Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 35)

•Chính sách BHTN

Chính sách BHTN đã và đang tồn tại một số bất cập khiến NLĐ chịu nhiều thiệt thòi. Mặc dù đã mở rộng các điểm tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục BHTN lên 8 điểm nhưng hiện quy trình để NLĐ nhận được các quyền lợi của mình còn rườm rà, nhiều thủ tục, thời gian giải quyết kéo dài do phải qua nhiều khâu, nhiều cơ quan nên mất thời gian đi lại của NLĐ. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp trốn đóng hoặc nợ đọng BHTN đã gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để giải quyết trợ cấp thất nghiệp (do NLĐ bị kéo dài thời gian chốt sổ BHXH hoặc không chốt được sổ BHXH).

Theo quy định về đối tượng tham gia BHTN hiện nay, NLĐ chỉ được hưởng chính sách BHTN nếu làm việc tại các DN có từ 10 LĐ trở lên và có hợp đồng LĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 12-36 tháng; hợp đồng không xác định thời hạn. Với quy định này thì những DN sử dụng dưới 10 LĐ, người LĐ giao kết hợp đồng LĐ, hợp đồng làm việc có thời hạn dưới 12 tháng sẽ không thuộc đối tượng tham gia BHTN. Trên thực tế, những LĐ làm việc tại những DN này lại là những đối tượng có khả năng mất việc cao, họ cần được quan tâm hỗ trợ thì lại không được tham gia hưởng BHTN vì vậy quy định này còn tạo ra tình trạng thiếu bình đẳng trong việc tham gia BHTN.

Bên cạnh đó, quy định về thời gian học nghề và mức hỗ trợ kinh phí học nghề cho LĐ thất nghiệp hiện nay là chưa phù hợp với thực tế vì thời gian học nghề và mức hỗ trợ 300.000 đồng/tháng là không đủ thời gian học và chi phí để NLĐ học được một nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường LĐ. Quy định này sẽ khó thực hiện được mục tiêu đưa LĐ thất nghiệp sớm trở lại với thị trường LĐ. Trên thực tế, số LĐ được hỗ trợ học nghề còn thấp hơn nhiều so với LĐ đăng ký thất nghiệp năm 2011 với 351 người trên tổng số 18.431 LĐ có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Quy định hiện hành cũng chưa có giới hạn về độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, cũng đồng nghĩa chưa có giới hạn độ tuổi hưởng chế độ này. Do đó, đã xuất hiện tình trạng người lao động hết tuổi lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu vẫn làm thủ tục đăng ký thất nghiệp để hưởng trợ cấp. Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp xong mới bắt đầu làm thủ tục hưởng lương hưu. Bên cạnh đó, còn xuất hiện tình trạng người lao động chủ động đăng ký mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cao 6 tháng trước khi chủ động thất nghiệp để hưởng trợ cấp cao vì Luật BHXH quy định mức trợ cấp thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi bị thất nghiệp để trục lợi.

Ngoài ra, việc quy định khoảng cách khá lớn giữa các mốc thời gian đóng cũng là một sơ hở, dẫn đến tình trạng người lao động sau khi đóng đủ khoảng thời gian thấp nhất (12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi mất việc làm) sẽ xin nghỉ việc để làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó lại tiếp tục ký hợp đồng lao động mới với đơn vị khác hoặc với chính đơn vị cũ và tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp trong khoảng thời gian thấp nhất (12 tháng) thì lại làm thủ tục hưởng tiếp. Thậm chí, có trường hợp người sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động đăng ký hưởng trợ cấp bằng cách chia nhỏ hợp đồng 36 tháng thành những hợp đồng có thời hạn 12 tháng để khi kết thúc mỗi hợp đồng lao động hoàn thiện hồ sơ để người lao động

đăng ký hưởng chế độ.

