Bên cạnh các mặt tích cực mang lại thì trongbối cảnh hiện nay, sở hữu chéo là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể dẫnđến các tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng như cho va
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 5
1.1 Khái niệm về sở hữu chéo 5
1.2 Phân loại sở hữu chéo 6
1.3 Quy định về vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng 7
CHƯƠNG 2: SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 10
2.1 Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một số nước trên thế giới 10
2.1.1 Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Ý 10
2.1.2 Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản 11
2.2 Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam 12
2.2.1 Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong Ngân hàng ở Việt Nam 12
2.2.2 Tình hình sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam 13
2.2.2.1 Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh (NHLD) 14
2.2.2.2 Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần 14
2.2.2.3 Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ 15
2.2.2.4 Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần 15
2.2.2.5 Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần 16
2.2.2.6 Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân 21
2.3 Tác động của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng 22
2.3.1 Tác động tích cực 22
2.3.2 Tác động tiêu cực 22
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TIÊU CỰC CỦA SỞ HỮU CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG 27
3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết vấn đề tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng 27
3.2 Một số giải pháp kiến nghị nhằm hạn chế tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng 28
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
LỜI MỞ ĐẦU
Trang 2Sở hữu chéo là một thuộc tính kinh tế khách quan đã xuất hiện trong quá trình pháttriển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới Hình thức sở hữu chéo tồn tại khá lâu và mang lạinhững thành công không nhỏ cho nhiều nước Tuy nhiên trên thực tế, sở hữu chéo phứctạp hơn nhiều bởi nó hàm chứa những mối quan hệ chằng chịt và đôi khi rất khó phântách rạch ròi
Trong những năm gần đây, vấn đề sở hữu chéo liên quan đến các tổ chức tín dụng ởViệt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến Bên cạnh các mặt tích cực mang lại thì trongbối cảnh hiện nay, sở hữu chéo là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể dẫnđến các tác động tiêu cực cho hệ thống ngân hàng như cho vay theo quan hệ, thu xếp vốncho những dự án đầu tư chưa minh bạch, hoặc phục vụ mục đích thâu tóm ngân hàng.Đối với quá trình tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam hiện nay, sở hữu chéo là một trongnhững vấn đề cần quan tâm xử lý hàng đầu, đặc biệt là đối với công tác giải quyết nợ xấucũng như tăng cường minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng
Chính vì sự nguy hiểm tiềm ẩn của vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng màchúng ta cần phải tìm hiểu tổng quan về sở hữu chéo, thực trạng diễn ra cũng như tìm ranhững giải pháp để hạn chế những tiêu cực do sở hữu chéo mang lại cho hoạt động ngân
hàng Đó cũng chính là lý do nhóm chúng tôi thực hiện đề tài “ VẤN ĐỀ SỞ HỮU
CHÉO TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG”.
Vì hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực hiện đề tài nên chúng tôi khó tránhkhỏi sai sót Rất mong nhận được sự giúp đỡ và góp ý của Thầy cùng các bạn!
Trang 3- NHTM : Ngân hàng thương mại.
- NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước
- NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
- NHLD : Ngân hàng liên doanh.
- HĐQT : Hội đồng quản trị.
- TCTD : Tổ chức tín dụng.
Trang 4CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ
THỐNG NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm về sở hữu chéo
Sở hữu chéo (cross ownership) là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đềnghiên cứu lớn trong giới học thuật, được giới thiệu như là một chiến lược quản trị doanhnghiệp Các nghiên cứu thường tập trung nhiều ở các quốc gia có mức độ sở hữu chéocao như: Nhật Bản (phương Đông) và Đức (phương Tây)
Theo Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009)1 định nghĩa “Sở hữu chéo ở Đức là việc
các công ty, thuộc các lĩnh vực công nghiệp và tài chính, nắm giữ lâu dài cổ phần của nhau”.
