- Thuốc = sản phẩm + thông tin. Như vậy, chất lượng thông tin thuốc có vai
trò quan trọng như chất lượng thuốc. Để thực hiện được chính sách thuốc quốc gia về thuốc trong hệ thống bệnh viện Bộ Y tế đã chỉ đạo thành lập HĐT&ĐT ở bệnh viện. Một trong những nhiệm vụ của HĐT&ĐT là “tổ chức đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện có nhân lực đặc trách, có kinh phí hoạt động để quản lý công tác thông tin thuốc”. Thông tin thuốc là chìa khoá cho mọi hoạt động của HĐT&ĐT, là yếu tô quan trọng đầu tiên quyết định sử dụng thuốc hợp lý - an toàn -hiệu quả [15].
Đơn vị thông tin thuốc bệnh viện Nhi Nghệ An được xây dựng cùng lúc với HĐT&ĐT. Tuy nhiên công tác thông tin thuốc của HĐT&ĐT còn nhiều lúng túng và hạn chế do bệnh viện thiếu Dược sĩ đại học, thiếu Dược sĩ lâm sàng, chưa thực sự xây dựng được đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện, chưa thiết lập được mối quan hệ thông tin thuốc giữa các Hội đồng thuốc và điều trị với nhau, giữa thông tin từ trên xuống dưới và thông tin phản hồi. Do đó sử dụng thuốc tại bệnh viện chưa hợp lý, đặc biệt là sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm 77,1%, đây là vấn đề đáng lưu ý về lạm dụng kháng sinh.
- Có 15 nội dung mà các đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện phải có trách nhiệm thông tin cho các bác sĩ điều trị trong thời gian hoạt động: Liều dùng; Dược động học; Sinh khả dụng; Phản ứng có hại của thuốc; Tác dụng phụ của thuốc; Theo dõi báo cáo ADR về trung tâm ADR; Tương tác thuốc; Tư vấn thuốc điều trị, thuốc thay thế khi thuốc điều trị không hiệu quả; Xử lý khi dùng thuốc quá liều; Thông báo thu hổi thuốc, thuốc được phép lưu hành, thuốc giả; Báo cáo thẩm định thuốc; Thông tin về thuốc mới; Thông tin về tác dụng mới của thuốc cũ; Kinh nghiệm sử dụng thuốc của HĐT&ĐT cho tuyến dưới; Thu thập thông tin phản hồi; Bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc, dược sĩ trong bệnh viện; Tư vấn xây dựng danh mục thuốc trong bệnh viện; Tư vấn sử dụng kháng sinh hợp lý. Nhưng đơn vị thông tin thuốc bệnh viện Nhi Nghệ An chỉ đưa thông tin khi có yêu cầu của thầy thuốc. Hoạt động chủ động của đơn vị thông tin bao gồm: Thông báo thuốc thu hồi, thuốc giả, thuốc được cấp số đăng ký và bồi dưỡng kiến thức sử dụng thuốc cho thầy thuốc, Dược sĩ trong bệnh viện. Như đã đề cập ở phần trước, việc cập nhật và bổ
sung kiến thức mới cho Bác sĩ, Dược sĩ còn nhiều vấn đề bất cập, mang tính hình thức vì không thể tiến hành trong một lớp tập huấn kiến thức sử dụng thuốc cho các đối tượng có trình độ khác nhau, mục đích sử dụng kiến thức trong thực hành khác nhau. Một khó khăn nữa là Dược sĩ đại học sau khi tốt nghiệp không về công tác tại bệnh viện Nhi Nghệ An.
- Như vậy, một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định đến việc tổ chức đơn vị thông tin thuốc hiệu quả là: Giám đốc bệnh viện và Trưởng khoa Dược. Trưởng khoa Dược bệnh viện là người tư vấn cho giám đốc bệnh viện về hoạt động đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện. Giám đốc bệnh viện quyết định nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất cho công tác thông tin thuốc. Việc bố trí nhân lực có năng lực chuyên môn và thành thạo ít nhất một ngoại ngũ' (nhất là tiếng Anh), nhiệt tình, có khả năng thông tin, sử dụng thành thạo máy vi tính để thu thập và lưu trữ thông tin là yếu tố quyết định đến hoạt động thông tin thuốc. Tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể mà đơn vị tuyển chọn nhân lực nhưng về cơ bản bệnh viện Nhi Nghệ An đã chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu trên, tuy trình độ ngoại ngữ còn hạn chế.