Quy trình thực hiện chi trả TCTN còn quá lòng vòng và phức tạp. Các quy định về thời gian đăng ký thất nghiệp chưa hợp lý. Quy định về thời gian đóng BHTN hiện cũng không còn phù hợp, vì NLĐ dễ lợi dụng để hưởng TCTN. Vì thế, để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp ảo, trước tiên phải soi xét lại các quy định liên quan đến BHTN. Việc quy định một khoảng thời gian đóng BHTN dài cùng được hưởng TCTN là cào bằng. Quy định này dễ xảy ra trường hợp NLĐ sau một năm làm việc, tìm cách nghỉ việc tạm thời, sau đó đi đăng ký thất nghiệp để hưởng TCTN.Ngoài ra, việc quy định các đơn vị thuộc đối tượng tham gia BHTN phải có từ 10 NLĐ trở lên chưa thể hiện được sự công bằng đối với đơn vị có 9 NLĐ và những NLĐ làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ (dễ mất việc hơn các doanh nghiệp vừa và lớn).

Mặt khác, đây cũng là điều kiện dễ nảy sinh hiện tượng lách luật, trốn đóng BHTN của các doanh nghiệp (khai giảm NLĐ - PV), dẫn đến việc đánh giá tỷ lệ tham gia BHTN không chính xác. Vì thế, việc cần làm là nên quy định tất cả các đơn vị, cá nhân có thuê mướn NLĐ làm việc thường xuyên đều được tham gia BHTN

•Cơ quan quản lí:

Việc tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp hiện được giao cho 2 ngành là BHXHVN và ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (thông qua các Trung tâm giới thiệu việc làm) trong khi chưa có cơ sở dữ liệu để quản lý đối tượng tham gia đóng cũng như đối tượng hưởng, chưa có hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý đã tạo kẽ hở cho người lao động ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động đều thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, với quy định cho phép người lao động được ủy quyền cho người khác làm thủ tục nhận trợ cấp đã dẫn đến tình trạng mua bán sổ BHXH, tẩy xóa, làm giả sổ BHXH diễn ra hết sức phức tạp, khó quản lý dẫn đến lạm dụng quỹ bảo hiểm

thất nghiệp. Ngoài ra còn có tình trạng người lao động có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nhưng không đến nhận quyết định hoặc không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và thẻ BHYT dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý.Theo Kiểm toán Nhà nước, do quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp 1 năm sẽ được 3 tháng trợ cấp, nên nhiều đơn vị sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận ký hợp đồng lao động 1 năm, sau khi hết hạn hợp đồng thì cho nghỉ việc 1 tháng để hưởng trợ cấp thất nghiệp, sau đó tiếp tục ký lại hợp đồng lao động.

•Người lao động cấu kết với doanh nghiệp

Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người lao động chủ động thỏa thuận với người sử dụng lao động để hưởng trợ cấp thất nghiệp, như: chấm dứt hợp động không đúng bản chất của thất nghiệp; một số doanh nghiệp cuối năm cho nghỉ hàng loạt và xem khoản trợ cấp thất nghiệp như một khoản thu nhập tăng thêm cho người lao động.

III. Giải pháp

- Hoàn thiện luật về bảo hiểm thất nghiệp:Đối với pháp luật về BHTN, cần hoàn thiện những vấn đề sau:

Thứ nhất, về điều kiện hưởng BHTN, có thể nghiên cứu quy định những trường hợp người lao động đủ điều kiện luật định đã đóng BHTN dưới 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm vẫn có thể được hưởng BHTN. Tuy nhiên, người lao động trong trường hợp này đã tham gia đóng BHTN có thể được tính thành 12 tháng để làm cơ sở tính mức trợ cấp BHTN cho người lao động, dù người lao động bị mất việc làm hoặc thôi việc thì theo quy định của BLLĐ vẫn được hưởng các chế độ trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc nếu không được hưởng chế độ BHTN. Bởi quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động khi họ bị mất việc làm có thể tìm được việc làm mới do họ vừa đươc hưởng trợ cấp thất nghiệp vừa được hỗ trợ học nghề, tìm việc làm...

