KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG LÚA JAPONICA ÔN ĐỚI Phạm Quang Duy, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Văn Khởi SUMMARY Evalua
Trang 1KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
CỦA TẬP ĐOÀN GIỐNG LÚA JAPONICA ÔN ĐỚI
Phạm Quang Duy, Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Văn Khởi
SUMMARY
Evaluation of growth, yield and quality characteristics of temperate
Japonica rice collection
Research has been carried out at Food Crop Research Institute to examine the growth characteristics, yield and grain quality of 42 introduced Japonica rice cultivars and lines The results showed that most Japonica rice cultivars and lines had a short-medium growth duration (90
- 114 days in the summer season) These cultivars and lines possessed short plant height, high tillering capacity, large number of panicles per unit land area, high percentage of ripened grains, heavy 1000 grain weight, and gave average grain yield of 3.2 - 9.0 tons/ha Some cultivars and lines, particularly Ko-12, Hito, O-377, O-393, O-378 and Yume, had very good grain quality such as high percentage of polished rice (> 80%), intact grains (75 - 80%), translucent grains with low percentage of belly white one and low amylose content (< 22%) These Japonica cultivars and lines may be an important plant material resource for the improvement of rice yield and quality in Vietnam in the future
Keywords: Japonica rice, Growth characteristics, Yield, Grain quality
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa trồng bao gồm hai loài phụ là
Indica và Japonica (Japonica ôn đới và
Japonica nhiệt đới hay Javanica) Hai
nhóm lúa này không những khác nhau về
dạng cây, dạng hạt mà còn khác nhau về
rất nhiều đặc tính nông học khác Các
nhà chọn giống đã và đang tận dụng tính
đa dạng di truyền và khoảng cách di
truyền lớn giữa hai nhóm lúa này để tạo
ra những dòng, giống lúa mới cho năng
suất cao và có nhiều đặc tính nông học
tốt khác
Cho đến nay việc đánh giá vật liệu
giống bố mẹ cho lai tạo đã được tiến hành
tại nhiều trường đại học và viện nghiên
cứu trong cả nước như Trường Đại học
Nông nghiệp I Hà Nội (Vũ Văn Liết và ctv., 2004), Viện Cây lương thực và cây thực phNm (N guyễn N gọc N gân và
N guyễn Thị Thanh Huyền, 1998), Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long (Bùi Chí Bửu và ctv., 1992) Tuy nhiên, các giống lúa được nghiên cứu phần lớn là lúa Indica Hầu như có rất ít nghiên cứu tiến hành trên các giống lúa Japonica ôn đới
Để làm tài liệu tham khảo cho công tác lai tạo giống lúa thuần và lúa lai siêu cao sản, trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi xin trình bày kết quả đánh giá đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của tập đoàn giống lúa Japonica ôn đới nhập nội từ N hật Bản
II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠN G PHÁP
Trang 21 Vật liệu và phương pháp bố trí thí
nghiệm
Các giống lúa thí nghiệm gồm 42
giống lúa Japonica được thu thập từ N hật
Bản (Bảng 1) Thí nghiệm được tiến hành
tại Viện Cây lương thực và cây thực phNm,
bố trí theo phương pháp tuần tự bậc thang
với 3 lần nhắc, diện tích mỗi ô thí nghiệm
là 5 m2 Mật độ cấy 42 khóm/m2, mỗi
khóm 1 - 2 dảnh Vụ xuân gieo mạ từ 25 -