Việc chọn các cộng tác viên cũng có vai trò rất lớn hỗ trợ công tác thông tin thuốc trong bệnh viện. Nếu lực lượng cộng tác viên là các Bác sĩ lâm sàng, các Dược sĩ lâm sàng thì hiệu quả thông tin thuốc rất cao và có sức thuyết phục, độ tin cậy cao. Song do hạn chế về nhiều mặt, đơn vị thông tin thuốc chưa có cộng tác viên. Bên cạnh đó kiến thức lâm sàng của Bác sĩ, Dược sĩ làm cồng tác thông tin thuốc trong bệnh viện còn hạn chế.
- Đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện Nhi Nghệ An bố trí ở phòng riêng trong bệnh viện. Song đơn vị thông tin thuốc này có thể gắn với phòng kế hoạch tổng hợp (Ví dụ: Bệnh viện Nhi Đồng) hoặc có thể gắn với khoa Dược bệnh viện (Ví dụ: Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, TW Huế). Kinh nghiệm thực tế lại cho thấy đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện gắn với khoa Dược là tốt nhất. Tại bệnh viện Bạch Mai, khi bắt đầu triển khai công tác Dược lâm sàng và thông tin thuốc gặp nhiều khó khăn vì các thầy thuốc bệnh viện Bạch Mai phần lớn là những thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm lâm sàng, được đào tạo chuyên khoa sâu, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài [12]. Do đó nhiều người hoài nghi sự thành công của khoa Dược
trong hoạt động này, thậm chí có những khoa không tiếp Dược sĩ lâm sàng xuống khoa, ngại Dược sĩ “ Dẫm lên chân người khác ”. Do vậy khoa Dược đã chọn Dược sĩ phù hợp với yêu cầu mỗi khoa, khi cần thiết thì tập hợp các Dược sĩ làm công tác thông tin và các Dược sĩ làm lâm sàng để giải quyết những yêu cầu thông tin thuốc khó trả lời. Sự kiên trì và nỗ lực cập nhật thông tin, cung cấp các thông tin về thuốc đã mang lại lợi ích thiết thực cho Bác sĩ lựa chọn thuốc hợp lý, dần dần đã có được sự tín nhiệm của Bác sĩ trong điều trị.
Hiện nay, tất cả các khoa phòng của bệnh viện Bạch Mai đều đề nghị khoa Dược cử một Dược sĩ lâm sàng xuống khoa làm công tác thông tin, tư vấn sử đụng thuốc cho Bác sĩ. Đây là một thành công không thể lượng giá được bằng số lần thông tin mà là thành công của việc thiết lập mối quan hệ Bác sĩ — Dược sĩ trong sử dụng thuốc hợp lý - an toàn - kinh tế cho người bệnh.
4.5. GIÁM SÁT KÊ ĐƠN
- Bình bệnh án, đơn thuốc là phương pháp tốt nhất để đánh giá và nâng cao trình độ chung trong điều trị, điều chỉnh sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nếu được thực hiện thường xuyên với thái độ và phương thức đúng, khách quan, vô tư, thiện chí.
Thông thường Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Nhi Nghệ An tiến hành giám sát kê đơn 3 tháng/ llần. Như vậy hiệu quả sẽ không cao bởi đây là công việc thường xuyên của Hội đồng thuốc và điều trị cần được tiến hành hàng tuần hoặc hàng tháng trong sinh hoạt chuyên môn. Nhưng nhìn chung, khi tiến hành bình đơn thuốc, bệnh án HĐT&ĐT đều dựa trên các tiêu chí mà chỉ thị 05 đề ra. HĐT&ĐT đã góp phần làm giảm thiểu đáng kê đơn thuốc, bệnh án sai phạm qua các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005.
- Mặc dù thuốc sản xuất trong nước chiếm 60% tổng số thuốc sử dụng trong bệnh viện song do thuốc sản xuất trong nước là thuốc thông thường, gía rẻ nên tính về tiền chỉ chiếm có 30%.Thuốc đặc trị chữa bệnh phần lớn phải dùng thuốc nhập khẩu, giá đắt. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dược Việt Nam cần xem xét lại cơ cấu mặt hàng và ngành hoá dược Việt Nam cần được đầu tư sản xuất nguyên liệu
làm thuốc, nhanh chóng nghiên cứu sản xuất các hoá dược đã hết thời gian đăng ký bản quyền để chủ động về thuốc và giá thuốc phục vụ cho khám chữa bệnh.
