1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị việt nam

35 321 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 247,54 KB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠNiMỤC LỤCiiDANH MỤC BẢNG, BIỂUivDANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼvDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTviMỞ ĐẦU11. Tính cấp thiết của đề tài12. Tổng quan nghiên cứu đề tài23. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu34. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu45. Phương pháp nghiên cứu đề tài45.1. Phương pháp thu thập dữ liệu45.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu46. Kết cấu đề tài5CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG VÙNG BIỂN ĐẢO61.1. Khái luận cơ bản61.1.1. Du lịch và các khái niệm liên quan61.1.2. Các hợp phần của du lịch bền vững biển đảo91.2. Phát triển du lịch bền vững du lịch biển đảo101.2.1. Khái niệm101.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững biển đảo111.2.3. Ảnh hưởng của việc phát triển du lịch bền vững biển đảo trong nền kinh tế141.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững biển đảo151.3.1. Các yếu tố vĩ mô151.3.2. Các yếu tố vi mô16CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC172.1. Khái quát về Phú Quốc172.1.1. Những nét khái quát chung về Phú Quốc172.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên182.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn232.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc252.2.1. Hiện trạng môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên252.2.2. Hiện trạng kinh tế xã hội312.2.3. Hiện trạng văn hoá xã hội382.3. Đánh giá chung về tính bền vững của du lịch biển đảo Phú Quốc412.3.1. Thành công và nguyên nhân412.3.2. Hạn chế và nguyên nhân44CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN ĐẢO PHÚ QUỐC473.1. Định hướng phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc473.1.1. Quan điểm phát triển bền vững du lịch biển đảo473.1.2. Định hướng phát triển bền vững du lịch biển đảo Phú Quốc473.2. Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo Phú Quốc theo hướng bền vững503.2.1. Giải pháp phát triển môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên503.2.2. Giải pháp phát triển kinh tế xã hội533.2.3. Giải pháp phát triển văn hóa xã hội533.3. Một số kiến nghị553.3.1. Kiến nghị với Chính phủ553.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Du lịch573.3.3. Kiến nghị với chính quyền địa phương58KẾT LUẬN60TÀI LIỆU THAM KHẢO61

Trang 1

MỤC LỤC

I Cơ sở lí thuyết 4

1 Một số khái niệm 4

1.1 Một số khái niệm cơ bản 4

1.2 Thế nào là thất nghiệp 4

1.3 Tỷ lệ thất nghiệp 5

2 Phân loại thất nghiệp 5

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp 5

2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp 5

2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp 6

2.4 Phân loại theo phân tích hiện đại về thất nghiệp 7

3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp 7

4 Giải pháp thất nghiệp 11

II Phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong 5 năm gần đây 14

1 Những thành tựu đáng chú ý trong năm 2014 14

a Thông qua nhiều dự luật quan trọng 14

b Một năm thành công về điều hành kinh tế vĩ mô 15

2 Thách thức và khó khăn 16

3 Thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2010-2014 18

So với năm 2010 (tỷ lệ thất nghiệp là 2,88%) thì tỷ lệ thất nghiệp có giảm chút ít 18

4 Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay 21

III Phân tích các biện pháp mà chính phủ đã đề ra 22

1 Chính sách về kinh tế 22

2 Các chính sách về quản lí nhà nước (bảo hiểm thất nghiệp) 26

3 Các chính sách về giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động 27

B Kết thúc 35

Trang 2

ổn định đời sống cho người lao động trở thành mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia.Đối với Việt Nam, xuất phát từ một nước nghèo, có nền kinh tế kém phát triển, dân sốtăng nhanh trong nhiều thập kỷ qua, thất nghiệp (đặc biệt là thất nghiệp ở khu vựcthành thị) đang là một vấn đề gây sức ép rất lớn đối với các nhà hoạch định chính sáchcũng như sự lo lắng đối với từng người lao động Xuất phát từ điều đó, em đã chọn đềtài: “Thực trạng và giải pháp giảm thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam” đểnghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài nhằm khái quát một số vấn đề lý luận về thấtnghiệp, phân tích đánh giá thực trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị Việt Nam (bằngcách sử dụng các phương pháp thống kê toán, phân tích số liệu) và từ đó đề xuất một

số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này Thất ngiệp nó còn kéo theonhiều vấn đề đằng sau : Dẫn đến làm giảm nền kinh tế , gia tăng nhiều tệ nạn xã hộinhư cờ bạc , trộm cắp và ma túy ; làm xói mòn nếp sống lành mạnh và phá vỡ nhiềumối quan hệ Tạo ra sự lo lắng cho toàn xã hội

