Cần có những giải pháp cấp bách, kịp thời để tháo gỡ những bất hợp lý, nguyên nhân gây nên một số mặt yếu kém của giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay. Song mặt khác, cần nhìn thấy cái đích cơ bản là đƣa giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long trong một thời gian ngắn (vài ba năm) nhằm có đƣợc bƣớc phát triển ở mức trung bình so với sự phát triển giáo dục cả nƣớc.
1. Các giải pháp cấp bách trước mắt :
- Tuyệt đại bộ phận giáo viên có thái độ nghề nghiệp tốt, yêu nghề, mong muốn tiếp tục bám nghề, nhƣng ngại đi xa, ngại đến vùng sâu hẻo lánh. Ƣớc tính số giáo viên không đi nhận nhiệm sở vì nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá lớn, trung bình từ 1/3 đến 1/5 giáo viên đƣợc đào tạo.
- Tháo gỡ hiện tƣợng này không nên chỉ có một cách là cứ đào tạo, tiếp tục đào tạo mãi mà không sao lấp kín các chỗ trống thiếu hụt.
Ngoài biện pháp tuyên truyền, giáo dục trƣớc mất cần chú trọng hai việc :
Một là về lâu dài phát triển nhanh kinh tế - văn hóa, giao thông ở các vùng khó khăn, hẻo lánh, làm cho các vùng này nhanh chóng trở thành nơi "đất lành" cho "chim đậu".
Mặt khác, trƣớc mắt và cấp bách ở Sở Giáo Dục - Đào Tạo cần có đƣợc một khoản kinh phí thu hút giáo viên.
Khoản kinh phí trên (Ví dụ TP.Hồ Chí Minh đã có quĩ này để thu hút sinh viên TP và các Trƣờng Sƣ Phạm, để hỗ trợ thầy cô giáo hoặc để thu hút giáo viên dạy ngoại thành) sử dụng vào các mục đích sau :
- Lo chỗ ở cho giáo viên ở những nơi mà với đồng lƣơng của mình, giáo viên đến đó không sao có thể lự lo đƣợc chỗ ở (xây nhà ở hoặc hổ trợ kinh phí lo chỗ ở) Cần chọn điểm vừa với khả năng để làm việc này.
- Tùy mức độ khó khăn, xa xôi, hẻo lánh, tùy mức độ nghiêm trọng trong sự thiếu hụt giáo viên các môn học, cấp học mà quy định mức phụ cấp thu hút cho giáo viên các Sở thấy đặc biệt cần. Tỉ lệ tăng giảm phụ cấp nhƣ vậy tùy thuộc từng vùng tùy môn học, từng thời gian, từng cấp học Bộ có thể chỉ qui định cái khung chung có tính chất hƣớng dẫn. Các sở sẽ chủ động điều chỉnh tùy thuộc vào khả năng kinh phí, cốt sao việc làm có đƣợc hiệu quả thực sự.
- Với các cách làm nhƣ vậy, trƣớc mắt, thay vì ta bỏ ra rất nhiều kinh phí đào tạo, nhƣng đào tạo ra lại không sử dụng đƣợc, rất lãng phí, thì ta có thể sử dụng khoản kinh phí ấy vào các việc cụ thể nhằm thu hút, điều động giáo viên từ chỗ thừa sang chỗ thiếu. Đây là giải pháp tình thế, nếu không làm đƣợc đồng loạt thì vẫn có thể thực hiện đƣợc từng phần, từng điểm, có thể hạ đƣợc "cơn sốt" ở những chỗ thiếu giáo viên nghiêm trọng nhất, thậm chí đƣa giáo viên ở cấp cao hơn xuống dạy ở cấp thấp hơn.
2. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp lâu dài:
Làm sao để giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long đạt đƣợc mức phát triển trung bình của cả nƣớc trong một thời gian không lâu - Đó là cái đích quan trọng của đề tài.
- Phấn đấu từ năm 1996 - 2005 (10 năm) giáo dục Đồng bằng Sông Cửu Long đạt mức trung bình của cả nƣớc.
- Phát triển giáo dục phụ thuộc nhiều yếu tố.
