1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK

111 601 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Cà phê vối là loài được trồng phổ biến nhất chiếm gần 40% tổng diện tích cà phê của thế giới và trên 30% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I

-NGUYỄN TUẤN PHONG

ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI

ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ NGỌC BÁU

HÀ NỘI, 2007

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Phong

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS Lê

Ngọc Báu người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn

này

Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa sau Đại học, các Thầy Cô giáo trong bộ môn Cây công nghiệp khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về kiến thức và chuyên môn trong suốt những năm học tập và làm luận văn

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Nguyễn Tuấn Phong

Trang 4

MỤC LỤC

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt v

Danh mục bảng vi Danh mục hình viii 1 M Ở ĐẦ 1 U 1.1 Đặ ấ đề 1 t v n 1.2 M c ích yêu c u c a ụ đ ầ ủ đề à 3 t i 1.2.1 Mục đích 3

1.2.2 Yêu cầu 4

1.3 Ý ngh a khoa h c v th c ti n c a ĩ ọ à ự ễ ủ đề à 4 t i 1.4 Ph m vi i u tra ạ đ ề 5

2 T NG QUAN TÀI LI U Ổ Ệ 6

2.1 C s khoa h c v th c ti n c a ơ ở ọ à ự ễ ủ đề à 6 t i 2.2 Tình hình s n xu t c phê v i trên th gi i v Vi t Nam ả ấ à ố ế ớ à ệ 7

2.3 K t qu nghiên c u trong v ngo i n ế ả ứ à à ướ 9 c 2.3.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối 9

2.3.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối 14

2.3.3 Các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê 16

2.3.4 Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam 20

2.3.5 Các nghiên cứu ghép cà phê trên thế giới và trong nước 25

3 ĐỐ ƯỢ I T NG N I DUNG Ộ VÀ PH ƯƠ NG PHÁP Nghiên C U Ứ 31

3.1 Đố ượ i t ng nghiên c u ứ 31

3.2 N i dung nghiên c u ộ ứ 31

3.3 Ph ươ ng pháp nghiên c u ứ 31

3.3.1 Tình hình sản xuất và các biện pháp kỹ thuật được áp dụng tại một số vùng cà phê trọng điểm của tỉnh 31

3.3.2 Điều tra khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê ghép cải tạo 34

3.3.3 Nghiên cứu hiệu quả của biện pháp ghép chồi cải tạo 36

4 K T QU VÀ TH O LU N Ế Ả Ả Ậ 39

4.1 Tình hình s n xu t v các bi n pháp k thu t ang ả ấ à ệ ỹ ậ đ đượ c áp d ng t i các ụ ạ vùng i u tra đ ề 39

4.1.1 Hiện trạng sản xuất cà phê tại các địa phương vùng điều tra 39

Trang 5

4.1.2 Điều kiện tự nhiên 40

4.1.3 Tuổi cây 44

4.1.4 Kỹ thuật canh tác 44

4.1.5 Liều lượng và các loại phân bón chủ yếu được áp dụng trong khu vực điều tra nghiên cứu 47

4.1.6 Tưới nước 48

4.1.7 Tình hình sâu bệnh 49

4.1.8 Tình hình ghép cải tạo và trồng mới bằng cây ghép 51

4.1.9 Tình hình áp dụng kỹ thuật ghép chồi cải tạo tại một số vùng cà phê ở Đắk Lắk 53

4.2 Kh n ng sinh tr ả ă ưở ng, phát tri n v n ng su t c phê ghép ch i c i t o ể à ă ấ à ồ ả ạ 58 4.2.1 Ảnh hưởng của biện pháp bón phân chuồng đến sinh trưởng và năng suất của cà phê ghép cải tạo 58

4.2.2 Ảnh hưởng của biện pháp của kỹ thuật ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi ghép 66

4.3 i u tra mô hình ghép v hi u qu kinh t c a bi n pháp ghép c i t o Đ ề à ệ ả ế ủ ệ ả ạ trong s n xu t ả ấ 69

4.3.1 Dinh dưỡng đất 69

4.3.2 Khả năng sinh trưởng của vườn cây 70

4.3.3 Năng suất và chất lượng cà phê nhân sống 71

4.3.4 Hiệu quả kinh tế của ghép chồi cải tạo 77

5 K T LU N VÀ Ế Ậ ĐỀ NGH Ị 80

5.1 K t lu n ế ậ 80

5.2 Đề ngh ị 81

TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 83

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

PVBĐ Phạm vi biến động

Trang 7

B ng 4.7 T l v li u lả ỷ ệ à ề ượng phân bón t i các vùng i u traạ đ ề 47

B ng 4.8 Lả ượng nướ à ố ầ ướ 48c v s l n t i

B ng 4.12 T l các cây c n thay th t i các a i m i u traả ỷ ệ ầ ế ạ đị đ ể đ ề 55

B ng 4.13 S cây c n c a ghép trong vả ố ầ ư ườn c phê ã ghép v ch aà đ à ư

Trang 8

B ng 4.17 nh h ng c a vi c bón phân chu ng ả Ả ưở ủ ệ ồ đến sinh tr ng ưở

c a c phê ghép (sau ghép 18 tháng)ủ à 59

B ng 4.18 nh h ng c a phân chu ng ả Ả ưở ủ ồ đế ỷ ệ à ứ độn t l v m c khô

c nh trên và ườn c phê ghépà 60

B ng 4.19 M t s y u t c u th nh n ng su t c a c phê sau 18ả ộ ố ế ố ấ à ă ấ ủ à

tháng ghép 63

B ng 4.20 nh h ng c a phân chu ng ả Ả ưở ủ ồ đến n ng su t c phêă ấ à

sau 4 - 5 n m ghép c i t oă ả ạ 64

B ng 4.21 nh h ng c a phân chu ng ả Ả ưở ủ ồ đến t l t i nhân ỷ ệ ươ

v ch t là ấ ượng c phê nhân s ng.à ố 65

B ng 4.25 H m lả à ượng c a m t s y u t dinh dủ ộ ố ế ố ưỡng đất

c a các mô hình trủ ước khi xây d ng mô hìnhự 70

B ng 4.26 Kh n ng sinh trả ả ă ưởng c a cây ghép v th c sinh sau 18ủ à ự

tháng 71

B ng 4.27 N ng su t c phê ghép v c phê tr ng m i b ng câyả ă ấ à à à ồ ớ ằ

th c sinhự 72

B ng 4.28 T l tả ỷ ệ ươi nhân v ch t là ấ ượng c phê nhân s ng c a cà ố ủ à

phê ghép v cây th c sinhà ự 73

B ng 4.29 N ng su t vả ă ấ ườn cây trướ àc v sau ghép c i t oả ạ 75

B ng 4.30 T l tả ỷ ệ ươi nhân v ch t là ấ ượng c a c phê nhân s ngủ à ố

t i các mô hìnhạ 75

Trang 9

B ng 4.31 Hi u qu kinh t c a ghép ch i so v i tr ng l i ả ệ ả ế ủ ồ ớ ồ ạ

b ng cây th c sinh sau 18 thángằ ự 77

B ng 4.32 Hi u qu kinh t c a mô hình ghép c i t o so v i vả ệ ả ế ủ ả ạ ớ ườ n

cây không ghép t khi ghép ừ đến kinh doanh 78

B ng 1.1 Di n tích, n ng su t v s n lả ệ ă ấ à ả ượng c phê t nh à ỉ Đắk L kắ

n m 2006ă 91

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 N ng su t c phê sau ghép t i TP Buôn Ma Thu tă ấ à ạ ộ 72Hình 4.2 N ng su t c phê sau ghép t i huy n C M’gară ấ à ạ ệ ư 72Hình 4.3 N ng su t c phê sau ghép t i huy n Krông Packă ấ à ạ ệ 73

Trang 11

1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp Đến năm 1930 ở Việt Nam chỉ có 5.900 ha

Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một

số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý

Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước

có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn

Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân

Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần Năm 2006, cả nước có 488.600 ha [20], sản lượng xuất khẩu niên vụ 2006/2007 đạt 1,28 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1,899

tỷ USD [34], so với năm 1981 đã tăng hơn 25 lần về diện tích, hơn 278 lần về sản lượng xuất khẩu Cách đây 20 năm từ một đất nước chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước

Trang 12

thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối

Được xác định là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam Ngành cà phê đã tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi trong đó có một phần là các đồng bào dân tộc ít người

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu lớn nhất nước, khí hậu ôn hòa, Đắk Lắk là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và một số cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, bơ Diện tích cà phê ở Đắk Lắk lớn nhất của cả nước, hiện nay là 174.740 ha với năng suất 25,57 tạ/ha và sản lượng 435.025 tấn [24], sản lượng xuất khẩu hàng năm trên 300.000 tấn/năm [15] (tương đương với sản lượng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ), kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ sản phẩm cà phê lên đến trên 500.000 USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người dân trong tỉnh Cây cà phê đã đóng góp trên 50% GDP của tỉnh và trên 1/4 số dân trong tỉnh sống nhờ vào cây cà phê Trong một vài thập niên tới cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk

Tuy nhiên ngành cà phê Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng sản phẩm không cao, giá bán sản phẩm cùng loại thấp hơn so với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới từ 50 - 80 USD/ tấn Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm cà phê ở Đắk Lắk thấp và không tương xứng với tiềm năng của địa phương đó là chất lượng giống không cao

Trang 13

Trong thập kỷ 90, ngành cà phê ở Đắk Lắk phát triển rất nhanh do bị kích thích bởi giá cả, phần lớn diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc Cho đến nay những vườn cà phê ở Đắk Lắk đã bộc lộ nhiều nhược điểm như hạt nhỏ, khối lượng 100 hạt đạt khoảng 13 - 14 g; tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt cao có vườn lên đến 50% số cây bị bệnh.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần thiết phải thay đổi các giống đang trồng trong sản xuất bằng các giống mới có năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, có khả năng kháng cao đối với bệnh rỉ sắt do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc Song những nỗ lực để khôi phục vườn cà phê bằng cách trồng các giống mới này trên nền đất cũ đã được trồng

cà phê ở Đắk Lắk đều bị thất bại do sự phá hại của tuyến trùng có sẵn trong đất Kỹ thuật ghép chồi cải tạo giống cho phép khai thác được bộ rễ của cây

cũ, rút ngắn được thời gian chăm sóc trước khi cây cho quả, hạn chế được sự phá hại của tuyến trùng và cải thiện được chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất vườn cây Vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay cà phê được ghép chồi cải tạo vẫn chiếm một tỷ lệ không đáng kể, chưa đến 1% so với tổng diện tích cà phê cả nước

Việc thực hiện đề tài: "Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk" là nhu cầu cần thiết và cấp bách để làm cơ sở trong việc xác định những

biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam

1.2 Mục đích yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích

Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng phát triển,

Trang 14

năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại

Đắk Lắk, xác định tính ưu việt của biện pháp ghép chồi cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành cà phê ở Đắk Lắk và góp phần hoàn

thiện quy trình chăm sóc sau ghép chồi cải tạo cho giống cà phê vối Robusta

1.2.2 Yêu cầu

- Đánh giá đặc điểm khả năng sinh trưởng và phát triển của cà phê vối

Robusta ghép chồi cải tạo.

