Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
2,17 MB
Nội dung
B ộ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THƯƠNG PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐlỂư TRỊ BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN (KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001-2006) Người hướng dẫn : Th.s. Nguyễn Thị Thanh Hương Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý kinh tê dược Trường Đại học Dược Hà Nội Bệnh viện Nhi Nghệ An. Thời gian thực hiện : Từ 2/2006 đến 5/2006 HÀ NỘI, THÁNG 5 - NĂM 2006 ■ jẠlll ‘Y <3 m \ c i ; S S È S S S B B ấ : LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của thâỳ cô, gia đình và bạn bè. Những giúp đỡ quý báu ấy đã giúp tôi hoàn thành khoá luận này, đồng thời cũng cho tôi hiểu thêm rất nhiều điều về cách tư duy trong côm> việc và ứng xử trong cuộc sông. Nhân dịp này, cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Th.s NGUYỄN TH Ị THANH HƯƠNG, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi làm khoá luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu trường đại học Dược Hà Nội, ban giám đốc bệnh viện Nhi Nghệ An và các thầy cô bộ môn Quản lý kinh tế dược đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện khoá luận này. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên, khích lệ tôi rất nhiêu để tôi có thêm sự miệt mài trong nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2006 Sinh viên: Nguyễn Thị Thương MỤC LỤC Tran í’ ĐẶT VẤN ĐỂ 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 2 1.1. Hội đồng thuốc và điều trị 2 1.1.1. Sự cần thiết thành lập Hội đồng thuốc và điều trị 2 1.1.2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của HĐT&ĐT 2 1.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị 2 1.1.2.2. Chức năng 3 1.1.2.3. Nhiệm vụ 3 1.1.2.4. Tổ chức hoạt động 3 1.1.3. Hội đồng thuốc và điều trị ở Việt Nam 4 1.2. Danh mục thuốc bệnh viện 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Quy trình xây dựng DMT bệnh viện 5 1.2.2.1. Mục đích xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 5 1.2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn thuốc xây dựng DMT bệnh viện [6] 6 1.2.2.3. Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 6 1.3. Thông tin thuốc. Mối quan hệ giữa Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng 7 1.3.1. Thông tin thuốc trong bệnh viện 7 1.3.1.1. Hệ thống thông tin thuốc quốc gia 7 1.3.1.2. Tầm quan trọng của thông tin thuốc 9 1.3.1.3. Tiêu chí về thông tin "Chất lượng" 9 1.3.1.4. Các nguồn thông tin 9 1.3.1.5. Nội dung thông tin thuốc 10 1.3.2. ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện 10 1.3.2.1. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện 11 1.3.2.2. Triển khai tại bệnh viện Nhi Nghệ An 12 1.3.3. Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng 12 1.4. Hệ thống hoá một sô văn bản pháp quy chính yếu quản lý Bệnh viện 13 PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 16 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 16 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 16 2.2. Phương pháp nghiên cưú 16 2.2.1. Phương pháp hồi cứu 16 2.2.2. Phương pháp mô tả: 16 2.2.3. Phương pháp trình bày nghiên cứu: 17 2.3. Phương pháp xử lý sô liệu 17 PHẦN 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 18 3.1. Tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT bệnh viện Nhi Nghệ An 18 3.2. Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 18 3.3. Mua thuốc 20 3.4. Tổ chức thông tin thuốc 22 3.3.1. Đơn vị thông tin 22 3.4.2. Cung cấp thông tin 23 3.4.3. Kết quả hoạt động 23 3.5. Tập huấn kiến thức sử dụng thuốc 24 3.6. Quy trình giao phát thuốc 25 3.7. Giám sát ADR 27 3.8. Giám sát kê đơn 27 3.8.1. