1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng về đội ngũ giáo viên vùng đồng bằng sông cửu long đề xuất các chủ trương, biện pháp, chính sách

56 478 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 854,15 KB

Nội dung

VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VÙNG :Chắc chắn rằng những gì ngành giáo dục - đào tạo cả nƣớc đã làm đƣợc sau gần 10 năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ

(Báo cáo kết quả thực hiện bước I, II)

Từ 20.3 đến 31.12.1995

Cấp quản lý đề tài : BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Chủ nhiệm đề tài : PGS PTS NGUYỄN TẤN PHÁT Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ

(Báo cáo kết quả thực hiện bước I, II)

Từ 20.3 đến 31.12.1995

Cấp quản lý đề tài : BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Chủ nhiệm đề tài : PGS PTS NGUYỄN TẤN PHÁT Hiệu trưởng Trường ĐHSP TP.HCM

Trang 3

DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA ĐỀ TÀI

1 NGUYỄN TẤN PHÁT PGS PTS Hiệu trưởng trưởng ĐHSP TP.HCM

PGĐ Trung tâm Giáo dục và Bồi dưỡng GV về GDDS

4 NGUYỄN KIM HỒNG PTS Chủ nhiệm Bộ môn Địa lý KTXH

8 NGUYỄN VĂN LIÊNG THẠC SỸ Phó Chủ nhiệm khoa Toán ĐHSP TP.HCM

9 MỘT BỘ PHẬN CBQL CÁC SỞ GD VÀ ĐT Ở ĐBSCL

10 MỘT SỐ CÁN BỘ CỦA VỤ GIÁO VIÊN, TIỂU HỌC

Trang 4

MỤC LỤC

I VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA

VÙNG : 4

II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐBSCL VỀ CÁC MẶT : SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, SỰ PHÂN BỐ : 5

A Tổng quát: 5

1 Bảng 1 : So sánh tỉ lệ giáo viên/lớp các vùng (1994 - 1995) 5

2 Bảng 2 : Tỉ lệ giáo viên / lớp ở từng cấp học xét trong phạm vi từng tỉnh (1994 - 1995) 6

B Số lượng, chất lượng và sự phân bố: 6

1 Giáo viên Mầm non ở ĐBSCL : 6

2 Giáo viên tiểu học : 8

3 Giáo viên trung học cơ sở (cấp 2) : 9

4 Giáo viên PTTH (cấp III) : 11

5 GV CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM : 14

III THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH CÁC CẤP Ở ĐBSCL : 15

1 Về đào tạo và bồi dưỡng : 16

2 Về sử dụng giáo viên : 18

IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ ĐỜI SỐNG GIÁO VIÊN : 19

V THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP : 20

1 Kết quả những câu có M > 3.000 21

2 Kết quả những câu có 2.000 ≤ M < 2.994 22

3 Kết quả những câu có M < 2 24

4 Kết quả những câu có độ phân cách âm 25

5 Kết quả so sánh các thông số: 27

6 Kết luận về thái độ của giáo viên đối với nghề dạy học : Qua các kết quả từ các dữ liệu cho phép kết luận rằng : 30

VI ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH : 30

1 Các giải pháp cấp bách trước mắt : 31

2 Đề xuất, kiến nghị các giải pháp lâu dài: 32

VII KẾT LUẬN : 35

Trang 5

I VAI TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA VÙNG :

Chắc chắn rằng những gì ngành giáo dục - đào tạo cả nước đã làm được sau gần 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của đất nước đã có phần đóng góp quan trọng của giáo dục vùng ĐBSCL

Cũng như ở các vùng khác, ĐBSCL đã có nhiều cố gắng để duy trì ổn định, đổi mới

và phát triển giáo dục - đào tạo (GD - ĐT) Tình trạng sút kém của GD - ĐT bước đầu được khắc phục Xuất hiện nhiều nhân tố mới trên một số mặt, tạo được những chuyển biến tích cực, hình thành các tiền đề cần thiết cho bước phát triển liếp theo của GD - ĐT ở vùng này

- Bên cạnh những tiến độ đã đạt được nhằm góp phần vào sự phát triển chung của GD

- ĐT cả nước, không thể không băn khoăn, trăn trở trước thực trạng sút kém về GD -ĐT ở ĐBSCL so với các vùng, các miền khác của đất nước

- Nói đến ĐBSCL, trong ý thức thông thường của mọi người, là nói đến nơi chỉ chiếm 1/5 đơn vị tỉnh thành và số dân chiếm hơn 1/4 dân số cả nước; nhưng hàng năm làm ra một sản lượng lương thực gần 1/2 sản lượng lương thực của nước ta, là nơi đất đai trù phú dễ làm

ăn, sinh sống Thế nhưng không thể chối cãi một nghịch lý thậm chí khó hiểu : Đây là nơi cơ

sở hạ tầng yếu kém so với nhiều vùng khác, là nơi có tỉ lệ nhà ngói thuộc loại thấp nhất; đặc biệt là nơi có tỷ lệ người mù chữ, tỷ lệ chưa hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học cao vào bậc nhất của cả nước Tỉ lệ người dân có trình độ văn hóa cao ở đây cũng rất thấp

- Tình hình yếu kém về sự phát triển GD - ĐT so với các vùng khác dễ dàng được nhận thấy từ rất nhiều mặt : cơ sở trường lớp, số lượng học sinh đến trường, chất lượng giờ học v.v

- Tình hình trên chắc chắn liên quan trực tiếp đến vấn đề số lượng, chất lượng, ý thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trong vùng Nội lực của ngành giáo dục trước hết thể hiện

ở đội ngũ thây cô giáo Dù tình hình có thay đổi đến đâu chăng nữa thì trong lý luận dạy học, giáo viên vẫn giữ vai trò quyết định chất lượng trên cơ sở quan điểm giáo viên là người hướng dẫn, người cố vấn, người trọng tài giúp người học chiếm lĩnh một

Trang 6

cách tích cực chủ động kiến thức, rèn luyện kỹ năng, nâng cao năng lực, hoàn chỉnh nhân cách của người học

- Trên cơ sở nhận thức trên, vấn đề phát triển GD-ĐT ở ĐBSCL nhằm bắt kịp nhịp độ chung của cả nước đang đặt ra nhiệm vụ khẩn trương xem xét, phân tích, tìm hiểu nhiều mặt thực trạng đội ngũ giáo viên của vùng, từ đó đề xuất các chủ trương, biện pháp chính sách vừa phù hợp với cái chung cả nước, vừa mang những nét đặc thù thuộc phạm vi vùng này

- Các số liệu cùng sự phân tích dưới đây nhằm trả lời các câu hỏi : Đội ngũ giáo viên

ở ĐBSCL mạnh hay yếu, thừa hay thiếu, phân bố có hợp lý không ? Nguyên nhân nào dẫn tới các thực trạng trên ? Có biện pháp trước mắt và lâu dài nào để tháo gỡ các mặt còn yếu kém ? Giáo dục ĐBSCL có thể đạt mức phát triển trung bình so với cả nước được không ? Bằng cách nào (xét ở khía cạnh đội ngũ giáo viên) ?

II THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐBSCL VỀ CÁC MẶT : SỐ

- Từ bảng thống kê trên cho thấy : tỉ lệ giáo viên/ lớp ở các cấp học thuộc đồng bằns sông Cửu Long nhìn chung đều thấp hơn các vùng khác; điều này chứng tỏ về số lượng, đội ngũ giáo viên vùng đồng bằng sông Cửu Long chưa bằng các miền khác và đều chưa đạt định mức theo quy định của Bộ

Trang 7

2 Bảng 2 : Tỉ lệ giáo viên / lớp ở từng cấp học xét trong phạm vi từng tỉnh (1994 - 1995)

B Số lượng, chất lượng và sự phân bố:

1 Giáo viên Mầm non ở ĐBSCL :

Trang 8

- Thiếu hụt nhiều nhất là giáo viên nhà trẻ Nhiều sở không có nhà trẻ ở cấp xã (Đồng Tháp, Kiên Giang ) Sự thiếu hụt giáo viên nhà trẻ đang được các tỉnh ĐBSCL sử dụng một

số biện pháp tình thế như dạy thêm giờ, dạy lớp ghép, dạy thế nhau nên tình hình thiêu hụt giáo viên phần nào giảm bớt căng thẳng

- Mức độ thiếu hụt giáo viên mẫu giáo so với giáo viên mầm non tuy có thấp hơn, nhưng tỉ lệ giáo viên mẫu giáo làm theo hợp đồng ở ĐBSCL chiếm tới 25,48% - tức khoảng 1.606 người

- Khảo sát một số cơ sỗ mẫu giáo và nhà trẻ ở Đồng Tháp, Cần Thơ cho thấy còn

nhiều lớp quá tải Nhiều lớp có đến 60 cháu trên một lớp học chỉ có 30m2, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ ở mức 30 cháu, tối đa 35 cháu trên một diện tích như vừa kể trên

b Về chất lượng :

Nhóm đề tài vì điều kiện kinh phí và thời gian không thể đánh giá chất lượng đội ngũ

giáo viên mầm non bằng cách dự giờ và đánh giá chất lượng từng giờ giảng Căn cứ vào chỗ

đạt hay chưa đạt chuẩn đào tạo thấy rằng : tỉ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo ở 8 Sở GD -

ĐT (Bến Tre, Minh Hải Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Cửu Long, Tiền Giang) là 31,57% Đây là một tỉ lệ khá cao dù rằng chuẩn đào tạo ở cấp học này không phải quá lầm của các địa phương trong điều kiện hiện tại

Cụ thể; trong lổng số 5.772 giáo viên mầm non thì mới có 30 cô có trình độ CĐSP mẫu giáo, 1 600 cô tốt nghiệp hệ 12 + 2 và 12 + 1, có 2.300 cô tốt nghiệp hệ 9 + 3 và 9 + 1 Tổng cộng số người được đào tạo theo các hệ kể trên là 3.930, còn lại 1.822 cô chưa qua đào tạo hoặc chỉ đào tạo cấp tốc vài ba tháng

c Về phân bố:

Qua báo cáo sơ lược của các sở GD-ĐT và qua thực tế kiểm tra ở một số Sở (Cửu Long, Đồng Tháp ) thì thấy rõ ở các vùng sâu, vùng xa tình hình thiếu trường lớp, thiếu giáo viên mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo) trở nên nghiêm trọng Thậm chí các xã gần các thị trấn cũng không có các lớp của cấp học, ngành học này Tình hình chỉ sáng sủa hớn ở đô thị, thị trấn lớn, nhưng hầu như những trường tương đối đạt chuẩn như trường Mầm non

Trang 9

Hoa Dừa ở Bến Tre chỉ đếm được trên đầu ngón tay Bến Tre đã cố gắng phát triển mẫu giáo dân lập và đã được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

2 Giáo viên tiểu học :

a Về số lượng :

- ĐBSCL có 61.161 giáo viên tiểu học (chiếm 21,22% tổng số giáo viên tiểu học cả nước) Trong tổng số vừa kể, giáo viên hệ công lập là 60.956 người, chiếm 99,66% tổng số giáo viên tiểu học Các hệ bán công, dân lập, tư thục chỉ có 205 giáo viên - một con số còn quá ít

- Căn cứ nhu cầu thực tế, hiện thời mỗi Sở GD - ĐT thiếu từ 400 đến 500 giáo viên tiểu học

Ở 11 Sở GD-ĐT ĐBSCL, số giáo viên dạy hợp đồng (để khắc phục phần nào sự thiếu hụt giáo viên) chiếm 9,3% - 5.680 nsười

- Nhiều Sở vẫn tiếp tục lấy người có trình độ lớp 5, cho đi bồi dưỡng cấp tốc 6 tháng

để dạy tiểu học (ví dụ Kiên Giang) Có một tỉ lệ lớn giáo viên không qua các trường Sư phạm: thường lấy người có trình độ lớp 9, đào tạo cấp tốc để dạy cấp I (ở Kiên Giang có đến

766 giáo viên)

Trang 10

Trình độ phổ biến là giáo viên mới ở trình độ 9 + 1, 9 + 2 và 9 + 3 Phấn đấu để có một đội ngũ giáo viên tiểu học đạt chuẩn 100% ở ĐBSCL còn là một bài toán nan giải cho giáo dục của vùng này