- Đánh giá năng suất, chất lượng và các yếu tố cấu thành năng suất của

cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.

- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp và kỹ thuật chăm sóc đến sinh

trưởng và phát triển của cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.

- Đánh giá hiệu quả của biện pháp ghép chồi cải tạo giống cà phê vối

- Việc áp dụng kết quả của đề tài góp phần nhân rộng diện tích ứng dụng

biện pháp ghép chồi cải tạo giống cho cà phê vối Robusta vào sản xuất nhằm

tạo ra sản phẩm cà phê có năng suất và chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian

Trang 15

- Áp dụng kết quả của đề tài sẽ góp phần làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho nông dân trong vùng

1.4 Phạm vi điều tra

- Đề tài được thực hiện tại một số vùng chuyên canh cà phê thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Các nội dung điều tra được thực hiện trên các vườn cà phê vối

Robusta ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh.

Trang 16

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Đắk Lắk là tỉnh có quỹ đất đỏ bazan lớn nhất nước với diện tích trên 300.000 ha Đây là loại đất thích với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như

cà phê, tiêu, điều, dâu tằm Cho đến nay diện tích cà phê ở vùng này chiếm trên 35% diện tích cà phê của cả nước, tạo công ăn việc làm cho trên 300.000 người Tuy vậy phần lớn nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk vẫn đang sống trong tình trạng thiếu thốn, thu nhập thấp và thiếu ổn định do chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giống cà phê hiện nay đang được trồng tại Đắk Lắk chưa được chọn lọc, cải tiến

Cà phê vối là loại cây trồng thụ phấn chéo Do đó, cây con được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc từ những cây mẹ tốt không giữ nguyên được các đặc điểm di truyền của cây mẹ Kết quả là một vườn cà phê trồng bằng hạt rất đa dạng về kiểu hình cũng như về năng suất và chất lượng

Do kết quả lai tự nhiên nên có nhiều tổ hợp lai có nhiều đặc điểm di truyền tốt, đây là điều kiện thuận lợi trong công tác bình tuyển, chọn lọc giống Những cây mẹ ưu tú trong quần thể trồng bằng hạt trong sản xuất sẽ được đánh giá, bình tuyển và nhân giống bằng phương pháp vô tính để giữ nguyên các tính trạng tốt đã được chọn lọc

Biện pháp nhân giống vô tính đã được áp dụng rất phổ biến trong sản xuất cây ăn trái và các cây công nghiệp dài ngày trên thế giới nhưng ở Đắk Lắk tình trạng nhân giống bằng hạt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, trên 99% diện tích cà phê hiện có

Việc ghép chồi cải tạo giống cũ bằng các giống chọn lọc có năng suất,

Trang 17

chất lượng cao không những cho phép ngành cà phê duy trì được sản lượng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể giành một phần diện tích cà phê kém hiệu quả để phát triển các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.

2.2 Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam

Cà phê vối là loài được trồng phổ biến nhất chiếm gần 40% tổng diện tích

cà phê của thế giới và trên 30% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm [28].Các nước trồng nhiều cà phê vối gồm có Camơrun, Bờ Biển Ngà, Uganda, Madagascar, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Brazil, Việt Nam, , chiếm 90% diện tích cà phê vối trên thế giới [28]

Trong 10 năm từ 1990 đến 2000 tình hình sản xuất cà phê trên thế giới đã

có sự thay đổi lớn không những về tăng diện tích, sản lượng, mà đặc biệt là có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa hai nhóm cà phê chè và cà phê vối [32] Năm 1990 tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất khoảng 95 triệu bao (60kg/bao), trong đó cà phê chè là 67,3 triệu bao chiếm 70,1% và cà phê vối là 27,8 triệu bao chiếm 29,9% Đến tháng 9 năm 2001 tổng sản lượng cà phê của thế giới đã tăng lên tới 114,32 triệu bao, trong đó cà phê chè là 69,1 triệu bao chiếm 60,4% và cà phê vối là 45,23 triệu bao chiếm 39,6% Như vậy tổng sản lượng tăng lên trong vòng 10 năm qua chủ yếu là cà phê vối, trong đó đặc biệt là Brazil (từ 5,3 triệu bao năm 1990 lên 9,5 triệu bao năm 2001), sau đến Việt Nam (từ 1,068 triệu bao năm 1990 lên 13,95 triệu bao năm 2001 [32] và theo báo cáo của VICOFA trong bản tin ngày 30 tháng 10 năm 2007, dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2007/2008 dự đoán đạt 114 triệu bao loại 60kg

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các nước đang phát triển (chỉ sau dầu khí) và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới Tổng giá trị xuất khẩu cà

Trang 18

phê hằng năm trên thế giới biến động từ 6,7 - 10,5 tỷ USD, vượt xa 2 loại cây trồng cung cấp nước uống chính là ca cao và chè tương ứng là 3,3 và 2,6 tỷ USD Hiện nay có trên 70 nước trồng cà phê với diện tích 10.559.963 ha với năng suất bình quân là 7,3 tạ/ha và sản lượng hằng năm từ 6,0 - 6,7 triệu tấn Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng rất cao về diện tích cà phê vối, cũng như sản lượng cà phê trong vòng trên 15 năm trở lại đây Mặc dù cây cà phê đã được trồng cách đây trên 100 năm, nhưng do nhiều lý do khác nhau mãi đến năm 1975 diện tích cà phê của Việt Nam vẫn không đáng kể, chỉ có khoảng 13.400 ha [23] Sau 1975 với chủ trương của nhà nước diện tích cà phê có tăng nhanh, nhưng do nóng vội và không quan tâm đầy đủ đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết nên phần lớn sau đó bị hủy bỏ, riêng tỉnh Đắk Lắk đã phải thanh lý trên 5.000 ha Sau 1986 diện tích và sản lượng cà phê lại tăng lên không ngừng nhờ chính sách khuyến khích của nhà nước Theo VICOFA, sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ được thể hiện như sau:

+ Năm 1981 có 19.100 ha, sản lượng xuất khẩu 4.600 tấn

+ Năm 1985 có 46.600 ha, sản lượng xuất khẩu 23.500 tấn

+ Năm 1990 có 135.500 ha, sản lượng xuất khẩu 68.700 tấn

+ Năm 1995 có 205.000 ha, sản lượng xuất khẩu 222.900 tấn

+ Năm 2000 có 533.000 ha, sản lượng xuất khẩu 705.300 tấn

+ Năm 2005 có 491.400 ha, sản lượng xuất khẩu 800.608 tấn

+ Năm 2006 có 488.600 ha, sản lượng xuất khẩu 1.280.000 tấn (niên vụ)Việt Nam cũng được xếp vào nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới [25], năng suất bình quân đạt trên 1,5 tấn nhân/ha Tại các nước trồng cà phê vối mức năng suất trung bình 200 - 600 kg/ha trong hệ thống canh tác truyền thống

và trên 1 tấn/ha với giống chọn lọc và kỹ thuật canh tác mới Năng suất trung

Trang 19

bình đạt đỉnh cao 2-3 tấn/ha ở các trạm thực nghiệm trồng dòng vô tính chọn lọc với mật độ 1200 - 2000 cây/ha [47][58][61].

Ở Việt Nam cây cà phê vối phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên với diện tích đến năm 2000 là trên 411.039 ha, trong đó hầu hết là cà phê vối Trong các tỉnh Tây Nguyên thì Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn nhất trên 174.740 ha, chiếm trên 35% và chủ yếu là cà phê vối (99%) [8]

Sự tăng trưởng nhanh của ngành cà phê Việt Nam một mặt đã làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu của cà phê thế giới, mặt khác không đảm bảo được chất lượng

cà phê do thiếu công nghệ chế biến và kỹ thuật trồng trọt, đây là nguyên nhân làm cho giá cà phê hiện nay, nhất là 2001 – 2002, tụt xuống mức thấp nhất so với hàng chục năm qua

Vấn đề đặt ra là chúng ta phải bằng mọi cách làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thế giới Hiện nay tuy có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được nghiên cứu và áp dụng trong nghề trồng

cà phê như biện pháp giữ ẩm và cung cấp nước, tạo hình, mật độ trồng và khoảng cách trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhưng cần quan tâm nhất vẫn là vấn đề về chọn tạo và nhân giống, đặc biệt là áp dụng công nghệ ghép cải tạo các vườn cà phê cho năng suất thấp bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc

để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hạt cà phê thương phẩm

2.3 Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước

2.3.1 Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối

2.3.1.1 Nguồn gốc, phân loại

Chi Coffea thuộc họ Rubiacea, bộ Rubiales và có khoảng 100 loài khác

nhau Phần lớn các loài cà phê thường được trồng và có giá trị kinh tế là thuộc

nhóm Eucoffea K Schum, ngoài ra còn 3 nhóm khác: Paracoffea Miq,

Mascarocoffea Chev và Argocoffea Pierre (Auguste Chevalier) [53].