Nếu đem so sánh với bệnh viện Phụ Sản TW (năm 2003: Tỷ lệ sử dụng thuốc nội chiếm 22,9%, năm 2004: 36%, năm 2005: 40%) [13], bệnh viện Hữu Nghị (năm 2005: 28%) [9]...mới thấy hết được vai trò của HĐT&ĐT bệnh viện Nhi Nghệ An. HĐT&ĐT cũng như bệnh viện đã nghiêm chỉnh chấp hành chỉ thị của bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý - an toàn - tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Hiện nay, trong các cơ sở y tế hiện tượng:
+ Chẩn đoán bệnh chưa đúng do bác sĩ chưa chú ý, chưa xác định chính xác được vi khuẩn gây bệnh.
+ Không nắm được đầy đủ thông tin về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh tại địa phương và trong khu vực.
+ Lạm dụng kháng sinh phổ rộng điều trị mang tính chất bao vây
+ Lạm dụng phối hợp kháng sinh hoặc chưa biết các nguyên tắc phối hợp kháng sinh.
+ Chưa chú ý hiệu chỉnh liều kháng sinh nhóm aminoglycosid... đối với nhóm bệnh nhân đặc biệt (người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ có thai, người suy gan, suy
thận. . .)•
Đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế và bệnh viện Nhi Nghệ An cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ: % đơn thuốc kê kháng sinh lên tới 77.1%. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này chủ yếu là do:
+ Bác sĩ và Dược sĩ thiếu kiến thức về sử dụng thuốc. + Bác sĩ thiếu cập nhật thông tin sử dụng thuốc hợp lý.
+ Tác động của yếu tố kinh tế trong kê đơn và sử dụng kháng sinh.
Vì thế Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện cần tăng cường triển khai hoạt động giám sát kê đơn hợp lý, triển khai hoạt động thông tin thuốc trong bệnh viện, khuyến khích Bác sĩ, Dược sĩ tiếp cận với thông tin Y học(medline, internet, danh mục tham khảo, thuốc thiết yếu, tạp chí Y học) và nắm được phương pháp lựa chọn thông tin chất luợng.
KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT Ý KIÊN
❖ KẾT LUẬN
♦ Tổ chức hoạt động của HĐT&ĐT.
HĐT&ĐT gồm 8 thành viên, họp định kỳ 3 tháng lần và đã thực hiện được tất cả các nhiệm vụ đặt ra đối với một HĐT&ĐT
♦ Xây dựng danh mục thuốc bệnh viện.
HĐT&ĐT đã tiến hành xây đựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện. Tuy nhiên việc xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện mới chỉ bằng kinh nghiệm trong điều trị và qua thực tế sử dụng thuốc trong bệnh viện, chưa dựa trên cơ sở khoa học.
♦ Đấu thầu thuốc.
Bệnh viện Nhi Nghệ An chưa tổ chức đấu thầu thuốc mà đấu thầu tập trung tại sở Y tế.
♦ Quy trình cấp phát thuốc.
HĐT&ĐT đã kiểm tra chất lượng thuốc trước khi nhập kho và cấp phát thuốc tới khoa phòng.
♦ Nghiên cứu khoa học.
Hội đồng thuốc và điều trị chủ yếu mới chỉ tổ chức lớp tập huấn cho Điều dưỡng, còn chưa tổ chức lớp tập huấn cho Bác sĩ, Dược sĩ.
♦ Thông tin thuốc.
- Xây dựng được một đơn vị thông tin thuốc với đầy đủ trang thiết bị và tài liệu cần thiết.
- Nguồn nhân lực làm công tác thông tin thuốc gồm 7 thành viên bao gồm:
1DSĐH + 3BS + 2DSTH + lthư ký.
- Chưa xây dựng được phác đồ điều trị. Chủ yếu dựa trên phác đồ điều trị của bệnh viện Nhi trung ương.
- Thông tin thuốc trên bảng tin và trong phòng họp giao ban còn yếu kém( 20 lần/năm).
- Thông tin về vấn đề tương tác thuốc chưa được thực hiện. - Chưa có hộp thuốc riêng cho người bệnh.
♦ Chưa thiết lập được mối quan hệ giữa Bác sĩ - Dược sĩ - Điều dưỡng. ♦ Giám sát ADR
- Chưa thực hiện việc theo dõi, báo cáo ADR với trung tâm ADR quốc gia hoặc có thực hiện nhưng hời hợt, chưa được quan tâm chú trọng. Theo báo cáo của Hội đồng thuốc và điều trị cho tới nay chưa xẩy ra 1 ADR nào.
