Các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK (Trang 26 - 30)

Đối với cà phê vối các mục tiêu chọn lọc chủ yếu là năng suất cao và cải thiện cỡ hạt. Các mục tiêu kết hợp thêm là tính thích nghi với môi trường, chống chịu sâu bệnh. Do quá coi trọng năng suất, sản lượng và do mục đích sử dụng chủ yếu để chế biến cà phê hòa tan hoặc đấu trộn với cà phê chè nên chất lượng nước uống của cà phê Robusta ít được chú ý. Tuy vậy chỉ số các tiêu chuẩn chọn lọc luôn được nâng dần theo thời gian nhất là kích cỡ hạt. Trong chọn tạo giống cần phải lai tạo và sự di truyền của những tính trạng cần được cải thiện luôn là chiến lược hợp lý. Hiện nay so với cà phê chè, cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều.

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: việc tạo ra giống cà phê có năng suất cao là tiêu chuẩn hàng đầu. Năng suất của cà phê phụ thuộc vào năng suất trung bình của cây và số cây trên ha. Các phương pháp canh tác cà phê rất khác nhau và phức tạp. Việc chọn tạo giống cà phê vối thường tiến hành trong hệ thống canh tác tiêu chuẩn hóa, hiện nay các trạm nghiên cứu ở Châu Phi áp dụng hệ canh tác tiêu chuẩn như sau:

+ Mật độ trồng 1.300-2.000 cây/ha

+ Tạo hình đa thân, cứ 4-6 năm cưa đốn một lần + Trồng không che bóng và có bón phân khoáng.

Tại Việt Nam giống cà phê vối được đánh giá trong hệ thống canh tác có vài đặc điểm chính như:

+ Mật độ trồng 1.111-1.333 cây/ha

+ Tạo hình đơn thân, hãm ngọn cao 1,3-1,4 m + Có tưới nước và bón phân khoáng.

Năng suất từng cây cà phê phụ thuộc vào cấu trúc cây, khả năng sinh trưởng và sinh sản. Vì vậy khi phân tích thấu đáo các yếu tố cấu thành năng suất phải kể đến thành phần sinh trưởng của cây cà phê (chiều cao cây, đường kính thân, độ dài cành cơ bản và của lóng, ...), cũng như các thành phần năng suất (số đốt mang quả, số quả trên đốt, tỷ lệ hạt tròn và hạt lép, tỷ lệ tươi nhân, cỡ hạt. Đối với cà phê vối chưa có công trình nghiên cứu toàn diện về di truyền số lượng của các yếu tố cấu thành năng suất như Walyaro đã nghiên cứu đối với cà phê chè [9].

De Reffye và Snoeck đã phát triển các mô hình toán về năng suất cho thấy chỉ số sinh sản đóng góp chính vào năng suất cây là số quả tối đa trên đốt. Số quả tối đa này liên quan trực tiếp với: trung bình số hoa trên đốt, tỷ lệ noãn thành hạt, số quả tối đa trên cụm quả (liên quan đến cỡ hạt, dạng quả, chiều dài cuống quả).

- Sự ổn định năng suất: Cà phê là cây lâu năm, các kiểu gen cần phải ít biến thiên về năng suất hàng năm và thích ứng tốt với các điều kiện trồng trọt khác nhau. Năng suất hàng năm có tương quan chặt giữa các năm và với năng suất tích lũy trong giai đoạn 5,10 và thậm chí 15 năm, hệ số tương quan giữa năng suất tích lũy của 4 năm với của 5 hoặc 6 năm thường trên 0,9 nên không cần theo dõi qua năng suất quá 4 vụ [63]. Do đó, có thể chọn lọc về năng suất chỉ sau 3-4 vụ thu hoạch và chu kỳ chọn lọc có thể chỉ cần 6-7 năm.

di truyền ở cà phê vối còn rất hạn chế, nhất là đối với bệnh nấm và côn trùng. Tuy nhiên trong chọn tạo và nhân giống hiện nay người ta thường chú ý nhất tới

+ Tính kháng bệnh gỉ sắt: bệnh rỉ sắt (Hemileia vastatrix) xuất hiện chủ yếu trên lá cà phê vối. Biểu hiện nhiễm bệnh rất khác nhau theo từng cây và điều kiện môi trường. Từ các tập đoàn cà phê hoang dại ở Bờ Biển Ngà, [53] cho biết tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh cao (73%), trừ một quần thể hầu như kháng hoàn toàn (RAII). Cà phê Nana từ Cộng Hòa Trung Phi tỏ ra ít bị nhiễm (10%) số cây. Robusta chịu bệnh rỉ sắt hơn Kouillou. Nghiên cứu bệnh gỉ sắt trên cà phê vối vùng Tây Nguyên [10][13] cho những nhận xét: Vườn trồng bằng hạt có tỷ lệ cây bệnh 35 - 75%, trong đó 10 - 20% cây nhiễm bệnh nặng. Mức độ nhiễm bệnh rất khác nhau giữa các cá thể trong cùng một quần thể vườn thể hiện tính kháng ngang. Có 3 dạng nhiễm bệnh chia theo diễn biến mức độ bệnh trong năm. Dạng phổ biến nhất chiếm 70% tổng số cây bệnh là bệnh phát sinh từ tháng 6, phát triển mạnh từ tháng 11 và đạt đỉnh cao vào tháng 11 - 12 với tỷ lệ lá bệnh trung bình 80% và chỉ số bệnh 2 - 15%. Chỉ số bệnh 7% bắt đầu làm giảm năng suất và được coi như ngưỡng gây hại. Các kỹ thuật canh tác như mật độ trồng, bón phân, tạo hình ... không hạn chế được sự phát triển của bệnh. Sử dụng giống kháng là biện pháp tốt nhất.