Trang 20

Nhóm Eucoffea được chia thành 5 nhóm phụ: Erytrocoffea, Pachycoffea,

Nacocoffea, Melanocoffea và Mozambicoffea Trong đó chỉ có 2 nhóm phụ đầu

là có hai loài cà phê quan trọng nhất Coffea arabica Line (cà phê chè) và

Coffea canephora Pierre (cà phê vối) đang được trồng phổ biến hiện nay.

Cà phê vối (Coffea canephora) có nguồn gốc trong các vùng rừng thấp ở

châu Phi nhiệt đới, được phát hiện vào cuối thế kỷ 19 và được đặt tên bởi nhà thực vật học người Pháp, Pierre,1897 [55]

Dựa theo các đặc điểm hình thái học và nông học, trong trồng trọt

Berthaud [53] đã chia loài Coffea canephora làm 2 giống:

- Coffea canephora var kouillou: thân mọc dạng bụi, cành cơ bản phân

nhiều cành thứ cấp và có xu hướng rũ xuống, lá dài và nhỏ, sớm ra hoa, quả, hạt nhỏ, chịu hạn khá được tìm thấy ở bờ Biển Ngà và Congo (Petit Indiene) Giống này ít có giá trị kinh tế vì năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh

- Coffea canephora var robusta: với đặc tính là cây sinh trưởng khỏe, thân

cây cao to, cành cơ bản khỏe, tán thưa, lá to, ít cành thứ cấp, lá và quả to, chín muộn, cho năng suất cao và có khả năng kháng bệnh khá nên đã được phát triển khá nhanh trong vòng 30 - 40 năm gần đây Nhược điểm chính là khả năng chịu hạn kém Giống này được tìm thấy ở Zaire và Bờ Biển Ngà

Ở Việt Nam có trên 95% diện tích cà phê được trồng bằng giống cà phê này

và được gọi là giống cà phê vối, riêng tại Đắk Lắk tỷ lệ này chiếm trên 99%

Cà phê vối với đặc điểm thụ phấn chéo nên quần thể rất đa dạng về hình thái nếu được nhân giống bằng hạt

Cà phê vối là nguyên liệu chính để sản xuất cà phê hòa tan và hiện nay chiếm gần 40% sản lượng cà phê trên thế giới

2.3.1.2 Đặc tính di truyền và các phương pháp nhân giống cà phê vối

Trang 21

Số nhiễm sắc thể của họ Rubiacea là x=11 Loài C canephora là nhị bội

(2n=22) và hoàn toàn không có khả năng tự thụ phấn do tính tự không hợp [37][17]

Devreux và ctv [59] cho rằng tính tự bất hợp của cà phê vối là theo kiểu giao tử (gametophyte), còn Berthaud [53] đã chứng minh tính tự bất hợp được kiểm soát bởi chuỗi alen tại locus S Tính tự bất hợp nghiêm ngặt của cà phê vối

có ảnh hưởng trực tiếp lên cấu trúc di truyền của các đời con và là nhân tố quyết định việc chọn lựa sơ đồ, chiến lược chọn tạo giống

Cũng giống như nhiều loại cây trồng khác, đối với cà phê vối người ta có thể sử dụng 2 phương pháp nhân giống: phương pháp hữu tính và phương pháp

vô tính

* Phương pháp hữu tính: là phương pháp nhân giống bằng hạt, hiện đang được sử dụng phổ biến Phương pháp này ngoài mục đích dùng để nhân nhanh diện tích cà phê sản xuất đại trà, nó còn giúp tạo ra các cây đầu dòng tốt qua con đường lai tạo, cung cấp hạt giống chọn lọc Các nhà chọn giống cà phê vối ban đầu chú trọng chọn lọc theo con đường hữu tính dựa trên việc chọn bố mẹ:

- Chọn bố mẹ theo kiểu hình trong điều kiện để thụ phấn tự do và đánh giá đời con Cách này chỉ có hiệu quả đối với tính trạng đơn gen hoặc có tính di truyền cao Trung bình và phương sai của đời con do thụ phấn tự do không ổn định khiến cho chọn lọc theo kiểu hình kém hiệu quả

- Chọn bố mẹ dựa trên biểu hiện kiểu gen thông qua ước lượng khả năng phối hợp từ các đời con do thụ phấn có kiểm soát dưới hình thức lai dialen

Chiến lược lai tạo cà phê vối Robusta có thể khai thác tiềm năng làm gia

tăng năng suất do sự lai tạo các quần thể phân biệt rõ ràng của Guinean Con lai thường khỏe mạnh và cho năng suất cao (Berthaud, 1980) [55] Tuy nhiên bản chất dị hợp của bố mẹ gây biến thiên năng suất cá thể trong đời con cao, nên các

Trang 22

nhà chọn giống ít đánh giá cao giống tổng hợp và giống lai Tiềm năng năng suất trung bình của đời con luôn thấp hơn dòng vô tính được chọn từ chính đời con

đó Ở Bờ Biển Ngà, năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ bằng khoảng 60% các dòng vô tính chọn lọc hiện có và các con lai tốt nhất cũng mới có thể đạt được 75% năng suất [37] Tại Madagascar và Camơrun các giống lai tốt nhất mới có thể đạt 75 - 100% năng suất dòng vô tính làm đối chứng Nhìn chung, năng suất của các cây đầu dòng luôn luôn cao hơn cây trồng bằng hạt nên chọn lọc hữu tính thực sự chưa có kết quả rõ rệt Chỉ những con lai gần đây từ nhị hóa cây đơn bội mới có thể thực sự là gọi là con lai F1 [42] Tại Bờ Biển Ngà cây lai đầu tiên giữa các dòng đơn bội kép được trồng từ năm 1985, sinh trưởng khá đồng đều , gần như cây vô tính Một số tổ hợp lai từ các thể đơn bội kép ở Bờ Biển Ngà đã thể hiện ưu thế lai và cho năng suất ngang với dòng

vô tính [13]

Trong thực tế, ở Châu Á và một số nước ở Châu Phi phát triển cà phê vối chủ yếu vẫn là giống tổng hợp, giống lai, hạt giống chọn lọc hàng loạt Vì nhân giống bằng hạt dễ thực hiện, giá thành thấp, vườn cây lại mang tính đa dạng, đảm bảo tính bền vững [14], tuy nhiên vườn cây luôn xuất hiện một tỷ lệ cây xấu 10 - 15% [16] Việc ghép cải tạo bằng cách dùng các dòng chọn lọc là một biện pháp tối ưu để khắc phục nhược điểm này [13]

* Phương pháp vô tính: cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên việc chọn lọc hàng loạt ít mang lại hiệu quả để cải thiện giống, nhất là các tính trạng do nhiều kiểu gen kiểm soát như năng suất, cỡ hạt, tính kháng bệnh gỉ sắt Việc cải thiện bằng con đường vô tính là con đường duy nhất cho kết quả nhanh, đảm bảo được các đặc tính chọn lọc [48] Nhân vô tính đối với cà phê người ta thường dùng các biện pháp sau:

- Ghép: với cà phê vối đã thử nghiệm nhiều kiểu ghép và kết quả rất biến

Trang 23

thiên Mặc dù các cá thể được tinh dòng hóa thì đồng nhất về di truyền, nhưng sinh trưởng của cây ghép cũng chịu ảnh hưởng phần nào của gốc ghép do sức sống của gốc ghép hoặc do phản ứng không hợp trong tổ hợp ghép, sự không hợp nhau giữa các loài cũng có thể xảy ra Tại Inđônêxia và Madagascar ghép được sử dụng để phục hồi các vườn cà phê già cỗi Gốc ghép có tính kháng rất được ưa chuộng ở những nơi trồng cà phê có dịch bệnh hại rễ như ở Guatemala

và gần đây ở cả Costa Rica, Colombia, Brazil [38][47] Trong nghiên cứu giống, ghép dùng để rút ngắn chu kỳ chọn lọc và lưu giữ cây trong tập đoàn [53][54]

- Giâm cành: cây cà phê vối tương đối dễ giâm cành, tỷ lệ thành công cao với nguyên liệu thu trên chồi vượt từ vườn nhân chồi Phần lớn các quốc gia trồng cà phê vối đều có nghiên cứu ứng dụng và đưa ra quy trình phù hợp với điều kiện địa phương nhất là tại Châu Phi [58][61] Trong thập kỷ 60 và 70, Bờ Biển Ngà và Mandagascar đã công nghiệp hóa giâm cành tại các trung tâm có khả năng sản xuất 1 triệu cây/năm, tỷ lệ thành công khoảng 60% [47] Tại Việt Nam quy trình giâm cành áp dụng tại Viện nghiên cứu cà phê nay là Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cũng đạt kết quả tương tự [11] Tuy nhiên cây cành giâm khá nhạy cảm với môi trường bất thuận, nhất là đối với tình trạng thiếu nước trong mùa khô [38] Vật liệu cành giâm này chỉ nên áp dụng ở những vùng trồng thuận lợi về nước tưới và có khả năng thâm canh cao

- Nuôi cấy invitro: cây cà phê, đặc biệt là cà phê vối, sinh sản tốt trong điều kiện nuôi cấy invitro Ngay từ 1970 đã có công trình nghiên cứu đầu tiên của Starisky [52] tại Hà Lan về sự hình thành thể phôi từ mô sẹo Nuôi cấy cành nhỏ hoặc ngọn chồi thì dễ làm nhưng tốc độ nhân chậm [48] Cấy mô lá, lóng, đốt và cấy sẹo trong môi trường lỏng hoặc đặc, tạo ra phôi vô tính với tốc độ nhân nhanh, cho phép sản xuất theo lối công nghiệp Gần đây hướng nghiên cứu tạo cây từ gây soma tần số cao được nhiều tác giả chú ý và bước đầu có kết quả [43][45] Ngược lại, nuôi cấy tế bào đơn và tế bào trần chưa tỏ ra hữu ích đối với