Tình hình thất nghiệp ở nước ta như thế nào ? Nguyên nhân thất nghiệp là do đâu

? Nhằm trả lời câu hỏi trên nhóm đã tìm hiểu và phân tích tình hình thất nghiệp củaViệt Nam từ năm 2010 – 2014

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.

+ Đối tượng nghiên cứu :

Đề tài chủ yếu nghiên cứu đến tình trạng thất nghiệp và các biện pháp nhằm hạthấp tỉ lệ thất nghiệp

+ Phạm vi nghiên cứu :

Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam từ 2010 – 2014

Trang 3

- Nguồn số liệu nghiên cứu.

Nguồn thong tin chủ yếu thu thập trên internet, trang web xã hội , cùng các diễnđàn của các trường đại học

- Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài này , nhóm đã dùng phương pháp định tính, thống kê,dựbáo , nghiên cứu tài liệu và phương pháp nghiên cứu hệ thống

- Kết cấu của đề tài.

Đề tài gồm 3 phần chính :

+ Thất nghiệp là gì ? Tình hình thất nghiệp của Việt Nam từ 2010 – 2014 vànguyên nhân

+ Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế ?

+ Nêu và phân tích một số giải pháp để giảm tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam

Trang 4

I Cơ sở lí thuyết

1 Một số khái niệm

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Lao động là hoạt động của con người nhàm mục đích tạo ra của cải vật chất và

các giá trị tinh thần cho xã hội

Việc làm là mọi hoạt động của con người tạo ra của cải vật chất, tinh thần mà

không bị pháp luật cấm

Độ tuổi lao động là lứa tuổi có khả năng lao động, do nhà nước quy định, độ tuổilao động là khác nhau giữa các quốc gia Ở Việt Nam, độ tuổi này được quy định nhưsau: độ tuổi lao động của nam giới là từ 15 đến 60 tuổi, của nữ giới là từ 15 đến 55tuổi Những người trong độ tuổi lao động có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quyđịnh đã ghi trong Hiến pháp

Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc

chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm

1.2 Thế nào là thất nghiệp

Theo ILO (Tổ chức Lao động quốc tế - International Labor Organization): “Thậtnghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc,nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành”

Theo định nghĩa của kinh tế học thì thất nghiệp là tình trạng người lao độngmuốn có việc làm mà không tìm được việc làm Người thất nghiệp là người chưa cóviệc làm nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm

Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổilao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồmngười đi học, nội trợ gia đình và những người không có khả năng lao động do đau ốm,bệnh tật và một bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau

Dân số

Trong độ tuổilao động

Lực lượng laođộng

Có việc làmThất nghiệpNgoài lực lượng

lao độngNgoài độ tuổi

lao động

Trang 5

2 Phân loại thất nghiệp

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp

Phân loại thất nghiệp theo loại hình thực chất là việc xác định đối tượng thấtnghiệp thuộc bộ phận dân cư nào, ngành nghề nào, giới tính, độ tuổi nào Cách phânloại này nhằm xác định tính chất, đặc điểm cũng như mức độ tác hại của thất nghiệptrong thực tế nền kinh tế Với mục đích đó, có thể dùng những tiêu thức phân loại dướiđây:

- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)

- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề)

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)

- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nghề nghiệp)

- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp

Dựa vào lý do thất nghiệp, có thể chia thất nghiệp thành:

- Thất nghiệp do bỏ việc: Người lao động tự ý xin thôi việc vì những lý do khácnhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng,…

- Thất nghiệp do mất việc: Các đơn vị kinh doanh cho người lao động thôi việc

do những khó khăn trong kinh doanh

- Thất nghiệp do mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưatìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc, sinh viên tốtnghiệp đang chờ công tác,…)

- Thất nghiệp do tái nhập: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động naymuốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

Trang 6

Phạm trù thất nghiệp không phải là vĩnh viễn và quy mô thất nghiệp luôn biếnđộng Những người thất nghiệp sau một thời gian nào đó có thể quay trởi lại làm việc,tìm được việc làm mới hoặc rút khỏi lực lượng lao động vì nhiều nguyên nhân khácnhau như mất hứng thú làm việc, điều kiện bản thân không phù hợp với yêu cầu củathị trường lao động.