Hai là về mặt cơ cấu : Có hiện tượng phổ biến là giáo viên nhạc, họa, thủ công, thể dục thiếu trầm trọng ở tất cả các sở GD - ĐT Đây cũng là vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ về nguyên nhân cũng như mức độ Hiện nay, một số Sở thông qua các trường sư phạm đã tổ chức những lớp đào tạo giáo viên thể dục để đáp ứng nhu cầu giáo viên giáo dục thể chất, nhưng việc đào lạo giáo viên nhạc họa thì các trường sư phạm chưa thể đảm đương được

3 Giáo viên trung học cơ sở (cấp 2) :

a Về số lượng :

- Trong năm học 1994 - 1995 ở 11 Sở thuộc ĐBSCL có 21.637 giáo viên THCS; chiếm 15,22% tổng số giáo viên cấp 2 trong cả nước Phân tích số lượng vừa nêu thì có 21.081 giáo viên thuộc hệ công lập (chiếm 97,43%) có 556 giáo viên thuộc các hệ bán công, dân lập, tư thục (chiếm 2,579%)

- Xét tổng số giáo viên so số lượng học sinh đến trường thì giáo viên PTCS ở ĐBSCL

cơ bản là không thiếu, mặc dù tỉ lệ giáo viên/lớp chưa đạt mức bình quân theo định mức của

Bộ (1,68 thay vì 1,70); trong khi ở miền Đông Nam Bộ là 1,45 và bình quân cả nước là 1,56

Số học sinh trên 1 siáo viên ở các tỉnh ĐBSCL là 27,8 So với Đông Nam Bộ là 30,12 và cả nước là 25,87

Trang 11

b Về chất lượng :

Trong tổng số 14.446 giáo viên PTCS thuộc 8 Sở GD-ĐT ở bảng thống kê dưới đây

có 1.072 giáo viên đạt chuẩn, tức đã qua trường lớp đào tạo, có trình độ CĐSP và ĐHSP Còn lại 3.744 giáo viên chưa đạt chuẩn, thường là không được đào tạo từ hệ thống các trường SP hoặc đào tạo cấp tốc có trình độ thấp hơn CĐSP Con số này chiếm tỉ lệ 25,927%

Bảng 3 : Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và chưa đạt chuẩn

Trang 12

Hai là, có sự phân bố không đều giáo viên PTCS ở các ngành học, các môn học Ở đây, nếu chỉ xét số lượng giáo viên tính trên đầu học sinh thì giáo viên THCS không thiếu Song, xét về cơ cấu ngành học, môn học thì có ngành, có môn thừa giáo viên, có ngành, có môn thiếu giáo viên

- Tình trạng thiếu hụt giáo viên ở cấp THCS thường ở các môn Văn, Toán, Kỹ thuật Nông nghiệp, kỹ thuật công nghiệp, Anh văn, Thể dục, Giáo dục công dân, Tin học ở cấp PTTH thường thiếu giáo viên Anh văn, Sinh vật, Sử, Địa, Tin học, Kỹ thuật, Thể dục, Giáo dục công dân

Còn mức độ thừa thiếu xét phạm vi từng Sở cũng như cả vùng ĐBSCL thì hiện tại chưa thể trả lời được đích xác Đây là một trong những nhiệm vụ đề tài phải tiếp tục hoàn thành Thiếu nhiều nhất là giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo dục công dân, nhạc, họa, thể dục

4 Giáo viên PTTH (cấp III) :

a Về số lượng :

Tổng số giáo viên PTTH cả ĐBSCL là 5.272 người; chiếm 14,22% tổng số giáo viên

cả nước * Trong tổng số kể trên, có 4.496 giáo viên thuộc trường công lập chiếm 87,18% Giáo viên các hệ khác (dân lập, bán công, tư thục) có 676 người, chiếm 12,82%

- Xét tỉ lệ giáo viên/lớp thì ở ĐBSCL còn thấp so với định mức của Bộ (định mức của

Bộ là 2,4 giáo viên/ lớp) Mặc dù nhiều Sở GD & ĐT của ĐBSCL đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết sự thiếu hục giáo viên PTTH (C3) và giáo viên Sư phạm, nhưng giáo viên vẫn còn thiếu Có những nguyên nhân chính sau đây :

- Số học sinh đi học các trường đại học ở TP.HCM đặc biệt là các ngành Anh văn, tin học, kỹ thuật có tới 2.000 em nhưng phần lớn đều ở lại thành phố để làm việc, chỉ có một

số rất nhỏ trở về địa phương Số nhỏ trở về địa phương lại không chịu vào ngành giáo dục mà chuyển sang các ngành kinh tế

* Xét về mặt dân số thuần túy, tổng số giáo viên PTTH ở đây mới chiếm có 14,22% giáo viên cả nước Cần phải

có tỉ lệ 25% mới đạt được tỉ lệ trung bình cả nước

Trang 13

Hiện tượng này đã làm cho vùng ĐBSCL càng thiếu giáo viên và thiếu trí thức trầm trọng Có thể coi đây là hiện tượng "chảy máu chất xám" của các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long !

Tuyển sinh vào các trường Sư phạm cũng gặp nhiều khó khăn

Đi sâu vào một số tỉnh thì giáo viên PTTH thiếu, chẳng hạn tỉnh Sóc Trăng thiếu 48 giáo viên Văn, 51 giáo viên Toán, 19 giáo viên Sử, 13 giáo viên Địa, 29 giáo viên Lý, 6 giáo viên GDCD, 6 giáo viên kỹ thuật, 4 giáo viên Pháp vãn, 14 giáo viên Anh văn Môn ngoại ngữ nhiều trường chỉ dạy như một môn thêm, không đãng ký thi tốt nghiệp Môn Tin học chưa dạy đầy đủ trong các trường công lập Môn thể dục - quân sự nhiều trường chưa quan tâm Từ 4 - 5 năm trở lại đây, không có sinh viên trường ĐHSP kỹ thuật Thủ Đức về nhận việc ở các tỉnh ĐBSCL Một điều đáng làm cho chúng ta phải suy nghĩ là ĐBSCL rất thiếu giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp và kỹ thuật công nghiệp như vậy thì làm sao đẩy mạnh sản lượng lương thực thực phẩm ở một vùng trọng điểm số một về nông nghiệp của cả nước

và là vùng sản xuất nông phẩm hàng hóa lớn nhất nước ta ?