Trang 24

cây cà phê [49] Biến dị soma trong nuôi cấy invitro khi trồng ngoài đồng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ nên chưa khuyến cáo trồng rộng rãi Tại Việt Nam các công trình tiên phong của Nguyễn Văn Uyển và Nguyễn Thị Quỳnh đã cho những chỉ dẫn tốt và có tính khả thi cao Các phương pháp nhân vô tính invitro cho cà phê chè lẫn cà phê vối đang được áp dụng tại Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam nhằm hỗ trợ việc nhân nhanh một số kiểu gen có giá trị Đối với cà phê vối cũng như các loài cà phê khác, tạo cây đơn bội để phục vụ trong lai tạo nhờ kỹ thuật nuôi cấy invitro bao phấn, tiểu bào tử hoặc noãn chưa thực sự thành công vì chưa thể tái sinh cây hoàn chỉnh có sức sống, nhưng đây là hướng có triển vọng đang được tiếp tục nghiên cứu [44] Còn thực tế hiện nay thì việc ghép chồi thay thế vẫn là con đường thay giống đã cho kết quả tốt hơn nhiều so với việc giâm cành Bởi vì trong điều kiện Tây Nguyên mùa khô kéo dài đến 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) và lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm trung bình 10% lượng mưa cả năm, trong khi đó bộ rễ của cà phê giâm cành chủ yếu phát triển các rễ ngang mà không có rễ cọc, cây thường bị thiếu nước trong mùa khô nên phát triển kém

2.3.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối

2.3.2.1 Đặc điểm thực vật học

+ Thân và bộ rễ của cây cà phê vối: trong điều kiện tự nhiên thân cao từ 8 -

12 m tuy vậy trong thực tế sản xuất người ta hãm ngọn, thường để cao tối đa 2,0

- 2,2 m Cây có 3 loại rễ: rễ cọc, rễ trụ và rễ con Sự phát triển của bộ rễ cà phê chủ yếu phụ thuộc vào độ dày tầng đất, độ xốp đất canh tác, giống cà phê, chế độ bón phân tưới nước và chế độ canh tác [26]

+ Cành và lá cà phê: bao gồm cành cơ bản (cành cấp 1) và cành thứ cấp Trong điều kiện chăm sóc tốt, các cành cơ bản của cây cà phê bắt đầu xuất hiện sau trồng 20 - 40 ngày Cây cà phê vối một năm tuổi có khoảng 10 - 12 cặp cành

Trang 25

cơ bản, có phiến lá to, hình bầu hoặc hình mũi mác, có màu xanh sáng hoặc đậm, đuôi lá nhọn, mép lá thường gợn sóng, chiều rộng từ 10 - 15 cm, dài từ 20 -

30 cm Tuổi thọ của lá cà phê vối từ 7 - 10 tháng Cành và lá có tương quan chặt với năng suất cà phê Các nghiên cứu đã chứng tỏ rằng chính lá, cành và thân cà phê là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng để tạo hoa và nuôi dưỡng sự phát triển của quả Đây chính là một yếu tố cần quan tâm trong quá trình chăm sóc cây cà phê

để đạt năng suất cao [26]

+ Hoa và quả cà phê: cây cà phê trồng bằng hạt sẽ bắt đầu ra hoa vào năm thứ 3 sau trồng Hoa cà phê vối mọc trên nách lá ở các cành ngang thành từng cụm từ 1 - 5 cụm, mỗi cụm từ 1 - 5 hoa Tràng hoa màu trắng lúc nở có mùi thơm như hoa nhài Hoa cà phê vối nói chung chỉ phát triển trên những đoạn cành tơ được hình thành từ những năm trước và rất hiếm khi ra hoa lại trên các đốt đã mang quả trước đây Cây cà phê vối là cây tự bất hợp, tức là không có khả năng tự thụ phấn, do vậy trong điều kiện cây mọc hoang dại, cũng như các vườn được trồng bằng hạt có rất nhiều dạng hình khác nhau và cũng chính vì thế nên việc phân loại thực vật đối với cây cà phê vối hết sức khó khăn Sau khi hoa đã được thụ phấn, quả phát triển khá nhanh Quả cà phê vối có thời gian sinh trưởng

9 - 11 tháng Cà phê càng nhiều quả, dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này thường kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng, cần phải bón phân kịp thời và đầy đủ, đặc biệt là trong giai đoạn quả hình thành và phát triển nhằm hạn chế tỷ lệ rụng quả, tăng năng suất và chất lượng cà phê [26][28]

2.3.2.2 Yêu cầu sinh thái

Cây cà phê vối cần khoảng nhiệt độ thích hợp là 24 - 300C, thích hợp nhất

24 - 260C, ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm, ẩm độ không khí trên 80%, lượng mưa yêu cầu hàng năm 1.500 – 2.000 mm và phân bố đều trong khoảng 9 tháng Cà phê vối ưa ánh sáng dồi dào nên thích hợp trồng ở những có độ cao

Trang 26

dưới 800m so với mặt biển Đất trồng cà phê đòi hỏi phải có tầng đất dày trên 0,7 m, tơi xốp, có khả năng thoát nước và giữ ẩm tốt, thành phần cơ giới từ trung bình đến hơi nặng Về hóa tính cây cà phê có thể trồng trên đất độ pHKCl từ 4,5 - 6,5, song thích hợp nhất là từ 4,5 - 5,0, hàm lượng mùn trên 3% Đất giàu mùn và giàu dinh dưỡng thì cà phê sinh trưởng phát triển thuận lợi Tuy nhiên đất có dinh dưỡng trung bình nhưng biết áp dụng các biện pháp thâm canh phù hợp thì cà phê vẫn có khả năng cho năng suất cao [26][29].

2.3.3 Các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê

Đối với cà phê vối các mục tiêu chọn lọc chủ yếu là năng suất cao và cải thiện cỡ hạt Các mục tiêu kết hợp thêm là tính thích nghi với môi trường, chống chịu sâu bệnh Do quá coi trọng năng suất, sản lượng và do mục đích sử dụng chủ yếu để chế biến cà phê hòa tan hoặc đấu trộn với cà phê chè nên chất lượng nước uống của cà phê Robusta ít được chú ý Tuy vậy chỉ số các tiêu chuẩn chọn lọc luôn được nâng dần theo thời gian nhất là kích cỡ hạt Trong chọn tạo giống cần phải lai tạo và sự di truyền của những tính trạng cần được cải thiện luôn là chiến lược hợp lý Hiện nay so với cà phê chè, cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: việc tạo ra giống cà phê có năng suất cao là tiêu chuẩn hàng đầu Năng suất của cà phê phụ thuộc vào năng suất trung bình của cây và số cây trên ha Các phương pháp canh tác cà phê rất khác nhau và phức tạp Việc chọn tạo giống cà phê vối thường tiến hành trong

hệ thống canh tác tiêu chuẩn hóa, hiện nay các trạm nghiên cứu ở Châu Phi áp dụng hệ canh tác tiêu chuẩn như sau:

+ Mật độ trồng 1.300-2.000 cây/ha

+ Tạo hình đa thân, cứ 4-6 năm cưa đốn một lần

+ Trồng không che bóng và có bón phân khoáng

Trang 27

Tại Việt Nam giống cà phê vối được đánh giá trong hệ thống canh tác có vài đặc điểm chính như:

+ Mật độ trồng 1.111-1.333 cây/ha

+ Tạo hình đơn thân, hãm ngọn cao 1,3-1,4 m

+ Có tưới nước và bón phân khoáng

Năng suất từng cây cà phê phụ thuộc vào cấu trúc cây, khả năng sinh trưởng và sinh sản Vì vậy khi phân tích thấu đáo các yếu tố cấu thành năng suất phải kể đến thành phần sinh trưởng của cây cà phê (chiều cao cây, đường kính thân, độ dài cành cơ bản và của lóng, ), cũng như các thành phần năng suất (số đốt mang quả, số quả trên đốt, tỷ lệ hạt tròn và hạt lép, tỷ lệ tươi nhân, cỡ hạt Đối với cà phê vối chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về di truyền số lượng của các yếu tố cấu thành năng suất như Walyaro đã nghiên cứu đối với cà phê chè [9]

De Reffye và Snoeck đã phát triển các mô hình toán về năng suất cho thấy chỉ số sinh sản đóng góp chính vào năng suất cây là số quả tối đa trên đốt Số quả tối đa này liên quan trực tiếp với: trung bình số hoa trên đốt, tỷ lệ noãn thành hạt, số quả tối đa trên cụm quả (liên quan đến cỡ hạt, dạng quả, chiều dài cuống quả)

- Sự ổn định năng suất: Cà phê là cây lâu năm, các kiểu gen cần phải ít biến thiên về năng suất hàng năm và thích ứng tốt với các điều kiện trồng trọt khác nhau Năng suất hàng năm có tương quan chặt giữa các năm và với năng suất tích lũy trong giai đoạn 5,10 và thậm chí 15 năm, hệ số tương quan giữa năng suất tích lũy của 4 năm với của 5 hoặc 6 năm thường trên 0,9 nên không cần theo dõi qua năng suất quá 4 vụ [63] Do đó, có thể chọn lọc về năng suất chỉ sau 3-4 vụ thu hoạch và chu kỳ chọn lọc có thể chỉ cần 6-7 năm

- Tính kháng sâu bệnh: so với cà phê chè, các nghiên cứu về tính kháng do

Trang 28

di truyền ở cà phê vối còn rất hạn chế, nhất là đối với bệnh nấm và côn trùng Tuy nhiên trong chọn tạo và nhân giống hiện nay người ta thường chú ý nhất tới