Như vậy, thất nghiệp là con số mang tính thời điểm, nó luôn biến đổi khôngngừng theo thời gian Trong một thời kỳ nhất định, có một bộ phận lực lượng kaođộng trở thành thất nghiệp và cũng có một bộ phận người thất nghiệp rời khỏi thấtnghiệp Hiện tượng này được gọi là dòng thất nghiệp Khi số người trở thành thấtnghiệp nhiều hơn số người rút khỏi thất nghiệp thì quy mô thất nghiệp tăng lên vàngược lại, quy mô thất nghiệp giảm xuống Khi dòng thất nghiệp cân bàng thì quy môthất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp sẽ ổn định Dòng thất nghiệp còn phản ánh

sự biến động của thị trường lao động

Bên cạnh dòng thất nghiệp, quy mô thất nghiệp còn gắn với thời gian thất nghiệptrung bình Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài bình quân thời gian thấtnghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng một thời kỳ Khi dòng thất nghiệpcân bằng, nếu khoảng thời gian thất nghiệp trung bình rút ngắn thì cường độ vận độngcủa dòng thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh

2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

- Thất nghiệp tạm thời

Thất nghiệp tạm thời là tình trạng thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển củangười lao động giữa các vùng, các địa phương, giữa các loại công việc hoặc giữa cácgiai đoạn khác nhau của cuộc sống

Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời giantìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng (lương caohơn, gần nhà hơn)

- Thất nghiệp cơ cấu

Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung-cầu giãu các thị trường laođộng (giữa các ngành nghề, khu vực) Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh

tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động Khi sự biến động này

Trang 7

mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dàihạn.

Thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp tạm thời chỉ xảy ra ở một bộ phận của thịtrường lao động

- Thất nghiệp do thiếu cầu (thất nghiệp chu kỳ)

Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm Loại nàycòn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời

kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề

- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường (thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển)Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường xảy ra khi tiền lương được ấn định khôngbởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị- xã hội tác động

2.4 Phân loại theo phân tích hiện đại về thất nghiệp

- Thất nghiệp tự nguyện: chỉ những người tự nguyện không mong muốn làmviệc do lương chưa phù hợp với mong muốn Thất nghiệp tự nguyện bao gồm nhữngngười thất nghiệp tạm thời và thất nghiệp cơ cấu

- Thất nghiệp không tự nguyện: chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiệnhành nhưng không được thuê Đây chính là thất nghiệp thiếu cầu và thất nghiệp theo lýthuyết hiện đại

- Thất nghiệp tự nhiên: là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng tháicân bằng Tại đó mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằngdài hạn

3 Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp

- Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việclàm mới mỗi năm Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêmtrọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người thấtnghiệp Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người lao độngtrẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ qua

- Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đãlàm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốcdoanh Trong vòng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc làm

Trang 8

tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính số công nhân về hưu trước tuổi Tương

tự như một số nước, việc tự do hoá nền kinh tế và cải cách cơ cấu đã khuyến khích chocác doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực phi chính quy và khuyến khích vuệc ký hợp đồnglao động Những yếu này được xem là sẽ tạo ra một thị trường năng động, tích cựchơn, giảm các chi phí về lao động, năng suất cao hơn nhưng cũng là cách thức để lẩntránh các điều luật và quy định về lao động Điều này dẫn tới mất sự bảo đảm về nghềnghiệp, những lợi ích về kinh tế, xã hội và sự suy giảm có thể về việc làm và điều kiệnlao động cho công nhân

- Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với nhữngngười lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mô củakhu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh Trong năm 2000, Nhà nước đã tuyểndụng khoảng 1,4 triệu người vào làm việc, tăng khoảng 2,5% so với năm 1999 Tuynhiên, việc cắt giảm 15% người lao động trong khu vực dịch vụ dân sự đã có trong kếhoạch với hơn 70.000 người lao động sẽ mất việc làm vào năm 2002 Trong khi đó,8% số người lao động trong bộ máy quản lý ở cấp trung ương cấp thành phố và cấptỉnh 1 tỷ đồng cũng đang bị cắt giảm Chính phủ đang bị cắt giảm và 72% số ngườilao động trong các tổ chức nhà nước đã có kế hoạch dành hơn 1 tỷ tỷ Đồng Việt namcho việc cắt giảm chỗ làm việc trong khu vực dịch vụ dân sự

- Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những công nhân lành nghề và bánlành nghề Chỉ 22% trong tổng số người lao động đã được qua đào tạo và chỉ 13,4%được đào tạo nghề Cuộc điều tra lực lượng lao động được tiến hành năm 1999 đã chỉ

ra rằng 86% trong lực lượng lao động là không có tay nghề Ví dụ, tổng công ty Bưuchính Viễn thông Việt Nam (VNPT ) dự tính rằng 50% trong số lao động của Tổngcông ty là những người lao động không có chuyên môn (chủ yếu những người làmcông việc dịch vụ thư tín ) và họ cần được đào tạo Hơn 100 xí nghiệp hoạt động tạimiền nam có nhu cầu tuyển dụng 17.000 kỹ sư vào làm việc, tuy nhiên họ không tuyểndụng được những người lao động có trình độ và kinh nghiệm vào làm việc Những khucông nghiệp (IPs) được thành lập ở một số tỉnh ở Việt Nam đã tạo được việc làm chongười lao động tại các khu vực tập trung, tuy nhiên thường thì họ không tuyển dụngnhững người dân địa phương vào làm việc vì đó là những người không có tay nghề,(Ví dụ các khu công nghiệp Bình Dương tuyển dụng hơn 35.000 người lao động Việt

Trang 9

Nam nhưng trong số này, chỉ có 13% là người tại địa phương Đại đa số những ngườilao động đến từ những tỉnh miền Bắc và miền Trung Tỉnh Bình Dương đang đầu tưvào đất đai xây nhà cho những người lao động đến từ các địa phương khác, nhưngphần lớn họ vẫn sống ở những ngôi nhà ổ chuột Bình Dương cũng đã đầu tư vào mộttrung tâm đào tạo nghề để cung cấp một lao động có tay nghề cho các khu côngnghiệp) Việt Nam phải đầu tư một số lượng lớn hơn nữa vào việc dạy nghề dựa trêncác nhu cầu của người sử dụng lao động đối với các lao động lành nghề để chuẩn bịnhững trách nhiệm mới và những việc làm mới cho người lao động Phụ nữ thì ít đượcđào tạo về mặt kỹ thuật hơn và thường được tuyển dụng vào làm việc tại các xí nghiệpsản xuất, nơi tuyển dụng những người lao động không có tay nghề Phụ nữ thường íttham gia vào các công việc được trả lương, có nhiều phụ nữ đã tự đứng ra vận hànhnhững doanh nghiệp gia đình.

- Phần lớn lực lượng lao động của việt nam vẫn làm việc trong khu vục nôngnghiệp, chiếm 62,56% trong lực lượng lao động Trong khi đó,tỷ lệ này ở ngành côngnghiệp, xây dựng là 13,15%và khu vực dịch vụ là 24,29% Chính phủ đã đặt ra nhữngmục tiêu mới là sẽ có 50% trong lực lượng lao động làm việc trong khu vực nôngnghiệp, 23% trong lĩnh vực công nghiệp/ xây dựng và 27% trong khu vực dịch vụ Tuynhiên, tỷ lệ thiếu việc làm cũng khá cao trong khu vực nông thôn chiếm hơn 25% Sốlượng đất đai canh tác sẵn có không thể thu hút được nhiều lao động hơn Theo số liệu

do Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội cung cấp, với khoảng 8,1 triệu héc tađất nông nghiệp và con số tối đa lao động trong ngành nông nghiệp cần thiết là 19triệu Những việc làm ngoài thời gian mùa vụ cần sớm được tạo để tránh tình trạngthất nghiệp ở vùng nông thôn đối với khoảng gần 10 triệu người Khu vực kinh doanhngoài quốc doanh trong nước của Việt Nam chủ yếu tập trung ở những khu vực có thunhập như là trồng trọt hộ gia đình và những dịch vụ cửa hàng kinh doanh nhỏ, cả hailoại hình này đều không tạo ra nhiều việc làm mới

- Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vìnhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm Việt Nam dự đoánrằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiệnnay (Con số dự đoán của ILO), và điều này có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùngnông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm Vấn đề này đang gây áp lực đối

Trang 10

với các thành phố trong việc tạo thêm những việc làm mới cho họ Tỷ lệ thất nghiệp ở

đô thị đã tăng từ 6,5% năm 1999 lên 8% năm 2000 Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niênđang ở mức cao nguy hiểm ở một số khu vực ở đô thị (tỷ lệ này là 52% đối với nhữngngười trong độ tuổi từ 15- 24 ) Ngày càng nhiều thanh niên di chuyển đến các thànhphố với hy vọng tìm được việc làm và đôi khi họ làm nghề bán hàng rong trên đườngphố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm kế sinh nhai và gửi tiền về hỗtrợ gia đình

- Chiến lược về việc làm ở Việt Nam cũng phụ thuộc vào số công nhân đi laođộng ở nước ngoài Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài Trong khoảng thời gian từ 1995- 2000, hơn 95.000 người lao động đãđược đưa đi làm việc ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Li bi Nhữngngười lao động này đã gửi tiền lương của họ về để giúp đỡ thân nhân trong nước với

số tiền từ 80 triệu đến 220 triệu đồng mỗi người mỗi năm Tuy nhiên, thực tế là cũng

có nhiều nước khác sẵn sàng đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài, do đó cũng chưathể biết được liệu các nước nhập khẩu lao động trong tương lai sẽ cần bao nhiêu laođộng nước ngoài

- Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũngcần nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng Sự phát triển nhanhcủa đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm Sự tăng trưởng về đầu tư tư nhâncũng đang ở dưới mức cần thiết để tạo ra số việc làm cần thiết ỏ Việt Nam nhằm đápứng được nhu cầu của những người mới bước vào lực lượng lao động mỗi năm Cần

có một khoảng thời gian đối với một người tìm việc cho tới khi tìm thấy một việc làmthích hợp Việt Nam vẫn cần phải bắt đầu sự chuyển đổi từ các ngành công nghiệp cầnnhiều lao động sang một nền công nghiệp có tay nghề chuyên môn cao

- Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tạinhững vùng bị thiệt hại bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc và xây dựng cuộcsống và kế sinh nhai của họ

- Bảo hiểm thất nghiệp không thể giải quyết tất cả về nguyên nhân thất nghiệpnói trên Tuy nhiên, nó có thể góp vào việc làm giảm đi những tác động của thấtnghiệp đối với công nhân và cũng đóng góp được cho chế độ bảo hiểm xã hội Cáchình thức khác của trợ cấp thất nghiệp có thể được sử dụng như là một phần của chiến

Trang 11

lược việc làm hội nhập để hỗ trợ cơ bản về thu nhập và đào tạo tay nghề để tạo cơ hộitốt hơn cho người lao động tìm được việc làm Các chính sách đều nhằm vào việc cảithiện chất lượng của lực lượng lao động, thông qua đào tạo nghề và giáo dục, dườngnhư sẽ làm giảm đi số lượng người lao động có tay nghề kém trong thời gian tới Mụcđích của chế độ trợ cấp thất nghiệp thường được xem như là biện pháp để tạo điều kiệncho những người bị mất việc làm, không phải do lỗi của bản thân họ, một khoản bồithường đủ để đáp ứng được nhũng nhu cầu ngay lập tức của họ và khoản thu nhậptương tự này sẽ giúp họ chi trả được những chi phí cần thiết cho đến khi tìm được việclàm mới.

4 Giải pháp thất nghiệp

a Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết

 Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:

+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗimức lương thu hút được nhiều lao động hơn

+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thịtrường lao động

Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:

+ Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kíchthích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều laođộng

+ Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đếnphát triển kinh tế xã hội Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà nhữngngười công nhân bị thất nghiệp làm ra Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to lớn nguồnnhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc làm, để

họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp Do đó,cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thấtnghiệp tiếp tục lan rộng

b Kích cầu.

- Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa vànhỏ là trọng tâm đã được xác định Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãicho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc

Trang 12

làm Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầngđang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả Đây cũng là giải pháp mà các quốc gia

đã từng áp dụng trước đây Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làmmới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng không chỉ giảiquyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như “phàn nàn” của nhiều nhàđầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giảiquyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái Một khi vấn

đề yếu kém của cơ sở hạ tầng được giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ

mô khác thì việc thu hút nhà đầu tư nước ngoài sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh

tế thế giới hồi phục trở lại

c Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.

