1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

69 198 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 697,5 KB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp không được quyền tụ chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước. Nhà nước kiểm soát toàn bộ yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng đến. Từ năm 1986, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì các doanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Hơn thế nữa năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra vô số cơ hội kinh doanh nhưng cũng tiềm ẩn không ít thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ hơn, sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranh không chỉ với sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm của mình, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, phải sử dụng và phân phối nguồn lực hiệu quả và hợp lý nhất. Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con người. Hiệu quả kinh doanh phản ảnh kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời thể hiện sự khai thác nguồn lực và sử dụng nguồn lực như thế nào trong quá sự trình tái sản xuất để thực hiện những mục tiêu kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở mang lại nguồn thu nhập cho người lao động, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội. Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, thì doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, do đó mỗi doanh nghiệp đều phải tìm ra phương hướng phát triển riêng cho mình bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, chất lượng hàng hóa được nâng cao. Thứ ba, bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực của xã hội, khi doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực này được bao nhiêu từ lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng tương ứng. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó việc nghiên cứu và tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh, em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm ” làm chuyên đề nghiên cứu của mình.

Trang 1

Em xin được gửi lời cảm chân thành tới các cán bộ, nhân viên của doanhnghiệp tư nhân Trường Thiềm đã cung cấp tài liệu, hướng dẫn và giúp đỡ em trongsuốt quá trình thực tập và nghiên cứu chuyên đề này

Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn,người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em trong suốt quá trình viết bàichuyên đề này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viênNguyễn Thị Hồng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em tên là Nguyễn Thị Hồng, mã sinh viên CQ510350, sinh viên lớp chuyênngành Thương mại quốc tế, Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, trường Đại họcKinh tế quốc dân

Em xin cam đoan chuyên đề thực với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm” là kết quả của quá trình

tìm hiểu và nghiên cứu của bản thân em trong suốt thời gian thực tập ở doanhnghiệp và dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn Chuyên đềkhông được sao chép từ bất cứ tài liệu, luận văn nào Nếu sai em xin hoàn toàn chịutrách nhiệm

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2013

Sinh viên(Ký tên)

Nguyễn Thị Hồng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, HÌNH BẢNG

HÌNH

Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức Error: Reference source not foundHình 1.2 : Cơ cấu lao động theo chức năng của doanh nghiệp năm 2012 Error:

Reference source not found

Hình 1.3 : Quy trình sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu

Error: Reference source not foundHình 1.4: Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ nội thất của

doanh nghiệp Error: Reference source not foundHình 1.5: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trong sản xuất đồ gỗ nội thất của

doanh nghiệp Error: Reference source not foundHình 2.1 Doanh thu thuần của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012 Error:

Reference source not found

Hình 2.2 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012 Error:

Reference source not found

Hình 2.3 Chi phí kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp giai đoạn 2009

-2012 Error: Reference source not foundHình 2.4 : Tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 Error:

Reference source not found

Hình 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 Error:

Reference source not found

Hình 2.6: Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Error: Reference source not found

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây, doanh nghiệp khôngđược quyền tụ chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp đều phải tuân theo kế hoạch của nhà nước Nhà nướckiểm soát toàn bộ yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tốsản xuất cũng như phân phối về thu nhập Chính vì vậy mà hiệu quả kinh doanh củamỗi doanh nghiệp không thực sự được các doanh nghiệp quan tâm, chú trọng đến

Từ năm 1986, khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường thì cácdoanh nghiệp phải tự chủ về mặt tài chính, tự xây dựng phương án sản xuất kinhdoanh, tự tìm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của mình Hơn thế nữa năm 2007, Việt Nam gia nhập tổchức thương mại thế giới (WTO) đã mở ra vô số cơ hội kinh doanh nhưng cũngtiềm ẩn không ít thách thức đối với mỗi doanh nghiệp Doanh nghiệp phải cạnhtranh gay gắt với nhiều đối thủ hơn, sản phẩm của doanh nghiệp phải cạnh tranhkhông chỉ với sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước mà còn với các doanhnghiệp nước ngoài Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, doanhnghiệp phải không ngừng nỗ lực đổi mới sản phẩm của mình, tìm hiểu nhu cầu củakhách hàng, sản xuất ra sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu, phải sử dụng và phân phốinguồn lực hiệu quả và hợp lý nhất

Hiệu quả kinh doanh là kết quả của quá trình lao động của con người Hiệuquả kinh doanh phản ảnh kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuấtkinh doanh, đồng thời thể hiện sự khai thác nguồn lực và sử dụng nguồn lực như thếnào trong quá sự trình tái sản xuất để thực hiện những mục tiêu kinh doanh Trong

cơ chế thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng đối

với các doanh nghiệp Thứ nhất, nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để

đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, là cơ sở mang lại nguồn thu

nhập cho người lao động, là nguồn tích lũy cơ bản để tái sản xuất xã hội Thứ hai,

nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trongkinh doanh giữa các doanh nghiệp Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thịtrường, thì doanh nghiệp phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, do đó mỗidoanh nghiệp đều phải tìm ra phương hướng phát triển riêng cho mình bằng cách

Trang 6

nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ Từ đó, chất lượng hàng hóa được nâng

cao Thứ ba, bất cứ doanh nghiệp nào cũng hoạt động vì mục tiêu tối đa hóa lợi

nhuận Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồnlực của xã hội, khi doanh nghiệp tiết kiệm các nguồn lực này được bao nhiêu từ lợinhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng tương ứng Chính sự nâng cao hiệu quả kinhdoanh, giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu lâu dài là tối đa hóa lợi nhuận Do đóviệc nghiên cứu và tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đòi hỏi tấtyếu đối với mỗi doanh nghiệp

Xuất phát từ thực trạng trên việc nghiên cứu, đánh giá quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, cùng với việc nhận thức được

tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh, em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm ” làm chuyên đề

nghiên cứu của mình

2 Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, hoạt động kinhdoanh, các chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh cơ bản, tình hình sử dụng laođộng, khách hàng, thị trường…của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Từ đóthấy được những thành tựu mà doanh nghiệp đạt được cùng với những tồn tại trongdoanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại Qua đó để đề xuất một số kiếngiải nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Những kiến giải có thểgiúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển

3 Đối tượng, thời gian và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân TrườngThiềm

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2009 – 2012.

Phạm vi nghiên cứu: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư

nhân Trường Thiềm giai đoạn 2009 – 2012

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để phân tích và giải quyết nội dung của chuyên đề, bài viết được sử dụngcác phương pháp sau:

- Phương pháp quan sát, thực nghiệm

- Pháp phân tích số liệu thu thập

Trang 7

- Phương pháp tổng hợp.

- Phương pháp thống kê, so sánh

- Phương pháp trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia

5 Kết cấu của chuyên đề:

Bài viết ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của chuyên đề thực tập được kết cấu thành 3 phần:

Chương I: Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Chương II: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm.

Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Trang 8

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

TRƯỜNG THIỀM

1.1 GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM

Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Tên viết tắt: DNTN Trường Thiềm

Địa chỉ trụ sở chính: Xóm Kiều Chính, Xã Xuân Phương, Huyện Phú Bình, TỉnhThái Nguyên

Điện thoại: 0280 3867 342

Chủ doanh nghiệp: Dương Xuân Trường

Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm được thành lập theo quyết định số

1701000642 của sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Thái Nguyên ngày 21/09/2005

Trong những ngày đầu mới thành lập, doanh nghiệp gặp không ít khó khănnhư cơ sở hạ tầng và nhà xưởng chưa có điều kiện xây dựng khang trang Trongthời gian đầu từ năm 2005 đến cuối năm 2006, doanh nghiệp chủ yếu doạt độngtrong lĩnh vực sản xuất, mua bán các sản phẩm từ gỗ sau đó tiến hành tạo ra cácthành phẩm và bán ra thị trường như: bàn ghế gỗ, giường gỗ, tủ gỗ, đồ nội thất vănphòng Do điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng, giám đốc doanh nghiệp phải dùngnhà của mình làm văn phòng hoạt động cho doanh nghiệp Bên cạnh đó, doanhnghiệp mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động của mình là kinh doanh vận tải hàng hóa

và hành khách theo hợp đồng và tổ chức, thu mua các sản phẩm nông sản từ ngườidân địa phương

Tuy nhiên, trong thời gian đầu hoạt động do thiếu kinh nghiệm quản lý củagiám đốc cùng với những khó khăn trong tìm kiếm thị trường và khách hàng Sảnphẩm của doanh nghiệp không được tiêu thụ rộng rãi và doanh nghiệp không nhậnđược nhiều đơn đặt hàng Dẫn đến việc hoạt động thua lỗ, đầu năm 2007, sau hainăm hoạt động, giám đốc doanh nghiệp nhận thấy doanh nghiệp hoạt động khônghiệu qủa, không đem lại lợi nhuận nên giám đốc quyết định tạm ngừng hoạt độngcủa doanh nghiệp

Đăng kí kinh doanh thay đổi lần 1 vào ngày 21/07/2008 Sau khi nghiên cứu

kỹ về thị trường và tham khảo những người trong ngành, cùng với tích lũy thêm

Trang 9

kinh nghiệm cho mình, giám đốc quyết định tiếp tục hoạt động của doanh nghiệpnhưng doanh nghiệp chuyển sang hoạt động đa lĩnh vực và ngành nghề chính màdoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là mua bán, sản xuất, tái chế các sảnphẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu để sản xuất hạt nhựa và chế tác, sản xuất các sảnphẩm từ gỗ.

Từ cuối năm 2008 đến nay, doanh nghiệp đi vào hoạt động và đã thu đượclợi nhuận

Doanh nghiệp tự chủ về tài chính và hoạt động theo chế độ hạch toán kinh

tế độc lập, có con dấu riêng

Từ ngày thành lập, doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển, không ngừng mở rộng và hoạt động

1.2 MỤC TIÊU, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1 Mục tiêu của doanh nghiệp

Trong suốt hơn 7 năm hình thành và phát triển, doanh nghiệp luôn nỗ lực đểhoàn thành những mục tiêu sau:

- Tổ chức hoạt động kinh doanh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vàcác phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh tiên tiến, tối đa hóa lợi nhuận, gópphần phát triển kinh tế, đất nước

- Tạo công ăn, việc làm ổn định cho người lao động trong doanh nghiệp Duytrì và phát huy quyền làm chủ của người lao động, tạo phúc lợi tốt

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và trách nhiệm đốivới xã hội

1.2.2 Chức năng

Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm là doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vựcnhưng chủ yếu là sản xuất, tái chế các sản phẩm tự nhựa, bao bì và chế tác, sản xuấtcác sản phẩm đồ gỗ, mỹ nghệ Cụ thể chức năng của doanh nghiệp như sau:

- Mua bán và chế biến các mặt hàng nông sản, lâm sản sau đó cung cấp chocác đại lý;

- Vận tải hàng khách và vận tải hàng hóa đường bộ;

- Sản xuất gạch, ngói và khai thác, mua bán, chế biến các khoáng sản nhưkẽm, thiếc, quặng sắt;

- Mua bán phụ tùng máy móc, vật tư thiết bị nông lâm nghiệp, công nghiệp,

Trang 10

thủy sản, ôtô, xe máy và phụ tùng ôtô, xe máy, vật liêu xây dựng, chất đốt;

- Mua bán sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu

Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực sau:

- Mua bán và chế biến các mặt hàng nông, lâm sản;

Tuy một năm chỉ có một mùa (vào tháng 7) nhưng việc xuất khẩu quả sấusang Trung Quốc cũng đóng góp một phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp trongnăm, đặc biết là trong tháng 7

Quả sấu được doanh nghiệp thu mua từ những vùng, địa bàn lân cận, sau đócho vào bể ngâm vôi rồi cho lên xe xuất khẩu sang Trung Quốc Quả sấu là nguyênliệu đầu vào để sản xuất ô mai sấu

- Mua bán, sản xuất, tái chế các sản phẩm từ nhựa, bao bì, phế liệu;

Đây là lĩnh vực kinh doanh thường xuyên, chủ yếu của doanh nghiệp Doanhnghiệp tổ chức thu mua các bao bì, phế liệu, phế phẩm từ nhựa từ những vùng lâncận, xung quanh sau đó giặt sạch, băm, nấu, cắt, chế biến thành hạt nhựa rồi chođóng thành từng bao nhựa để xuất đi

- Vận tải hàng hóa và hành khách đường bộ;

Đây chỉ là một hoạt động rất nhỏ của doanh nghiệp Doanh nghiệp tận dụng

xe chở hàng trong, ngoài việc vận chuyển hàng của doanh nghiệp còn tham gianhững hoạt động như dịch vụ vận tải nguyên vật liệu, vận tải hàng hóa, vận tải nôngsản cho khách hàng nếu họ có nhu cầu

- Sản xuất đồ gỗ nội thất

Doanh nghiệp thu mua gỗ trên thị trường để chế biến và sản xuất ra nhữngsản phẩm đồ gỗ nội thất gồm đồ gỗ nội thất phòng ăn, nội thất phòng khách , nộithất phòng ngủ

Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm luôn cố gắng để trở thành một đối táctin cậy của khách hàng và mong muốn mang đến cho người tiêu dùng những sảnphẩm tốt nhất và nỗ lực để trở thành một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường tỉnh

Trang 11

Thái Nguyên nói riêng và khu vực phía Bắc nói chung.