- Riêng về đội ngũ giáo viên, từ nay đến năm 2.000 ở ĐBSCL chƣa thể có đƣợc một lực lƣợng giáo viên đủ sức đƣa giáo dục ĐBSCL đạt đƣợc chỉ tiêu của cả nƣớc, chỉ tiêu ấy là : Phần lớn trẻ em 5 tuổi đƣợc hƣởng chƣơng trình giáo dục mầm non trƣớc khi vào trƣởng tiểu học, nâng tỷ trọng dân số trong độ tuổi đi học tiểu học lên 90% trung học là 50%.
- Muốn đạt đƣợc chỉ tiêu này, các Sở chắc chắn phải xây dựng một kế hoạch phát triển trƣờng sở, kế hoạch xây dựng, đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên không thể với bƣớc đi hiện nay.
Trong khi bằng biện pháp cấp bách đã nêu ở mục trên, để hạn chế nạn thiếu giáo viên, cần phải đồng thời vừa đẩy mạnh việc đào tạo giáo viên đạt chuẩn, vừa nâng tiêu chuẩn về đội ngũ giáo viên theo khung chung cả nƣớc. Tức là :
- Giáo viên mẫu giáo có trình độ Trung học sƣ phạm - Giáo viên tiểu học có lành độ Cao đẳng
- Giáo viên trung học(cơ sở và chuyên ban có trình độ đại học) - Cán bộ giảng dạy các trƣờng ĐHSP có trình độ cao học trở lên.
Phấn đấu đến năm 2.005 phải đạt mục tiêu :
- Giáo viên mẫu giáo tốt nghiệp CĐSP 2 - 3% (cả nƣớc 3 - 5 %) - Từ 10 - 12% giáo viên tiểu học tốt nghiệp CĐSP (cả nƣớc 15 - 20%)
- Tất cả giáo viên trung học cơ sở đạt CĐSP trở lên trong đó 18% - 20% đạt chuẩn đại học.
- Tất cả giáo viên PTTH đạt chuẩn đại học, trong đó có 3 - 5% đạt cao học. - 25% - 30% CBGD đại học có trình độ cao học (cả nƣớc 35 - 40%)
- 10-13% CBGD Đại học và Cao đẳng có trình độ tiến sĩ (cả nƣớc 15 - 18%)
Với thực trạng về số lƣợng, chất lƣợng, trình độ đội ngũ giáo viên ở ĐBSCL hiện nay, mục tiêu trên, tuy rất khiêm tốn, nhƣng lại là vấn đề vô cùng nan giải.
Rất có thể ĐBSCL sẽ đạt đƣợc mục tiêu trên không phải năm 2.005, mà sớm hơn vài ba năm, với điều kiện :
Một là tăng cƣờng chất lƣợng, năng lục đào tạo giáo viên ở các trƣờng sƣ phạm nhƣ một chính sách ƣu tiên đặc biệt.
Hai là khôi phục và phát triển động lực nghề nghiệp ở đội ngũ giáo viên đạt sự chuyển biến rõ rệt về chất (đời sống tinh thần, vật chất).
Ba là bồi dƣỡng và sử dụng một cách khoa học dội ngũ giáo viên (không thể tiến hành cầm chừng và hiệu quả thấp nhƣ hiện nay).
Từ thực tế trên, dể đạt đƣợc mục tiêu giáo dục chung của cả nƣớc không quá chậm trễ, ngay từ giờ, các Sở GD - ĐT kết hợp với các trƣờng SP và các Trung tâm Bồi Dƣỡng Giáo Viên cần sớm bắt tay soạn thảo một chƣơng trình thực sự khoa học nhằm đào tạo bồi dƣỡng, sử dụng giáo viên ở từng Sở lừ đây đến năm 2.000 và từ năm 2.000 đến 2.010.
- Cần có một ủy ban giáo dục cửa vùng ĐBSCL trong đó có một tiểu ban giáo viên thƣờng xuyên theo dõi, điều chỉnh và phối hợp hoạt dộng giáo dục trong vùng, do một đồng chí Thứ trƣởng phụ trách.
- Để đạt đƣợc mục liêu trên, cần đẩy mạnh hơn nữa việc xã hội hóa giáo dục, huy động nhiều nguồn lực, mở rộng nhiều loại trƣờng, giảm bới áp lực kinh phí lâu nay chủ yếu chỉ dựa vào Nhà nƣớc.
