Từ những cách định nghĩa trên đây, ta có thể rút ra được một số đặc trung cơ bản của Ngân hàng trung ương, cụ thể: Về mục đích hoạt động, NHTW hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận nh
Trang 1LỜI MỞ DẦU
Trong học thuyết của Marx về hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc, ông đã
mô tả các quan hệ sản xuất – khác nhau tùy theo thời gian, địa điểm và hình thức xã hội – như là nền tảng kinh tế cho toàn bộ tất cả các quan điểm và thể chế (nhà nước, đảng phái chính trị và tổ chức) có thể có và tương ứng với hạ tầng cơ sở này, tức là một thượng tầng kiến trúc xã hội tương ứng với các quan hệ sản xuất này Vì thế, mỗi
một hình thể xã hội phụ thuộc trực tiếp vào các quan hệ kinh tế Toàn thể các quan hệ sản xuất này tạo thành cấu trúc kinh tế của xã hội, cơ sở thực tế mà đứng trên đó là một thượng tầng kiến trúc tư pháp và chính trị tương ứng với những hình thể ý thức xã hội nhất định1
Các quan hệ kinh tế nói riêng hay tổng thể nền kinh tế nói chung đóng một vai trò then chốt trong sự tồn tại của loài người Nếu ví nền kinh tế như cơ thể của một con người thì hệ thống tài chính – ngân hàng như “mạch máu” của toàn bộ cơ thể đó
Và để những mạch máu ấy có thể làm tốt vai trò dẫn máu đi nuôi cơ thể thì cơ thể cần
có một trái tim khỏe mạnh Hệ thống ngân hàng chính là “trái tim” khỏe mạnh cần phải có Trong hệ thống ấy, Ngân hàng trung ương đóng vai trò đầu mối, then chốt, trọng tâm và nổi bật: là ngân hàng quản lý, ngân hàng giám sát, ngân hàng của các ngân hàng
Trên thế giới hiện nay, nổi bật chủ yếu có 2 mô hình ngân hàng trung ương đó
là mô hình NHTW thuộc chính phủ và NHTW thuộc Quốc Hội Cục dự trữ Liên bang
Mỹ (FED) là ví dụ điển hình cho mô hình NHTW thuộc Quốc Hội và đây cũng là một trong những ngân hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử ngành ngân hàng
Tuy Hoa Kỳ được mệnh danh là một lục địa non trẻ nhưng bề dày lịch sử ngành ngân hàng là vô cùng phong phú, có nhiều thăng trầm và nhiều bí ẩn thú vị kích thích
sự tò mò, khám phá của con người Quá trình hình thành và phát triển của Cục dự trữ Liên bang Mỹ ẩn sau đó là cả một mưu đồ chính trị Khi nhắc tới Cục dự trữ Liên bang
Mỹ, chúng ta không tránh khỏi việc đặt ra những câu hỏi: Tại sao là ngân hàng trung ương của nước Mỹ nhưng lại có tên là Cục dự trữ Liên bang? Tại sao lại gọi Cục dự trữ Liên bang là ngân hàng tư nhân trung ương khi bản thân nó lại do chính Quốc hội lập ra? Là một cơ quan độc lập với chính phủ, vậy cơ chế hoạt động của nó là gì? Và còn rất nhiều câu hỏi khác về FED cần lời giải đáp
1 Karl Marx, Phê bình kinh tế chính trị học, Marx Engel toàn tập, tập 13.
Trang 2Với những lý do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài Địa vị pháp lý của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ nhằm mục đích trả lời những câu hỏi
đã đặt ra ở trên, từ đó làm nổi bật vai trò của FED đối với nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới
Bài tiểu luận được chia thành 3 chương Chương đầu tiên là lý luận chung về Ngân hàng trung ương, thiếp theo là đi sâu nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới Cục
dự trữ Liên bang Mỹ; và cuối cùng là một so sánh nhỏ về địa vị pháp lý giữa FED và Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều sai sót, chúng tôi rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN.