30/12, cấy 5 - 10/2; vụ mùa gieo mạ từ 25
- 30/06, cấy 10 - 15/7 Lượng phân bón
cho 1 ha là 150 kg N , 90 kg P2O5 và 60 kg
K2O, trong đó bón lót 100% P2O5 + 40%
N , bón thúc đợt 1 (khi lúa bắt đầu đẻ
nhánh) 40% N + 40% K2O, lượng phân
còn lại được bón vào thời kỳ lúa bắt đầu
làm đòng
2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
thí nghiệm
Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
như số dảnh/khóm được theo dõi và đo
đếm vào thời kỳ lúa đẻ nhánh tối đa; chiều
cao cây được đo sau khi lúa trỗ chín; thời
gian sinh trưởng được tính từ ngày gieo mạ
tới khi lúa chín hoàn toàn Để xác định các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
lúa, 10 khóm lúa được thu ngẫu nhiên từ
mỗi ô thí nghiệm Thóc được tuốt, phơi
khô, sau đó hạt chắc và lép được tách riêng
bằng nước sạch Trọng lượng 1000 hạt
được tính toán ở độ Nm 14% Để xác định
năng suất thực thu của từng giống, chúng
tôi tiến hành thu hoạch 3 m2 lúa trong mỗi
ô thí nghiệm Lúa được tuốt, phơi khô,
quạt sạch và cân đo khi độ Nm hạt thóc đạt
khoảng 14%
Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT và EXCEL
III KẾT QUẢ N GHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1 Đặc tính sinh trưởng và phát triển của các giống lúa Japonica
Một số đặc tính sinh trưởng và phát triển như số dảnh/khóm, chiều cao cây và thời gian sinh trưởng của các giống lúa Japonica được trình bày tại Bảng 1 Có thể thấy khả năng đẻ nhánh của các giống lúa Japonica là khá cao, thấp nhất là giống số
33 (Oki) 5,4 dảnh và cao nhất là giống số
11 (Aki) 10,8 dảnh/khóm
Đa số các giống có chiều cao ở mức trung bình và thấp, biến động từ 63,4 cm ở giống số 34 (Yume) đến 116,8 cm ở giống
số 4 (Mi-42), đây là một đặc điểm quý của các giống lúa Japonica phục vụ chiến lược tạo giống lúa thấp cây siêu cao sản
Các giống có thời gian sinh trưởng khá ngắn, ngắn nhất là giống số 2 (O-187), số 3 (Ko-12), số 12 (Hito), số 20 (Sasa), số 26 (I-2) và số 42 (LK) với thời gian sinh trưởng 90 ngày, đa số các giống có thời gian sinh trưởng từ 91 - 103 ngày, và dài ngày nhất là giống số 4 (Mi-42), 114 ngày trong vụ mùa Đây cũng là một đặc tính mà các nhà chọn tạo giống nên quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi diện tích gieo trồng lúa ngày càng bị thu hẹp và vì vậy việc sử dụng các giống lúa ngắn ngày
có năng suất cao, chất lượng tốt đang là những ưu tiên hàng đầu
Trang 3Bảng 1 Khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây và thời gian sinh trưởng (TGST)
của tập đoàn giống lúa Japonica, mùa 2007
STT Giống Dảnh/
Khóm
Cao cây (cm)
TGST (ngày) STT Giống
Dảnh/
khóm
Cao cây (cm)
TGST (ngày)
2 1ăng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất
Năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của các giống lúa được trình bày
tại Bảng 2 Số bông/m2 của các giống đều
đạt ở mức tương đối cao, từ 193,2 ở giống
số 8 (Chine) đến 436,8 bông/m2 ở giống số
15 (I-7) Tuy số hạt/bông tương đối thấp,
chỉ đạt từ 62,3 hạt ở giống số 3 (Ko-12)
đến 186,4 hạt ở giống số 8 (Chine), nhưng
tỷ lệ hạt chắc tương đối cao, từ 76% ở
giống số 3 (Ko-12) đến 92% ở giống số 14
(O-149) Riêng giống số 7 (Ata) có tỉ lệ hạt
chắc rất thấp (43%), là do trỗ quá muộn,
gặp bão và bị sâu bệnh cuối vụ gây hại Về