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội và thuốc ngoại nhập tại bệnh viện 27 3.8.2. Bình bệnh án, đơn thuốc 28 PHẦN 4: BÀN LUẬN 32 4.1. Tổ chức hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị 32 4.2. Xây dựng danh mục thuốc: 33 4.3. Đấu thầu thuốc 35 4.4. Thông tin thuốc 36 4.5. Giám sát kê đơn 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIÊN 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC HÌNH STT Hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Quy trình xây dựng DMTBV 7 2 Hình 1.2 Hệ thống thông tin thuốc quốc gia 8 3 Hình 1.3 Mối quan hệ giữa bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng 12 4 Hình 3.4 Quy trình xây dựng DMT bệnh viện 19 5 Hình 3.5 Quy trình tổ chức đấu thầu tập trung tại sở Y tê tỉnh 20 6 Hình 3.6 Tiến trình xử lý thông tin ở bệnh viện nhi nghệ an 24 7 Hình 3.7 Quy trình lĩnh, chia thuốc, phân phát thuốc cho các khoa phòng 25 8 Hình 3.8 Quy trình cấp phát thuốc tại bệnh viện 26 9 Hình 3.9 Biểu đồ về tỷ lệ % mặt hàng thuốc trong bệnh viện 27 10 Hình 3.10 Biểu đồ về tỷ lệ % bệnh án sai phạm qua 5 năm 29 11 Hình 3.11 Biểu đồ về tỷ lệ % đơn thuốc sai phạm trong 5 năm 30 12 Hình 3.12 Biểu đồ về kết quả kiểm tra kê đơn 31 DANH MỤC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Những tồn tại và giải pháp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. 11 2 Bảng 3.2 Tỷ lệ sử dụng thuốc trong bệnh viện. 27 3 Bảng 3.3 Tỷ lệ % bệnh án sai phạm qua 5 năm. 29 4 Bảng 3.4 Kết quả kiểm tra bệnh án quý 4 - năm 2005. 29 5 Bảng 3.5 Tỷ lệ % đơn thuốc sai phạm qua 5 năm. 30 6 Bảng 3.6 Kết quả kiểm tra đơn thuốc quý 4 - năm 2005. 30 7 Bảng 3.7 Đơn xin bổ sung thuốc mới vào danh mục thuốc, bệnh viện 35 CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT ADR Adverse drug reaction. BHYT Bảo hiểm y tế. BYT Bộ Y tế DMT Danh mục thuốc. DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện. DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu. HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị. MHBT Mô hình bệnh tật. TTY Thuốc thiết yếu. TW Trung ương ĐẶT VẤN ĐỂ Sử dụng thuốc chưa hợp lý là một vấn đề tương đối phổ biến tại tất cả các tuyến chăm sóc y tế, đặc biệt là tại bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh. Việc dùng thuốc thiếu hiệu quả và bất hợp lý là nguyên nhân làm tăng đáng kê chi phí cho người bệnh trong bối cảnh các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm. Tinh trạng này có thể khắc phục hoặc giảm thiểu nếu áp dụng một số nguyên tắc đơn giản trong quản lý và sử dụng thuốc. Vì mục đích trên, BYT đã ban hành thông tư 08/TT- BYT ngày 4/7/1997 hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT. Đây là một diễn đàn, trong đó có nhiều thành phần cùng tham gia, đóng góp ý kiến và phối hợp hành động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc y tế tại bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh. ở Việt Nam, theo kết quả thống kê cho thấy: tính đến hết năm 1998 đã có 97% bệnh viện trong cả nước thành lập HĐT&ĐT [6], đến nay 100% bệnh viện đã thành lập HĐT&ĐT. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí hạn hẹp, thêm vào đó Dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện còn thiếu nên hoạt động của HĐT&ĐT chưa đem lại hiệu quả cao. Bệnh viện Nhi Nghệ An cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ. Xuất phát từ những tồn tại và khó khăn trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN" với các mục tiêu sau: /. Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT ở bệnh viện Nhi Nghệ An. 2. Đánh giá các hoạt động của HĐT&ĐT bao gồm: Xây dựng DMTBV; Tổ chức đấu thầu thuốc trong bệnh viện; Quy trình giao phát thuốc; Giám sát kê đơn; Theo dõi ADR; Tổ chức thông tin; Nghiên cứu khoa học; Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược S Ĩ-Y tá. Từ đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐT&ĐT Bệnh viện Nhi Nghệ An. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐlỀU TRỊ. 1.1.1. Sự cần thiết thành lập Hội đồng thuốc và điều trị [16]. Thuốc thiết yếu là một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ tính mạng và nâng cao sức khoẻ cho người bệnh và thường chiếm từ 20 - 40% của tổng ngân sách dành cho Y tế ở nhiều nước đang phát triển. Chi phí ngày càng tăng và thiếu nguồn lực khiến hệ thống Y tế không có đủ khả năng cung ứng số lượng thuốc cần thiết đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh. Thêm vào đó, việc quản lý và sử dụng thuốc không hiệu quả, không hợp lý còn phổ biến. Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể là do thiếu chú trọng tới công tác giáo dục, đào tạo cho nhân viên Y tế, thiếu đào tạo liên tục và giám sát thường xuyên hoặc thiếu thông tin cập nhật, đáng tin cậy và không thiên lệch về thuốc. Hiện nay việc thực hành kê đơn không tuân theo các hướng dẫn điều trị, người bệnh không tuân thủ sự tư vấn của thầy thuốc, lựa chọn thuốc không hợp lý là những vấn đề nổi cộm, cấp bách dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc không an toàn - hợp lý, vì vậy mà hiệu quả điều trị thấp. Nguyên nhân là do thiếu một diễn đàn ở đó có sự tham gia của các Dựơc sỹ, nhà lâm sàng và nhà quản lý bàn bạc với nhau để tìm ra biện pháp cân bằng giữa yêu cầu chất lượng và những eo hẹp về tài chính. Ngoài ra còn có những bất đồng giữa thầy thuốc kê đơn và bộ phận quản lý tài chính về việc mua thuốc. Vì thế, HĐT&ĐT là một diễn đàn để tập hợp các bên liên quan nhằm đưa ra quyết định về sử dụng thuốc và duy trì ở nhiều cấp độ khác nhau trong hệ thống chăm sóc y tế từ tuyến huyện (tại cơ sở chăm sóc ban đầu) cho tới bệnh viện lớn và các cơ sở khám chữa bệnh tầm cỡ quốc gia. 1.1.2. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của HĐT&ĐT[5]. 1.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị. ❖ Hội đồng thuốc và điều trị gồm 5 đến 15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. ♦♦♦ Thành phần : 2 - Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị: là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách chuyên môn. - Phó chủ tịch Hội đổng kiêm uỷ viên thường trực là Dược sỹ đại học, trưởng khoa Dược bệnh viện. - Thư ký Hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng hợp. - Ưỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên. Bệnh viện hạng I, hạng II có thêm uỷ viên dược lý. 1.1.2.2. Chức năng. ■ Tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị. Thực hiện tốt chính sách Quốc gia về thuốc trong bệnh viện. 1.1.2.3. Nhiệm vụ. ■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện. ■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt danh mục thuốc dùng cho bệnh viện. ■ Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt qui trình cấp phát thuốc, theo dõi dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm soát, theo dõi việc thực hiện khi qui trình trên được phê duyệt. ■ Giám sát kê đơn. ■ Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại và các vấn đề liên quan đến thuốc trong bệnh viện. ■ Tổ chức thông tin thuốc. ■ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc. ■ Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ với bác sỹ kê đơn và y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh. 1.1.2.4. Tổ chức hoạt động. ■ Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần. Họp bất thường do giám đốc bệnh viện yêu cầu hoặc do chủ tịch hội đồng triệu tập. ■ Chuẩn bị nội dung: 3 [...]... Bình bệnh án, đơn thuốc Ở bệnh viện Nhi Nghệ An, Hội đồng thuốc và điều trị không thường xuyên bình bệnh án, đơn thuốc Trung bình 3 tháng Hội đồng thuốc và điều trị mới bình một lần Đây là công việc thường xuyên của Hội đồng thuốc và điều trị cần được tiến hành hàng tuần hoặc hàng tháng trong sinh hoạt chuyên môn Thành phần tham gia bình bệnh án, đơn thuốc ở bệnh viện Nhi Nghệ An gồm: - Chủ tịch Hội đồng. .. hồ sơ bệnh án và kê đơn + Thông tin thuốc + Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc + Giám sát theo dõi ADR 3.2 XÂY DỤNG DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện là công việc đầu tiên của Hội đồng Thuốc và Điều trị trong hoạt động cung ứng thuốc bệnh viện Xây dựng được danh mục thuốc, Hội đồng đã giải quyết được cơ bản vấn đề cung ứng thuốc Danh mục thuốc bệnh viện. .. tịch Hội đồng thuốc và điều trị hoặc người được uỷ quyền - Thành viên của Hội đồng thuốc và điều trị - Thành viên của khoa vi sinh nếu liên quan đến sử dụng kháng sinh Khi bình bệnh án của khoa nào thì