1.2.3 Nhiệm vụ

- Doanh nghiệp kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký Doanh nghiêp phảichịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết quả hoạt động của mình Bên cạnh đó,doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về sản phẩm và dịch vụ mà doanhnghiệp cung cấp đối với khách hàng và pháp luật

- Đa dạng cơ cấu mặt hàng, về chủng loại và phù hợp với nhu cầu của kháchhàng và thị trường

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa thiết bị sản xuất, áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Hiện đại hóa thiết bị về quy mô lẫn tốc độtrong sản xuất kinh doanh

- Thực hiện quy trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy trình sản xuất vàđảm bảo an toàn cho người lao động về tính mạng, sức khỏe, an toàn về cháy nổ vàđồng thời bảo vệ môi trường

- Thực hiện đầy đủ chính sách phúc lợi xã hội cho người lao động như bảohiễm xã hội, bảo hiểm y tế Bên cạnh đó, doanh nghiệp không ngừng cải thiện điềukiện làm việc cho người lao động và thực hiện các chế độ nghĩ ngơi theo quy định.Trường hợp người lao động bị tổn hại sức khỏe trong quá trình lao động, doanhnghiệp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đảm bảo sức khỏe cho người lao động

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính để sảnxuất kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phục vụ việc phát triển kinh tế vànhập khẩu của đất nước

- Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ

- Tuân thủ các chính sách Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bánngoại thương và các văn bản mà doanh nghiệp đã kí kết

- Luôn tích cực chăm lo cả về đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viênbằng việc thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật chonhân viên

- Đảm bảo cung cấp những sản phẩm hạt nhựa xuất khẩu và đồ gỗ chấtlượng, để đáp ứng nhu cầu của thị trường

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ, chế độ kế toán theođúng quy định của nhà nước Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính trung thực của

Trang 12

báo cáo

1.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP

Mô hình tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm được tổ chức theochế độ tập trung trên cơ sở phát huy quyền làm chủ cho người lao động Mô hình tổ

chức của doanh nghiệp được chia thành 4 phòng với đội ngũ gồm 7 nhân viên.

Giám đốc chịu trách nhiệm sử dụng, bảo toàn, tận dụng và phát triển vốn vàcác nguồn tài sản của doanh nghiệp Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh,chiến lược kinh doanh, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp Thựchiện việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên, quản lý toàn bộ nhân viên và thực hiệntoàn quyền với công nhân viên trong doanh nghiệp theo chế độ nhân sự của doanhnghiệp

Giám đốc

Phòng kỹ thuật Phòng hành chính

tổng hợp Phòng kế toán

Trang 13

Với quyền hạn của mình, giám đốc có thể tuyển dụng, khen thưởng, kỷluật cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp, được quyền cho nghỉ phép, nghỉviệc đối với toàn bộ công nhân viên Giám đốc xem xét, ký duyệt các hợp đồngthương mại và dịch vụ, ký duyệt các chi phí cho hoạt động kinh doanh theo kếhoạch kinh doanh đề ra, trên cơ sở đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả Giám đốc cóquyền quyết định các giải pháp kinh doanh đối với các tình huống kinh doanh tạmthời và phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình

1.4.2 Phòng kế toán

Phòng kế toán thực hiện toàn bộ công việc kế toán của doanh nghiệp như: kếtoán tiền mặt, kế toán giá thành, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương và cáckhoản trích theo lương, kế toán chi phí…quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toáncủa doanh nghiệp, làm việc với cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội… đối với các vấn đềliên quan đến công việc kế toán - tài chính của doanh nghiệp Đảm bảo an toàn tàisản của doanh nghiệp về mặt giá trị Tính toán, cân đối tài chính cho doanh nghiệpnhằm đảm bảo an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh Tưvấn cho Giám đốc doanh nghiệp về lĩnh vực tài chính

Phòng kế toán có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý tàichính và hoạch toán kế toán, về huy động và quản lý đầu tư tài chính, thực hiện theodõi và phân phối tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác, thực hiệnthanh toán các chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí đầu tư theo chỉ thị củagiám đốc doanh nghiệp

1.4.3 Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác cóhiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất đạtchất lượng tốt, đúng qui trình qui phạm

Bên cạnh đó, phòng kỹ thuật có chức năng tham mưu giúp giám đốc xâydựng các phương án kỹ thuật trong phạm vi trách nhiệm để phục vụ hoạt động củadoanh nghiệp và chịu trách nhiệm về kỹ thuật trong việc sản xuất của doanh nghiệp

và thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao

1.4.4 Phòng hành chính – tổng hợp

Phòng hành chính tổng hợp thực hiện công tác tổng hợp, văn thư, hành chính

và lưu trữ Tiếp nhận các văn bản đến và phân loại, lưu trữ và phân loại những vănbản đi Tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp xử lý các văn bản hành chính kịp

Trang 14

thời Quản lý chữ ký và con dấu theo quy định Quản lý tài sản cố định, công cụdụng cụ, văn phòng phẩm (kể cả các tài sản thuê ngoài của doanh nghiệp) theo phâncấp, nghiên cứu đề xuất, xây dựng mô hình quản lý, phương án tổ chức của doanhnghiệp phù hợp trong từng thời kỳ Xây dựng điều chỉnh các quy chế về tiền lương,bảo hiểm xã hội, thưởng, phạt, kỷ luật lao động cho doanh nghiệp Tiếp nhận, quản

lý toàn bộ hồ sơ người lao động để cung cấp thông tin cho giám đốc doanh nghiệpđồng thời tham mưu cho giám đốc sử dụng, bố trí lao động và đánh giá, thực hiệncác chế độ chính sách cho người lao động trong doanh nghiệp Cuối tháng có tráchnhiệm tập hợp báo cáo của các phòng ban để lập báo cáo tổng hợp gửi giám đốcdoanh nghiệp

1.5 NGUỒN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP

1.5.1 Tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được sửdụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định Với số vốn đăng ký ngàyngày 21/09/2005 là 950.000.000 đồng

Phân theo tính chất nguồn vốn gồm có:

- Vốn cố định: 522.500.000 đồng

- Vốn lưu động: 427.500.000 đồng

Nguồn vốn tự có chiếm khoảng 80% tổng số vốn của doanh nghiệp Nhờ tỷtrọng nguồn vốn tự có cao, doanh nghiệp có thể tự chủ về nguồn vốn kinh doanh,xoay vòng, luân chuyển vốn, không bị áp lực trả nợ trong điều kiện lãi vay cao nhưhiện nay

Tuy nhiên, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn lưu độngnên chiếm tỷ lệ lớn hơn nguồn vốn cố định Nhưng ở doanh nghiệp tư Nhân TrườngThiềm thì nguồn vốn cố định lớn hơn vốn lưu động điều này chưa hợp lý, doanhnghiệp cần khắc phục

1.5.2 Nguồn nhân lực

Đối với mọi tổ chức và doanh nghiệp, con người luôn là yếu tố then chốt, quyết định sự thành công hay thất bại Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nênchú trọng đến nguồn nhân lực của mình

Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm cũng vậy, tuy chỉ là một doanh nghiệpnhỏ nhưng cũng chú trọng đến đến việc dùng người