♦ Giám sát kê đơn hợp lý
- Tỷ lệ sử dụng thuốc nội chiếm 60%, ngoại chiếm 40% trong tổng số thuốc của bệnh viện.
- HĐT&ĐT đã tiến hành bình đơn thuốc và bệnh án theo các tiêu chí của chị thị 05, trung bình 3 tháng/ 1 lần.
❖ KIẾN NGHỊ, ĐỂ XUẤT
1. Hội đồng thuốc và điều trị nên có những giải pháp lâu dài về vấn đề đào tạo cán bộ Dược lâm sàng và triển khai công tác Dược lâm sàng trong bệnh viện. Cần có biên chế chính thức cho Dược lâm sàng và đội ngũ thông tin thuốc.
2. HĐT&ĐT bệnh viện Nhi Nghệ An nên liên hệ với HĐT&ĐT ở các bệnh viện khác nhằm: Thu được các thông tin về kinh nghiệm sử dụng thuốc trong điều trị của các HĐT&ĐT tuyến trên cho tuyến dưới và thông tin phản hồi từ tuyến dưới lên tuyến trên.
3. HĐT&ĐT nên thường xuyên rà soát lại DMT.
4. Để đảm bảo tiết kiệm trong sử dụng thuốc cần có những quyết định bắt buộc về việc kê đơn một số thuốc trong nước có thể thay thế. Cần tổ chức hội thảo về sử dụng thuốc nội, cung cấp thông tin về chất lượng thuốc nội.
5. Bệnh viện nên huy động nguồn kinh phí từ dự án và các nguồn khác để thường xuyên tổ chức về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ nhân viên bệnh viện.
6. Hội đồng thuốc và điều trị nên thường xuyên cập nhập kiến thức về thuốc cho Bác sĩ với nhiều hình thức như sinh hoạt khoa học, mua và phát tạp chí, tài liệu
về thuốc cho Bác sĩ, khuyến khích các Bác sĩ tra thông tin về thuốc trên các Website trong nước và quốc tế.
7. Phát huy vai trò của HĐT&ĐT trong bệnh viện, HĐT&ĐT bệnh viện cần tăng cường năng lực hoạt động, Dược sĩ bệnh viện cần được tăng cường cả về số lượng và chất lượng để thực hiện được nhiệm vụ thông tin và tư vấn sử dụng thuốc hợp lý.
8. Duy trì nề nếp bình bệnh án và tăng cường chất lượng bình đơn thuốc nhằm giám sát kê đơn hợp lý, can thiệp sử dụng thuốc hợp lý, an toàn góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
9. Theo dõi báo cáo chật chẽ không chỉ ở nhóm thuốc hay gây phản ứng có hại mà còn ở tất cả những nhóm thuốc khác.
10. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Dược trên cơ sở đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản lí và kinh tê Dược(2003), Dịch tễ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ môn Quản lí và kinh tê Dược (2003), Kinh tế Dược, Trường đại học Dược Hà Nội.
3. Bộ môn Quản lí và kinh tế Dược (2003), Pháp chế hành nghề Dược, Trường đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ Y tê (2001), Các văn bản quản lí nhà nước trong lĩnh vực Y Dược, Nhà xuất bản Y học.
5. Bộ Y tế (2001), Qui chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
6. Bộ Y tê (2005), Thông tin thuốc trong bệnh viện - Tài liệu tập huấn sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong điều trị, Nhà xuất bản Y học.
7. Bộ Y tê (2001), Các văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin và công nghệ thông tin y tế, Nhà xuất bản Y học.
8. Nguyễn Thị Phương Châm (1998), "Mối quan hệ Dược sĩ lâm sàng trong bệnh viện", Tạp chí Dược học s ố 6.
9. Nguyễn Thuỳ Dung (2002), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị, Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học.
10. Nguyễn Thành Đô (3/1997), Xây dựng mô hình Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện, Bộ Y tế.
11. Nguyễn Thị Phương Châm, Trần Thu Thuỷ (1998)," Nhìn lại một năm thực hiện HĐT&ĐT ở bệnh viện", Tạp chí dược học s ố 9.
12. Trần Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Phương Châm (2000)," Kết quả bước đầu thí điểm đơn vị thông tin thuốc tại các bệnh viện Bạch Mai, Trung ương Huế,
13. Nguyễn Thị Thuý Hằng (2005), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc tại viện Phụ Sản TW, Khoá luận tốt nghiệp.