bác sĩ điều trị của khoa đó cùng tham gia Chủ tịch HĐT&ĐT có thể mời thêm các bác sĩ ở khoa khác nếu thấy cần thiết Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Nhi Nghệ An tiến hành bình đơn thuốc, bệnh án theo... dựng danh mục thuốc bệnh viện Do đa số bệnh nhân của bệnh viện Nhi Nghệ An là bảo hiểm Y tế chi trả, nên danh mục thuốc bệnh viện phần lớn nằm trong danh mục thuốc BHYT của sở Y tế Sau mỗi quí, các khoa phòng gửi báo cáo lên Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc trưởng khoa Dược số liệu các thuốc mới chưa có trong danh mục cũ, cần thiết cho nhu cầu điều trị hiện tại * Tuy nhi n việc tính toán nhu cầu thuốc. .. Dược động học và sinh khả dụng So sánh giữa các thuốc dưới các tên biệt dược và các báo cáo thẩm định thuốc 3 Các thông tin về: - Điều trị: Cách xử trí, điều trị trong trường hợp dùng thuốc quá liều và ngộ độc do dùng thuốc Thuốc thay thế khi người bệnh không đáp ứng với thuốc đang điều trị - Kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các hội đồng thuốc và điều trị tuyến trên cho tuyến dưới và thông... CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HĐT&ĐT BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN - Bệnh viện Nhi Nghệ An được thành lập 1985 Đây là bệnh viện chuyên khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế tỉnh - Hội đồng thuốc và điều trị được thành lập 1/2001, Hội đồng gồm 8 thành viên, bao gồm: + Chủ tịch HĐT&ĐT: BS Phan Văn Tư - Phó giám đốc bệnh viện + Phó chủ tịch, kiêm uỷ viên thường trực HĐT&ĐT: DS Chu Thị Nguyệt Giao - Trưởng khoa Dược bệnh viện. .. để thuốc thừa, quá hạn, báo cáo theo đúng quy định -81% bệnh viện đảm bảo thực hành bảo quản thuốc - 79% nhà thuốc bệnh viện hoặc nhà thuốc của công ty Dược trong khuôn khổ hoạt động đúng quy chế hiện hành - 93% bệnh viện có theo dõi báo cáo ADR - 79% bệnh viện có hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện 1.2 DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN [6][15] 1.2.1 Khái niệm "DMT Bệnh viện là danh mục những loại thuốc. .. tượng nghiên cứu Các hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Nhi Nghệ An: + Xây dựng danh mục thuốc + Tổ chức đấu thầu thuốc + Quy trình giao phát thuốc + Giám sát kê đơn + Theo dõi ADR + Tổ chức thông tin + Nghiên cứu khoa học + Thiết lập mối quan hệ Bác sĩ - Dược sĩ - Y tá 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Bộ môn quản lý và kinh tế dược - Bệnh viện Nhi Nghệ An 2.1.3 Thòi gian nghiên cứu - Từ 01/03/2005... trực Hội đồng thuốc và điều trị chuẩn bị các hổ sơ tài liệu về thuốc cho các buổi họp của hội đồng - Tài liệu được gửi cho các thành viên của hội đồng nghiên cứu trước - Hội đồng thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản, uỷ viên thường trực tổng kết trình giám đốc bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện ■Thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 3-6-9 và 12 tháng 1.1.3 Hội đồng thuốc. .. Thư ký hội đồng + Kế toán trưởng: uỷ viên hội đồng + Điều dưỡng trưởng: Uỷ viên hội đồng + Và các thành viên còn lại là sự góp mặt của các Bác sĩ ở các khoa khác nhau - Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ 3 tháng/llần và đã thực hiện được các nhi m vụ sau: + Xây dựng danh mục thuốc sử dụng hàng năm tại bệnh viện + Tổ chức mua thuốc trong bệnh viện + Thiết lập quy trình giao phát thuốc + Giám sát . CỦA HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ BỆNH VIỆN NHI NGHỆ AN& quot; với các mục tiêu sau: /. Tìm hiểu mô hình tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT ở bệnh viện Nhi Nghệ An. 2. Đánh giá các hoạt động của. năng, nhi m vụ và hoạt động của HĐT&ĐT[5]. 1.1.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị. ❖ Hội đồng thuốc và điều trị gồm 5 đến 15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhi m,. pháp can thiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐT&ĐT Bệnh viện Nhi Nghệ An. 1 PHẦN 1: TỔNG QUAN 1.1. HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐlỀU TRỊ. 1.1.1. Sự cần thiết thành lập Hội đồng thuốc và điều trị