Trang 15

Tổng số nhân viên của doanh nghiệp năm 2012 là 27 người, trong đó:

Trang 16

Hình 1.2 : Cơ cấu lao động theo chức năng của doanh nghiệp năm 2012

ĐVT: %

Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp – DNTN Trường Thiềm

Qua bảng trên ta thấy, lao động trong phân xưởng chiếm tỷ trọng lớn nhấttrong cơ cấu lao động của doanh nghiệp do doanh nghiệp là doanh nghiệp sản xuât

Do đặc thù của ngành nghề nên hầu hết công nhân của doanh nghiệp chỉ là lao độngphổ thông

Nguồn nhân lực của doanh nghiệp đã đi vào hoàn thiện và hoạt động kháhiệu quả Tuy nhiên để trong tương lai để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa mình, doanh nghiệp cần tuyển dụng thêm nhiều nhân lực

1.5.3 Cơ sở vật chất

Hiện nay, doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm có cơ sở sản xuất và trụ sởhoạt động đặt tại xóm Kiều Chính, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình, tỉnh TháiNguyên

Doanh nghiệp đã có nhà máy sản xuất hạt nhựa được tranh bị hệ thống máychất lượng tốt, năng suất cao, đảm bảo đúng quy trình sản xuất và chất lượng sảnphẩm tuy nhiên do doanh nghiệp có quy mô sản xuất còn nhỏ nên hệ thống máymóc chưa phải là những máy móc hiện đại nhất cụ thể bao gồm:

- Hệ thống máy giặt bao bì xi măng;

Trang 17

- Hệ thống máy băm bao bì xi măng;

- Hệ thống máy tạo hạt nhựa ;

- Ngoài ra, doanh nghiệp còn có máy cắt sợi và máy tách hạt để tách nhữnghạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóng bao

Ngoài hệ thống máy sản xuất hạt nhựa, doanh nghiệp có hệ thống máy chếbiến gỗ bao gồm:

- Máy khoan nhiều đầu;

- Máy bào cuốn 1 mặt;

- Máy cưa

Hệ thống máy móc của doanh nghiệp chủ yếu được nhập khẩu từ TrungQuốc và Đài Loan do máy móc ở Trung Quốc và Đài loan có giá thành khá rẻ, giúpdoanh nghiệp tiết kiệm chi phí về cơ sở vật chất Bên cạnh giá thành rẻ, những máymóc được doanh nghiệp lựa chọn để phục vụ sản xuất là những máy móc có chấtlượng tốt và phù hợp với điều kiện sản xuất

Ngoài những máy móc kể trên, doanh nghiệp còn có 4 xe tải cỡ nhỏ đượcdùng để thu mua bao bì xi măng và phế phẩm từ nhựa của người dân khu vực lâncận và làm nhiệm vụ chở hàng, quả sấu, hạt nhựa đến nơi cần vận chuyển chokhách hàng Xe tải của doanh nghiệp còn được doanh nghiệp cho thuê sử dụng khikhông có nhu cầu sử dụng đến

1.6 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.6.1 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là các yếu tố thuộc môi trường vĩ môtác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Đây là nhóm cácyếu tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được Mỗi doanh nghiệp chịutác động khác nhau từ môi trường vĩ mô Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô sau

Trang 18

ảnh hưởng đến doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

1.6.1.1 Môi trường chính trị và pháp luật

- Môi trường chính trị ổn định trong thời gian qua: Việt Nam đã xây dựngđược một môi trường chính trị ổn định, với một Đảng cầm quyền Đặc biệt, trụ sởhoạt động của doanh nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên – một tỉnh có tình hình chính trịrất ổn định và hòa bình Điều này ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp, doanhnghiệp có thể yên tâm hoạt động mà không lo các biểu tình hay các cuộc xung độtchính trị

- Môi trường pháp luật: Hệ thống pháp luật ở nước ta còn thiếu chặt chẽ vàđồng bộ giữa các cơ quan Tuy nhiên, hiện nay hệ thống pháp luật ngày càng đượcquan tâm bằng việc sửa đổi và bổ sung qua các năm để hoàn thiện

Nhìn chung hệ thống chính trị và pháp luật cơ bản là thuận lợi cho các doanhnghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm nói riêng Mặt khác, sựthuận lợi này dành cho tất cả doanh nghiệp như nhau

1.6.1.2 Môi trường kinh tế

- Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Âu, nền kinh tế ViệtNam trong nhưng năm gần đây gặp nhiều khó khăn Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc

độ tăng trưởng GDP thấp trong nhưng năm gần đây Năm 2012 tốc độ tăng trưởngGDP của nước ta chỉ đạt 5,03% (thấp nhất trong những năm trở lại đây) Những khókhăn của nền kinh tế nước ta dẫn đến khả năng tăng trưởng và phát triển của cácdoanh nghiệp là thấp

- Lạm phát tăng cao trong thời gian qua gây nhiều khó khăn cho doanhnghiệp khi giá nguyên vật liệu đầu vào tăng Năm 2011 chỉ số lạm phát là 18,6%,đến năm 2012 do tác động của các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ, lạmphát tăng thấp chỉ tăng 6,81 % Tuy nhiên, giá xăng và giá điện tăng cao trong thờigian gần đây làm cho chi phí về sản xuất của doanh nghiệp tăng Điều này tác độngtiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Lãi suất tiền vay, tiền gửi có nhiều biến động trong thời gian gần đây Hiệnnay, mức lãi suất vay vốn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp được điều chỉnh ởmức từ 12% - 15%, đây là mức lãi suất khá dễ chịu, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễhơn với nguồn vốn

Tóm lại, môi trường kinh tế gồm nhiều nhân tố và có tác động tích cực hoặctiêu cực đến doanh nghiệp Doanh nghiệp cần xác định các nhân tố tác động thế nào

Trang 19

đến hoạt động kinh doanh của mình để đề ra chính sách phù hợp

1.6.1.3 Môi trường văn hóa

Văn hóa là một khái niệm tổng quát bao gồm toàn bộ những: niềm tin, giátrị, chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi tiêu dùng củanhững thành viên trong xã hội Yếu tố văn hóa tác động không nhỏ đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp Việc các yếu tố này tác động như thế nào phụ thuộcvào sự hiểu biết của doanh nghiệp và vận dụng sự hiểu biết đó vào hoạt động kinhdoanh

Doanh nghiệp cần tìm hiểu về những đặc trưng văn hóa của các đối tượngkhách hàng, xu thế tiêu dùng và chuẩn mực thẩm mỹ của thị trường mục tiêu Từ

đó, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hài lòng khách hàng của mình, đượcthị trường chấp thuận Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có hiểu biết về môitrường văn hóa tại thị trường của mình, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khôngđược khách hàng chấp nhận và tiêu thụ Vì vậy, doanh nghiệp cần có kiến thức vềmôi trường văn hóa tại địa bàn kinh doanh và xây dựng nét văn hóa riêng cho doanhnghiệp dựa trên văn hóa của khách hàng