- Rất nhiều giáo viên chưa nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản bộ môn

- Nội dung giảng dạy còn quá cũ kỹ, chưa nắm bắt được các thông tin khoa học mới

- Riêng phần nội dung chương trình sách giáo khoa chuyên ban thì giáo viên giảng dạy khó khăn vất vả

- Giáo viên chưa sử dụng các phương pháp dạy học mới, chủ yếu vẫn dùng lối thuyết giảng độc thoại : thầy nói trò ghi và học sinh học thuộc bài thụ động

Giáo viển dạy TH chuyên ban chưa đủ trình độ, cần phải được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng thường xuyên Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng học sinh chuyên ban Chẳng

Trang 14

hạn, ở Kiên Giang học sinh chuyên ban kiểm tra học kỳ chỉ đạt 20 - 30% Đặc biệt, giáo viên dạy chuyên ban rất thiếu và trình độ thấp kết hợp với những nguyên nhân khác như phòng thí nghiệm thiếu, sách giảng dạy của giáo viên và sách tham khảo thiếu cho nên việc thành lập lớp chuyên ban rất khó khăn và số lượng ít (Kiên Giang chỉ có hai trường chuyên ban) Đó là chưa kể tâm lý của phụ huynh và học sinh là không muốn vào ban B

- Chất lượng giáo viên dân tộc Khmer rất thấp

Vì vậy, vấn đề bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn kiến thức mới cần được xem là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề của giáo dục vùng đồng bằng Sông Cửu Long

e Về sự phân bố:

- Tổng số giáo viên tuy còn thấp hơn chút ít so với định mức tỉ lệ giáo viên / lớp theo quy định của Bộ; song, vẫn xảy ra hiện tượng có nơi thừa, có nơi thiếu, môn thừa, môn thiếu nghiêm trọng (Tỷ lệ này ở các tỉnh không đều nhau : Long An - 1,74, Đồng Tháp : 1,70, Sóc Trăng : 1,46, Kiên Giang : 1,56 và Minh Hải : 1,65)

- Số giáo viên đạt chuẩn, số giáo viên dôi thừa thường tập trung ở các đô thị, ở các thị trấn sầm uất ở vùng giao thông thuận lợi và mức sống cao

- Ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo lình trạng thiếu hụt giáo viên rất nghiêm trọng, có nơi lập trường nhưng giáo viên đến dạy rồi lại bỏ đi dần (như trường PTTH Hòa Thuận ở huyện Giồng Riềng - Kiên Giang) Lý do là những vùng này hết sức khó khăn về đi lại, nước thiếu, nhà ở tập thể tồi tàn, các chế độ chính sách không có gì đáng kể Các Sở GD

& ĐT đã cố gắng lìm nhiều biện pháp tháo gỡ tình trạng thiếu hụt giáo viên ở vùng sâu, vùng

xa, biên giới, hải đảo nhưng đến nay chưa đạt kết quả mong muốn Việc dạy thế, dạy thay đã làm cho chất lượng dạy và học ở những vùng này giảm sút

- Mặt khác, nhìn đại thể, số lượng giáo viên PTTH ở ĐBSCL tuy không thiếu nhiều, nhưng phân tích cụ thể vào cơ cấu đội ngũ thì thấy đang có sự thiếu hụt nghiêm trọng giáo viên Anh văn, Tin học, Thể dục, Thí nghiệm thực hành, kỹ thuật nông công nghiệp

Trang 15

Trên đây là sự phân tích của nhóm đề tài chung quanh vấn đề thực trạng về số lượng, chất lượng, sự phân bổ đội ngũ giáo viên các cấp học phổ thông ở ĐBSCL

Phần tiếp theo sẽ đề cập vấn đề giáo viên các trường sư phạm (ĐH, CĐ, THSP)

5 GV CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM :

a Đai học : Toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long có một trường Đại học Cần Thơ với tổng số cán bộ giảng dạy là 542 Trường này có khoa Sư phạm đào tạo giáo viên PTTH trực tiếp cho vùng

Trang 16

Ở ĐBSCL một số tỉnh đã có trường CĐSP, một số tỉnh chỉ có trường sư phạm cấp hai và trung học sư phạm

Hệ thống các trường trung học và cao đẳng, trường bồi dưỡng cán bộ giữa các tỉnh vẫn chưa thống nhất Mới chỉ có một số tỉnh đã hợp nhất được các trường sư phạm lại để thực hiện đào tạo đa hệ từ cao đẳng, sư phạm cấp 2 tới trung học sư phạm và đào tạo giáo viên mẫu giáo

quy

Tại chức

Sở (ví dụ Bến Tre)

- Số lượng và trình độ CBGD ở các trường THSP và CĐSP vừa kể trên là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình đào tạo không đủ giáo viên các cấp học trong vùng, đặc biệt là khó có thể nâng cao được chất lượng đào tạo với một đội ngũ còn rất mỏng và trình độ nhìn chung còn rất thấp như vậy

III THỰC TRẠNG VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, SỬ DỤNG GIÁO VIÊN CÁC NGÀNH CÁC CẤP Ở ĐBSCL :

Trang 17

1 Về đào tạo và bồi dưỡng :

- Số lượng giáo viên thiếu trầm trọng ở bậc tiểu học và ở giáo dục mầm non Ở PTCS

và PTTH, số lượng nhìn chung không thiếu, nhưng do phân bố không đồng đều, do cơ cấu giáo viên các ngành học không hợp lý nên có nơi thừa, nơi thiếu, môn thừa, môn thiếu Các môn ngoại ngữ, tin học, kỹ thuật, thể dục thiếu giáo viên nghiêm trọng Ngay các môn toán,

lý, văn cũng không đủ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa

Để giải quyết tình trạng thiếu hụt giáo viên, nhiều Sở GD-ĐT ở ĐBSCL đã thực hiện các biện pháp :

+ Giáo viên mẫu giáo và tiểu học giải quyết theo hướng mở rộng qui mô đào tạo kết hợp với đa dạng hóa quá trình đào tạo

- Mở rộng qui mô đào tạo : tăng số lượng tuyển sinh (có tính sự phát triển giáo dục năm 2000 và năm 2010 và sự gia tăng dân số +/- 2%, có tính hàng năm phải mở thêm lớp) như Minh Hải, Tiền Giang, Long An

- Đa dạng hóa quá trình đào tạo :