- Lao động bị mất việc cũng có tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế xãhội Trước tình hình lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đãđưa ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm

- Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao độngsớm tìm được việc làm mới Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệuviệc làm (31 trung tâm) Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành thì

đã có 80% lao động mất việc tìm được việc làm trở lại Tổng liên đoàn lao động cũngchỉ đạo các sang cả các doanh nghiệp các tỉnh lân cận

- Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao taynghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúckhông có việc Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghềcũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng Trong bối cảnh lực lượng laođộng mất việc làm tăng nhanh như hiện nay, hằng năm chúng ta phải giải quyết tốithiểu cho khoảng 1,2 triệu việc làm mới, khoảng trên 1 triệu lao động chuyển từ khuvực nông thôn ra thành thị thì sức ép giải quyết việc làm càng trở nên nặng nề hơn.Trong khi đó, nếu chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2009 không đạt được mức 6,5% thì

tỉ lệ thất nghiệp tăng cao sẽ càng ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến an sinh xã hội vàlàm “mất an toàn xã hội” theo cách đánh giá của ILO Đấy là chưa tính đến việc số hộnghèo, người nghèo sẽ tăng cao nếu chúng ta áp dụng chuẩn nghèo mới

Trang 13

- Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn Những người laođộng mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khókhăn trước mắt Ngoài ra, ở một số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho laođộng nghèo Quỹ này cũng cho người lao động mất việc làm vay vốn để tạo công việc.Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định cuộc sống.

d Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

- Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho ngườilao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc Bên cạnh đó bảohiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp

e Những biện pháp khác

- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp Họ cũng cóthể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v… màmục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lựcliên quan mà không cần phải sa thải nhân công

- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùngvới hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lạiđến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinhdoanh đình đốn

- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanhnghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làmtrong doanh nghiệp Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng được ởnhững nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động

- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tíchđất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghềkhác

- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết đượctình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ choquốc gia

- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo

- Hạn chế tăng dân số

- Khuyến khích sử dụng lao động nữ

Trang 14

- Tập trung phần vốn tín dụng từ quỹ quốc gia về việc làm với lãi xuất ưu đãi docác đối tượng trọng điểm vay theo dự án nhỏ để tự tạo việc làm cho bản thân gia đình

và công cộng

II Phân tích tình hình thất nghiệp của Việt Nam trong 5 năm gần đây

1 Những thành tựu đáng chú ý trong năm 2014

a Thông qua nhiều dự luật quan trọng

Kỳ họp thứ bảy (tháng 5 - 6/2014) và Kỳ họp thứ tám (tháng 11/2014), Quốc hộikhóa XIII đã thông qua tổng cộng 29 dự luật và 13 nghị quyết, trong đó có nhiều dựluật quan trọng đối với môi trường đầu tư, kinh doanh (Luật Đầu tư sửa đổi, LuậtDoanh nghiệp sửa đổi, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở…), thể hiện nỗ lựccải cách của Chính phủ, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013 là người dân đượcquyền kinh doanh những gì Nhà nước không cấm

Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII đã thông qua nhiều dự luật quan trọng đối với môi trường đầu tư, kinh doanh.

Trang 15

b Một năm thành công về điều hành kinh tế vĩ mô

Năm 2014, lạm phát chỉ ở mức 1,84%, thấp nhất 15 năm qua; GDP tăng 5,98%,vượt khá xa mục tiêu kế hoạch và các dự báo; xuất khẩu lần đầu tiên vượt ngưỡng 150

tỷ USD

Năm 2014 là năm đầu tiên trong Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, GDP vượt chỉ tiêu

kế hoạch, là năm thứ ba liên tiếp Việt Nam xuất siêu lớn (2 tỷ USD) Năm 2014 cũng

là năm ghi đậm dấu ấn về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan vớicách tiếp cận mới của Chính phủ

