Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết vấn đề tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 25)

6 Người thành lập Ngân Hàng First Vietnamese-American Bank, Ngân Hàng người Việt đầu tiên tại Mỹ.

3.1.Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giải quyết vấn đề tiêu cực của sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng

sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng

Những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy sở hữu chéo có ở hầu hết các hệ thống tài chính trên thế giới với quy mô, mức độ phức tạp và biện pháp quản lý, kiểm soát khác nhau. Và với khu vực đặc biệt như hệ thống ngân hàng thì sở hữu chéo thậm chí còn là một mối đe dọa nguy hiểm đối với cạnh tranh trong phạm vi thị trường tín dụng trong nước với nhiều lý do như sở hữu chéo có thể gây cản trở đến năng lực cạnh tranh và vì vậy tác động không nhỏ đến sự phân bổ quyền sở hữu tài sản; hoặc sở hữu chéo trong nhiều trường hợp có liên quan rất lớn đến những người sáng lập chính của ngân hàng mà vì nhiều lý do không thể đảm bảo quản trị ngân hàng hiệu quả. Vì vậy, cần thiết phải hạn chế tình trạng sở hữu chéo để tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình tái cấu trúc khu vực ngân hàng. Các quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp hạn chế tiêu cực của sở hữu chéo khác nhau để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế của mình.

- Về vấn đề sở hữu chéo của các ngân hàng tại Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, từ 1/4/2000, họ đã áp dụng chế độ hạch toán kế toán theo giá thị trường đối với hàng hóa tài chính thay thế chế độ hạch toán theo nguyên giá. Kết quả là các NHTM và công ty sở hữu chéo cổ phần bị rơi vào tình trạng thua lỗ do định giá cổ phần sở hữu chéo theo giá thị trường. Các chủ thể này đã nhận thức được sở hữu chéo là tác nhân gây ra tăng trưởng lợi nhuận âm và từng bước điều chỉnh tỷ lệ sở hữu cổ phần chéo. Từ năm 2000, nhiều NHTM và các công ty đã bán tháo số lượng lớn cổ phần khiến hàng loạt cổ phiếu sụt giá. Tình trạng này đã tạo ra áp lực đối với thị trường chứng khoán và xã hội nói chung.

Trong bối cảnh đó, năm 2001, Nhật Bản ban hành Luật Hạn chế Ngân hàng sở hữu cổ phần. Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức mua cổ phần sở hữu của NHTM, ngân hàng tín dụng dài hạn, quỹ nông lâm trung ương, liên minh quỹ tín dụng.

Như vậy, sở hữu chéo cổ phần vẫn được duy trì ở Nhật Bản nhưng pháp luật nước này đã đặt ra khá nhiều quy định chặt chẽ để hạn chế những bất cập của chúng.

- Ở Đức, tuy không có cấm sở hữu chéo, nhưng quyền biểu quyết được giới hạn 25% và bị cấm quyền biểu quyết trong trường hợp quan hệ giữa hai công ty là mẹ - con.

- Ở Pháp, mặc dù không hoàn toàn bị cấm, nhưng cả việc nắm giữ và quyền biểu quyết đều bị hạn chế đến mức tối đa là 10%.

- Ở Mỹ, quyền lợi cổ đông được hạn chế trong trường hợp sở hữu chéo công ty mẹ - con…..

- Còn tại Vương quốc Anh, sở hữu chéo chiều dọc (công ty mẹ và công ty con nắm cổ phần của nhau) bị cấm hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Hoạt động sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng việt nam (Trang 25)