+ Tính kháng bệnh gỉ sắt: bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix) xuất hiện chủ

yếu trên lá cà phê vối Biểu hiện nhiễm bệnh rất khác nhau theo từng cây và điều kiện môi trường Từ các tập đoàn cà phê hoang dại ở Bờ Biển Ngà, [53] cho biết

tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao (73%), trừ một quần thể hầu như kháng hoàn toàn (RAII) Cà phê Nana từ Cộng Hòa Trung Phi tỏ ra ít bị nhiễm (10%) số cây Robusta chịu bệnh rỉ sắt hơn Kouillou Nghiên cứu bệnh gỉ sắt trên cà phê vối vùng Tây Nguyên [10][13] cho những nhận xét: Vườn trồng bằng hạt có tỷ lệ cây bệnh 35 - 75%, trong đó 10 - 20% cây nhiễm bệnh nặng Mức độ nhiễm bệnh rất khác nhau giữa các cá thể trong cùng một quần thể vườn thể hiện tính kháng ngang Có 3 dạng nhiễm bệnh chia theo diễn biến mức độ bệnh trong năm Dạng phổ biến nhất chiếm 70% tổng số cây bệnh là bệnh phát sinh từ tháng

6, phát triển mạnh từ tháng 11 và đạt đỉnh cao vào tháng 11 - 12 với tỷ lệ lá bệnh trung bình 80% và chỉ số bệnh 2 - 15% Chỉ số bệnh 7% bắt đầu làm giảm năng suất và được coi như ngưỡng gây hại Các kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, bón phân, tạo hình không hạn chế được sự phát triển của bệnh Sử dụng giống kháng là biện pháp tốt nhất

Di truyền học của tính kháng gỉ sắt trên cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều Tính kháng có lẽ là do nhiều gen Berthaud và Lourd nhận thấy trong các đời con do lai nhân tạo tỷ lệ cây kháng khi lây nhiễm bệnh biến thiên trong phạm

vi 20 - 66% [55] Các kết quả sơ bộ từ nghiên cứu tính kháng trên cây cà phê vối đơn bội kép phần nào chứng minh giả thuyết tính kháng đa gen là có cơ sở, đa số đời con mẫn cảm bệnh, ngoại trừ dòng vô tính IF 149 cho đời con phần lớn có tính kháng

+ Bệnh phá hoại mạch dẫn, gây tổn thương rễ: Bệnh này do nấm Fusarium

Trang 29

xylaroides gây ra và đã tàn phá các vườn cà phê Châu Phi giữa các năm 1930 và

1950, khởi phát nặng trên cà phê Mít ở Trung Phi rồi lan sang Tây Phi trên cà phê C abeokutae Cramer và C canephora Dạng Kouillou bị thiệt hại đáng kể, còn Robusta tỏ ra kháng cao hơn [27] Những cây kháng được chọn lọc để cung cấp vật liệu chọn tạo giống

Tại Việt Nam hiện nay bệnh thối rễ do tuyến trùng đang được quan tâm và một trong những giải pháp lâu dài vẫn là chọn lọc giống kháng tuyến trùng gây bệnh thối rễ [5]

+ Các loại bệnh và sâu hại khác ít quan trọng trên cà phê vối nên hiếm thấy các nghiên cứu về tính kháng

- Cải thiện chất lượng cà phê: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cà phê nhân thường bao gồm: cỡ hạt, hàm lượng caffein và chất lượng cà phê tách Nhưng do các thành phần chất lượng rất phức tạp và đa dạng khó cải thiện, hơn nữa ở Việt Nam những phân tích hóa học và đánh giá về chất lượng cà phê tách còn nhiều hạn chế nên trong chọn lọc đối với cà phê vối thường chỉ chú ý đến cỡ hạt Cỡ hạt cà phê vối trung bình đạt 12 - 15 g/100 hạt, dạng tròn và màu nâu nhạt Cỡ hạt được phân cấp theo khối lượng 100 hạt ở độ ẩm 12 - 13%, khối lượng hoặc theo% hạt được giữ lại trên sàng có các cỡ lỗ theo quy ước Giữa các kiểu gen có

sự khác nhau lớn về khối lượng 100 hạt (5- 25 g/100hạt) và có thể di truyền được Ngưỡng chọn lọc cho phép chọn lọc những cây có hạt to trên 16 - 18g/100 hạt hoặc 80% hạt cấp 1 được giữ lại trên sàng số 16 có đường kính lỗ tròn là 6,3

mm và nên được nghiên cứu lặp lại ít nhất 2 năm [5] Cỡ hạt chịu ảnh hưởng rõ của thiếu nước trong thời kỳ quả tăng nhanh thể tích, do đó, cùng một dòng vô tính nhưng nếu trồng trong các tập đoàn ở bờ biển Ngà chịu thời kỳ khô hạn dài thì hạt nhỏ hơn từ 3-5 g/100 hạt so với tại Madagascar [27] Tưới nước trong thời kỳ khô hạn phần nào làm giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng nước trên

Trang 30

2.3.4 Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.4.1 Trên thế giới

- Các nước trồng cà phê vối đã và đang tạo ra các giống tổng hợp và giống lai như sau:

+ Ấn Độ: Sử dụng 2 đời con của các cây mẹ S270 và S274

+ Camơrun một số con lai đang được khảo nghiệm

+ Bờ Biển Ngà: có 10 con lai

+ Madagascar: có 6 con lai

+ Inđônêxia: sử dụng 4 con lai

Mức năng suất thí nghiệm của các giống này dao động trong khoảng 1-3 tấn nhân/ha, tùy theo điều kiện chăm sóc và cơ cấu giống Tuy nhiên, bản chất dị hợp của bố mẹ gây biến thiên lớn trong đời con, như đã thấy rõ ở các vườn kinh

Trang 31

doanh Phân tích từng cây ở các đời con hữu tính mọc từ hạt cho thấy rằng 1/4 số cây cho năng suất cao nhất chiếm hơn 1/2 tổng sản lượng [29][31] Do tính biến thiên năng suất cá thể luôn cao trong đời con nên các nhà chọn giống ít chú ý đến giống tổng hợp và giống lai Năng suất trung bình của các đời con luôn thấp hơn các dòng vô tính chọn ra từ chính đời con đó Tại bờ Biển Ngà, Capot đã nêu rõ năng suất trung bình của giống tổng hợp và giống lai chỉ bằng 60% của các dòng vô tính chọn lọc [58] Các giống lai tốt nhất mới có thể đạt 75% [55] hay 100% [41] dòng vô tính làm đối chứng.

- Cây cà phê vối có tính tự bất hợp nên chon lọc vô tính thể hiện rõ tính hiệu quả Trong những năm 1960 các nhà chọn giống cà phê vối đã hết sức cố gắng tìm những cây tốt ở các vườn kinh doanh và tập đoàn Thông qua chọn lọc bằng mắt, tỷ lệ chọn lọc vào khoảng 1/1000 Sau đó vài trăm cây tạm tuyển được nhân vô tính đưa vào các thí nghiệm so sánh để chọn tiếp những cây tốt nhất Bên cạnh đó chọn dòng vô tính mới còn tiến hành trong các đời con lai có kiểm soát, đánh giá cá thể chính xác hơn, tỷ lệ chọn thành công khoảng 1% Trước khi đưa ra sản xuất, luôn phải xác định được tính thích ứng của mỗi dòng vô tính Các kết quả chọn dòng vô tính rất hấp dẫn và tiến bộ [27]:

+ Bờ Biển Ngà: 7 dòng vô tính năng suất 1,7 - 3,3 tấn/ha

+ Cộng Hòa Trung Phi: 10 dòng vô tính năng suất >2 tấn nhân/ha

+ Camơrun: 9 dòng vô tính năng suất >2 tấn nhân/ha

+ Madagascar: 8 dòng vô tính năng suất 2-3 tấn nhân/ha

+ Uganda: 10 dòng vô tính năng suất 2,3 - 3,5 tấn nhân/ha

+ Togo: 5 dòng vô tính năng suất 2,1 - 3 tấn nhân/ha

Tại hầu hết các nước Châu Phi dòng vô tính được nhân dưới dạng cây giâm cành dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của các Sở khuyến nông Inđônêxia sử dụng dòng vô tính để ghép thay tán cho các vườn cây trồng bằng hạt

Trang 32

- Trong hai thập kỷ 1960 và 1970, Capot J bằng phương pháp lai khác loài giữa cà phê chè và cà phê vối tứ bội đã tạo ra con lai khác loài C arabusta có chất lượng ngon hơn cà phê Robusta [56][57], nhưng con lai này hoàn toàn không đáp ứng được sự mong đợi do độ hữu thụ kém và khá mẫn cảm với các loại ký sinh [24] Nhiều quốc gia rất quan tâm đến con lai khác loài giữa cà phê trồng trọt và hoang dại nhằm đưa các tính trạng độc đáo vào giống trồng trọt (tính chịu hạn, tính kháng bệnh, tính kháng tuyến trùng ) như Brazil Colombia, Madagascar , Ấn Độ [50], Kenya[48] Từ các con lai khác loài tốt tiến hành chọn lọc vô tính đã tạo ra các dòng vô tính có năng suất cao giữ nguyên được tính trạng tốt của con lai, chẳng hạn từ con lai tốt Congusta tại Madagascar đã tạo được các dòng vô tính có năng suất cao

tương đương C canephora

- Hiện nay tại bờ Biển Ngà đã và đang tạo ra được một số con lai F1 thực

sự đồng nhất trong chương trình chọn lọc hồi quy từ những cây đơn bội kép của

C canephora [21] Kết quả cho thấy các cây lai đầu tiên được trồng từ 1985,

sinh trưởng khá đồng đều, gần như cây nhân vô tính Thông báo của Lashermes, Charier & Couturon cho biết ưu thế lai có thể hiện, một số tổ hợp lai cho năng suất ngang với dòng vô tính [43]

2.3.4.2 Ở Việt Nam

Cây cà phê vối đã có ở Việt Nam từ thời Pháp thuộc [15] tại trại Phú Hộ (Phú Thọ), chỉ trồng thuần cà phê Robusta và Kouillou nhưng không nghiên cứu chọn lọc

Trong những năm 1960 - 1964 trạm nghiên cứu Tây Hiếu đã bình tuyển cây đầu dòng cà phê vối năng suất cao và cũng đã tiến hành nhiều thí nghiệm giâm cành, ghép nhưng sau đó công trình không được tiếp tục, chỉ đạt được những kết quả nhất định trong phạm vi nghiên cứu [5]

Tuy cà phê vối được trồng khá lâu nhưng không có công trình nghiên

Trang 33

cứu về chọn lọc giống cũng như lĩnh vực khác Sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, từ 1980 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu công việc tuyển cây đầu dòng ở các vườn có sẵn trong sản xuất Đến năm 1985 triển khai các thí nghiệm khảo sát tập đoàn và so sánh dòng vô tính, mở đầu cho công tác chọn tạo giống giai đoạn 1.