c Năm ghi dấu ấn của nhiều dự án hạ tầng quan trọng, tạo bước đột phá về

cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội

Hàng loạt dự án trọng điểm được hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2014,như Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến đường bộ cao tốc dài nhất Việt Nam; cầuVĩnh Thịnh, cầu vượt sông Hồng dài nhất Việt Nam; hoàn thành đồng bộ 3 công trìnhlớn là cầu Nhật Tân, đường nối từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân và Nhà ga hànhkhách T2 - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Kết quả đó giúp năng lực và chất lượng của hạ tầng giao thông Việt Nam đượcDiễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đánh giá tăng 16 bậc, đứng vị trí 74 so với vị trí 90năm 2012 và thứ 103 của năm 2010 Năm 2014, Dự án Cảng hàng không quốc tế LongThành, với kinh phí dự kiến 18,7 tỷ USD, cũng gây chú ý với nhiều ý kiến đa chiềutrong bối cảnh nợ công tăng nhanh

d Năm 2014 ghi nhận hoạt động đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) sôi động nhất từ trước đến nay

Trong đó, một số đợt IPO lớn đã thu hút hàng ngàn tỷ đồng, như thương vụ IPO

49 triệu cổ phần của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) huy động1.093,2 tỷ đồng, đợt IPO của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) huy động 1.216

tỷ đồng, IPO 129 triệu cổ phần của Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau)thu về gần 1.580 tỷ đồng…

Đặc biệt, ngày 5/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số51/2014/QĐ-TTg về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thịtrường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước, thể hiện quyết tâm của Chính phủtrong việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa

Trang 16

e Nhiều bước tiến trong hội nhập kinh tế

Năm 2014, Việt Nam đã hoàn tất việc đàm phán các hiệp định thương mại tự do(FTA) với Hàn Quốc và Liên minh Hải quan Nga - Belarus - Kazakhstan, đồng thờiđạt được thỏa thuận về định hướng kết thúc đàm phán FTA với EU Bên cạnh đó, ViệtNam tham gia đàm phán 3 FTA khu vực, gồm: Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diệnkhu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định FTAvới Hiệp hội Thương mại tự do châu Âu (EFTA)

f Năm 2014, giá xăng trong nước giảm kỷ lục

Trong năm 2014, liên Bộ Tài chính - Công thương đã 15 lần điều chỉnh giá xăng

và 21 lần điều chỉnh giá dầu Trong đó, giá xăng đã giảm 5.330 đồng/lít (giảm 25%),giá dầu đã giảm 6.590 đồng/lít (giảm 35%) so với cùng kỳ năm 2013 Riêng ngày22/12/2014, giá xăng đã điều chỉnh giảm 2.000 đồng/lít

Đối với Việt Nam, việc giá xăng dầu giảm mạnh một mặt tác động tích cực đếndoanh nghiệp sản xuất, song mặt khác, cũng dấy lên lo ngại hụt nguồn thu ngân sách

từ việc xuất khẩu dầu thô

2 Thách thức và khó khăn

- Một là, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh

tế, chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội): 15,2%, đồngbằng sông Cửu Long: 19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỉ trọng lao động thấp nhưtrung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7%, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượnglao động Vì vậy, chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm chongười lao động và góp phần phân bố lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhântạo ra sự mất cân đối cục bộ về lao động và là tác nhân của thất nghiệp, thiếu việc làm

Trang 17

Số người có việc làm năm 2014 dù tăng so với năm 2013 nhưng chưa thể giải quyết được nạn thất nghiệp (Nguồn: Tổng cục Thống kê; Bộ Lao động - Thương binh

và Xã hội)

- Hai là, lực lượng lao động có chất lượng thấp Theo đánh giá của Ngân hàng

Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thangđiểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại châu Á Nguồn nhânlực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động côngnghiệp Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trongnền kinh tế, chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trởlên chỉ chiếm khoảng 19% Khoảng cách khác biệt về tỉ lệ này giữa khu vực thành thị

và nông thôn là khá cao (20,4% và 8,6%) Ngoài ra, thể lực của lao động Việt Nam ởmức trung bình kém, chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sửdụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế Công tác chăm sóc sức khỏe và an toànnghề nghiệp chưa tốt; bên cạnh đó, kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc giatrong khu vực Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷluật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi Người lao động chưa đượctrang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánhchịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc

- Ba là, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp và có sự

khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịchvụ

Ngày đăng: 25/05/2016, 16:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w