Trang 3DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTW – Ngân hàng trung ương (Ngân hàng dự trữ)
NHTM – Ngân hàng thương mại
BUS – The First Bank of the United States – Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ.BUS2 – The Second Bank of the United States – Ngân hàng thứ hai của Hoa KỳFED – Federal Reserve System - Cục dự trữ Liên bang Mỹ
FOMC – Federal Open Market Committee - Ủy ban thị trường tự do Liên bang
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5Chương I TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG (NHTW)2.1 Khái niệm và đặc trưng của Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương (ngân hàng dự trữ) là cơ quan đặc trách quản lý hệ thống tiền
tệ của quốc gia/nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ Mục đích hoạt động của NHTW là ổn định giá trị của tiền tệ, kiểm soát lãi suất
và hỗ trợ các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ2
Dựa trên đối tượng làm việc và hoạt động chính của NHTW, ta có một định nghĩa khác ngắn gọn hơn: “NHTW là ngân hàng độc hành phát hành tiền và thực thi chính sách tiền tệ quốc gia3 của một nước”
Hầu hết các ngân hàng trung ương thuộc sở hữu của nhà nước nhưng vẫn có mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ
Từ những cách định nghĩa trên đây, ta có thể rút ra được một số đặc trung cơ bản của
Ngân hàng trung ương, cụ thể:
Về mục đích hoạt động, NHTW hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận như ngân hàng thương mại mà vì sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ
Về phạm vi hoạt động, NHTW không trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp cá nhân
mà chỉ giao dịch với các ngân hàng thương mại, là “ngân hàng của các ngân hàng”
Về chức năng lưu thông tiền tệ, chỉ có NHTW mới được phát hành tiền, cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế
2.2 Lich sử hình thành và phát triển của ngân hàng trung ương
2.2.1 Tiền đề của sự hình thành ngân hàng trung ương
Lịch sử hình thành của NHTW, được chia làm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn mang một điểm nổi bật đánh dấu sự ra đời và phát triển của NHTW
2 Theo Wikipedia Việt Nam về định nghĩa Ngân hàng trung ương
3 Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân
Trang 6Giai đoạn đầu tiên được tính đến thế kỷ 17, trong giai đoạn này hoạt động kinh
doanh ngân hàng không còn thực hiện bởi các cá nhân đơn lẻ, thay vào đó là việc hình thành các tổ chức kinh doanh tiền tệ (ngân hàng) Các ngân hàng đều được nhận tiền gửi, cho vay và phát hành tiền Điều này tác động xấu đến nền kinh tế và có nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính
Bước sang thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, hoạt động lưu thông hàng hóa được mở
rộng và phát triển cả về quy mô lẫn phạm vị Mỗi ngân hàng phát hành một laoij tiền giấy của riêng mình đã gây cản trở cho việc lưu thông tiền tệ lúc bấy giờ Như một lẽ
tự nhiên, nhu cầu cần có một loại tiền thống nhất của công chúng Từ đây, bắt đầu có
sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các ngân hàng Các nước đều chỉ cho phép các ngân hàng hội đủ điều kiện do Nhà nước quy định mới được phát hành tiền Lúc này hệ thống ngân hàng được chia làm hai nhóm:
• Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng phát hành
• Nhóm thứ hai gồm các ngân hàng không được phép phát hành tiền gọi là ngân hàng trung gian
Đến cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, nhiều nước Châu Âu ban hành quy định chỉ
cho phép một ngân hàng duy nhất phát hành tiền, đó chính là Ngân hàng Trung Ương Song ngân hàng phát hành vẫn còn thuộc sở hữu tư nhân Sau cuộc khủng hoảng kinh
tế 1929-1933 đã bắt buộc nhà nước tăng cường hơn nữa việc can thiệp của mình vào lĩnh vực kinh tế Xuất phát từ yêu cầu đó nhà nước nhanh chóng nắm lấy ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách quốc hữu hóa ngân hàng phát hành hoặc thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu nhà nước Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn một số ngân hàng phát hành không hòan toàn phụ thuộc quyền