+ Giáo viên THCS (C2) phải dựa vào trường CĐSP và đào tạo theo công đoạn : 12 +

2 (học 12 tháng + đi thực tập 6 tháng, sau đó thi tốt nghiệp)

+ Giáo viên PTTH (C3), giáo viên CĐSP và THSP dựa vào sự liên kết với các trường đại học khu vực thì có thể giải quyết được sự thiếu hụt đội ngũ

Sở Giáo dục và Đào tạo Minh Hải , Tiền Giang, Long An đã thực hiện sự liên kết với các trường Đại học của Khu vực và đã thu được những kết quả bước đầu đáng phấn khởi (xem sơ đồ liên kết giữa sở Giáo dục và Đào tạo với các Trường Đại học để đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên PTTH và Sư phạm)

Trang 18

2 Về sử dụng giáo viên :

Có một vài con số sau đây có thể góp phần nhằm xem xét tiếp việc này Ví dụ :

- Tại Sở GD - ĐT Long An, từ 1988 - 1992, trường ĐHSP TP.HCM đã phân về 227 sinh viên tốt nghiệp, trong đó có 15 sinh viên bỏ việc chiếm tỉ lệ 8,8% Có 57 sinh viên đến cuối năm 1992 chưa phân công được Tại Sở GD - ĐT này, cùng thời gian kể trên, đã có được 22 giáo viên là chiến sĩ thi đua, 30 giáo viên đuợc bồi dưỡng có trình độ sau đại học, 28 giáo viên đảm nhận các trách nhiệm chủ chốt ở các trường PTTH hoặc Phòng Giáo dục (HT, PHT, Trưởng hoặc Phó phòng)

- Tại Sở GD-ĐT Bến Tre, trong cùng thời gian kể trên có 164 sinh viên tốt nghiệp ĐHSP TP.HCM được cử về Số bỏ việc là 11 = 7% Có 55 trường hợp chưa phân công được

- Tại Sở GD-ĐT Tiền Giang (cùng thời gian trên) có 210 sinh viên lốt nghiệp được phân về Số bỏ việc là 10 = 5,6^ Chưa phân công được là 30

- Năm 1993, trường Đại học Sư phạm TP.HCM triển khai đề tài cấp Bộ "Vấn đề phân phối và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp ĐHSP TP.HCM" Kết quả nghiên cứu ở 10 Sở GD-

ĐT (có một số sở không thuộc ĐBSCL) cho thấy có đến 1/3 sinh viên tốt nghiệp chưa được phân nhiệm sở Lý do :

- Phân về các trường vùng sâu, vùng xa, sinh viên không đi nhận nhiệm sở

- Có môn không cần thêm giáo viên, nhưng sinh viên tốt nghiệp lại chuyên về môn

ấy Ngược lại những môn thiếu giáo viên lại không có sinh viên nào được đào tạo

- Sinh viên các trường ĐHSP sau khi tốt nghiệp không đưa về địa phương để công tác

Tuy nhiên, nếu sinh viên lốt nghiệp được sử dụng đúng, sự cống hiến của họ rất tốt Chẳng hạn cùng thời gian kể trên, tại Sở GD & ĐT Long An, số sinh viên tốt nghiệp trường ĐHSP TP.HCM đã phấn đấu được 22 giáo viên chiến sĩ thi đua, 30 giáo viên được bồi dưỡng

có trình độ sau đại học, 28 giáo viên đảm nhận các trách nhiệm chủ chốt của các trường phổ thông hoặc phòng giáo dục

Trang 19

IV CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ ĐỜI SỐNG GIÁO VIÊN :

Thông tư số 17 Liên Bộ về phụ cấp dạy thêm giờ được tính hệ số 1,5 đã làm cho giáo viên phấn khởi và tích cực giảng dạy vì số tiền dạy thêm giờ của một số giáo viên tương đương với mức lương chính (thu nhập thực tế gấp hai lần lương chính) Điều này đã góp phần cải thiện đời sống giáo viên của nhiều địa phương Tuy nhiên, nhiều trường dựa vào thông tư

17 này đã từ chối nhận thêm giáo viên mới do Sở GD và ĐT cử về (lý do để đảm bảo cho giáo viên trong trường được dạy thêm giờ) Đây cũng là một vấn đề mà chúng ta cần suy nghĩ

để giải quyết cho thỏa đáng giữa vấn đề nâng cao đời sống giáo viên và vấn đề chất lượng giáo dục Bởi vì việc dạy thêm và dạy thay chỉ là giải pháp tình thế, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục

- Học bổng của sinh viên Sư phạm còn thấp so với thời giá hiện nay

- Những chi phí về trả tiền thuê nhà (trường không có nhà tập thể) và mua sách vở đã làm cho đời sống sinh viên Sư phạm hết sức khó khăn

- Vấn đề đóng học phí của trường Sư phạm làm cho đời sống sinh viên càng khó khăn, không kích thích sinh viên tự giác và phấn khởi vào ngành Sư phạm và không thuyết phục được dư luận xã hội (đặc biệt đối với với những gia đình có con em thi vào trường Sư phạm)

- Lương giáo viên cách đây ba năm (lương mới) đã góp phần cải thiện đời sống của giáo viên Nhưng cho đến hiện nay, so với giá cả thị trường tăng, đồng lương thực tế lại bị sụt Tính lương của một giáo viên tiểu học mới nhận việc là 1,4 x 120.000 x 85% = 143.800đ Với đồng lương này, giáo viên tiểu học không đủ sống hoặc có mức sống thấp, nếu có một hoặc hai con thì hết sức gay go Hoặc lương của một giáo viên PTTH trên 200.000đ với thời giá hiện nay cũng sống khó khăn, đời sống vật chất thiếu thốn

- Đặc biệt với đồng lương trên đây, số giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo lại càng khó khăn, gay go hơn (có nơi phải mua nước và đi lại tốn kém), nhà ở của giáo viên chật chội, rách nát ở một số trường nhà tập thể nam, nữ chỉ có vách ngăn sơ sài

Trang 20

- Đời sống tinh thần của giáo viên cũng nghèo nàn, thiếu thốn Nói chung việc mua sách báo đọc thêm là khó khăn Giáo viên chủ yếu dựa vào sách giáo khoa của Bộ mà thôi, không có sách tham khảo Việc đi tham quan học hỏi trong khu vực hầu như không thực hiện được Điều này đã làm cho giáo viên khó lòng mở mang trí tuệ và gắn liền với cuộc sống thực tiễn

