1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

44 778 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung. BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.Sau 2 năm thực hiện, Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng như các loại hình bảo hiểm khác, BHTN cũng không thể tránh khỏi tình trạng trục lợi. khiến cho mục đích chính của BHTN không thực hiện được còn gây tâm lí ỷ lại cho người lao động, nghiêm trọng hơn còn có khả năng gây vỡ quỹ thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các vấn đề chính trị , xã hội. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mới mẻ này chính là lí do emlựa chọn đề tài “ Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Với toàn bộ khả năng của mình, em đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay ,tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn nên em hy vọng nhận được sự góp ý từ phía cô giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình.

MỤC LỤC 1 BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp VN Việt Nam TN Thu nhập BHYT Bảo hiểm y tế DN Doanh nghiệp NLĐ Người lao động 2 Lời mở đầu Ngày 1.1.2009, tại Việt Nam một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, hỗ trợ những đối tượng lao động thất nghiệp. Đó là bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN ). Sự ra đời của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung. BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy khó khăn, tồi tệ của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới; giai đoạn mà chúng ta phải chứng kiến nhiều doanh nghiệp phá sản, hàng nghìn lao động rơi vào cảnh thất nghiệp.Sau 2 năm thực hiện, Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng như các loại hình bảo hiểm khác, BHTN cũng không thể tránh khỏi tình trạng trục lợi. khiến cho mục đích chính của BHTN không thực hiện được còn gây tâm lí ỷ lại cho người lao động, nghiêm trọng hơn còn có khả năng gây vỡ quỹ thất nghiệp, ảnh hưởng lớn đến các vấn đề chính trị , xã hội. Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn những vấn đề mới mẻ này chính là lí do emlựa chọn đề tài “ Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”. Với toàn bộ khả năng của mình, em đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay ,tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót ngoài mong muốn nên em hy vọng nhận được sự góp ý từ phía cô giáo để hoàn thiện hơn kiến thức của mình. 3 I. Tổng quan về trục lợi bảo hiểm thất nghiệp 1. Bảo hiểm thất nghiệp I.1. Thất nghiệp I.1.1. Khái niệm: Có rất nhiều khái niệm về thất nghiệp nhưng định nghĩa thất nghiệp của ILO được nhiều nhà kinh tế và nhiều nước tán thành. Theo tổ chức này định nghĩa thì: “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc ở mức lương thịnh hành” Từ định nghĩa về thất nghiệp, ILO đã đưa ra bốn tiêu chí cơ bản để xác định “người thất nghiệp” đó là: + Trong độ tuổi lao động + Có khả năng lao động đang không có việc làm, + Đang đi tìm việc làm. Nhìn chung, các tiêu chí này mang tính khái quát cao, đã được nhiều nước tán thành và lấy làm cơ sở để vận dụng tại quốc gia mình khi đưa ra những khái niệm về người thất nghiệp. Năm 2006, khái niệm “người thất nghiệp” đã được luật hóa và trở thành thuật ngữ pháp lý tại khoản 4 điều 3 Luật BHXH Việt Nam. Theo đó, người thất nghiệp được định nghĩa là: “người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp dồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm”. I.1.2. Phân loại Có nhiều hình thái thất nghiệp khác nhau tùy theo mục đích nghiên cứu và việc lựa chọn phương thức phân loại. Dưới đây em xin tình bày phương pháp phân loại dựa trên tính chất thất nghiệp - Thất nghiệp tự nhiên: tỷ lệ thất nghiệp đương nhiên bởi luôn có một số người trong giai đoạn chuyển từ chỗ làm này sang chỗ khác. - Thất nghiệp cơ cấu: do sự không tương thích của phân bố lao động và phân bố chỗ làm việc (khác biệt địa lý hoặc khác biệt kỹ năng). Người thất nghiệp không muốn hoặc không thể thay đổi nơi ở hoặc chuyển đổi kỹ năng. 4 - Thất nghiệp chu kỳ: khi tổng cầu lao động thấp hơn tổng cung lao động ở giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế. - Thất nghiệp thời vụ: phát sinh theo các chu kì sản xuất kinh doanh , loại này rất phổ biến trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. - Thất nghiệp công nghệ: do sự áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ ngày càng được tăng cường làm cho người lao động trong các dây chuyền sản