Theo Mark Scher (2001)2 định nghĩa về cổ phần chéo ở Nhật Bản, “Cổ phần chéo là
một tập hợp con của những cổ phần hoạt động ổn định, có thể được tổ chức trong các thỏa thuận ba bên, đa phương, hoặc nếu không ổn định giữa các công ty, thường dựa trên nhóm và/ hoặc các mối quan hệ giao dịch”.
Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng là một thuộc tính khách quan và đã tồn tại từlâu ở nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia mà hệ thống tài chính pháttriển dựa trên hoạt động ngân hàng (bank-based), điển hình là Đức và Nhật Sở hữu chéothường được tìm thấy trong các doanh nghiệp tại Đức và Nhật Bản Trong khi, đối vớinhững nền kinh tế thành phần nhiều theo định hướng thị trường (market-based) như Anh,
Mỹ, quan hệ sở hữu chéo ít phổ biến
Kế thừa các quan điểm trên, dưới góc độ quan điểm cá nhân, nhóm nghiên cứu định
nghĩa “Sở hữu chéo (cross ownership) là mối quan hệ giữa hai hay nhiều định chế tài
chính hoặc các doanh nghiệp, trong đó các chủ thể này có quan hệ sở hữu cổ phần lẫn nhau”.
Thông thường, sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp có tính trực tiếp Ví dụ, doanhnghiệp A sở hữu doanh nghiệp B hoặc ngược lại Tuy nhiên, sở hữu chéo có thể tồn tạimột cách gián tiếp Ví dụ, một nhà đầu tư (hoặc một nhóm nhà đầu tư) sở hữu cả doanhnghiệp C và doanh nghiệp D, thì thực chất doanh nghiệp C và doanh nghiệp D là sở hữuchéo của nhau Hình thức này thiếu minh bạch và rất khó kiểm soát
Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham giakinh tế như ngân hàng- doanh nghiệp sản xuất- công ty bảo hiểm- các quỹ đầu tư…Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanhnghiệp lại là đặc biệt hơn cả
1 Alberto Onetti, Alessia Pisoni, “Ownership and control in Germany: Do cross-shareholdings reflect bank control on large companies?”, 2009.
2 Mark Scher, “Bank-firm Cross-shareholding in Japan: What is it, why does it matter, is it winding down?”, 2001.
Trang 51.2 Phân loại sở hữu chéo
Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban kinh tế Quốc hội3 thì trong hệ thốngNgân hàng Việt Nam hiện nay đang tồn tại 6 hình thức sở hữu chéo Bao gồm:
- Ba nhóm tích cực:
(1) Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh (NHLD).
(2) Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần.
(3) Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ.
- Ba nhóm tiêu cực:
(4) Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
(5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần.
(6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.
Trong các mối quan hệ trên, ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực vì các mốiquan hệ này chủ yếu hướng đến việc tăng cường thúc đẩy hoạt động thương mại giữaViệt Nam và quốc tế, nâng cao năng lực quản trị và thúc đẩy việc sử dụng vốn một cách
có hiệu quả
Điều đáng bàn nhất là mối quan hệ thuộc về ba nhóm sau Khi các NHTM nhà nước
là cổ đông lớn của các NHTM cổ phần, các NHTM nhà nước có thể ảnh hưởng đến cácngân hàng thuộc nhóm sau trong việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước Vớihai trường hợp các NHTM có cổ đông lớn là các doanh nghiệp, thì rất có thể các NHTMnày trở thành sân sau, chuyên huy động vốn từ dân để tài trợ cho các dự án của mình.Mặc dù theo quy định thì các ngân hàng không được cho các cổ đông của mình vay vốn,nhưng các ngân hàng có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của cácdoanh nghiệp vay vốn
Tương tự, việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng cũng tạo điều kiện để cho các doanhnghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia Như vậy, batrường hợp sở hữu này đều có nguy cơ dẫn đến việc các NHTM sẽ tiến hành thẩm địnhvốn vay thiếu cẩn trọng Nếu điều này xảy ra, đây có thể coi là một trong những nguyênnhân quan trọng dẫn đến nợ xấu trong hệ thống các TCTD của Việt Nam hiện nay tăngcao
1.3 Quy định về vấn đề sở hữu chéo trong ngân hàng
Sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống TCTD đang có xu hướng diễn biến phức tạp,tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng TCTD nói riêng, cũng nhưtoàn hệ thống TCTD nói chung, cản trở nhất định đến quá trình cơ cấu lại hệ thống cácTCTD Sở hữu chéo trong hệ thống các TCTD Việt Nam là vấn đề có tính lịch sử, khôngthể giải quyết ngày một, ngày hai Trong hệ thống quy phạm pháp luật nước ta hiện nay,chưa có một văn bản nào điều chỉnh cụ thể vấn đề sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng
3 Trích báo cáo Kinh tế Vĩ mô 2012: “Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu” Ấn phẩm do Nhóm Tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì, với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNDP).