Tuy nhiên, nhiều tỉnh đã cố gắng tháo gỡ và giải quyết được một phần khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên Đó là việc tạo điều kiện cho giáo viên dạy thêm

để hưởng 1,5 lương (theo thông tư số 17 Liên Bộ) Như Sở GD&ĐT Tiền Giang đã xin tỉnh trợ cấp thêm để giáo viên mới ra trường được hưởng 100% lương (thay vì 85%) Các huyện vùng sâu, vùng xa ở Tiền Giang đã trợ cấp cho giáo viên mới tới tháng đầu là 120.000đ và giáo viên trong huyện là 50% lương Long An trợ cấp mức 60.000đ/tháng cho vùng sâu Các giáo viên mới ra trường về công tác vùng sâu được trợ cấp lần đầu 80.000đ

- Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 779/TTg (01.12.1995) quy định phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập Mức phụ cấp tuy mới bằng 20% mức lương theo hạng bậc, nhưng đây là sự cố gắng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước, được dư luận hoan nghênh

- Cần có thêm những biện pháp đồng bộ khác để thu hút người giỏi đi dạy học

V THÁI ĐỘ CỦA GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP :

- Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trắc nghiệm trực tiếp với 31 câu hỏi kết thành một thang đo lường theo phương pháp Likert, kèm với 2 câu hỏi trả lời theo lối tự do

- 300 giáo viên thuộc hai Sở Giáo dục - Đào tạo Vĩnh Long và Đồng Tháp gồm đủ 4 cấp học (mầm non, cấp I, cấp II, cấp III), gồm đủ các trình độ hiện có (SPMGMN, THSP, CĐSP) gồm nhiều mức thâm niên ( 5- 10, 11 - 15, 16 - 20, trên 20 năm) đã tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm này

- Việc phân tích sự biểu thị thái độ căn cứ trên điểm trung bình của toàn mẫu Gồm 4 phần chính : những câu có điểm trung bình M > 3.00, những câu có điểm trung bình

Trang 21

M<2, những câu có điểm trung bình ở khoảng 2.00 - 2.99 Ngoài ra còn có các câu có độ phân cách âm

1 Kết quả những câu có M > 3.000

Bảng 1.1 : Kết quả những câu có M > 3.000

4 4 Nhà trường chỉ là bức bình phong để tôi làm ăn với

7 12 Việc nâng cao trình độ chỉ dành riêng cho những

người có ý muốn lãnh đạo

3.370

8 16 Do học sinh không đòi hỏi trình độ cao nên tôi yên

tâm với tri thức hiện nay của tôi

3.250

9 18 Dù ở trong hoàn cảnh nào chúng ta không được coi

nghề dạy học là nghề bán chữ

3.373

10 19 Nghề dạy học không quan trọng với xã hội như một

số người quan niệm

3.000

11 21 Tôi sẽ tiếp tục nghề dạy học nếu có những thay đổi

thực sự các chính sách đối với giáo viên trong vài năm tới

3.127

12 30 Nếu không thương yêu học sinh của tôi, tôi đã chuyển

công tác từ lâu rồi

3.159

Qua kết quả của bảng 1.1, ta có thể đưa ra một số nhận định sau đây :

- Thái độ của giáo viên đối với nghề dạy học là cao, vì nghề dạy học là một nghề quan trọng câu 19 (X = 3.000), nó không phải là một nghề mang tính chất mua bán - câu

Trang 22

18 (X = 3.373) và càng không phải một nghề dễ dàng - câu 1 (X = 3.359) Có thể nói giáo viên ý thức được vai trò quan trọng đối với xã hội đất nước đòi hỏi của nghề dạy học; Đặc biệt, nghề dạy học có những đặc trưng khác hẳn với các nghề khác - một nghề thiên về tinh thần hơn

- Đại đa số giáo viên tham gia đợt nghiên cứu đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu trẻ cao về việc lựa chọn nghề dạy học là một việc làm có cân nhắc, câu 3 (X=3.222) câu 4 (X = 3.752) hoặc do tính chất của nghề làm họ ngày càng gắn bó hơn - câu 2 (X = 3.29), cảm thấy

có trách nhiệm với trẻ cả hiện tại và tương lai - câu 5 (X = 3.188), câu 30 (X = 3.159)

Có thể kết luận rằng, kết quả ở phần này nói lên thái độ của giáo viên biểu hiện tình yêu nghề, yêu trẻ, gắn bó với nghề dạy học rất cao

- Đa số muốn được tiếp tục chuyên môn - nhưng chương trình phải thiết thực, thực sự

bổ ích

- Từ những thái độ nghiêm túc về nghề dạy học do được lựa chon hoặc do được hấp dẫn bởi nghề dạy học và sự thể hiện lòng yêu nghề mến trẻ; giáo viên tham gia cuộc nghiên cứu đã có ý hướng rõ rệt cho việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để giảng dạy, giáo dục học sinh hiệu quả hơn câu 16 (X = 3.250) và việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ là việc của tất

cả giáo viên, chứ không phải của riêng ai - câu 11 (X = 3.757) và câu 12 (X = 3.370)

Qua kết quả 1.1 cho phép ta kết luận : giáo viên tham gia vào việc nghiên cứu có ý hướng về nghề dạy học rõ ràng, ý thức được trách nhiệm của mình, rất yêu nghề, mến trẻ và mong muốn được nâng cao trình độ chuyên môn

2 Kết quả những câu có 2.000 ≤ M < 2.994

Bảng 1.2 : Kết quả những câu có 2.000 ≤ 2.994

8 Tôi theo nghề dạy học vì không biết làm nghề nào khác 2.975

4 10 Không thể đòi hỏi giáo viên hướng dẫn một học sinh

nếu cha mẹ nó không thể giáo dục được nó

2.453

5 15 Thay vì học thêm chuyên môn tôi sẽ dành thời gian làm

thêm giúp gia đình tốt hơn

2.938

6 20 Chấp nhận những khó khăn trong nghề dạy học hiện

nay vì đất nước còn khó khăn

2.909

7 25 Nếu tôi là Hiệu trưởng, tôi sẽ làm hết sức mình để thực

hiện nhiệm vụ được giao (mà xem nhẹ những việc khác)