Trong giai đoạn 1 tiêu chuẩn chọn lọc chú trọng về năng suất, kích cỡ hạt trung bình, khối lượng 100 nhân >13 g và tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm) >40% [4] và giai đoạn đó tình hình bệnh rỉ sắt hầu như không đáng kể đối với cây cà phê vối

Năm 1990 - 1995 tiếp tục triển khai các thí nghiệm khu vực hóa và đã đưa

ra sản xuất những dòng vô tính chọn lọc dựa trên những tiêu chuẩn và ngưỡng chọn lọc cụ thể như sau:

+ Năng suất: trong tập đoàn chọn các dòng cho năng suất cao trên trung bình + s (độ lệch chuẩn) ở các thí nghiệm so sánh giống, chọn các dòng có năng suất cao hơn đối chứng có ý nghĩa Đối chứng được dùng chung cho các thí nghiệm là hỗn hợp cây thực sinh của cây mẹ và có bản chất tương tự như vật liệu trồng trong sản xuất đại trà Năng suất phải được theo dõi ít nhất 4 năm liền và các dòng có năng suất cao thường phải có tính ổn định 2 - 3 vụ

Những dòng năng suất cao được chọn tiếp theo các tiêu chuẩn sau:

+ Cỡ hạt: sử dụng số liệu trung bình của 2 mẫu trong 2 vụ Các chỉ tiêu cỡ hạt được tính từ mẫu 300g cà phê nhân (khoảng 1,5 kg quả chín) Dòng vô tính được chọn cỡ hạt trung bình trở lên: khối lượng 100 nhân > 13g (A0 = 13%) và

tỷ lệ hạt trên sàng 6,3 mm trên 40% Dòng vô tính khu vực hóa có khối lượng

100 nhân >14g và hạt trên sàng 6,3 mm >50% Kể từ 1994 các dòng chọn lọc phải có khối lượng100 nhân >16g và hạt trên sàng 6,3 mm >70%

+ Tỷ lệ quả tươi/nhân: dưới 4,5 (theo khối lượng)

+ Bệnh rỉ sắt: chỉ số bệnh (CSB) dưới 2%, không gây rụng lá và không

Trang 34

gây ảnh hưởng tới năng suất.

+ Kiểu hình: tán gọn, cành khỏe, phân cành thứ cấp vừa phải, chùm quả sai

Các dòng vô tính cà phê vối chọn lọc [5] được công nhận giống quốc gia của Việt Nam đạt các chỉ tiêu trên nền canh tác bình thường như sau:

* 16/21: Năng suất 2,81- 4,1 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,2 - 4,4; trọng lượng 100 nhân 14,1-14,2 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 44,4 - 48,6%; CSB rỉ sắt 0,07 - 0,2%

* 04/55: Năng suất 2,85-5,92 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,0-4,2; trọng lượng 100 nhân 15,2-15,7 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 58,6-68,3%; CSB rỉ sắt 0,3-0,9%

* 01/20: Năng suất 2,9-3,75 tấn nhân/ha/vụ; tươi/nhân 4,3-4,4; trọng lượng 100 nhân 14,5-14,6 g; tỷ lệ trên sàng 6,3 mm đạt 46,3-50,4%; CSB rỉ sắt 0,2-0.,48%

Nếu trên nền thâm canh cao các dòng vô tính trên cho năng suất rất thuyết phục Các diện tích được trồng từ năm 1995 - 1997 cho thấy: đạt trên 3,5 tấn nhân/ha (16/21), trên 3,7 tấn nhân/ha (04/55), trên 3,4 tấn (01/20)

Từ 1994 - 1995 Viện nghiên cứu cà phê bắt đầu giai đoạn 2, chương trình thu thập vật liệu khởi đầu theo hướng cải thiện kích cỡ hạt cà phê thương phẩm

để nâng cao chất lượng cà phê vối Việt Nam [4]

Từ 1995-1998 triển khai khảo sát tập đoàn và so sánh dòng vô tính, đồng thời triển khai các thí nghiệm so sánh các đời con thụ phấn tự do

Từ 1998 đến nay triển khai các thí nghiệm khu vực hóa, tiếp tục theo dõi để sớm đưa ra sản xuất những dòng vô tính chọn lọc, lập vườn sản xuất hạt đa dòng.Hiện có trên 10 dòng vô tính có triển vọng đã được chọn lọc và đang khu vực hóa như: TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR11, TR12, TR13 ngoài khả năng cho năng suất cao (trung bình trên 3 tấn nhân/ha), còn có cỡ hạt

Trang 35

cải thiện rõ rệt, khối lượng 100 nhân trung bình đạt 19,08 g; tỷ lệ trên sàng 6,3

mm đạt 77,73%, tỷ lệ quả tươi/nhân 4,5, kháng rỉ sắt cao (CSB trung bình 0,49%) Đây là nguồn giống để có thể phục vụ cho công tác cải thiện giống nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cà phê vối ở Đắk Lắk Đặc biệt các dòng

vô tính này có đầy đủ các dòng chín sớm, chín trung bình và chín muộn, do đó rất thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu giống để có thể rải vụ

2.3.5 Các nghiên cứu ghép cà phê trên thế giới và trong nước

2.3.5.1 Các nghiên cứu về ghép cà phê trên thế giới

Các vườn cà phê sau một thời gian dài khai thác (20 - 30 năm hoặc trên

30 năm), cây cà phê bước vào thời kỳ già cỗi, các cành bên dưới bị rụng dần làm cho tán cây có hình tán dù, năng suất giảm rõ rệt (30 - 40%), khai thác không có hiệu quả, do đó cần phải tiến hành cưa đốn phục hồi, nhằm làm trẻ hóa bộ phận khí sinh, tạo nhiều cành tơ sung sức, tiếp tục cho nhiều hoa quả

Có nhiều công trình nghiên cứu về cây cà phê nhưng nói chung những nghiên cứu về các biện pháp cưa đốn phục hồi là rất ít Jilma (1988)[42] cho rằng: cưa

là một biện pháp kỹ thuật cần thiết phải được thực hiện để phục hồi các vườn

cà phê già cỗi Theo tác giả có ba phương pháp cưa, đó là các phương pháp: cưa hoàn toàn, cưa luân phiên (cưa xen kẽ hàng) và cưa từng phần (cưa tỉa) Phương pháp thứ nhất là cưa hoàn toàn Cưa hoàn toàn là cưa tất cả các thân trên gốc ở độ cao 30 cm (tính từ mặt đất), sau khi cưa sẽ phát sinh nhiều chồi vượt Ta rong tỉa định kỳ mỗi tháng một lần để loại bỏ hết các chồi mọc yếu, mọc không đúng chỗ (sát mặt đất hoặc sát mặt cưa phía trên dễ bị gãy) Cuối cùng chỉ để lại 2 - 3 chồi khỏe cho tiếp tục sinh trưởng phát triển Tùy theo khoảng cách trồng ban đầu, nếu khoảng cách cây trên 2 m thì để lại ba chồi, dày hơn thì chỉ để lại hai chồi Ưu điểm của phương pháp này là đỡ tốn công lao động nhưng chồi mọc tái sinh kém

Trang 36

Ngoài ra còn có cách cưa thứ hai là cưa luân phiên hoặc cưa xen kẽ hàng, nghĩa là vườn cà phê sẽ được chia 4 - 5 phần, sau đó hàng năm sẽ thực hiện cưa luân phiên từng phần hoặc xen kẽ các hàng Nếu đa số cây trong vườn không còn khả năng khai thác thì có thể cưa dứt điểm trong 1 - 2 năm Ưu điểm

là đỡ mất trắng sản lượng cùng một lúc nhưng tốn công và đặc biệt gặp rất nhiều khó khăn trong việc dọn cây, các chồi non mới mọc dễ bị làm gãy

Cách thứ ba là cưa từng phần hay cưa tỉa Đây là cách nhằm loại bỏ các thân già đã cho nhiều quả qua nhiều vụ, chỉ giữ lại 1 - 2 thân trẻ nhất (chồi hút nhựa), khi chồi mọc tái sinh cho quả thì cưa bỏ chồi hút nhựa Như vậy, người nông dân có thể có thu hoạch thêm 1 vụ trên chồi được giữ lại trước đây Phương pháp này cũng có nhiều ưu, nhược điểm như phương pháp cưa luân phiên và thường được áp dụng cho những vườn cà phê nuôi đa thân không hãm ngọn

Bouharmont P [39] đã điều tra, nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp cưa khác nhau đến sinh trưởng, năng suất cà phê cưa đốn phục hồi Ông kết luận: áp dụng biện pháp cưa hoàn toàn sẽ làm mất đi một sản lượng lớn Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập một biện pháp cưa thích hợp tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, nhằm đảm bảo sản lượng vườn cây không bị gián đoạn trong thời gian 1 - 2 năm; đối với kỹ thuật cưa từng phần thì chồi tái sinh tăng trưởng nhanh nhưng vống và yếu

Ghép đã được áp dụng từ khá lâu trên cây cà phê Ngay từ năm 1888 nhà làm vườn ở Java (G van Riemsdịk) đã áp dụng ghép chẻ hông chồi cà phê chè lên cà phê dâu da (liberica) với ý định làm tăng tính kháng gỉ sắt của cây cà phê chè, mặc dù kỹ thuật ghép được cải tiến dần cho tỷ lệ sống cao nhưng không làm tăng tính kháng gỉ sắt, sau đó chỉ được áp dụng rải rác trên một số vườn kinh doanh để ghép chồi có năng suất cao lên gốc ghép cho năng suất thấp Tại

Trang 37

Indonesea [40], Madagascar [52] và ở Ấn Độ ghép được sử dụng để phục hồi các vườn cà phê giảm năng suất dưới ngưỡng kinh tế.