Trang 6mà chỉ có những quy định liên quan về vấn đề thành lập, tổ chức, sở hữu ngân hàng nhưsau:
● Quy định về năng lực chủ sở hữu
● Quy định về điều lệ
● Quy định về đề án thành lập ngân hàng: có đề án thành lập, phương án kinh doanhkhả thi, không gây ảnh hưởng tới sự an toàn, ổn định của hệ thống TCTD, không tạo ra
sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống TCTD
Quy định về chủ sở hữu của TCTD có vai trò rất quan trọng trong việc minh bạchhóa hoạt động của TCTD, khoản b Điều 20 Luật các TCTD 2010 quy định như sau: Chủ
sở hữu TCTD là Công ty TNHH MTV, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là phápnhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có khả năngtài chính để góp vốn
Điều kiện đối với chủ sở hữu của TCTD là Công ty TNHH MTV, cổ đông sánglập, thành viên sáng lập do NHNN quy định
- Về cơ cấu quản lý, tổ chức NH: được quy định cụ thể tại Điều 32, Luật các TCTD số
47/2010/QH12
- Về tỷ lệ sở hữu cổ phần: Điều 55 Luật các TCTD số 47/2010/QH12 quy định :
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một
tổ chức tín dụng
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của một
tổ chức tín dụng, trừ các trường hợp sau đây:
a. Sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 3 Điều 149 của Luật này để xử lý
tổ chức tín dụng gặp khó khăn, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
b. Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c. Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 16của Luật này
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu vượt quá20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng
4. Tỷ lệ sở hữu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này bao gồm cả phần vốn
ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần
5. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lậpphải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng;các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50%tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ
- NHNN ban hành chỉ thị đề cập tới vấn đề sở hữu chéo.
Theo Chỉ thị 01 ban hành ngày 15/1/2014 của Ngân hàng Nhà nước, các TCTDcần xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2014 phù hợp với các giải pháp điều
Trang 7hành cơ sở tiền tệ , tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và NHNN Việt Nam.
Cụ thể, Thống đốc NHNN đã chỉ đạo các Ngân hàng chủ động xử lý sở hữu chéo như sau
“Tăng cường năng lực tài chính, chất lượng tài sản, cải thiện vững chắc khả năng thanhkhoản; tích cực cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn theo hướng thu hẹp chênh lệch kỳ hạnnguồn vốn và sử dụng vốn, tăng tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định cao; kiểm soát chấtlượng tín dụng, bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn;tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tưvào những ngành, lĩnh vực phi tài chính hoặc lĩnh vực có độ rủi ro cao; chủ động xử lývấn đề sở hữu chéo và hạn chế sự kiểm soát, chi phối của một hoặc một số ít cổ đông lớnđối với tổ chức tín dụng”4
Qua phân tích trên, có thể thấy được rằng những vấn đề pháp lý liên quan đến sở hữutrong ngân hàng chỉ mới mang những khái niệm đầu tiên, còn mang tính sơ khai, đơngiản và chưa đi sâu và khai thác một cách triệt để Trong quá trình tái cấu trúc hệ thốngNHTM Việt Nam, sở hữu chéo (cùng với nợ xấu) là một trong những vấn đề nổi cộm cầnđược ưu tiên giải quyết Trong khi đó lại chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh vấn đề
sở hữu chéo sẽ gây ra hậu quả là các TCTD, các cá nhân lợi dụng những kẽ hở của phápluật nhằm mục đích trục lợi hết sức dễ dàng
4 Điểm b, Mục 6, Chỉ thị số 01/CT-NHNN Về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng
an toàn, hiệu quả năm 2014 do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2014.
