở Chương Ì, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không những phải căn cứ vào lợi ích về mặt kinh tế m à còn phải căn cứ vào cả kết quả
vế phương diện chính trị, kinh tế - xã hội, tức là không chỉ dựa vào lợi nhuận của các doanh nghiệp thu được m à còn phải dựa vào những lợi ích vế kinh tế-xã hội
m à các doanh nghiệp đóng góp cho nền kinh tế quổc dân
2.2.2.1 Hiệu quả kinh tế xã hội
Trong những năm qua, hoạt động xuất nhập khẩu của Thành phổ không ngừng phát triển và đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô
* Những thành tựu về kinh tế của Thủ đô Hà Nội :
Từ sau năm 1990, kinh tế của Thủ đô Hà Nội đã có bưóc chuyển biến rõ rệt, phát triển tương đổi toàn diện và đạt được mức tảng trưởng khá Nếu giai đoạn 1985 - 1990 nhịp độ tăng trưởng bình quân của tổng sản phẩm xã hội của
Hà Nội là 3,3% thì giai đoạn 1992 - 1996 đạt được mức bình quân 1 1 , 3 % và đạt
được sự đồng đều trong các ngành Điều đáng nói ở đây là trong khi đạt được tổc
độ tăng trưởng cao, trên thị trường mức tăng của chỉ sổ giá cả hàng tháng giảm
từ Ì, Ì % năm 1994 xuổng còn 0, 37 % năm 1996 GDP tính theo bình quân đầu người tăng từ 470 USD năm 1991 lên 565 USD năm 1996, tức là tăng 20 % Đ ờ i sổng của nhân dân Thù đô được cải thiện đáng kể Hiện nay, ngành Thương mại-DỊch vụ-Du lịch đã đóng góp 6 0 % GDP của Thành phổ V ớ i tổng chi phí tăng không nhiều, k i m ngạch xuất nhập khẩu của Hà Nội nám 1996 tăng 55 % so vái
1995, năm 1997 ước đạt 650, 2 triệu USD tăng 6 % so với năm 1996, tronơ đó kim ngạch xuất khẩu ước đạt 300, 3 triệu USD tăng 20 % so với 1996 'Xem phụ lục 2)
Trang 36* Những đóng góp tích cực của hoạt động xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thể hiện ở những mặt sau :
- Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà Nội đã đóng góp tích cực cho việc phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoa, hiện đại hoa Hoạt động nhập khẩu đã cung ồng kịp thời nguyên vật liệu cho việc phát triển sản xuất trong nước Hoạt động nhập khẩu không những đưa công nghệ mói, thiết bị mới để tạo hàng xuất khẩu có chất lượng cao, đẩy nhanh tăng truồng k i m ngạch xuất khẩu nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, m à còn
có tác dụng làm sống dậy những ngành hàng có lúc đã bị bỏ quên như : ngành dịch vụ (dây chuyền làm đồ hộp, thiết bị sản xuất bánh kẹo, dầy chuyền chế biến nấm xuất khẩu ) và một số ngành nghề khác gắn liền vói việc sản xuất những mặt hàng truyền thống đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao, chất lượng tốt như : gốm
sồ Bát Tràng, trạm trổ vàng bạc, điêu khắc, thêu ren, hàng lưu niệm
Qua phân tích nhập khẩu của Hà Nội trong những năm gân đây ta thấy cơ cấu nhập khẩu ngày càng được cải thiện Nếu năm 1992 nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm 5 0 % k i m ngạch nhập khẩu thì đến năm 1996 chỉ chiếm 2 5 % Nếu năm 1992 nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu chiếm 5 0 % thì đến
1996 chiếm khoảng 7 5 % trong tổng k i m ngạch nhập khẩu của H à N ộ i (Xembối3)
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Nội đã khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng trong nước bằng một cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, đó là tăng dần mặt hàng chế biến, công nghiệp nhẹ và giảm dần hàng nông lâm sàn, vì xu thế giá quốc tế hiện nay có lợi cho những nước xuất khâu hàng chế biến và bất lợi cho những nước xuất khẩu hàng nguyên liệu thô Hiện nay, Hà N ộ i đã có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có tỉ trọng lớn như : hàng may mặc (20 triệu Ư S D ) ,
Trang 37dệt k i m (18 triệu USD), giày dép (19 triệu USD), điện tử (117, 6 triệu USD) Tổng k i m ngạch các mặt hàng trên chiếm xấp xì 5 8 % k i m ngạch xuất khẩu của Thành phố
Qua phân tích hoạt động xuất khẩu của Hà Nội trong những năm gần đây
ta thấy cơ cấu xuất khẩu ngày càng được cải tiến có lợi hơn ừong thương mại quốc tế K i m ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng chậm hơn k i m ngạch xuất khẩu hàng công nghệ phẩm : năm 1996 k i m ngạch xuất khẩu hàng công nghệ phẩm tăng 4, 2 lần so vói 1992 nhung k i m ngạch xuất khẩu hàng nông sàn chờ tăng 2, 4 lần tương ứng (Xem biểu 2)
- Hoạt động xuất nhập khẩu đóng góp vào việc giải quyết việc làm cho
người lao động Nhờ giữ được nhịp độ phát triển tương đối tốt nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có điều kiện sử dụng một lực lượng lao động đáng kể Nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên đã từng bước nâng cao thu nhập