(Keiso) có trọng lượng 1000 hạt tương đối thấp (18,8 g), các giống khác đều có trọng lượng 1000 hạt lớn hơn 20 g, đặc biệt trọng lượng 1000 hạt ở một số giống rất lớn như giống số 29 (Kusa) là 36,2 g, giống số 31 (O-387) là 32,9 g và giống số
41 (O-384) là 33,2 g
Tuy năng suất ở một số giống còn thấp như giống số 38 (Toyo) là 3,2 tấn/ha, giống
số 37 (Asa) là 3,4 tấn/ha, đa số các giống cho năng suất từ 5 - 7 tấn/ha, đặc biệt giống
số 15 (I-7) cho năng suất rất cao (9,0 tấn/ha) Có lẽ số bông/khóm lớn (436,8 bông/m2) kết hợp với tỉ lệ hạt chắc cao (90%) là những yếu tố chính tạo ra năng suất cao ở giống lúa này
Trang 4Bảng 2 0ăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của tập đoàn giống lúa Japonica, mùa 2007
STT
Số
bông
/m 2
Số
hạt
/bông
Tỉ lệ chắc (%)
P.1000 hạt (g)
NS (tấn/ha) STT
Số bông /m 2
Số hạt /bông
Tỉ lệ chắc (%)
P.1000 hạt (g)
NS (tấn/ha)
1 386,4 67,2 79 23,5 5,1 22 344,4 80,5 91 26,4 6,2
2 361,2 89,8 82 22,4 5,2 23 243,6 87,6 87 23,1 4,0
3 310,8 62,3 76 23,7 3,7 24 243,6 86,1 91 26,3 4,4
4 285,6 79,6 89 21,3 4,2 25 277,2 91,0 90 30,4 6,1
5 294,0 163,4 91 18,8 8,4 26 369,6 99,2 90 25,4 7,7
6 352,8 74,5 87 22,3 5,1 27 277,2 98,4 86 23,3 4,9
7 243,6 183,4 43 25,6 5,6 28 285,6 89,1 87 24,2 4,9
8 193,2 186,4 87 24,6 8,1 29 218,4 93,8 87 36,2 5,6
9 344,4 112,3 84 22,9 7,6 30 260,4 84,0 89 27,9 4,9
10 361,2 68,7 90 21,9 4,1 31 260,4 78,9 90 32,9 5,5
11 369,6 79,0 82 24,7 5,0 32 310,8 78,5 91 22,9 6,0
12 235,2 101,2 81 25,3 5,3 33 268,8 80,0 89 27,8 5,5
13 302,4 96,6 89 26,6 6,7 34 252,0 96,5 85 29,2 6,2
14 394,8 69,7 92 26,4 6,3 35 218,4 86,3 86 30,2 4,6
15 436,8 103,0 90 25,2 9,0 36 260,4 69,8 89 27,0 3,6
16 277,2 76,0 85 24,4 4,6 37 243,6 79,4 87 20,6 3,4
17 319,2 89,4 87 27,5 6,6 38 218,4 78,7 84 24,2 3,2
18 344,4 114,2 89 25,4 8,0 39 319,2 76,5 87 24,8 5,1
19 386,4 89,7 86 23,3 6,4 40 327,6 85,3 89 30,4 6,9
20 327,6 82,6 87 22,5 4,9 41 319,2 80,7 90 33,2 7,6
21 319,2 96,7 84 23,5 6,0 42 243,6 87,6 90 28,6 6,2
3 Kết quả đánh giá chất lượng gạo của
tập đoàn lúa Japonica
Bảng 3 trình bày một số đặc tính chất
lượng gạo của tập đoàn giống lúa Japonica
Có thể thấy các giống lúa Japonica đều có
dạng hạt tròn (tỉ lệ dài/rộng thấp dưới 2,0)
Tỉ lệ bạc bụng ở một số giống rất thấp như
giống số 1 (Koshi) là 1,5%, giống số 28 (Isu)
là 3% và giống số 34 (Yume) là 2,0% Tỉ lệ gạo xát ở các giống cũng khá cao và hầu hết đều đạt trên 75% Đặc biệt một số giống có
tỉ lệ gạo xát rất cao như giống số 28 (Isu) là 80% và giống số 37 (Asa) là 84,3% Tỉ lệ gạo nguyên của một số giống cũng rất cao như giống số 8 (Chine) là 78,9%, số 27
Trang 5(O-393) là 78,8%, số 34 (Yume) và số 38
(Toyo) là 77,6% Hầu hết các giống có hàm
lượng amylose thấp (< 22%) cho thấy chúng
đều thuộc loại giống lúa cho cơm mềm, dẻo
Xét tổng thể về tất cả các đặc tính chất lượng
thì các giống lúa như số 3 (Ko-12), số 12
(Hito), số 19 (O-377), số 26 (I-2) số 27
(O-393), số 32 (O-378) và số 34 (Yume)
(chữ in nghiêng trong Bảng 3) là những
giống có những đặc tính tốt nhất Các giống lúa này có thể được thử nghiệm sản xuất hoặc sử dụng làm vật liệu cho lai tạo góp phần cải thiện chất lượng gạo của một số giống lúa trồng trong sản xuất hiện nay