Trang 8CHƯƠNG 2: SỞ HỮU CHÉO TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
2.1 Thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng một số nước trên thế giới
“Sở hữu chéo” được xem là một vấn đề lớn và nan giải đối với hệ thống ngân hàng và
doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới Đặc biệt khi những năm gần đây, với sự pháttriển của tài chính-ngân hàng, thì tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng trênthế giới diễn biến ngày càng phức tạp và khó kiểm soát Đến nay, vấn đề sở hữu chéogiữa các ngân hàng thu hút sự quan tâm đáng kể bởi nhiều lý do:
Thứ nhất, sở hữu chéo có thể gây cản trở đến năng lực cạnh tranh và vì vậy tác động
không nhỏ đến sự phân bổ quyền sở hữu tài sản;
Thứ hai, sở hữu chéo trong nhiều trường hợp có liên quan rất lớn đến những người
sáng lập chính của ngân hàng mà vì nhiều lý do không thể đảm bảo quản trị ngân hànghiệu quả
Với tầm ảnh hưởng của tình trạng sở hữu chéo chúng ta sẽ tìm hiểu một số quốc giatrên thế giới để thấy rõ hơn vấn đề này
2.1.1 Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Ý
Sự hình thành nên mạng lưới sở hữu chéo chằng chịt giữa phần lớn các ngân hàngcủa Ý gắn liền với quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Trong suốt 10 năm, những sựkiện nổi bật đã làm thay đổi bộ mặt lĩnh vực ngân hàng Ý mà cơ bản là quá trình đổi mới
hệ thống khuôn khổ pháp lý, bắt đầu từ những năm 1990, trong đó điển hình là các đạoluật mới của Châu Âu về lĩnh vực ngân hàng
Trong bối cảnh hệ thống pháp luật mới, hai sự kiện quan trọng đóng vai trò nòng cốttrong quá trình chuyển đổi cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Ý, đó là: việc bán cổphần của các ngân hàng mà nhà nước sở hữu và quá trình củng cố khu vực tín dụng quốcgia Việc bán cổ phần của các ngân hàng thương mại nhà nước bắt đầu từ năm 1993 vàkết thúc vào năm 2001 với kết quả cuối cùng là nhà nước chỉ nắm giữ khoảng 0,1% cổphần ở khu vực ngân hàng; quá trình củng cố khu vực tín dụng quốc gia chủ yếu liênquan đến các ngân hàng nhỏ và vừa vào những năm 1990 và sau đó đến lượt các ngânhàng lớn nhất của Ý bắt đầu từ năm 19975
Quá trình bán cổ phần nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua các cuộc đàmphán kín nhằm mục đích xác định cụ thể nhóm nào kiểm soát các cổ đông Quá trình này,cùng với các hoạt động hợp nhất, sáp nhập gắn với các ngân hàng lớn của đất nước, đãdẫn đến tình trạng là một số ít các cổ đông đã sở hữu cổ phần của gần như tất cả các tậpđoàn ngân hàng lớn nhất quốc gia, tạo ra một mê cung sở hữu chéo trong hệ thống ngânhàng Ý hiện nay
5 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, “Sở hữu chéo và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng – Một số kinh nghiệm từ nước Ý”, 2014.