và các khoản phúc lợi cho cán bộ công nhân viên Chờ riêng việc hàng loạt các nhà máy xí nghiệp bị thua lỗ như Xí nghiệp may 40, Giày vải Thượng Đình, Giày da Thúy Khuê nhưng do việc nhập khẩu thiết bị hiện đại và công nghệ mới lại tiếp tục phát triển, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống của công nhân như là một minh chứng cho việc đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu Ngoài ra, do Thành phố biết huy động m ọ i thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nên một lực lượng lao động không nhỏ từ các thành phẩn kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp rất nhiều trong việc khôi phục những ngành nghé truyền thống, tạo ra sự canh tranh giữa quốc doanh và ngoài quốc doanh, giữa trong nước và ngoài nước Trí tuệ, chất xám, cơ sở vật chít kỹ thuật còn dư thừa trong xã hội được tận dụng triệt để cho sự nghiệp phát triển kinh tế Thủ đô Hiện nay, trong tổng k i m ngạch xuất khẩu của Hà Nội, các doanh nghiệp quốc doanh đạt 325, 5 triệu USD, chiếm khoảng 5 0 % , doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 1 6 % và liên doanh nước ngoài chiếm 3 4 %
Trang 38- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia xuất khẩu hàng trả nợ cũng
đã tạo điều kiện cho các đơn vị công nghiệp Hà N ộ i tận dụng các thiết bị nhàn rỗi, phần nào giải quyết việc làm cho người lao động Riêng năm 1993 có 23 đơn
vị được giao chi tiêu trả nợ gần 10,5 triệu RCN (tương đương 10 triệu Ư S D ) gồm
các nước Liên bang Nga, Hungary, Rumani, Balan, AngiỀri Đây cũng là đóng
góp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đựi với đất nưác về mặt chính trị
- Hoạt động xuất khẩu tại chỗ của Hà Nội đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao là phục vụ các Đoàn Ngoại Giao, các tổ chức quực tế theo các Công ước Quực tế ta đã kí kết với các nước, góp phần
mở rộng quan hệ ngoại giao vói các nuớc
- Mục tiêu của Chủ nghĩa Xã hội là ngày càng thoa mãn nhu cẩu, nâng cao đòi sựng nhân dân Hoạt động xuất nhập khẩu của Hà N ộ i đã đóng góp rất lớn trong việc cung cấp những mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu cuộc sựng văn hoa tinh thần, nâng cao trình độ dân trí, tiếp cận nhũng thành tựu khoa học
kỹ thuật tiên tiến và tri thức của nhân loại, phục vụ công tác phát triển giáo dục đào tạo, chăm lo sức khoe cho nhân dân Thủ đô
- Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động xuất nhập khẩu đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế của Thủ đô chưa thật xứng đáng với tiềm năng hiện có Thành phự chưa quan tâm đúng mức trong việc nhập công nghệ mới tạo ra mặt hàng xuất khẩu chù lực, thu hút được nhiều lao động Ngoài ra vân còn nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ là gánh nặng cho xã hội
Trang 39Biểu số 2
KIM NGẠCH XUẤT K H Á U C Ủ A H À NỘI l<m -1996
Đem vị: ỉ OOOR - USD
Đem vị: ; 00OR - USD
Trang 402.2.2.2 Phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo một số chỉ tiêu cụ thể:
* Các chi tiêu về lợi nhuận :
Qua 10 năm (1986-1996) theo đường lối đổi mới cùa Đảng, hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Thủ đô đã có nhiều chuyển biến tích cực,
góp phần đáng kể vào việc đảm bảo nhiều cân đối của nền kinh tế quốc dân Nói
chung hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao M ộ t số doanh nghiệp sau khi tổ chẳc, sắp xếp lại đã đẳng vững và khẳng đinh được vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường - có hoạch định chiến lược kinh doanh, có phương án kinh doanh được tính toán kỹ lưỡng, đầy đủ, lấy hiệu quả làm mục tiêu trọng yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh, như : Công ty Điện tử H à Nội, Công ty may
40, Công ty Điện cơ Thống Nhất, Công ty sẳ Thanh Trì, Công ty Haprosimex
- Doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp Hà Nội không ngừng tăng
lên (Xem biểu 4)
+ N ă m 1986 tổng doanh thu của các doanh nghiệp là 28 823 triệu đồng, bình quân 109 triệu đồng/ doanh nghiệp
+ N ă m 1990 tổng doanh thu của các doanh nghiệp là Ì 220 694 triệu đồng, bình quân 4 438 triệu đồng/ doanh nghiệp
+ N ă m 1991 tổng doanh thu của các doanh nghiệp là Ì 750 091 triệu đổng, bình quân 6 014 triệu đồng/ doanh nghiệp
+ N ă m 1996 tổng doanh thu của các doanh nghiệp là 5 843 683 triệu đổng, bình quân 17 238 triệu đồng/ doanh nghiệp
Như vậy, tổng doanh thu năm 1990 đã tăng 42, 35 lần so với năm 1986
năm 1996 tăng 3,34 lần so với năm 1991
37