- Do các mặt về giáo dục ở ĐBSCL còn thấp nhiều so với các vùng khác, vì vậy, nếu kinh phí dành cho giáo dục các năm sau có cao hơn năm trƣớc từ 30 - 50% thì ở các Sở vùng ĐBSCL, kinh phí năm sau cao hơn năm trƣớc phải từ 50 - 80%. Số kinh phí này vừa để đảm bảo trang trải chi phí do số học sinh, thầy giáo năm sau nhiều hơn năm trƣớc, vừa để thực hiện các mục tiêu rút ngắn khoảng cách chậm trễ so với các vùng khác trong nƣớc.
- Cho trích ít nhất 50% lổng quỹ xổ số kiến thiết hàng năm ở các tỉnh để bổ sung ngân sách giáo dục - đào tạo, trong đó có dành 50% hỗ trợ giáo viên.
3. Đối với các Sở GD & ĐT của ĐBSCL :
- Tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh ủy và UBND tỉnh để có phụ cấp địa phƣơng đối với giáo viên các cấp, nhất là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Đẩy mạnh việc tạo nguồn tuyển sinh vào sƣ phạm và ƣu tiên phát triển trƣờng sƣ phạm về các mặt. Nâng cao trình độ giáo viên sƣ phạm, tăng cƣờng cơ sở vật chất, bồi dƣỡng đội ngũ, phát triển qui mô và chất lƣợng sƣ phạm).
- Liên kết chặt chẽ với các trƣờng Đại học sƣ phạm trong vùng và cả nƣớc cũng nhƣ các trƣờng Đại học và các Viện Nghiên cứu để đào lạo cử nhân tiểu học, giáo viên PTTT và đào tạo cao học cho các trƣờng Sƣ phạm và cán bộ quản lý Sở GD-ĐT. Thực hiện tốt việc đào lạo cho giáo viên mầm non, tiểu học, THCS hiện nay theo công đoạn và liến lới đào lạo chính qui để có đủ số lƣợng và chất lƣợng.
4. Đối với Bộ GD - ĐT :
- Cần xây dựng một chiến lƣợc sƣ phạm và chiến lƣợc giáo viên cho 11 tỉnh ĐBSCL nhằm nâng cao trình độ dân trí và giáo dục của vùng này ngang với mặt bằng dân trí của cả nƣớc.
- Ƣu tiên phát triển các trƣờng Sƣ phạm ở ĐBSCL (về đội ngũ, cơ sở vật chất, kỹ thuật...), chi đạo sát sao sự liên kết giữa các Sở GD - ĐT với các trƣờng Đại học khu vực và cả nƣớc trong việc đào tạo đội ngũ giáo viên cho ĐBSCL.
- Đề nghị xem xét lại chế độ chính sách giáo viên của ĐBSCL (cụ thể là vấn đề lƣợng, phụ cấp vùng...) để giáo viên an tâm với ngành nghề
- Điều tiết và phân bố hợp lý sinh viên gốc ở các tỉnh ĐBSCL sau khi tốt nghiệp đại học ở TP.HCM và cả nƣớc trở về làm việc ở địa phƣơng (nhƣ vậy sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ở vùng này).
4. Đối với các trƣờng ĐHSP và Viện nghiên cứu giáo dục :
- Phát huy vai trò "máy cái" của ngành giáo dục bằng các phƣơng thức đào tạo chính qui, đào tạo từ xa, đào tạo thƣờng xuyên để có đủ số lƣợng và chất lƣợng giáo viên PTTH cho vùng ĐBSCL. Đồng thời chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc thực hiện chỉ thị của Bộ GD-ĐT về việc bồi dƣỡng thƣờng xuyên để không ngừng nâng cao trình độ đội nêu giáo viên các cấp.
- Cần có sự thống nhất giữa các trƣờng ĐHSP trong cả nƣớc và khu vực trong việc phân công liên kết giúp đỡ các Sở GD-ĐT vùng ĐBSCL nhằm đào tạo và bồi dƣỡng cho giáo viên các cấp ở vùng này. Có cơ chế thích hợp thu hút cán bộ các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu, kể cả cán bộ đã nghỉ hƣu còn có thể đóng góp đƣợc vào công tác đào tạo, nâng cao dân trí cho vùng.