Ở Ấn Độ ghép cà phê cũng đã được quan tâm tại Lalbagh, Bangalore vào thời kỳ 1890 bằng cách dùng chồi cà phê chè ghép lên gốc cà phê mít, chồi cà phê mít ghép lên gốc cà phê chè và cà phê chè ghép trên gốc cà phê chè

Vào năm 1917 tại Uganda, Maitland đã ghép chồi cà phê chè, dâu da, mít lên gốc ghép cà phê vối nhưng gốc ghép mọc không tốt nên không chú ý phát triển, cho tới 1930 Snowden lại ứng dụng ghép chẻ cà phê chè và vối lên các loại gốc ghép cà phê vối, dâu da và mít để trồng các vườn sản xuất hạt giống, kết quả cho thấy tất cả các loại gốc ghép đều phù hợp cao với cà phê vối và cà phê chè

có phần thành công hơn trên gốc dâu da

Vào năm 1928 các nghiên cứu về ghép cà phê mới được tiến hành lại và

sử dụng nhiều vật liệu gốc ghép và chồi ghép tại Bangalore Hiện nay phương pháp ghép nối ngọn được áp dụng rộng rãi ở các trạm nghiên cứu thuộc cục cà phê và các đồn điền ở nhiều vùng cà phê

Năm 1993, Ramachandran và cộng sự đã nghiên cứu ghép ngọn thành công đối với những chủng Cv.Cauvery trên gốc ghép cà phê vối Các nghiên cứu

về ghép chồi ngọn Catimor lên gốc ghép Arabusta và Robusta

Năm 1999, Anvil Kumar và Srinivasan đã mô tả chi tiết phương pháp ghép nối ngọn để phục vụ cho việc ứng dụng trong thực tiễn sản xuất

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của gốc ghép lên chồi ghép cho thấy: Gốc ghép có ảnh hưởng đến đường kính gốc, chiều dài cành song không có ảnh hưởng rõ ràng đến chất lượng cà phê tách (San Ramon)

Về tỷ lệ thành công của phuơng pháp ghép, các nghiên cứu của Vandervossen, 1977 ghi nhận được tỷ lệ thành công từ 85 - 90% trong điều kiện ở Kenya

Trang 38

Người ta đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép gồm:

- Tính không tương hợp của gốc và chồi ghép

- Dạng cây

- Nhiệt độ và ẩm độ

- Điều kiện Ôxy

- Kỹ năng của người ghép

- Kỹ thuật ghép

- Tình trạng sức khỏe của chồi và gốc ghép

- Tuổi của chồi và gốc ghép

- Tình trạng sinh lý, sinh hóa của chồi ghép và gốc ghép

- Cấu trúc giải phẫu của chồi và gốc ghép

Theo kết quả của trạm nghiên cứu cà phê Chikmagalur, Karnataka, Ấn

Độ, cây cà phê chè ghép trên gốc cà phê Robusta 60 tuổi sau 2 năm cho 5 kg quả chín/cây Cà phê Arabusta ghép trên gốc cà phê Robusta 20 - 25 tuổi cho năng suất 10 - 15 kg quả/cây sau 26 tháng ghép

Gốc ghép có tính kháng rất được ưa chuộng ở những vùng trồng cà phê có dịch bệnh hại rễ [44], nhất là bệnh tuyến trùng thường xảy ra nghiêm trọng ở những vùng trồng cà phê lâu đời Những đồn điền ở Guatemala và những vùng khác ở Châu Mỹ Latin hầu như phát triển nhiều cà phê chè dựa trên gốc ghép cà phê vối để lợi dụng tính kháng bệnh rễ ở cà phê vối và chất lượng tốt ở cà phê chè Ở Kona 80% diện tích cà phê bị tuyến trùng hại rễ đã làm mất 60% năng

suất Bằng việc sử dụng gốc ghép kháng bệnh như Coffea dewevrei

(Serracin,1999) đã sản xuất được hàng loạt cây giống kháng bệnh trồng thay thế

và mang lại hiệu quả kinh tế cao Trong quản lý dịch bệnh tổng hợp (IPM) trên

Trang 39

cây cà phê thì ghép là một kỹ thuật có giá trị để tạo những cây giống kháng bệnh như ở Kenya, Brazil, Colombia đã làm đối với cà phê chè

Trong nghiên cứu chọn giống, ghép được dùng để rút ngắn chu kỳ chọn lọc và lưu giữ cây trong tập đoàn [53][59]

Hầu hết các phương pháp ghép trong nghề trồng cây ăn quả đều được áp dụng thử trên cây cà phê và cho các kết quả khác nhau Tuy nhiên, ghép chẻ nối ngọn được coi là phương pháp phù hợp hơn cả, ghép mầm ít được sử dụng

Các chỉ dẫn ghép chẻ nối ngọn trước đây thường làm trên gốc lớn 8-12 tháng tuổi, chồi ghép mang 2-3 cặp lá, tỷ lệ sống thường dưới 60%, thậm chí tại Madagascar ghép khác loài cà phê vối trên cà phê mít tỷ lệ sống đạt 15%[60]

2.3.5.2 Nghiên cứu ghép cà phê ở Việt Nam

Tại Việt Nam, kết quả đánh giá cây cà phê vối ghép cải tạo ngoài đồng của Trịnh Đức Minh [9] cho thấy cây cà phê ghép sinh trưởng tốt, ra quả sớm

và cho năng suất cao, chất lượng hạt được cải thiện và kháng cao với bệnh rỉ sắt hơn so với cây phê vối trồng bằng hạt

Chính vì thế phương pháp ghép đã được ứng dụng vào sản xuất để cải tạo vườn cây xấu bằng cách ghép thay giống mới, đây là biện pháp rất có hiệu quả đối với người trồng cà phê [29]

Kết quả nghiên cứu của Chế Thị Đa và cộng sự [5] cũng có kết luận tương tự trên các mô hình ghép cải tạo thay giống mới đó cho năng suất cũng như chất lượng hạt cà phê nhân cao hơn hẳn so với cây thực sinh

Tại Việt Nam sau hàng loạt các thí nghiệm có hệ thống trên cây con trong vườn ươm tại Viện nghiên cứu cà phê vào những năm 1994 - 1996, phương pháp ghép chẻ nối ngọn được cải tiến thành công với tỷ lệ sống trong vườn ươm đạt trên 95% nhờ sử dụng gốc khá nhỏ tuổi và chồi ghép chỉ mang một cặp lá Nhờ kỹ thuật ghép trong vườn ươm đạt hiệu quả cao đã giúp nhân nhanh các

Trang 40

dòng vô tính chọn lọc, rút ngắn thời gian chọn tạo [14] Các nghiên cứu trồng cây ghép bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc như 4/55; 1/20 sau 2 năm đã cho năng suất từ 5 - 7kg quả/cây, sau 3 năm năng suất từ 15 - 20 kg quả/cây Đặc biệt có mô hình trồng cây cà phê vối ghép tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên sau 3 năm trồng cho năng suất 7 tấn nhân/ha, bình quân là 4,5 tấn/ha khi bước vào kinh doanh ổn định.

Phương pháp ghép non nối ngọn để cải tạo những dạng cây xấu trên vườn cà phê vối kinh doanh cũng đã được Viện nghiên cứu cà phê tiến hành từ năm 1992, ở một số vườn tại Viện và ở một số hộ gia đình lân cận Các đánh giá bước đầu đã khẳng định cây cà phê ghép cải tạo ngoài đồng ruộng có tốc độ sinh trưởng nhanh gần gấp đôi so với cây trồng bằng hạt, mau cho quả, đặc biệt

là năng suất cao, chất lượng hạt được cải thiện và kháng được bệnh rỉ sắt Kết quả về tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất đạt được đối với cây ghép cải tạo ngoài đồng ruộng thu được rất thuyết phục và kỹ thuật này đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học công nghệ cho phổ biến trong sản xuất theo quyết định số 2767 NN-KHCN/QĐ ngày 29 tháng 10 năm 1997 Hiện nay tiến bộ này đang được khuyến cáo áp dụng với hai mục đích: Sản xuất cây giống trong vườn ươm phục vụ trồng mới, trồng vườn nhân chồi và ghép cải tạo cây xấu ngoài đồng ruộng Mặc dù kỹ thuật ghép chồi để cải tạo các cây xấu được thực hiện thành công trong sản xuất và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật từ năm 2000 nhưng cho đến hiện nay diện tích cà phê vối được ghép chồi cải tạo giống vẫn chiếm một tỷ lệ không đáng kể, ước tính khoảng 1% diện tích cà phê hiện có ở Việt Nam

Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật, kinh tế, xã hội để nhanh chóng nhân rộng biện pháp ghép chồi cải tạo giống cà phê trong sản xuất vẫn còn hạn chế