Thứ hai, căn cứ tính quỹ BHTN cần được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công thực tế trả cho người người lao động, để tránh trường hợp người sử dụng lao động tự mình hoặc phối hợp với người lao động trốn tránh, bớt tiền đóng vào quỹ BHTN. Để làm được điều này, thiết nghĩ cần có sự kết hợp nhiều giải pháp như thanh tra, kiểm tra về tiền lương ở các doanh nghiệp, xử lý nghiêm các hành vi trốn tránh nghĩa vụ đóng BHTN hoặc đóng không đầy đủ BHTN; tuyên truyền cho người lao động và người sử dụng lao động biết tầm quan trọng của việc đóng quỹ BHTN gắn liền với việc đảm bảo quyền lợi của họ11; cần nghiên cứu làm rõ cách thức sử dụng quỹ BHTN trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa đóng và hưởng. Ví dụ việc lập ra một tài khoản danh nghĩa12 cho người lao động đóng BHTN, nếu khi họ thất nghiệp họ sẽ được hưởng các chế độ của BHTN. Trong trường hợp họ không thất nghiệp thì khi về hưu có thể được trả lại số tiền mà họ đã đóng, còn số tiền doanh nghiệp và Nhà nước đóng và hỗ trợ sẽ được sử dụng đưa vào quỹ BHTN. Đây là một giải pháp khá hữu ích, nếu triển khai được giải pháp này thì số người có nhu cầu tham gia đóng BHTN sẽ rất nhiều và tạo ra sự hấp dẫn của BHTN đối với những người được tuyển dụng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các Sở LĐTBXH với các cơ quan BHXH trong việc tạo điều kiện chi chế độ BHTN cho người lao động đủ điều kiện, đồng thời nâng cao hơn nữa vai trò của thanh tra trong việc kiểm tra đóng BHTN ở các cơ quan, các tổ chức và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về BHTN cho người lao động. Mặt khác cần quy định việc xác nhận của doanh nghiệp cho người lao động trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các doanh nghiệp để tránh trường hợp gây khó khăn cho người lao động.

- Cơ quan quản lí: đẩy mạnh sự phối hợp giữa ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và ngành Bảo hiểm xã hội nhằm tháo gỡ những

vướng mắc trong quá trình thực hiện như ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế, xác định đối tượng đóng BHTN, xác định rõ những người có việc làm thôi hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của ngành và liên ngành, kiên quyết xử lý những doanh nghiệp cố tình trây ỳ, trốn đóng BHTN hoặc những trường hợp doanh nghiệp, người lao động có hiện tượng gian lận trong thụ hưởng chế độ BHTN.

Việc quy định cả 2 cơ quan là BHXH và LĐTBXH cùng tham gia vào quy trình chi trả BHTN gây khó khăn cho chính các cơ quan này và cho cả người lao động (NLĐ). Để khắc phục việc chồng chéo, tiết kiệm cho xã hội, nên giao cho một cơ quan. Có thể chọn phương án cơ quan BHXH chịu trách nhiệm thu, tiếp nhận, giải quyết, chi trả trợ cấp; sau đó chuyển danh sách NLĐ sang cơ quan lao động để hỗ trợ học nghề, tìm việc làm (BHXH quyết toán tiền cho cơ quan lao động). Phương án khác là cơ quan BHXH chỉ thu và chuyển hết sang ngành lao động kèm với sổ, cơ quan lao động làm các khâu còn lại từ tiếp nhận đến chi trả trợ cấp, hỗ trợ học nghề... Mục đích là làm sao tiết kiệm cho xã hội; làm gọn nhẹ bộ máy và bảo đảm chức năng của mỗi ngành là quản lý nhà nước hoặc tổ chức thực hiện, chứ làm ''nửa dơi nửa chuột'' như hiện nay thì khổ quá!