Trang 9Bằng việc thống kê thực trạng sở hữu cổ phần của các cổ đông chính, các nhà nghiêncứu thấy rằng nằm ở trung tâm của mạng lưới sở hữu chéo là một nhóm nhỏ các nhà sánglập ngân hàng quan trọng nhất Những người này, nổi lên từ cuộc cải cách hệ thống ngânhàng đầu những năm 1990, đã trở thành ông chủ của các ngân hàng đại chúng Mặc dùmột trong các mục đích của nhiều quy định pháp luật đặt ra trong những năm 1990 làkhiến các nhà sáng lập ngân hàng rút bớt cổ phần của mình trong các ngân hàng nhưng
họ vẫn nắm giữ đáng kể, nếu không muốn nói là phần lớn cổ phần ở rất nhiều ngân hàng
2.1.2 Sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng ở Nhật Bản
a) Tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàngNhật Bản
Sở hữu chéo bùng nổ ở Nhật Bản từ những năm 1960 trong thời kỳ phục hồi kinh tếsau Chiến tranh Thế giới thứ II Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm, sở hữuchéo giúp cho các CTCP có khả năng vay vốn dễ dàng từ ngân hàng và giúp ngân hàngtăng trưởng lợi nhuận từ cho vay Sở hữu chéo là công cụ để hạn chế mua thâu tómCTCP của nước ngoài trong bối cảnh Nhật Bản buộc phải thực kiện cam kết tự do hóathương mại khi trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD)
Trên thực tế, sở hữu chéo tạo ra liên kết giữa các công ty trong các tập đoàn sản xuấtnhư Tập đoàn Toyota Ngoài ra, phải kể đến sự liên kết duy trì sở hữu chéo giữa ngânhàng trung tâm và các công ty sản xuất công nghiệp, công ty thương mại trong Tập đoànquy mô lớn nhất Nhật Bản là Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Sanwa, Fuyo và Ichikan Kếtquả sở hữu chéo là làm giảm số cổ phần lưu thông và tác động vào giá cổ phần, duy trìchúng ở mức cao
Bên cạnh những lợi thế kể trên, sở hữu chéo còn bộc lộ một số mặt hạn chế như có thểlàm phát sinh hiện tượng làm hình thức hóa vai trò của đại hội đồng cổ đông trong quyếtđịnh phương hướng kinh doanh Về mặt kế toán, do sở hữu chéo của các công ty có hiệuquả kinh doanh thấp, cổ phiếu nắm giữ xuống giá là tác nhân buộc nhiều công ty phải sửdụng lợi nhuận để bù lỗ phát sinh do nắm giữ cổ phần chéo; hay để xảy ra tình trạngkhông hạch toán kế toán đầy đủ và chính xác các chi phí để duy trì sở hữu chéo
b) Cách giải quyết của Chính phủ Nhật Bản
Sau khủng hoảng tài chính cuối thập niên 1980, Chính phủ Nhật Bản đã bắt đầu sửađổi lại các quy định pháp luật để hạn chế sở hữu chéo Ngay từ năm 1981, Luật Thươngmại Nhật Bản đã quy định cấm công ty con sở hữu cổ phần của công ty mẹ, trừ một sốtrường hợp đặc biệt Sau đó, Luật Công ty cũng cấm thực hiện quyền biểu quyết của cổđông là công ty sở hữu chéo ngược chiều trong trường hợp sở hữu chéo có dấu hiệu chiphối thực chất Bên cạnh đó, luật cấm độc quyền gián tiếp tác động quan hệ sở hữu chéo
cổ phần thông qua quy định về giới hạn sở hữu và nghĩa vụ báo cáo nhằm kiểm soát tìnhtrạng độc quyền
