Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 29)

Tìm được việc làm rồi nhưng vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp, có thu nhập khác hoặc thậm chí nghỉ đẻ vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp... Tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp thực sự rất đáng báo động

- Thất nghiệp ảo là hiện tượng người lao động thông đồng với doanh nghiệp nghỉ việc nhận TCTN sau đó lại đi làm chính doanh nghiệp đó, hoặc đã tìm được việc làm mới nhưng vẫn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Theo BHXH Việt Nam, số người tham gia BHTN gia tăng theo từng năm. Nếu như năm 2009 là hơn 5,4 triệu người thì 8 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên hơn 8 triệu người. Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng năm cũng tăng nhanh (năm 2011 tăng 160% so với năm 2010, quý I năm 2012 tăng 50% so với cùng kỳ năm 2011) và đối tượng hưởng chủ yếu là những người có thời gian đóng BHTN từ đủ 12 đến 36 tháng, trong đó lao động nữ chiếm 60%. Trong 8 tháng đầu năm, đã có 298.200 người được chi trả trợ cấp thất nghiệp với số tiền hơn 1.411.233 triệu đồng. Ngoài ra, còn có 1.406 người được hỗ trợ học nghề với số tiền 1.472 triệu đồng.

Theo Bộ LĐ-TB&XH, hiện tượng đăng ký BHTN gia tăng ở mức bất thường là do hiện tượng người lao động NLĐ cố tình thất nghiệp ảo để hưởng TCTN. Ông Lê Quang Trung - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ- TB&XH) cho biết, sau một năm (kể từ 1-1-2010) thực hiện chi trả bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tại nhiều địa phương xuất hiện tình trạng NLĐ nghỉ việc ảo để được hưởng TCTN.Theo ông Điều Bá Được - Trưởng ban Chính sách thực hiện bảo hiểm thuộc BHXH Việt Nam đáng lưu ý, việc gia tăng số lượng người đi đăng ký hưởng TCTN ngoài việc khó khăn về kinh tế, còn có hiện tượng đăng ký BHTN để trục lợi.

Theo quy định hiện hành, mức đóng BHTN đối với người sử dụng lao động là 1%, NLĐ là 1% và nhà nước hỗ trợ 1%. Thực tế, đã có tình trạng người sử dụng lao động bắt tay với NLĐ để trục lợi bảo hiểm. Do đó, hiện tượng gia tăng đăng ký thất nghiệp vừa qua chỉ là thất nghiệp ảo. Thất nghiệp ảo là do theo quy định, NLĐ chỉ cần đóng từ đủ 12 đến 36 tháng là được hưởng TCTN 3 tháng. Trong khi mức đóng lại rất thấp nên nhiều NLĐ không thất nghiệp thực sự vẫn đăng ký hưởng TCTN. Nghiêm trọng hơn trường hợp NLĐ chấm dứt việc làm ở doanh nghiệp này, sau đó lại trở lại chính doanh nghiệp đó làm việc hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp khác là việc chủ động mất việc làm nhưng lại vẫn được thanh toán BHTN.

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp phá sản thường nợ đọng BHXH, BHTN, nên chính những lao động trong các doanh nghiệp này - người thực sự thất nghiệp lại không được hưởng chính sách do không đủ hồ sơ; trong khi các đối tượng khác lại lạm dụng được chính sách. “Đây là vấn đề đáng lo ngại. Nếu không quản lý tốt sẽ dẫn tới những kẽ hở, tiếp tục tạo điều kiện cho NLĐ lạm dụng để trục lợi”. Thất nghiệp ảo Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trong hơn ba năm thực hiện BHTN, tình trạng doanh nghiệp và NLĐ thông đồng, bắt tay nhau để trục lợi BHTN đang gia tăng.

Theo BHXH Việt Nam, sau hơn ba năm thực hiện BHTN, hiện nảy sinh nhiều vướng mắc. Do quy định về điều kiện hưởng BHTN còn chưa cụ thể, chưa xét tới nguyên nhân bị thất nghiệp, xuất hiện tình trạng NLĐ tự ý xin nghỉ việc để hưởng BHTN sau đó quay trở lại làm việc tại chính đơn vị đó. Đặc biệt, nhức nhối nhất là tình trạng chủ sử dụng lao động thoả thuận, thông đồng, bắt tay với NLĐ để làm các thủ tục hưởng BHTN nhưng thực tế NLĐ vẫn làm việc bình thường tại đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động bố trí cho NLĐ nghỉ việc từng đợt để giải quyết BHTN.Qua theo dõi tại các địa phương, tình trạng thất nghiệp giả này đang có chiều hướng gia tăng, gây ảnh hưởng đến quỹ BHTN. Ngoài ra, còn xuất hiện tình trạng mức tiền lương đóng

BHTN trong 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc của NLĐ tăng cao bất thường (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung - PV), sau đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến Quỹ BHTN.