2.123

8 31 Tôi hài lòng với cấp học mà tôi đang giảng dạy 2.786

Trang 23

Qua bảng 1.2, chúng ta có thể có một số nói mặc dù các ý trong các câu hỏi được thay đổi, nhưng kết quả các câu trả lời cũng bổ sung một phần cho cung cách trả lời các câu hỏi trong bảng I.1 của giáo viên

- Về tinh thần yêu nghề yêu trẻ : giáo viên vẫn khẳng định vị trí chiến đấu của mình là

họ không bỏ nghề trên mặt trận giáo dục -câu 7 (X = 2.786), và chấp nhận khó khăn trong nghề vì đất nước còn khó khăn - câu 20 (X = 2.909) Vì họ chọn nghề không phải họ là những người không có khả năng làm nghề khác - câu 8 (X = 2.975) mà biết rõ trách nhiệm của mình - người giáo dục, dạy dỗ thế hệ trẻ - câu 10 (X = 2.453) hoặc cũng có thể do việc muốn giáo dục con cái mình tốt hơn - câu 5 (X = 2.652) Như vậy, số không yêu nghề đã bỏ nghề thì đã bỏ rồi Số còn bám lớp cơ bản là tâm huyết với nghề dạy học

- Việc trau dồi chuyên môn vẫn được giáo viên coi trọng Họ vẫn biết rằng làm việc

đó, có thể gia đình họ thua thiệt do không được họ giúp đỡ - Câu 15 (X = 2.938) Có thể nói kết quả của câu 31 (X = 2.786) làm cho chúng ta có hai cách suy nghĩ : hoặc là do giáo viên thực sự yêu học sinh của mình ở một cấp dạy nhất định; hoặc là do giáo viên muốn "yên phận" Tuy nhiên, qua kết quả câu 15 và các câu 11, 12 ta có thể suy ra rằng giáo viên "yên tâm với cấp học mà họ đang giảng dạy" là do yêu nghề Bởi lẽ có gì ngăn cản giáo viên có trình độ cao dạy các cấp học thấp "?

- Câu 25 (X = 2.123) nói lên một phần thái độ của giáo viên đối với hiệu trưởng Có thể nói phần lớn giáo viên thông cảm cho hiệu trưởng người trực liếp lãnh đạo mình -ở cương

vị công tác được giao, phải làm việc theo chức trách Ở đây chúng ta chưa phân tích kỹ các số liệu để có thể kết luận chính xác hơn, nhưng chúng ta có thể nói ở một góc cạnh nào đó mối quan hệ của hiệu trưởng và giáo viên có chiều hướng tích cực

Qua kết quả của bảng 1.2, ta có thể nói kết quả của bảng này bổ sung kết quả ở bảng 1.1 khẳng định rằng : giáo viên yêu nghề, mến trẻ, có ý hướng phấn đấu đi lên cho dù gia đình có bị thiệt thòi một phần vị họ có suy nghĩ trước khi chọn nghề, một phần vì họ ý thức được trách nhiệm của mình đang được xã hội giao phó - giáo dục thế hệ trẻ Hơn nữa vì họ là người gắn bó cuộc sống của mình với đất nước Đặc biệt, có thể nói mối quan hệ của giáo viên và hiệu trưởng ở các trường là mối quan hệ tích cực

Trang 24

3 Kết quả những câu có M < 2

Bảng 1.3 Bảng kết quả những câu có M < 2

1 6 Dù sao đi nữa nghề dạy học ở quê tôi vẫn được trọng

vọng

1.967

2 26 Phụ huynh học sinh ở nơi tôi công tác ít quan tâm đến

việc học của con em họ

1.884

3 28 Thành thực mà nói, các cấp lãnh đạo trong ngành giáo

dục ít quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo

Qua bảng 1.3, ta có một số nhận xét sau đây :

Các điểm trung bình thái độ M < 2.00 có bốn câu rơi vào thái độ của giáo viên đối với địa phương hoặc đối với đối tượng học sinh mình đang giảng dạy

Ở địa phương, vai trò vị trí của người thầy chưa được đại đa số dân chúng coi trọng - câu 6 (X = 1.967) và việc học của con em ở địa phương cũng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều câu 26 (X = 1.884) và ngay cả học sinh cũng chưa quan tâm nhiều đến việc học của mình - câu 29 (X = 1.841) Đặc biệt, các cấp lãnh đạo trong ngành giáo dục, qua thái

độ của giáo viên, cũng chưa quan tâm đến đời sống tinh thần - câu 28 (X = 1.866) Đây là một vấn đề cần giải quyết một cách toàn diện hơn vì khi không quan tâm đến giáo dục thì không coi trọng giáo viên thì có thể nói giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn bởi ông bà ta có nói "đất lành chim đậu" Địa phương nào quan tâm đến đời sống giáo viên, cả vật chất lẫn tinh thần, thì nghề dạy học được nhiều người chọn, hoặc nhiều giáo viên các nơi đến công tác Từ đó giúp phát triển địa phương về mặt kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật Nếu địa phương ít quan tâm đến giáo viên, thì giáo viên bớt đi và khi đó muốn phát triển địa phương

sẽ gặp khó khăn và không có người có trình độ để thực hiện những ý đồ tốt đẹp đó

Trang 25

- Kết quả những câu có độ phân cách âm ở bảng kế tiếp cũng bổ sung và không được kết quả này

4 Kết quả những câu có độ phân cách âm

Độ phân cách ở đây được hiểu là sự phân biệt những người có thái độ dương tính với những người có thái độ âm tính về một ý kiến nào đó Câu có độ phân cách cao thì sự phân biệt càng tốt Sở dĩ ở đây có một số câu có độ phân cách âm có thể câu hỏi đạt chưa được chuẩn xác, hoặc câu hỏi làm cho đối tượng nghiên cứu khó trả lời

Người có thái độ dương tính hoặc âm tính ở đây được tính trên tổng số người được nghiên cứu và theo qui định người có thái độ dương tính sẽ có thái độ tích cực hơn người có thái độ âm tính về một vấn đề nào đó; ngược lại ở đây người có thái độ âm tính lại có thái độ tích cực hơn người có thái độ dương tính