1.6.1.4 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến đầu vào quá trình sản xuất của doanhnghiệp là nguyên liệu gỗ Tình hình thiên tai, lũ lụt, hạn hán có thể làm đình trệ sảnxuất, gây khó khăn trong việc khai thác gỗ của nhà cung cấp và vận chuyển gỗ vềkho của doanh nghiệp Môi trường tự nhiên không thuận lợi tác động đến giá gỗ,làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến giảm lợi nhuận và doanh thu.Môi trường tự nhiên còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào vì thế ảnhhưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

1.6.2 Đặc điểm quy trình sản xuất của doanh nghiệp

1.6.2.1 Quy trình sản xuất hạt nhựa của doanh nghiệp

Hình 1.3 : Quy trình sản xuất tái chế các sản phẩm từ nhựa,

Bước 4:

Xuất bán

Bước 2:

Sơ chế nguyên vật liệu

Trang 20

 Bước 1: Thu mua nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một phần không thể

thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy thu mua nguyên vật liệu làmột bước khá quan trọng vì nếu không có nguyên vật liệu thì doanh nghiệp khôngthể sản xuất được

Công việc cụ thể của bước này là:

- Cho xe đến thu mua bao bì tại các điểm ở những vùng lân cận hoặc các nhàmáy cám Đây là những điểm thu mua của doanh nghiệp đã đạt trên địa bàn lân cận,

và các nhà máy cám ở khu vực Thái Nguyên Sở dĩ thu mua bao bì ở nhà máy cám

là do tại nhà máy thường có số lượng bao tải rất lớn của quá trình đóng gói sảnphẩm Doanh nghiệp thu mua bao bì để trở thành đầu vào sản xuất của doanhnghiệp;

- Bao bì được phơi khô và xếp thành từng bó, cân rồi cho lên xe, trở về bãi

của doanh nghiệp Nếu thu mua tại nhà máy thì cho xe vào bốc rồi cân bằng cânđiện tử

 Bước 2: Sơ chế nguyên vật liệu: Tuy chỉ là một bước trung gian nhưng

đây cũng là công việc không thể thiếu trong quy trình sản xuất vì nếu nguyên vậtliệu không được sơ chế thì không thể chế biến được

Công việc cụ thể của bước này là:

- Bao bì mua về được phơi khô ở bãi của doanh nghiệp;

- Sau khi được phơi khô, bao bì được cho vào máy giặt Nhờ tác dụng củanước và lực xoáy của máy giặt, bao bì được giặt sạch

 Bước 3: Chế biến thành hạt nhựa: Đây là bước quan trọng nhất trong các

hoạt động của doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp phải có những hoạt động chuẩn bịtốt Chỉ một khâu máy móc có vấn đề hay điện không ổn định là cả doanh nghiệp bịảnh hưởng

Công việc cụ thể của bước này gồm có:

- Bao bì sau khi được giặt sạch được cho vào máy băm tạo thành những sợiphoi;

- Phoi được cho vào nồi nấu, nhờ nhiệt độ cao để nóng chảy thành hỗn hợplỏng;

- Với công nghệ kéo sợi, nhựa được đùn qua một chuỗi những lỗ tròn được

bố trí xếp thành hàng ngang trên khuôn tạo sợi để định dạng sợi nhựa tròn Nhữngsợi này được kéo liên tục qua thùng nước làm nguội, tại đây sợi nhựa sẽ đông cứng

Trang 21

lại Khi ra khỏi máng nước làm nguội, nước còn dính lại trên sợi nhựa được lấy đibằng cách dùng khí thổi mạnh vào sợi nhựa.

- Sau khi làm khô, sợi nhựa được kéo qua dao cắt liên tục của máy cắt sợi,nhựa được cắt thành hạt hình trụ ngắn và sau đó thoát ra cửa xả của máy cắt và rơivào máy tách hạt để tách những hạt nhựa vừa hoặc những hạt quá to trước khi đóngbao;

- Hạt nhựa được đóng thành từng bao 25kg rồi được vận chuyển vào kho chờxuất bán

 Bước 4: Xuất bán: Sau khi sản xuất thì việc xuất bán cũng vô cùng quan

trọng vì nếu không bán được, doanh nghiệp sẽ không có doanh thu Vì vậy, doanhnghiệp phải tìm được các đối tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tác khi họcđến thu mua hạt nhựa

- Từng bao hạt nhựa được vận chuyển từ kho của doanh nghiệp lên xechuyên dụng sau đó đưa ra bãi tập kết;

- Hạt nhựa được cân rồi vận chuyển lên xe của doanh nghiệp hoặc xe củakhách hàng

1.6.2.2 Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp

Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp được chia ra làm hai giai đoạn:

 Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: từ đầu vào là gỗ xẻ được tạo thành phôinguyên liệu cho giai đoạn sau, phù hợp với yêu cầu về chất lượng gỗ, số lượng vàkích thước đơn hàng Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.4: Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu trong sản xuất đồ gỗ

nội thất của doanh nghiệp

Nguồn: phòng kỹ thuật - DNTN Trường Thiềm

Với tiêu chí đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phôi nguyên liệu sẽ được

Trang 22

lựa chọn kỹ những điểm lỗi: mắt chết, cong vênh, nứt tét, mối mọi sẽ được lọc bỏtrước khi chuyển qua giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm

 Giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm: đầu vào là phôi nguyênliệu, ván tấm từ giai đoạn 1, trải qua nhiều công đoạn của quá trình sản xuất để tạo

ra sản phẩm nội thất đáp ứng yêu cầu của khách hàng Giai đoạn gia công chi tiếtđược thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 1.5: Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm trong sản xuất đồ gỗ

nội thất của doanh nghiệp

Nguồn: phòng kỹ thuật - DNTN Trường Thiềm

Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm rất quan trọng vì nó ảnh hướng đến 70% chấtlượng của sản phẩm Do đó, giai đoạn này luôn được quản lý chặt chẽ của đội ngũquản lý xưởng, đội ngũ nhân viên thiết kế, nhân viên tư vấn và khách hàng, để đemlại sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho khách hàng

1.6.3 Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực, những sản phẩm chính mà doanhnghiệp cung cấp bao gồm:

- Quả sấu: quả sấu được doanh nghiệp thu mua từ người dân các khu vực lâncận doanh nghiệp chế biến qua rồi xuất khẩu sang cho khách hàng ở Trung Quốc.Quả sấu được dùng để sản xuất ô mai sấu

- Hạt nhựa: đây là sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp Hạt nhựa của doanhnghiệp là hạt nhựa tái sinh Hạt nhựa tái sinh được dùng làm đầu vào cho các doanhnghiệp khác để sản xuất ra các sản phẩm từ nhựa

• HDPE: dùng để thổi túi và ép các sản phẩm công nghiệp và gia dụng;

• PE: dùng để thổi túi và ép các sản phẩm công nghiệp và gia dụng;

• PP: dùng để kép chỉ dệt bao, kéo dây đóng gói, ép các sản phẩm công

Trang 23

nghiệp và gia dụng.