xuất bị dôi ra gây thất nghiệp công nghệ. I.1.3. Hậu quả Thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và gia đình họ, tác động mạnh mẽ đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. - Đối với nền kinh tế: Thất nghiệp là một sự lãng phí nguồn lực xã hội, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị đình đốn, chậm phát triển. Nếu tình trạng thất nghiệp gia tăng sẽ kéo theo tình trạng gia tăng của lạm phát, từ đó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, khả năng phục hồi chậm. Đối với người thất nghiệp, thu nhập bị mất dẫn đến đời sống kinh tế khó khăn… - Đối với xã hội: Thất nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên hậu quả tiêu cực đẩy người thất nghiệp đến chỗ bất chấp kỉ cương luật pháp để tìm kế sinh nhai như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm… - Đối với tình hình chính tri: thất nghiệp gia tăng còn làm cho tình hình chính trị xã hội bất ổn hiện tượng bãi công, biểu tình có thể xảy ra. Người lao động giảm niềm tin vào chế độ vào khả năng lãnh đạo của nhà cầm quyền. Tỷ lệ thất nghiệp là một trong những chỉ tiêu đánh giá uy tín của nhà cầm quyền. I.2. Bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1. Khái niệm: Bảo hiểm thất nghiệp: là bảo hiểm bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp hỗ trợ người lao động trong nền 5 kinh tế thị trường. Bên cạnh việc hỗ trợ một khoản tài chính đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động trong thời gian mất việc thì mục đích chính của bảo hiểm thất nghiệp là thông qua các hoạt động đào tạo nghề, tư vấn, giới thiệu việc làm, sớm đưa những lao động thất nghiệp tìm được một việc làm mới thích hợp và ổn định 1.2.2. Đối tượng Đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp là thu nhập của người lao động. Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cũng là người lao động và người sử dụng lao động song đối tượng này rộng hay hẹp là tùy tuộc vào điều kiện cụ thể và quy định của từng nước. Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá nhân họ. Họ vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những người này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định so với khoản thu nhập cũ nhận trong những thời kì cụ thể. Bảo hiểm thất nghiệp không áp dụng cho những người thất nghiệp vì tự ý bỏ việc hay những ngưòi vừa mới ra trường và chưa tìm được công ăn vịêc làm,những người thuộc vào diện thất nghiệp tự nhiên 1.2.3. Quỹ bảo hiểm và mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quỹ tài chính độc lập tập trung ngoài ngân sách Nhà Nước. Quỹ được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn sau đây: - Người tham gia lao động đóng góp - Người sử dụng lao động đóng góp - Nhà nước đóng góp Về nguyên tắc mức trợ cấp thất nghiệp phải thấp hơn thu nhập của người lao động khi đang làm việc. Vì vậy hầu hết các nước triển khai bảo hiểm thất nghiệp đều xác định mức trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp dựa trên: - Mức lương tối thiểu - Mức lương bình quân cá nhân - Mức lương tháng cuối cùng trước khi bị thất nghiệp 1.2.4. Lợi ích 6 Nhân thức được tầm ảnh hưởng của thất nghiệp trong kinh tế xã hội thí các hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đã được ra đời và đã có tác dụng nhằm: - Giúp ổn định thu nhập đời sống cho những người thất nghiệp không tự nguyện, đáp ứng cho họ những chi tiêu ccàn thiết mà kong gây ra tình trạng nợ nần - Giúp những người thất nghiệp sớm có cơ hội tìm được việc làm, những người có kĩ năng sẽ tìm đựơc công việc phù hợp thay vì phải làm những công việc khác với mức lương không tương xứng - Giúp ổn định nền kinh tế, góp phần duy trì sức tiêu dùng ở cả góc độ cá thể và kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tìm việc làm hiệu quả - tạo điều kiện kết nối tốt hơn giữa cung và cầu trong thị trường lao động. - Giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và doanh nghiệp 2. Trục lợi bảo hiểm thất nghiệp 2.1. Trục lợi bảo hiểm Hiện nay hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm ngày càng phổ biến nhưng cũng có gian lận trong lĩnh vực này, thường gọi là trục lợi bảo hiểm. Theo hiệp hôi bảo hiểm Canada: “Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoăc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền tiền từ DNBH mà đáng lí ra họ không được hưởng” Trục lợi bảo hiểm còn được quan niệm là gian lận trong bảo hiểm. Trên thế giới hiện tượng này là một vấn đề nhức nhối đối với doanh nghiệp bảo hiểm.Nhiều DNBH đã phải bỏ ra khá nhiều tiền để khắc phục vấn đề trục lợi trong bảo hiểm nhưng số vụ gian lận vẫn tăng lên theo thời gian và hình thức ngày càng tinh vi, biểu hiện dưới một số dạng sau: - Khai tăng trị giá tổn thất Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để 7 làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường. - Đã xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm Hình thức trục lợi bảo hiểm này không phải là hiếm. Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. Thực tế cho thấy, có khi người bán bảo hiểm không biết là tàu đã bị đắm, nhưng phần lớn là có sự “bắt tay… bẩn” với nhau để ghi ngày giao kết hợp đồng bảo hiểm trước ngày xảy ra đắm tàu, làm cho hợp đồng bảo hiểm có giá trị pháp lý. Đúng ra là hợp đồng này vô hiệu vì sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, đối tượng bảo hiểm (ở đây là hàng hóa) không còn tồn tại (Điều 22, Luật Kinh doanh bảo hiểm). - Bảo hiểm trùng Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), theo Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền 8 bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản. Khi xảy ra tổn thất cho tài sản mà rủi ro gây ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm, do các doanh nghiệp bảo hiểm không biết bên tham gia bảo hiểm đã “bắt cá nhiều tay” nên cùng trả tiền bảo hiểm mà kết quả là bên mua bảo hiểm được bồi thường gấp nhiều lần trị giá tài sản. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng. - Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. Ví dụ như cố ý đánh đắm tàu biển trong một tình huống được tạo ra rất “hợp lý” (thời tiết xấu, hỏng máy, cố ý đâm va…). Tất nhiên là kẻ trục lợi nắm vững mọi điều khoản của hợp đồng bảo hiểm để chắc chắn rủi ro không nằm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng để không bị từ chối bồi thường. Kiểu trục lợi này “rất nguy hiểm”, với hậu quả nghiêm trọng về mặt tài chính cho doanh nghiệp bảo hiểm khi có thông đồng giữa bên mua bảo hiểm và những “con sâu” trong doanh nghiệp bảo hiểm để nâng giá trị tài sản được bảo hiểm trước khi tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như, một tàu biển trị giá 30 triệu đô-la, được “bắt tay” nâng lên 32 triệu đô-la; sau đó tàu bị đắm rất “hợp lý” và “ngẫu nhiên”, số tiền bảo hiểm phải trả là 32 triệu đô-la (gian lận 2 triệu đô-la!). Một cách làm khác là 9 thay thế những thiết bị đắt tiền của tài sản được bảo hiểm bằng những đồ “rởm” sau đó hủy hoại tài sản đó. Dĩ nhiên là số tiền bồi thường sẽ được tính cho đồ “xịn” như khi tham gia bảo hiểm. Cách trục lợi này thường xảy ra với các tài sản có giá trị cao, có lắp đặt thiết bị đắt tiền như tàu thủy, xe chuyên dụng… - Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. Ví dụ: Một “Giấy chứng nhận bảo hiểm môtô-xe máy” có ghi thời hạn bảo hiểm: 24 tháng, từ 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2005 đến 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. Nếu tai nạn cho người đi xe máy xảy ra ngày 29-9-2007 thì kẻ trục lợi bảo hiểm sẽ “đạo diễn” sao cho tai nạn xảy ra trước 8 giờ 50 phút ngày 28-9-2007. - Lập hồ sơ giả Cách trục lợi này thường phải có “tay trong” ở các doanh nghiệp bảo hiểm và “bắt tay” với đường dây sửa chữa đối tượng bảo hiểm là tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị… Tuy không có tổn thất thực tế đối với đối tượng bảo hiểm nhưng vẫn có đầy đủ chứng từ hợp lệ (hóa đơn sửa chữa, mua vật tư, phụ tùng…) với đầy đủ chữ ký thật, dấu thật, chứng từ thật hoàn toàn nhưng chỉ có “sự thật” là… giả. - Tạo dựng hiện trường giả Trục lợi bảo hiểm theo cách này thường biểu hiện ở việc tạo ra một hiện trường như… thật. Ví dụ: Giả vờ bị mất cắp hàng hóa thì khóa cửa kho bị phá, niêm phong hầm hàng bị mở, mái kho bị dỡ ra… Có trường hợp còn “đóng kịch” là bị cướp tài sản, bị trói, nhét giẻ vào miệng; tự đốt nhà kho sau khi tẩu tán tài sản…, thay hàng hóa, phương tiện vận chuyển bị hư hỏng 10 [...]