Ngày đăng: 16/04/2013, 20:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (1999), “Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam”, Hội thảo chất lượng cà phê nhân, Vicofa, 11/1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam”, "Hội thảo chất lượng cà phê nhân
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 1999
2. Hoàng Anh (2000), “Đánh giá chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam”, Hội thảo Nâng cao chất lượng cà phê nhân, UBND tỉnh Đắk Lắk 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam”, "Hội thảo Nâng cao chất lượng cà phê nhân
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2000
3. Lê Ngọc Báu (2001), Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đắk Lắk, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật thâm canh cà phê vối đạt hiệu quả kinh tế cao tại Đắk Lắk
Tác giả: Lê Ngọc Báu
Năm: 2001
4. Chế Thị Đa (2002), “Chọn lọc dòng vô tính có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt”, Báo cáo tại Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp &PTNT năm 2002, 20 tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chọn lọc dòng vô tính có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt"”, Báo cáo tại Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp & "PTNT năm 2002
Tác giả: Chế Thị Đa
Năm: 2002
5. Chế Thị Đa và cộng sự (2006), Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh cà phê vối”, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, tháng 2/2006, 102 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo, công nghệ nhân giống và kỹ thuật thâm canh cà phê vối”
Tác giả: Chế Thị Đa và cộng sự
Năm: 2006
6. Chế Thị Đa (1997), "Điều tra đánh giá chất lượng cà phê và xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng cà phê ở các vùng sinh thái khác nhau", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1996, Viện nghiên cứu cà phê, tr. 427-439 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra đánh giá chất lượng cà phê và xác định nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng cà phê ở các vùng sinh thái khác nhau
Tác giả: Chế Thị Đa
Năm: 1997
7. Trương Hồng (1998), "Vai trò của N, P, K đối với năng suất cà phê", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học năm 1998, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của N, P, K đối với năng suất cà phê
Tác giả: Trương Hồng
Năm: 1998
8. Trương Hồng (1999), "Nghiên cứu hiệu lực phân hữu cơ trên cà phê vối kinh doanh", Kết quả nghiên cứu năm 1997-1998, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, tr. 159-165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu hiệu lực phân hữu cơ trên cà phê vối kinh doanh
Tác giả: Trương Hồng
Năm: 1999
9. Trương Hồng (2001), Bài giảng sử dụng phân bón cho cà phê, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, tr.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng sử dụng phân bón cho cà phê
Tác giả: Trương Hồng
Năm: 2001
10. Trần Kim Loang (1995), “Kết quả điều tra tình hình bệnh rỉ sắt trên cây cà phê vối ở Đắk Lắk và kết quả bước đầu trong việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học”, Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983-1993), Viện nghiên cứu cà phê, tr.334-381 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả điều tra tình hình bệnh rỉ sắt trên cây cà phê vối ở Đắk Lắk và kết quả bước đầu trong việc phòng trừ bằng biện pháp hóa học”, "Kết quả 10 năm nghiên cứu khoa học (1983-1993)
Tác giả: Trần Kim Loang
Năm: 1995
11. Trần Kim Loang (1997), Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ canh tác đến bệnh rỉ sắt hại cà phê và biên pháp phòng trừ tại Tây Nguyên, Luận án thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp I Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ canh tác đến bệnh rỉ sắt hại cà phê và biên pháp phòng trừ tại Tây Nguyên
Tác giả: Trần Kim Loang
Năm: 1997
12. Trịnh Đức Minh (1995), “Kỹ thuật giâm cành cà phê vối”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật, (2), Ủy ban khoa học tỉnh Đắk Lắk , tr.15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật giâm cành cà phê vối”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật
Tác giả: Trịnh Đức Minh
Năm: 1995
13. Trịnh Đức Minh và Chế Thị Đa (1998), "Ghép non nối ngọn cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre)", Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm số 6, trang 235 - 237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghép non nối ngọn cây cà phê vối (Coffea canephora Pierre)
Tác giả: Trịnh Đức Minh và Chế Thị Đa
Năm: 1998
14. Trịnh Đức Minh (1998), "Kết quả chọn lọc giống cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt", Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1997-1998, Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả chọn lọc giống cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt
Tác giả: Trịnh Đức Minh
Năm: 1998
1986-1990, Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp nhà nước của Bộ Nông Nghiệp và Công nghệ Thực phẩm, Hà Nội, ngày 13-5-1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị nghiệm thu đề tài cấp nhà nước của Bộ Nông Nghiệp và Công nghệ Thực phẩm
16. Trịnh Đức Minh (1999). Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân vô tính cho cà phê vối (Coffea canephora Pierre) trong điều kiện Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ Khoa học, 1999, 140 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân vô tính cho cà phê vối (Coffea canephora Pierre) trong điều kiện Đắk Lắk
Tác giả: Trịnh Đức Minh
Năm: 1999
17. Trịnh Đức Minh (2002), “Kết quả tạo dòng cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt”, Báo cáo xin công nhận giống, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả tạo dòng cà phê vối có năng suất cao, cỡ hạt lớn và kháng bệnh rỉ sắt”, "Báo cáo xin công nhận giống
Tác giả: Trịnh Đức Minh
Năm: 2002
18. Đoàn Triệu Nhạn (1998), Tình hình thị trường và phương hướng sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam, VINACAFE Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình thị trường và phương hướng sản xuất kinh doanh cà phê của Việt Nam
Tác giả: Đoàn Triệu Nhạn
Năm: 1998
19. Đoàn Triệu Nhạn (1999), “Tình hình sản xuất thương mại cà phê trên thế giới”, Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr.13-18 20. Niêm giám thống kê năm 2006, Nhà xuất bản thống kê năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình sản xuất thương mại cà phê trên thế giới”, "Cây cà phê ở Việt Nam", Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội, tr.13-1820. "Niêm giám thống kê năm 2006
Tác giả: Đoàn Triệu Nhạn
Nhà XB: Nhà xuất bản nông nghiệp
Năm: 1999
21. Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng và Hoàng Thanh Tiệm (1999), Cây cà phê ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 403 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cà phê ở Việt Nam
Tác giả: Đoàn Triệu Nhạn, Phan Quốc Sủng và Hoàng Thanh Tiệm
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 1999

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê kinh doanh của một số  vùng cà phê trọng điểm của tỉnh - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê kinh doanh của một số vùng cà phê trọng điểm của tỉnh (Trang 49)
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu hóa tính đất và hàm lượng  tại các khu vực điều  tra - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu hóa tính đất và hàm lượng tại các khu vực điều tra (Trang 52)
Bảng 4.7. Tỷ lệ và liều lượng phân bón tại các vùng điều tra - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.7. Tỷ lệ và liều lượng phân bón tại các vùng điều tra (Trang 57)
Bảng 4.8. Lượng nước và số lần tưới - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.8. Lượng nước và số lần tưới (Trang 58)
Bảng 4.9. Tỷ lệ và mức độ của một số sâu bệnh hại chính (%) - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.9. Tỷ lệ và mức độ của một số sâu bệnh hại chính (%) (Trang 59)
Bảng 4.10. Tỷ lệ cà phê được trồng bằng cây ghép và cưa ghép cải tạo  tại một số xã trong vùng điều tra - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.10. Tỷ lệ cà phê được trồng bằng cây ghép và cưa ghép cải tạo tại một số xã trong vùng điều tra (Trang 61)
Bảng 4.11. Tỷ lệ và mức độ ghép qua các năm tại các khu vực điều tra - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.11. Tỷ lệ và mức độ ghép qua các năm tại các khu vực điều tra (Trang 63)
Bảng 4.12. Tỷ lệ các cây cần thay thế tại các địa điểm điều tra - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.12. Tỷ lệ các cây cần thay thế tại các địa điểm điều tra (Trang 65)
Bảng 4.13. Số cây cần cưa ghép trong vườn cà phê đã ghép và chưa ghép - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.13. Số cây cần cưa ghép trong vườn cà phê đã ghép và chưa ghép (Trang 66)
Bảng 4.14. Tỷ lệ và mức độ rỉ sắt trên 2 loại vườn - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.14. Tỷ lệ và mức độ rỉ sắt trên 2 loại vườn (Trang 67)
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của việc bón phân chuồng đến sinh trưởng  của cà phê ghép (sau ghép 18  tháng) - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của việc bón phân chuồng đến sinh trưởng của cà phê ghép (sau ghép 18 tháng) (Trang 69)
Bảng 4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất của cà phê sau 18 tháng ghép - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất của cà phê sau 18 tháng ghép (Trang 73)
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất cà phê  sau 4 - 5 năm ghép cải tạo - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất cà phê sau 4 - 5 năm ghép cải tạo (Trang 74)
Bảng 4.26. Khả năng sinh trưởng của cây ghép và thực sinh sau 18 tháng - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.26. Khả năng sinh trưởng của cây ghép và thực sinh sau 18 tháng (Trang 81)
Hình 4.2. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Cư M’gar - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 4.2. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Cư M’gar (Trang 82)
Bảng 4.27. Năng suất cà phê ghép và cà phê trồng mới bằng cây thực sinh - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.27. Năng suất cà phê ghép và cà phê trồng mới bằng cây thực sinh (Trang 82)
Hình 4.3. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Krông Pack - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 4.3. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Krông Pack (Trang 83)
Bảng 4.29. Năng suất vườn cây trước và sau ghép cải tạo - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.29. Năng suất vườn cây trước và sau ghép cải tạo (Trang 85)
Bảng 4.30. Tỷ lệ tươi nhân và chất lượng của cà phê nhân sống  tại các mô hình - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.30. Tỷ lệ tươi nhân và chất lượng của cà phê nhân sống tại các mô hình (Trang 85)
Bảng 4.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo so với vườn cây  không ghép từ khi ghép đến kinh doanh - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 4.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo so với vườn cây không ghép từ khi ghép đến kinh doanh (Trang 88)
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk năm  2006 - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê tỉnh Đắk Lắk năm 2006 (Trang 101)
Hình 1. Mô hình ghép chồi cải tạo - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 1. Mô hình ghép chồi cải tạo (Trang 107)
Hình 2. Cây cà phê đã được ghép chồi cải tạo - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 2. Cây cà phê đã được ghép chồi cải tạo (Trang 108)
Hình 3. Vườn cà phê trước khi cưa ghép - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 3. Vườn cà phê trước khi cưa ghép (Trang 109)
Hình 4. Rong tỉa cây cà phê trước khi cưa đốn - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 4. Rong tỉa cây cà phê trước khi cưa đốn (Trang 109)
Hình 5. Chồi xử lý dùng cho phương pháp ghép hở - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 5. Chồi xử lý dùng cho phương pháp ghép hở (Trang 110)
Hình 6. Chồi xử lý dùng cho phương pháp ghép kín - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 6. Chồi xử lý dùng cho phương pháp ghép kín (Trang 110)
Hình 7. Cây sau khi ghép sau 18 tháng - ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
Hình 7. Cây sau khi ghép sau 18 tháng (Trang 111)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w