Phân đoạn thời gian đóng và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cho từng đoạn chưa hợp lý, dễ dẫn đến tính toán từ phía NLĐ. Ví dụ, đóng từ tháng thứ 13 đến tháng thứ 35 cũng chỉ được hưởng trợ cấp như nhau là 3 tháng, nhưng nếu chỉ cần đóng thêm 1 tháng nữa (tháng thứ 36) thì sẽ được hưởng đến 6 tháng. Do đó, nên chia nhỏ từng năm, mỗi năm đóng tiếp BHTN được hưởng thêm 1 tháng, sẽ bảo đảm quyền lợi của NLĐ hơn và hạn chế được tính toán, trục lợi.

- Chế tài xử phạt: chế tài hiện nay chưa đủ sức răn đe nên khi doanh nghiệp nợ BHXH, quy định phạt nộp chậm chỉ tính mức lãi suất còn thấp hơn

lãi suất ngân hàng nên dễ dẫn đến việc doanh nghiệp lợi dụng quy định này để chây ì không đóng BHTN.

Vì vậy, để BHTN thật sự mang ý nghĩa xã hội của nó, và làm công cụ đắc lực cho nền kinh tế. Đảng và Nhà nước cần chú trọng vào đào tạo nghề , tập trung nâng cao cả về cơ sở vật chất và chất lượng cho các trung tâm, cơ sở dạy nghề. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác và đóng góp của nhiều thành phần kinh tế: các doanh nghiệp hay tổ chức chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, hợp tác xã nông nghiệp, v.v. Các tổ chức này có bổn phận tham gia đóng góp vào các quỹ, thu gom tiền đóng vào quỹ thất nghiệp của lao động và nộp và báo cáo cho các quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chính phủ trung ương và địa phương. Các báo cáo chính xác sẽ giúp người bị mất việc được hưởng tiền thất nghiệp xứng đáng với sức lao động và sự đóng góp của họ và giúp tránh việc trả tiền thất nghiệp sai sót và lạm dụng BHTN của các thành phần không đóng góp khác.

- Tăng cường tuyên truyền chính sách về BHTN đến tận chủ sử dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội thảo, tọa đàm, phổ biến chính sách ở các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và các khu công nghiệp nhằm nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động cũng như bản thân người lao động về chính sách BHTN, quy trình thủ tục tham gia, các chế độ thụ hưởng BHTN như hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, bảo hiểm y tế…

KẾT LUẬN

Có thể nói trục lợi bảo hiểm xảy ra khi bảo hiểm ra đời, gắn liền cà song hành cùng với quá trình phát triển của ngành bảo hiểm nói chung cũng như bảo hiểm thất nghiệp nói riêng. Nước ta tuy mới thực hiện BHTN chưa đầy 4 năm, nhưng tình hình trục lợi ngành càng tăng, hình thức ngày càng tinh vi nếu còn tiếp tục quỹ BHTN rất có nguy cơ bị vỡ. Trong khi chưa thể loại trừ triệt để trục lợi bảo hiểm cần tập trung các nỗ lực vào việc phòng chống ngăn chặn hoặc làm giảm hậu quả của tình trạng này. Đấu tranh phòng và chống trục lợi bảo hiểm đang là một yêu cầu khách quan để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tuy nhiên đây không phải là một công việc dễ dàng nếu không có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn xã hội, sự hợp tác giữa các bên có liên quan và ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động và cơ quan quản lý. Để ngăn chặn và giảm đến mức tối thiểu các hậu quả tiêu cực do trục lợi bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp gây ra cần thống nhất nhận thức về trục lợi bảo hiểm thất nghiệp và coi đó là một hành vi đáng lên án về đạo đức đồng thời phải có các chế tài xử phạt nghiêm minh bằng pháp luật.

Về phần mình, các cơ quan thông tấn, báo chí đóng ột vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm thất nghiệp, tạo dư luận phê phán nghiêm khắc đối với mọi biểu hiện trục lợi, thu hút sự quan tâm chú ý của công luận vào cuộc đấu tranh phòng chống trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Thực trạng trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w