Di truyền học của tính kháng gỉ sắt trên cà phê vối chưa được nghiên cứu nhiều. Tính kháng có lẽ là do nhiều gen. Berthaud và Lourd nhận thấy trong các đời con do lai nhân tạo tỷ lệ cây kháng khi lây nhiễm bệnh biến thiên trong phạm vi 20 - 66% [55]. Các kết quả sơ bộ từ nghiên cứu tính kháng trên cây cà phê vối đơn bội kép phần nào chứng minh giả thuyết tính kháng đa gen là có cơ sở, đa số đời con mẫn cảm bệnh, ngoại trừ dòng vô tính IF 149 cho đời con phần lớn có tính kháng.

xylaroides gây ra và đã tàn phá các vườn cà phê Châu Phi giữa các năm 1930 và 1950, khởi phát nặng trên cà phê Mít ở Trung Phi rồi lan sang Tây Phi trên cà phê C. abeokutae Cramer và C. canephora. Dạng Kouillou bị thiệt hại đáng kể, còn Robusta tỏ ra kháng cao hơn [27]. Những cây kháng được chọn lọc để cung cấp vật liệu chọn tạo giống.

Tại Việt Nam hiện nay bệnh thối rễ do tuyến trùng đang được quan tâm và một trong những giải pháp lâu dài vẫn là chọn lọc giống kháng tuyến trùng gây bệnh thối rễ [5].

+ Các loại bệnh và sâu hại khác ít quan trọng trên cà phê vối nên hiếm thấy các nghiên cứu về tính kháng.

- Cải thiện chất lượng cà phê: Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cà phê nhân thường bao gồm: cỡ hạt, hàm lượng caffein và chất lượng cà phê tách. Nhưng do các thành phần chất lượng rất phức tạp và đa dạng khó cải thiện, hơn nữa ở Việt Nam những phân tích hóa học và đánh giá về chất lượng cà phê tách còn nhiều hạn chế nên trong chọn lọc đối với cà phê vối thường chỉ chú ý đến cỡ hạt. Cỡ hạt cà phê vối trung bình đạt 12 - 15 g/100 hạt, dạng tròn và màu nâu nhạt. Cỡ hạt được phân cấp theo khối lượng 100 hạt ở độ ẩm 12 - 13%, khối lượng hoặc theo% hạt được giữ lại trên sàng có các cỡ lỗ theo quy ước. Giữa các kiểu gen có sự khác nhau lớn về khối lượng 100 hạt (5- 25 g/100hạt) và có thể di truyền được. Ngưỡng chọn lọc cho phép chọn lọc những cây có hạt to trên 16 - 18g/100 hạt hoặc 80% hạt cấp 1 được giữ lại trên sàng số 16 có đường kính lỗ tròn là 6,3 mm và nên được nghiên cứu lặp lại ít nhất 2 năm [5]. Cỡ hạt chịu ảnh hưởng rõ của thiếu nước trong thời kỳ quả tăng nhanh thể tích, do đó, cùng một dòng vô tính nhưng nếu trồng trong các tập đoàn ở bờ biển Ngà chịu thời kỳ khô hạn dài thì hạt nhỏ hơn từ 3-5 g/100 hạt so với tại Madagascar [27]. Tưới nước trong thời kỳ khô hạn phần nào làm giảm ảnh hưởng xấu của khủng hoảng nước trên

sự phát triển của hạt.

Một trong những nhược điểm dễ nhận thấy của cà phê vối thương phẩm ở Việt Nam hiện nay là cỡ hạt còn khá nhỏ, khối lượng 100 nhân chỉ 12 - 14 g, tỷ lệ hạt trên sàng 6,3 mm chỉ khoảng 20 - 30% mặc dù trong hệ thống thâm canh khá cao đã đưa năng suất lên hàng đầu thế giới. Qua thâm canh, cỡ hạt không gia tăng mấy trong khi năng suất tăng mạnh, chứng tỏ rào cản chính ở đây là bản chất di truyền của vật liệu giống đi vào trồng trọt. Cần phải coi cỡ hạt là chỉ tiêu chọn lọc chính. Với tập đoàn cà phê vối hiện có tại Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, cho phép tiếp tục chọn lọc có hiệu quả những kiểu gen có cỡ hạt lớn và cố định chúng qua con đường nhân vô tính. Tuy nhiên, trong sản xuất kinh doanh cần chú ý đúng mức việc phát triển vật liệu trồng là những dòng vô tính năng suất cao và cỡ hạt lớn thì mới nhanh chóng cải thiện cỡ hạt của cà phê vối thương phẩm Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK (Trang 26 - 30)