Bảng 3 Một số đặc tính chất lượng gạo của tập đoàn giống lúa Japonica, mùa 2007
STT D/R
Bạc
bụng
(%)
Gạo xát (%)
Gạo nguyên (%)
Amylose (%) STT D/R
Bạc bụng (%)
Gạo xát (%)
Gạo nguyên (%)
Amylose (%)
2 1,79 20,0 79,2 50,9 17,5 23 2,33 26,0 77,1 50,3 21,8
3 1,86 5,1 78,1 67,7 18,4 24 1,80 6,0 77,6 66,4 23,7
4 2,83 - 75,9 24,3 21,2 25 1,68 10,0 78,8 35,1 20,1
6 2,78 30,0 76,8 62,9 21,2 27 2,15 6,5 79,4 78,8 20,0
7 1,73 19,3 78,1 73,8 18,1 28 1,86 3,0 80,0 45,0 18,6
9 2,16 28,0 78,0 36,0 19,6 30 1,78 5,0 76,9 49,5 17,5
10 1,72 - 78,6 26,3 6,3 31 2,27 31,0 77,4 64,4 23,0
11 1,73 19,3 78,1 73,8 18,1 32 1,92 3,5 77,8 74,4 21,9
12 1,96 6,0 78,4 74,3 20,6 33 1,93 19,5 74,7 54,0 21,8
13 1,93 15,3 79,2 75,0 24,3 34 1,83 2,0 79,6 77,6 15,0
14 2,00 19,0 77,8 72,0 21,9 35 2,23 46,0 78,7 67,2 21,0
15 1,89 8,0 76,9 35,7 21,8 36 2,00 24,1 79,1 45,6 20,7
16 1,82 17,5 76,4 55,3 19,6 37 1,93 - 84,3 67,2 6,3
17 1,89 52,0 78,1 75,1 21,9 38 1,77 52,0 78,6 77,6 6,3
18 1,86 4,5 77,8 71,3 23,0 39 1,79 29,0 78,4 77,1 20,7
19 2,04 10,0 78,4 74,7 21,8 40 2,07 27,0 75,8 60,1 20,0
20 1,86 27,5 77,9 52,8 18,7 41 1,94 25,0 70,3 57,6 23,1
21 2,45 - 78,6 72,8 7,5 42 1,83 21,0 74,8 11,0 20,1
Trang 6IV KẾT LUẬN
Chúng tôi đã tiến hành đánh giá đặc tính đặc tính sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của tập đoàn 42 giống lúa Japonica nhập nội Kết quả cho thấy phần lớn các dòng, giống lúa Japonica đều có thời gian sinh trưởng ngắn tới trung bình (90 - 114 ngày trong vụ mùa) Các giống lúa này thấp cây, khả năng đẻ nhánh khoẻ, cho số bông trên đơn
vị diện tích cao, tỉ lệ hạt chắc cao, trọng lượng 1000 hạt lớn và cho năng suất trung bình từ 3,2 - 9,0 tấn/ha Hầu hết các giống lúa Japonica đều có chất lượng gạo cao như có tỉ lệ gạo xát, gạo nguyên cao, hạt gạo trắng, ít bạc bụng và hàm lượng amylose thấp Đây là nguồn vật liệu quý có thể sử dụng cho các mục tiêu chọn tạo giống lúa khác nhau Cụ thể những dòng, giống lúa ngắn ngày như O-187, Ko-12, Hito, Sasa, I-2 và LK (thời gian sinh trưởng
90 ngày trong vụ mùa) có thể được sử dụng trong chọn tạo giống lúa ngắn ngày; các giống lúa cho năng suất cao như Keiso (8,4 tấn/ha), I-7 (9,0 tấn/ha) có thể sử dụng trong chiến lược tạo giống lúa năng suất cao; các dòng, giống lúa có chất lượng gạo cao như Ko-12, Hito, O-377, O-393, O-378 và Yume (tỉ lệ gạo xát trên 80%, gạo nguyên 75 - 80%, gạo trắng, ít bạc bụng và hàm lượng amylose thấp < 22%) có thể được sử dụng trong lai tạo các giống lúa chất lượng cao trong thời gian tới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bùi Chí Bửu, Lê C?m Loan, 0guyễn Duy Bảo, 0guyễn Văn Tạo, 1992 Thu thập và
đánh giá nguồn gen cây lúa ở đồng bằng sông Cửu Long Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phNm, số 3, trang 90 - 92
2 Vũ Văn Liết, Đồng Huy Giới, Vũ Thị Bình và Vũ Thị Bích Hạnh, 2004 Thu thập và
đánh giá nguồn giống lúa bản địa phục vụ cải tiến giống lúa nước trời vùng Tây Bắc, Việt N am Hội nghị quốc gia về Chọn tạo giống lúa N hà xuất bản N ông nghiệp, Hà
N ội, trang 39 - 57
3 0guyễn 0gọc 0gân và 0guyễn Thị Thanh Huyền, 1998 Bước đầu thu thập, đánh giá
một số giống lúa đặc sản Kết quả nghiên cứu cây lương thực và cây thực phNm N hà xuất bản N ông nghiệp, Hà N ội, trang 76 - 83
1gười phản biện: 1guyễn Văn Viết