Tìm được việc làm rồi nhưng vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp, có thu nhập khác hoặc thậm chí nghỉ đẻ vẫn đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp... Tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp thực sự rất đáng báo động.

- Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội, hiện nay, cả nước có hơn 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổng quỹ đạt hơn 8.000 tỷ đồng. Bảo hiểm thất nghiệp là nguồn hỗ trợ cho người lao động thất nghiệp có nguồn lực để tồn tại và có khả năng tìm kiếm công việc mới, góp phần ổn định đời sống của người thất nghiệp và gia đình họ.

Tuy nhiên thời gian qua đã xuất hiện hiện tượng đăng ký bảo hiểm thất nghiệp gia tăng ở mức bất thường mà nguyên nhân của nó là do một số lao động lợi dụng những khe hở của chính sách để hưởng trợ cấp thất nghiệp.Chẳng hạn như trường hợp của anh Phạm Bạch Thanh, phố Nối, Hưng Yên. Mặc dù đã tìm được việc làm sau khi thôi việc ở nhà máy cũ, anh Thanh vẫn đi đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Với mức lương ở chỗ làm cũ là 4 triệu đ/tháng, nếu hồ sơ được thông qua, anh Thanh sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng với số tiền trên 14 triệu đồng… Như vậy, anh Thanh có thể vừa đi làm, vừa nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Lý do mà anh Thanh đưa ra rất đơn giản, anh đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp là vì anh đã đóng bảo hiểm thất nghiệp nên anh phải được hưởng?!? Điều đáng nói là anh Thanh không phải trường hợp cá biệt. Rất nhiều người như anh mặc dù đã có việc làm mới, có thu nhập khác hoặc nghỉ đẻ nhưng vẫn đi đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp.

Theo thống kê của đơn vị bảo hiểm, có đến hơn 90% các lá đơn đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp có câu "tự tìm việc làm". Bởi vấn đề mà người lao động quan tâm không phải là được đào tạo nghề để tìm việc mà là được

nhận bao nhiêu tiền.

Vấn đề ở đây là các cơ quan chức năng không có biện pháp xác minh các trường hợp nộp hồ sơ xin hưởng bảo hiểm thất nghiệp có thực sự đang thất nghiệp hoặc không xin được việc hay không và khái niệm thất nghiệp cũng không rõ ràng.Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, phải có định nghĩa rõ ràng thế nào là người thất nghiệp: “Người thất nghiệp thế nào mới gọi là người thất nghiệp? Những người thuộc diện dôi dư nhà máy không sắp xếp được mới là người thất nghiệp, chứ còn hiện nay người nghỉ việc, kỷ luật cũng đi nhận bảo hiểm thất nghiệp là không phù hợp”.

- Đến nay, Cục Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quản lý bảo hiểm thất nghiệp vẫn chưa có một thống kê cụ thể về số lượng và các dạng hành vi trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, đại diện đơn vị, ông Lê Quang Trung, Phó Cục trưởng khẳng định “sẽ chỉ đạo các trung tâm giới thiệu việc làm rà soát vấn đề này”.

Dù Cục Việc làm khẳng định không có khả năng vỡ quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhưng với các hành vi trục lợi như hiện nay thì bảo hiểm thất nghiệp vốn là chỗ dựa khi rủi ro của người lao động liệu có trở thành nơi để 1 số kẻ trục lợi kiếm chác? Nếu không kiểm soát được tình trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp như hiện nay số tiền thất thoát là rất lớn và gây thiệt thòi cho những người lao động bị rủi ro thực sự.

Những tháng đầu năm được cho là mùa nhảy việc của lao động phổ thông và cũng làm gia tăng số lượng người đi đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Lý do để nhảy việc ngoài lương thấp thì giờ đây có thêm một nguyên nhân nữa đó là nhảy việc để được “lĩnh” tiền bảo hiểm thất nghiệp...

Gần 4 năm từ khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đã bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. Đặc biệt đang có sự bất bình

đẳng trong việc thụ hưởng quyền lợi "công" của người lao động có mức thu nhập thấp với người lao động có mức thu nhập cao. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu giữ nguyên cách tính hiện tại sẽ tạo điều kiện cho những người đóng mức bảo hiểm thất nghiệp tối đa "trục lợi".

- Người giàu được lợi. Bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay đang khiến tình trạng thất nghiệp của người lao động ngày một cao. Hiện tại số người đến đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại các trung tâm BHTN ngày càng gia tăng theo thời gian. Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ - TB - XH, năm 2011 số người đăng ký thất nghiệp là 333.305 người (tăng 77% so với năm 2010). Tình trạng thất nghiệp những tháng đầu năm 2012 đã tăng lên một cách chóng mặt so với các năm trước.