... cũng được gọi là trục lợi bảo hiểm thấy nghiệp Chưa có khái niệm cụ thể về trục lợi trong bảo hiểm thất nghiệp nhưng theo khái niệm trục lợi bảo hiểm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp là hành vi cố tình gian dối, lừa đảo có chủ ý nhằm chiếm đoạt số tiền mà đáng lí ra họ không được hưởng II Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 1 Tình hình triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 1.1 Tình hình... đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Quỹ BHTN Tìm được việc làm rồi nhưng vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp, có thu nhập khác hoặc thậm chí nghỉ đẻ vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp Tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp thực sự rất đáng báo động - Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội, hiện nay, cả nước có hơn 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng... thực hiện chương trình bảo hiểm thất nghiệp ở các Tiểu bang cũng khác nhau Một số Tiểu bang có mức hỗ trợ thất nghiệp khá cao, một số Tiểu bang lại có mức thấp hơn Có thể nói Mỹ là một trong những quốc gia có nhiều loại hình bảo hiểm thất nghiệp nhất trên thế giới tiêu biểu với bẩy loại hình là : Bảo hiểm thất nghiêp trên diện rộng ,bảo hiểm thất nghiệp dành cho nhân viên liên bang, bảo hiểm thất nghiệp. .. chi trả trợ cấp thất nghiệp, cá nhân phải đăng ký tại trung tâm dịch vụ việc làm Cơ quan chính phủ tại 28 Hạt chịu trách nhiệm thu phí Bảo hiểm xã hội và thu phí BHTN, cơ quan Thị trường lao động độc lập chịu trách nhiệm xử lý hồ sơ và chi trả trợ cấp thất nghiệp tại Pháp 2 Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam Tìm được việc làm rồi nhưng vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp, có thu nhập... Phó Cục trưởng khẳng định “sẽ chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm rà soát vấn đề này” Dù Cục Việc làm khẳng định không có khả năng vỡ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhưng với các hành vi trục lợi như hiện nay thì bảo hiểm thất nghiệp vốn là chỗ dựa khi rủi ro của người lao động liệu có trở thành nơi để 1 số kẻ trục lợi kiếm chác? Nếu không kiểm soát được tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp như... nhập khác hoặc thậm chí nghỉ đẻ vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp Tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp thực sự rất đáng báo động - Thất nghiệp ảo là hiện tượng người lao động thông đồng với doanh nghiệp nghỉ việc nhận TCTN sau đó lại đi làm chính doanh nghiệp đó, hoặc đã tìm được việc làm mới nhưng vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp Theo BHXH Việt Nam, số người tham gia BHTN gia tăng theo từng năm... 20,chương III quy định, Người lao động khi có đủ điều kiện hưởng BHTN thì được hưởng các chế độ bảo BHTN tính từ ngày thứ 16 kể từ ngày đăng ký 19 Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp quy định trong Nghị định này để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động bị mất việc làm hoặc... Vấn đề ở đây là các cơ quan chức năng không có biện pháp xác minh các trường hợp nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thực sự đang thất nghiệp hoặc không xin được việc hay không và khái niệm thất nghiệp cũng không rõ ràng.Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, phải có định nghĩa rõ ràng thế nào là người thất nghiệp: “Người thất nghiệp. .. toàn vẹn và chặt chẽ Mỗi nước đều có quy định riêng và thực hiện đựa trên những nguyên tắc của mình Hệ thống bảo hiểm được thực hiện rộng khắp cả nước ,quản lý linh hoạt và nhiều loại hình bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của con người Dưới đây là một số mô hình bảo hiểm thất nghiệp tại các nước • Bảo hiểm thất nghiệp ở Đức: Bảo hiểm thất nghiệp được bắt đầu thực hiện tại Đức vào năm 1919 và chính thức hóa bằng... hiểm thất nghiệp - Nguồn huy động của quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Khoản đóng góp của các doanh nghiệp, cơ quan và cá nhân người lao động cho quỹ bảo bảo thất nghiệp, lãi suất ngân hàng; phần trợ giúp của Chính phủ, và các nguồn khác cho quỹ theo quy định của pháp luật Các cơ quan và doanh 15 nghiệp ở thành thị sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp 2% tổng quỹ lương, cá nhân người lao động trong doanh nghiệp . không được hưởng. II. Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 1. Tình hình triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam 1.1. Tình hình triển khai bảo hiểm thất nghiệp ở một số nước. được gọi là trục lợi bảo hiểm thấy nghiệp. Chưa có khái niệm cụ thể về trục lợi trong bảo hiểm thất nghiệp nhưng theo khái niệm trục lợi bảo hiểm trục lợi bảo hiểm thất nghiệp là hành vi cố. nghiệp ở Việt Nam . Với toàn bộ khả năng của mình, em đã cố gắng mang đến những thông tin cơ bản và tổng quát nhất về Bảo hiểm thất nghiệp và thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam

Ngày đăng: 03/09/2015, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w