- Đồ gỗ nội thất: đây là sản phẩm sản xuất chủ yếu của doanh nghiệp Đồ gỗnội thất đòi hỏi tính thẩm mỹ, công năng và chất lượng tốt Doanh nghiệp chú trọngsản xuất các sản phẩm đồ gỗ có chất lượng, công năng và hướng tới nhiều kháchhàng Các sản phẩm đồ gỗ doanh nghiệp cung cấp ra thị trường bao gồm:

• Gường ngủ;

• Tủ quần áo gỗ;

• Bàn ghế gỗ;

• Nội thất phòng ngủ…

1.6.4 Đặc điểm khách hàng của doanh nghiệp

Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng nội địa đối với sảnphẩm đồ gỗ nội thất Thị trường chủ yếu của doanh nghiệp đối với mặt hàng đồ gỗnội thất là thị trường miền Bắc, đặc biệt là Thái Nguyên và khách hàng thường làkhách hàng quen của doanh nghiệp Do khách hàng cùng ở trên một khu vực tạo ranhững thuận lợi cho doanh nghiệp như những đặc điểm chung về văn hóa, xu hướngtiêu dùng trên cùng một khu vực Tuy nhiên, cũng có những điểm bất lợi như doanhnghiệp phụ thuộc vào một thị trường do đó những thay đổi của thị trường tác độnglớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp Và những khách hàngcủa doanh nghiệp thường không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, sảnphẩm thu hút được khách hàng nhất là những sản phẩm có mẫu mã đa dạng, kiểudáng đơn giản, tinh tế và có chất lượng

Về mặt hàng quả sấu và hạt nhựa của doanh nghiệp thường được xuất khẩusang Trung Quốc Đây thường là những khách hàng quen của doanh nghiệp, nhờ uytín trong kinh doanh, doanh nghiệp đã dần lấy lại được những đơn hàng quen vàđược khách hàng giới thiệu cho khách hàng mới

1.6.5 Đặc điểm nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp

Nguyên liệu là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sản phẩm Nguyên liệutốt tạo nên chất lượng sản phẩm tốt Giá thành nguyên liệu góp phần hình thành giáthành sản xuất của sản phẩm Khi giá thành nguyên liệu giảm dẫn đến chi phí sảnxuất giảm và giảm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm giẩm tạo nên sự cạnhtranh của sản phẩm của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp khác Nó góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nó quyết định vào việc nâng caohiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Do doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Trang 24

tham gia sản xuất đa lĩnh vực nên nguyên liệu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệpcũng rất đa dạng

Nguyên liệu để sản xuất hạt nhựa xuất khẩu của doanh nghiệp bao gồm bao

bì xi măng và các phế phẩm từ nhựa Doanh nghiệp thường liên hệ với các nhà máysản xuất cám trong khu vực, các cửa hàng, đại lý bán cám để thu mua số lượng lớnbao bì xi măng Ngoài ra, doanh nghiệp cho đặt các điểm thu mua phế liệu từ nhựa

ở địa phương và khu vực lân cận, sau đó cho xe chở hàng đến thu mua, chở về bãitập kết hàng của doanh nghiệp và tiến hàng sản xuất Nguồn nguyên liệu để sảnxuất luôn ổn định nên góp phần ổn định tiến độ sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ nội thất của doanh nghiệp chủ yếu là gỗ thumua từ địa phương và các khu vực ở miền Trung Do thị trường của doanh nghiệp

là nội địa, không có yêu cầu quá khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như giáthành sản phẩm phải chăng hợp lý nên nguyên liệu gỗ được thu mua chủ yếu từ địaphương Tùy vào từng sản phẩm mà loại gỗ để sản xuất khác nhau:

- Sản xuất ghế Salon: Bàn ghế salon thích hợp với nhiều loại gỗ như: Cẩm Lai,Giáng Hương, Mun Sọc, Mun Đen, Xoan Đào, Ghỗ Sồi, Căm Xe… các loại gỗ này ít

bị cong vênh, vân gỗ nổi và có nhiều màu Tùy theo giá cả từng loại gỗ mà người tiêudùng có thể lựa chọn các kiêu bàn ghế Salon mà nhà sản xuất đưa ra

- Sản xuất Giường ngủ: sản phẩm giường ngủ thường cần các loại gỗ có vânđẹp vì thường giường ngủ cần gỗ có mặt lớn Những loại gỗ mà doanh nghiệpthường dùng để sản xuất giường ngủ như Xoan đào, Sồi, Pơ mu… Đây là nhữngloại gỗ có vân gỗ đẹp, thịt gỗ chắc cứng, có khả năng chịu lực cao và giá thành phùhợp để sản xuât giường ngủ

- Tủ bếp: để sản xuất tủ bếp thì đồ gỗ trong bếp có yêu cầu là phải chịu đượcnhiệt độ cao, chịu nước và có độ bền tốt Chính vì vậy mà doanh nghiệp thường lựachọn gỗ Sồi để sản xuất Loại gỗ này có độ bền cao, vân tự nhiên và sắc nét thíchhợp với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam

- Cầu thang: Đặc tính của gỗ thường hay bị cong, vênh nên khi lựa chọn gỗ

để sử dụng cho cầu thang thường phải chọn gỗ tốt và chất lượng Doanh nghiệp lựachọn gỗ Căm xe Đây là loại gỗ được xếp vào nhóm II trong bảng phân loại gỗ, gỗCăm xe cứng, chắc và nặng, không có mối mọt và được xem như một loại gỗ Lim ởphía bắc Gỗ Căm xe không cong vênh và biến dạng nên rất thích hợp để sản xuất

Trang 25

mặt cầu thang

- Cửa gỗ: Doanh nghiệp thường lựa chọn gỗ Trò và Căm xe cho khuôn cửa,

vì công năng sử dụng nhiều, lại chịu tác động thường xuyên của mưa nắng

Nguồn nguyên liệu để sản xuất đồ gỗ của doanh nghiệp là nguồn gỗ trongnước, doanh nghiệp thu mua gỗ từ các vùng, khu trồng rừng trong cả nước và đảmbảo có được loại gỗ tốt, phù hợp sản xuất sản phẩm

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM

2.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1.1 Tình hình doanh thu – chi phí – lợi nhuận của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012

Cũng như mọi doanh nghiệp khác, doanh thu và lợi nhuận là hai chỉ tiêu màdoanh nghiệp xem như là động lực của sự phát triển

Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sảnphẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanhnghiệp

2.1.1.1 Doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2009 – 2012

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

12.Lợi nhuận sau thuế 3.256.432 16.188.703 3.354.829 28.264.084

Nguồn: Báo cáo tài chính, Phòng kế toán – DNTN Trường Thiềm

Trang 27

Bảng 2.2 Lợi nhuận ròng của doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