Và còn nhiều văn bản pháp luật của Nhật Bản ra đời nhằm duy trì những ảnh hưởngtích cực của sở hữu chéo đồng thời cũng đưa ra nhiều quy định chặt chẽ để hạn chếnhững ảnh hưởng tiêu cực của chúng
Trang 102.2 Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam
2.2.1 Sự hình thành và phát triển sở hữu chéo trong Ngân hàng ở Việt Nam
Quá trình phát triển của Ngân hàng Việt Nam được chia làm 4 thời kì: từ 1951- 1954,1955-1975, 1975-1985 và từ 1986 tới nay Qua 4 thời kì này hệ thống Ngân hàng ViệtNam đã có rất nhiều biến chuyển lớn Tiêu biểu có thể kể tới việc bùng nổ số lượng ngânhàng trước thềm gia nhập WTO của Việt Nam Tính đến cuối năm 2011, số lượngNHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đã lên đến 101 (gồm năm NHTM Nhà nước,hai ngân hàng chính sách, 50 chi nhánh NHTM nước ngoài, năm NHTM 100% vốn nướcngoài, bốn ngân hàng liên doanh và 35 NHTM cổ phần)
Đến năm 2010, ngoài các hoạt động kinh doanh cốt lõi, các tập đoàn, công ty lớn(nhất là của nhà nước) còn tham gia trực tiếp vào các hoạt động đầu tư tài chính, bất độngsản
Hệ thống tài chính còn đa dạng hơn với sự hiện diện của khoảng gần 1.100 quỹ tíndụng nhân dân, 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính, các quỹ hỗ trợ pháttriển của thành phố, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, v.v
Quy mô về vốn của các tổ chức tín dụng cũng tăng mạnh: Vốn điều lệ của riêng hệthống NHTM đã tăng tới 44% vào năm 2006, 89% vào năm 2007 và 18% vào năm 2008
Kể từ đây hệ thống NHTM Việt Nam đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo rất phứctạp giữa ngân hàng với các doanh nghiệp và giữa ngân hàng với ngân hàng Ta có thể lýgiải hiện tượng này dựa trên 3 nguyên nhân:
● Thứ nhất: sự bùng nổ của thị trường chứng khoán tại Việt Nam
Với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây các nhàđầu tư có thể dễ dàng thu gom các cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên thịtrường chứng khoán Ví dụ: trường hợp các ngân hàng Eximbank, Southernbankthu gom cổ phiếu STB
● Thứ hai: quá trình tăng vốn nhanh chóng của các ngân hàng làm gia tăng hiện tượng sở hữu chéo ngân hàng
Như giới thiệu ở trên chính sự phát triển mạnh mẽ của các ngân hàng đã tạo nênmột thời kì tăng trưởng nóng khiến cho yêu cầu về vốn của các ngân hàng trở nênmạnh và bắt buộc phải thông qua sở hữu chéo để tăng vốn ảo Thông qua việc sởhữu chéo ngân hàng, cổ đông có thể vay vốn của ngân hàng này để góp vốn vàongân hàng kia một cách dễ dàng Tuy thị trường tài chính mới chỉ phát triển tronggiai đoạn đầu, nhưng quan hệ sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Namcũng đã trở nên hết sức chằng chịt, phức tạp Không chỉ có việc ngân hàng A đầu
tư vào ngân hàng B hay C mà chuyện vài ba ngân hàng có thể cùng một chủ sởhữu không phải hiếm
● Thứ ba: thị trường tài chính phát triển thiếu quản lý cấp cao.