Theo số liệu được tổng kết tại các trung tâm lớn như TP. HCM, Hà Nội khiến những nhà quản lý không khỏi giật mình. Tại Hà Nội, tính đến tháng 4/2012 đã có 7.324 người lao động đến đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp và có tới 6.894 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tại TP. HCM, lượng lao động tới trung tâm giới thiệu việc làm trực thuộc Sở LĐ, TB và XH còn lớn hơn nhiều so với Hà Nội. Theo số liệu của công ty bảo hiểm xã hội TP. HCM, tháng 1/2012 có gần 9.000 người đăng ký thất nghiệp, tăng 138% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kết cả quý I/ 2012, toàn thành phố đã có tới trên 36.000 lao động đăng ký thất nghiệp.

Điều đặc biệt là, trong số người đến xếp hàng đăng ký được nhận trợ cấp thất nghiệp đã xuất hiện nhiều "đại gia" có mức thu nhập khủng. Theo số liệu, tại TP. HCM, số người hưởng mức bảo hiểm tối đa (16 triệu đồng/ tháng) đến đăng ký xin hỗ trợ thất nghiệp đã chiếm 2,7% trên tổng số người đóng mức bảo hiểm tối đa. Tại Hà Nội con số này là 2,6%. Đây là thực trạng khác biệt nhất so với tình hình thất nghiệp năm nay so với các năm về trước.

Để giải thích hiện tượng này, nhiều người nhận định, hiện tại nhiều công ty, tổ chức nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đã giải thể nên số người có mức

đóng phí thu nhập tối đa BHTN lâm vào cảnh thất nghiệp. Một số ý kiến khác lại cho rằng, hiện tượng này một phần bắt nguồn từ những lỗ hổng trong chính sách BHTN hiện hành. Không loại trừ "trục lợi" của nhiều tổ chức, cá nhân khi tham gia BHTN ở mức tối đa ở nước ta.

Được biết, mức bảo hiểm tối đa (16 triệu đồng/tháng gấp 20 lần lương tối thiểu) đang được nhiều công ty lao động lựa chọn để đóng bảo hiểm cho nhân viên của mình. Trong đó các tỉnh phía nam như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương đang dẫn đầu cả nước về xu hướng này. Đây là một xu thế được cho là chưa thực sự hợp lý bởi sự tăng trưởng về kinh tế của nước ta trong những năm gần đây chưa thể có lượng lớn người đăng ký tham gia BHTN tối đa nhiều đến vậy (TP. HCM hiện đang dẫn đầu với 380.000 người). Việc càng ngày càng có nhiều tổ chức tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp ở mức tối đa có thể vì những khoản thu lợi khủng đến từ gói bảo hiểm thất nghiệp này.

Theo quy định, nhà nước hỗ trợ mức đóng mức phí cho bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tương đương 1%/ lương. Có nghĩa như người có thu nhập kịch trần 16 triệu/ tháng tham gia đóng BHTN, số tiền tương ứng hàng tháng mà nhà nước hỗ trợ là 160.000 đồng. Trong khi người có mức thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng, thì mức hỗ trợ của nhà nước chỉ 15.000 đồng/ tháng. Trong trường hợp này, sự chênh lệch về sự hỗ trợ của nhà nước giữa người lao động tới hơn 10 lần.

Trên một khía cạnh khác, người có mức thu nhập 1,5 triệu đồng/tháng, công ty, tổ chức sử dụng lao động phải đóng 180.000 đ/năm. Người lao động nếu thất nghiệp sẽ được nhận mức hỗ trợ thất nghiệp tương đương là 1 triệu đồng/tháng. Đối với người có mức thu nhập 16 triệu đồng/tháng, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động phải đóng 1.920.000/người/năm. Khi bị thất nghiệp, người lao động thuộc những đơn vị này có thể nhận được số tiền gần 10 triệu đồng/ tháng. Trong trường hợp này nếu được hỗ trợ ba tháng liên tiếp, người

có thu nhập thấp chỉ nhận được 3 triệu, trong khi người thu nhập cao nhận được gần 30 triệu, tức gấp 10 lần.

Nhiều người đã tỏ ra thắc mắc về sự bất bình đẳng trong việc hỗ trợ tiền thất nghiệp từ phía nhà nước đối với những người lao động. Bởi xét trên khía cạnh rủi ro thất nghiệp, người có mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp thấp thường cao hơn nhiều so với người có mức đóng phí bảo hiểm thất nghiệp cao. Đáng lẽ lực lượng này cần có được sự hỗ trợ hơn nữa từ nhà nước. Nhưng ngược lại, số hỗ trợ mà họ nhận được åtừ phía nhà nước thấp hơn rất nhiều so với những người được hưởng trợ cấp ở mức tối đa.

Một phần của tài liệu Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 29)