2009

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Trang 28

Hình 2.1 Doanh thu thuần của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Triệu VNĐ

Nguồn:Báo cáo kinh doanh – DNTN Trường Thiềm

Hình 2.2 Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo kinh doanh – DNTN Trường Thiềm

Trang 29

Qua bảng 2.1 và 2.2 ta thấy rằng:

 Nhìn chung tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng nhưng không đồngđều qua các năm Năm 2009, sau hơn 1 năm quay lại hoạt động, doanh nghiệp đạtdoanh thu 542 triệu đồng Năm 2010, doanh thu của doanh nghiệp tăng mạnh, tăng392,3 triệu đồng, đạt 934 triệu đồng, có thể thấy đây là mức tăng khá mạnh vềdoanh thu, do năm 2010 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, sản phẩm củadoanh nghiệp đã được khách hàng biết đến nhiều hơn và đồng thời doanh nghiệp cóđược uy tín từ phía khách hàng

 Tuy nhiên, đến năm 2011 do hậu quả của suy thoái kinh tế toàn cầu, và

sự ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta, sức tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp giảm sút, các đối tác, khách hàng gặp khó khăn, sức mua và nhu cầu vềhoàng hóa của doanh nghiệp giảm nên doanh thu của doanh nghiệp giảm khá mạnh,giảm 282,2 triệu đồng

 Đến năm 2012, khi tình hình kinh tế bắt đầu có dấu hiệu khôi phục,doanh thu của doanh nghiệp tăng nhẹ, đạt 760,7 triệu đồng, tăng 16,6% so với năm

2011 và gấp 1.4 lần so với năm 2009 Do nguồn cung lớn trên thị trường, làm giảmgiá hạt nhựa cũng như phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ

gỗ nội thất của Trung Quốc sang thị trường nước ta tác động đến doanh thu củadoanh nghiệp

Nhận xét: Sau hơn 4 năm hoạt động, doanh nghiệp đã thu được mức doanhthu khá cao, mặc dù mức tăng doanh thu qua các năm là khá thấp nhưng trong điềukiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay có thể thấy đây là tín hiệu khákhả quan

Trang 30

2.1.1.2 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012

Bảng 2.3 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2009 – 2012

ĐVT: Đồng

Giá vốn hàng bán 497.534.230 858.965.952 580.053.872 650.023.654Chi phí quản lý

kinh doanh 40.563.760 54.064.810 67.643.523 72.056.500

Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp 1.085.578 5.396.235 1.118.276 9.421.361Tổng 539.314.068 918.426.997 649.026.571 732.471.515

Nguồn: Báo cáo kinh doanh – DNTN Trường Thiềm

Hình 2.3 Chi phí kinh doanh và doanh thu của doanh nghiệp

giai đoạn 2009 - 2012

ĐVT: Triệu VNĐ

Nguồn: Báo cáo kinh doanh – DNTN Trường Thiềm

Qua bảng trên ta thấy :

Trang 31

 Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp tăng qua các năm Năm 2009 chiphí kinh doanh của doanh nghiệp là 539 triệu đồng, năm 2010 chi phí kinh doanhtăng mạnh đạt 918 triệu đồng Năm 2011 chi phí kinh doanh của doanh nghiệp là

649 triệu đồng và năm 2012 là 732 triệu đồng

 Năm 2010, giá vốn hàng bán ở mức lớn nhất do doanh thu năm 2010 lớnnhất giá vốn hàng bán tăng tỷ lệ với tăng doanh thu Năm 2010 là do sự gia tăngtrong nhu cầu của khách hàng, số lượng sản phẩm bán ra tăng do vậy nhu cầu vềnguyên vật liệu tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng

 Đồng thời, nhận thấy chi phí kinh doanh tăng nhanh qua các năm, điềunày có thể cho thấy sự bất hợp lý trong quản lý của doanh nghiệp dẫn đến hoạt độngkinh doanh thiếu hiệu quả Năm 2010, sau gần 2 năm quay lại hoạt động, doanhnghiệp đã có được lượng khách hàng nhất định, doanh thu tăng mạnh đạt 934,6 triệuđồng, tương ứng với giá vốn hàng bán là 859 triệu đồng Đến năm 2011, do tìnhhình kinh tế khó khăn chung, sức mua giảm, doanh thu doanh nghiệp đạt 652,4 triệuđồng, tương ứng với giá vốn hàng bán là 580 triệu đồng Đến năm 2012, sức muatăng nhẹ trở lại, doanh nghiệp đạt được doanh thu 760,7 triệu đồng và giá vốn hàngbán tương ứng trong năm là 650 triệu đồng

Nhận xét: Mặc dù mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của doanhnghiệp ngày càng được nới rộng, theo hướng đó, doanh nghiệp có xu hướng tăngdoanh thu và giảm chi phí kinh doanh Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch chưa thực

sự lớn, doanh nghiệp vẫn chưa thu được lợi nhuận cao và đạt hiệu quả kinh doanh.Nhưng trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện nay, mức độ chênhlệch giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp có thể xem là đáng khích lệ

Trang 32

2.1.2 Tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp giai đoạn 2009 - 2012

Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

I Tiền và các khoản tương đương tiền 48.890.765 53.350.450 142.205.628 184.793.991

II Các khoản phải thu ngắn hạn 50.552.354 43.521.495 121.300.465 112.892.350

- Phải thu của khách hang 50.552.354 43.521.495 121.300.465 112.892.350

A NỢ PHẢI TRẢ 199.200.139 207.984.357 294.102.326 254.855.136

I Nợ ngắn hạn 199.200.139 207.984.357 294.102.326 254.855.136

1 Phải trả người bán 64.865.765 40.724.896 `104.012.335 108.700.000

2 Người mua trả tiền trước 128.685.136 158.641.705 184.996.192 134.279.200

3 Thuế và các khoản phải nộp nhà

4.Phải trả người lao động 4.563.760 3.064.810 3.643.523 2.056.500

5 Các khoản phải trả ngắn hạn khác 0 156.711 332.000 398.074B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 580.987.980 612.069.075 671.354.341 715.980.987

I Vốn chủ sở hữu 580.987.980 612.069.075 671.354.341 715.980.987

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 577.731.548 595.880.372 667.999.512 687.716.903

2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.256.432 16.188.703 3.354.829 28.264.084TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 780.188.119 820.053.432 965.456.667 970.836.123

Nguồn: Phòng kế toán – DNTN Trường Thiềm

Nhận xét:

Về tài sản: Tài sản là yếu tố không thể thiếu đối với bất kì một doanh nghiệp

nào trong quá trình kinh doanh Bảng cân đối kế toán cho ta biết rõ tình hình về tài

Trang 33

sản và nguồn vốn của doanh nghiệp để từ đó phân tích tình hình tạo vốn và sử dụngvốn giúp chúng ta có thể đánh giá được khả năng tài chính và hiệu quả kinh doanhcũng như những điểm yếu để đưa ra giải pháp khắc phục Cụ thể tại DNTN TrườngThiềm:

• Tài sản ngắn hạn:

 Năm 2009 tiền và các khoản tương đương tiền là 48.890.765 đồng, năm

2010 là 53.350.450 đồng, năm 2011 tăng 88.855.178 đồng đạt 142.205.628 vàtương ứng năm 2012 đạt 184.793.991 đồng Sở dĩ như vậy có sự tăng lên của tiền

và các khoản tương đương tiền là do các năm sau doanh nghiệp nhận được khoảntiền trả của khách hàng từ năm trước Đồng thời, lợi nhuận gộp về bán hàng và cungcấp dịch vụ tăng nên tiền và khoản tương đương tiền cũng tăng lên

 Năm 2009 phát sinh khoản phải thu khách hàng 50.552.354 đồng Sự phátsinh này là do số tiền khách hàng mua hạt nhựa nhưng chưa thanh toán Năm 2010khoản phải thu khách hàng giảm xuống còn 43.521.495 đồng do doanh nghiệp thuđược được tiền từ khách hàng nợ trước Năm 2011, con số đó là 121.300.465 đồng,năm 2012 là 112.892.350 đồng, sở dĩ có sự tăng mạnh về khoản phải thu là do sựkhó khăn từ phía khách hàng chưa thanh toán được trong điều kiện nền kinh tế khókhăn, cùng với sự gia tăng sản xuất và khách hàng nợ là điều không tránh khỏi.Điều này phản ánh rằng doanh nghiệp đã bắt đầu nới lỏng chính sách tín dụng Vìkhông có khoản phải thu nào khác nên đây cũng chính là khoản phải thu ngắn hạncủa doanh nghiệp

 Giá trị hàng tồn kho tăng dần qua các năm, năm 2009 đạt 30.700.400đồng, năm 2010 tăng 7.423.200 đồng đạt 38.123.600 đồng và đến năm 2012 đạt103.946.256 đồng Giá trị hàng tồn kho tăng dần qua các năm do thị trường hạtnhựa không ổn định, giá lên xuống thất thường nên doanh nghiệp quyết định giữ lạimột phần hàng chờ lên giá

 Tài sản ngắn hạn khác: Thuế và các khoản phải thu nhà nước Nhà nướcnăm 2009 là 32.045, năm 2011 là 112.000 đồng và năm 2012 là 124.069 đồng Đây

là số tiền thuế đầu vào phải trả cho nhà nước Sở dĩ số tiền này tăng dần là do nămdoanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào nhiều hơn qua các năm

• Tài sản dài hạn:

 Năm 2009, giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp là 650.012.55 đồng,giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp giảm dần qua các năm còn 569.079.544

Trang 34

đồng năm 2012 Sự giảm giá trị tài sản dài hạn là do doanh nghiệp khi đã đi vàohoạt động không mua thêm bất cứ tài sản cố định nào Qua các năm, giá trị tài sảndài hạn tham gia vào sản xuất có hao mòn lũy kế làm giảm giá trị tài sản Mặt khác,doanh nghiệp không có bất kỳ đầu tư nào vào bất động sản hay tài chính dài hạn,cũng không có tài sản dài hạn nào khác nên giá trị tài sản cố định cũng chính là tàisản dài hạn của doanh nghiệp.

Về nguồn vốn:

• Nợ phải trả:

 Ta thấy nợ dài hạn trong doanh nghiệp tăng dần qua các năm

 Phải trả cho người bán năm 2009 là 64.865.765 đồng, năm 2010 là40.724.896 đồng và đến năm 2012 con số này là 108.700.000 đồng, tăng 4.687.665đồng Đây là khoản tiền phát sinh do doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của kháchhàng nhưng chưa trả hết tiền Điều này cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng đượcvốn từ hoạt động thương mại

 Người mua trả tiền trước năm 2009 là 128.685.136 đồng, năm 2010 là158.641.705 đồng, tăng 29.956.569 đồng, năm 2011 là 184.996.192 đồng Đây là sốtiền khách hàng ứng trước để đặt hàng và số tiền ứng trước của khách hàng tăng dầnqua các năm, điều này cho thấy doanh nghiệp đã nhận được sự tin tưởng của kháchhàng và tận dụng được nguồn vốn với chi phí thấp

 Năm 2009 thuế và các khoản phải nộp nhà nước phát sinh là 1.085.478đồng, năm 2010 doanh nghiệp phải nộp thuế 5.396.235 đồng, tăng 4.310.757 đồng,

do sự gia tăng về lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp Và đến năm 2012 doanhnghiệp phải nộp 9.421.362 đồng Đây là khoản tiền phát sinh do doanh nghiệp phảinộp thuế giá trị gia tăng đồng thời thuế xuất khẩu năm sau tăng nhiều hơn so vớinăm trước Điều này cho thấy doanh nghiệp đang dần thúc đẩy và phát triển hoạtđộng xuất khẩu

 Phải trả người lao động năm 2009 là 4.563.760 đồng, năm 2011 là3.643.523 đồng, đến năm 2012 là 2.056.500 đồng, đây là khoản tiền lương doanhnghiệp vẫn còn nợ công nhân do tình hình doanh nghiệp vẫn còn có nhiều khó khănnên việc nợ lương công nhân là điều không thể tránh khỏi

• Vốn chủ sở hữu:

 Năm 2009 vốn đầu tư của chủ sở hữu là 577.731.548 đồng, năm 2010 là595.880.372 đồng, đến năm 2012 đạt 687.716.903 đồng Sở dĩ có sự gia tăng vốn

Ngày đăng: 03/09/2015, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Diễn đàn doanh nghiệp : http://dddn.com.vn/ Link
1. PGS-TS Nguyễn Duy Bột, giáo trình: Marketing thương mại quốc tế, xưởng in ĐHKTQD, năm 2009 Khác
2. TS.Trần Văn Hòe, giáo trình: Thanh toán và tín dụng quốc tế, NXB Đại học Kinh Tế Quốc dân Khác
3. PGS Vũ Hữu Tửu, giáo trình: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, NXB giáo dục, năm 2008 Khác
4. PGS-TS Trần Minh Đạo, giáo trình: Marketing căn bản, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, năm 2009 Khác
5. PGS-TS. Ngô Kim Thanh – PGS.TS Lê Văn Tâm, giáo trình: Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008 Khác
6. PGS-TS Ngô Kim Thanh – PGS-TS Lê Văn Tâm, giáo trình: Quản trị doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2008 Khác
7. PGS-TS Hoàng Minh Đường, giáo trình: Quản trị doanh nghiệp thương mại, NXB Lao động xã hội, năm 2005 Khác
8. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm các năm 2009, 2010, 2011, 2012 Khác
9. Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm các năm 2009, 2010, 2011, 2012 Khác
10. Diễn đàn thông tin pháp luật dân sự - bài viết nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:http:// thongtinphapluatdansu .edu.vn/2008/10/01/1748/ Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w