Nguyên nhân vi mô cần nhắc đến là thị trường tài chính phát triển lại thiếu quản lýcấp cao nên cần sự tin cậy giữa các doanh nghiệp với nhau và với doanh nghiệp thì
sự tin tưởng này chỉ có thể thông qua mối quan hệ gia đình, đồng nghiệp Đó mới
là nguyên nhân chính của tình trạng sở hữu chéo nghiêm trọng hiện tại
Trang 112.2.2 Tình hình sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam
Đối với thực tiễn Việt Nam, từ nhiều năm trước khi việc thành lập hệ thống ngân hàng
cổ phần được thực thi, Chính phủ đã chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗingân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã được lựa chọn để góp vốn với tư cách cổđông nhà nước Sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chếnhững hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng như những yếu kém banđầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới được thành lập Trong bối cảnh bấy giờ, sự thậntrọng này là cần thiết Ngoài ra, xét từ góc độ nghiệp vụ, các ngân hàng quốc doanh lớn
đã chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, quản trị thậm chí chia sẻ cả nguồn nhân lực với tất cảcác ngân hàng họ góp vốn Tuy nhiên, cùng với thời gian và sự phát triển của hệ thốngngân hàng Việt Nam, ảnh hưởng của các hình thức sở hữu chéo cũng có nhiều biến đổi.Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ nắmgiữ giữa các tổ chức, vai trò của các cổ đông và công tác giám sát vai trò này là nhữngvấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, đồng thời cũng mangtính biến động cao, kết hợp với nguồn thông tin hạn chế Tình hình sở hữu chéo tronglĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay sẽ được phân tích một cách hệ thống qua sáuhình thức sở hữu chéo trong ngân hàng dưới đây
2.2.2.1 Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các ngân hàng liên doanh (NHLD)
Trang 12Hiện tại có sáu NHLD trong hệ thống các TCTD của Việt Nam Thông thường mộtNHLD được sở hữu bởi một NH nước ngoài và một NH trong nước Chẳng hạn NH ViệtThái là NHLD giữa 3 đối tác lớn: NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam(NHNoN&PTNT), NHTM Siam của Thái Lan và Tập đoàn Charoen Pokphand (CP) củaThái Lan với tỷ lệ vốn góp tương ứng là 34%, 33% và 33%; NH Việt Nga là liên doanhgiữa NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và NH VTB (trước là NH Ngoại thươngNga Vneshtorgbank) với mức góp vốn điều lệ ngang nhau.
2.2.2.2 Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM, cả nhà nước lẫn cổ phần
Đứng trước nhu cầu thu hút vốn và kỹ năng quản trị từ các 158 định chế tài chính cókinh nghiệm nước ngoài, NHNN đã có chủ trương khuyến khích các NHTM trong nướctìm kiếm các đối tác nước ngoài làm cổ đông chiến lược Đến nay, có khoảng 10 NHTM
có đối tác chiến lược là các tập đoàn tài chính nước ngoài
Trang 132.2.2.3 Cổ đông tại các NHTM là các công ty quản lý quỹ
Từ năm 2005 trở lại đây, các quỹ quản lý vốn bắt đầu xuất hiện nhiều ở Việt Nam.Các quỹ này thường đầu tư vốn vào những NHTM cổ phần có tiềm năng phát triển tốt.Chẳng hạn, Vinacapital đầu tư vốn vào Sacombank, VOF đầu tư vào Eximbank, quỹDragon đầu tư vào ACB v.v…
2.2.2.4 Sở hữu của các NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
Quan hệ sở hữu này hình thành chủ yếu từ việc yếu kém nghiệp vụ NH của cácNHTM cổ phần trong giai đoạn đầu thành lập cũng như trong giai đoạn khủng hoảng1997-1998 Ở Việt Nam, tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM nhà nước và các NHTM
cổ phần thể hiện phổ biến và rõ nét nhất là: Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDVđều sở hữu tỷ lệ cổ phần số lượng lớn và trở thành cổ đông chiến lược của các NHTMCP.Trong đó, Vietcombank đang sở hữu 11% tại NHTMCP Quân đội (MB), 8,2% tạiEximbank, 4,7% tại NHTMCP Phương Đông, 5,3% tại NHTMCP Sài Gòn Công thương;Agribank hiện đang sở hữu 15% tại NHTMCP Hàng Hải (cổ phần gián tiếp thông quaAgriseco), 11% tại NHTMCP Sài Gòn Công thương; VietinBank cũng sở hữu 11% cổphần tại NHTMCP Sài Gòn Công thương