Sau đây là kết quả của những câu trả lời có độ phân cách âm

Bảng 1.3 Bảng kết quả những câu có M < 2

1 13 Dù sao đi nữa nghề dạy học ở quê tôi vẫn được trọng

vọng

1.967

2 26 Phụ huynh học sinh ở nơi tôi công tác ít quan tâm đến

việc học của con em họ

1.884

3 28 Thành thực mà nói, các cấp lãnh đạo trong ngành giáo

dục ít quan tâm đến đời sống linh thần của giáo

Qua bảng 1.3 ta có một số nhận xét sau đây :

Các điểm trung bình thái độ M < 2.00 có bốn câu rơi vào thái độ của giáo viên đối với địa phương hoặc đối với đối tượng học sinh mình đang giảng dạy

Trang 26

Ở địa phương, vai trò vị trí của người thầy chưa được đại đa số dân chúng coi trọng - câu 6 (X = 1.967) và việc học của con em ở địa phương cũng chưa được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều - câu 26 (X = 1.884) và ngay cả học sinh cũng chưa quan tâm nhiều đến việc học của mình - câu 29 (X = 1.841) Đặc biệt, các cấp lãnh đạo trong "ngành giáo dục, qua thái độ của giáo viên, cũng chưa quan tâm đến đời sống tinh thần - câu 28 (X = 1.866) Đây

là một vấn đề cần giải quyết một cách toàn diện hơn vì khi không quan tâm đến giáo dục thì không coi trọng giáo viên, nhưng đồng thời có tác động ngược lại là khi không coi trọng giáo viên thì có thể nói giáo dục cũng gặp nhiều khó khăn bởi ông bà ta có nói "đất lành chim đậu" Địa phương nào quan tâm đến đời sống giáo viên, cả vật chất lẫn tinh thần, thì nghề dạy học được nhiều người chọn hoặc nhiều giáo viên các nơi đến công tác Từ đó giúp phát triển địa phương về mặt kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật Nếu địa phương ít quan tâm đến giáo viên, thì giáo viên bớt đi và khi đó muốn phát triển địa phương sẽ gặp khó khăn và không có người có trình độ để thực hiện những ý đồ tốt đẹp đó

Bảng 1.4 Bảng kết quả các câu có độ phân cách âm

1 13 Việc bồi dưỡng chuyên môn dù ở cấp nào cũng là một

đặc quyền dành cho một số người

1.547

2 14 Cho dù có bồi dưỡng chuyên môn ở cấp nào thì tiền

lương cũng chẳng hơn gì (so với mức lương hiện nay)

2.054

3 17 Đồng lương giáo viên không tương xứng với thời gian,

công sức, tiền của mà chính người đó và gia đình đã đầu tư

3.174

4 22 Ở địa phương tôi các cấp chính quyền ít quan tâm đến

việc học của con em họ

2.130

5 23 Tôi chưa bao giờ làm việc với một người lãnh đạo trực

liếp có linh thần làm việc khoa học

1.547

6 24 Tôi chưa bao giờ làm việc với một người lãnh đạo trực

liếp có tinh thần thông cảm thương yêu giáo

Trang 27

Qua kết quả bảng 1.4, la nhận thấy một số điều như sau :

Các câu hỏi này có lẽ đưa ra những vấn đề mà trở thành sự thật mà phần lớn người được hỏi đến dễ chấp nhận - câu 17 (X = 3.174) và câu 14 (X = 2.254) hoặc có một phần đụng chạm trực tiếp đến các cấp lãnh đạo địa phương - câu 13 (X = 1.517), câu 22 (X = 2.130) và đến các cấp lãnhd đạo trực tiếp - câu 23 (X = 1.547), câu 24 (X = 1.373) Đặc biệt ở đây, có thái độ nói lên thực trạng của đời sống giáo viên thấp so với các ngành nghề khác - câu 27 (X = 0.830)

Tuy nhiên, trong bảng kết quả này cũng bổ sung cho các kết quả ở trên là việc chức không chỉ dành cho các cấp lãnh; cũng không vì lý do vật chất mới đi bồi dưỡng Nói cách khác, giáo viên có ý thực rất rõ trách nhiệm của mình trong việc nâng cao tay nghề

Hơn nữa, chúng ta cũng thấy rằng các cấp lãnh đạo trực tiếp trong ngành giáo dục lại quan tâm đến công việc nhiều hơn là đời sống tinh thần của giáo viên, mặc dù nghề dạy học mang nặng tính tinh thần hơn

Ngoài ra, việc coi trọna vai trò của giáo dục, coi trọng nghề dạy học ở địa phương và

có những đãi ngộ tương xứng với vai trò của người thầy giáo chưa được đánh giá cao

Tóm lại, qua kết quả của bảng 1.4, ta có thể kết luận rằng :

- Giáo viên ý thực được sự cần thiết và quan trọng của việc bồi dưỡng chuyên môn, nhưng họ chưa được địa phương trân trọng nâng đỡ về mặt tinh thần và đãi ngộ tương xứng

Trang 28

Nhƣ vậy có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê và kiểm số của thang thái độ giữa giáo viên ở Đồng Tháp và giáo viên ở Vĩnh Long Qua kết quả cho thấy thái độ của giáo viên

ở Vĩnh Long đôi với nghề dạy học cao hơn thái độ của giáo viên ở Đồng Tháp

b Kết quả so sánh thông số phái tính về điểm toàn thang thái độ :

Do số lƣợng của giáo viên nam và nữ không đồng đều, (nữ nhiều hơn nam nên nhóm nghiên cứu đã chọn ngẫu nhiên trong 225 phiếu thăm dò của nữ 51 phiếu để cỡ mẫu của nam

và nữ đồng đều nhau, tạo cho việc so sánh chính xác hơn

nữ tỏ thái độ của mình đối với nghề dạy ở mức độ không khác nhau

c Kết quả thông số các cấp học giáo viên đang giảng day :

Do có một số phiếu trả lời, một số giáo viên không ghi rõ cấp học nào mình phụ trách

Do đó, nhóm nghiên cứu chọn cấp học nào có số giáo viên tham gia nghiên cứu ít nhất Từ

đó, chọn ngẫu nhiên các phiếu của các giáo viên dạy ở các cấp học khác lựa ra các mẫu có lẽ bằng nhau (n = 33) để so sánh

Cấp học dạy giảng dạy

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w