sở hữu của nhà nước nhưng hoạt động của nó vẫn mang tính chất sở hữu nhà nước, bởi
lẽ bộ phận diều hành cao nhất của ngân hàng phát hành do nhà nước bổ nhiệm
2.2.2 Một số ngân hàng trung ương trên thế giới
NHTW lâu đời nhất trên thế giới là Ngân hàng Thuỵ Điển - The Centrol Bank of Sweden, được thành lập vào năm 1668 và sứ mệnh ban đầu được sử dụng như là một công cụ để bù đắp các khoản chi tiêu quân sự NHTW “già” thứ hai là NHTW Anh
Trang 7quốc - The Centrol Bank of England được thành lập năm 1694 nhằm tài trợ cho cuộc chiến tranh với Pháp.4
Hoa Kỳ đã quản lý nền kinh tế của mình mà không có NHTW cho tới đầu thế kỷ 20 Các ngân hàng tư nhân thường phát hành những đồng tiền giấy và tiền xu của bản thân Hậu quả là các cuộc khủng hoảng ngân hàng đã diễn ra khá thường xuyên Chỉ riêng ở nước Mỹ vào năm 1791 có tới 7000 loại tiền - Đã làm ách tắc sản xuất, lưu thông Người có đủ năng lực giải quyết mâu thuẫn này chính là Nhà nước và từ đây Nhà nước đã can thiệp với mức độ nhất định vào hoạt động Ngân hàng bằng cách ban hành các đạo luật chỉ cho phép một số ngân hàng đủ điều kiện qui định mới được phép phát hành kỳ phiếu Ngân hàng Nhưng sau thời kỳ các cuộc khủng hoảng trầm trọng diễn ra liên tục, Cục Dự trữ liên bang Mỹ - The Federal Reserve mới được thành lập vào năm 1913 để trở thành NHTW duy nhất được phát hành tiền tại Mỹ và chủ yếu giữ quyền lực trong giám sát các ngân hàng và hoạt động với tư cách là người cho vay cuối cùng Ngày nay Quỹ Dự trữ liên bang Mỹ là một trong số ít những NHTW vẫn còn giữ trách nhiệm giám sát ngân hàng; tại phần lớn các quốc gia trên thế giới thì công việc này đã được giao cho một Uỷ Ban độc lập của Nhà nước.5
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (Peple’s Bank of China) bắt đầu chức năng ngân hàng trung ương từ năm 1979 cùng với chính sách cải cách kinh tế Vai trò ngân hàng trung ương của nó được đẩy mạnh vào năm 1989 khi đất nước này chuyển đổi sâu sắc hơn sang nền kinh tế hướng xuất khẩu Tới năm 2000, ngân hàng trung ương Trung Quốc là một ngân hàng trung ương về mọi mặt theo mô hình ngân hàng trung ương Châu Âu
2.3 Mô hình NHTW
Hiện nay, trên thế giới, chủ yếu tồn tại 2 mô hình ngân hàng trung ương Một là, mô hình ngân hàng trung ương thuộc chính phủ; Hai là, mô hình ngân hàng trung ương thuộc Quốc hội
4 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng,
5 TS – Nguyễn Đại Lai, Tìm hiểu về ngân hàng trung ương trong lịch sử và quan điểm về mối quan hệ giữa nạn thất nghiệp với lượng tiền cung ứng.
Trang 82.3.1 NHTW thuộc CP
Theo mô hình này, Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là một cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện của Chính phủ và thực hiện mọi chính sách thể chế của chính phủ Sự đề xuất ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ xuất phát từ quan điểm cho rằng tiền tệ là một bộ phận của chính sách cai trị về tài chính, tiền tệ là phương tiện của chính quyền
Mô hình này được áp dụng ở hầu hết các nước như Nga, Pháp, Trung Quốc, ở Việt Nam cũng được áp dụng mô hình tổ chức Ngân hàng trung ương như trên
CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
Trang 9CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ XÃ HỘI
2.4 Chức năng của NHTW
Ngân hàng trung ương thực hiện các chức năng sau đây:
Phát hành tiền và lưu thông tiền tệ:
Đó là chức năng cơ bản và quan trọng hàng đầu của Ngân hàng trung ương Thực hiện chức năng này sẽ ảnh hưởng đến tình hình lưu thông tiền tệ của quốc gia, vì vậy nó ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của đời sống kinh tế-xã hội, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tình hình tài chính tiền tệ thế giới
Việc phát hành tiền phải tuân theo các nguyên tắc:
Một là, phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc cân đối Nếu phát hành tiền nhiều hơn
nhu cầu của nền kinh tế sẽ gây mất giá đồng tiền, làm cho lạm phát gia tăng Nếu phát hành ít hơn nhu cầu của nền kinh tế sẽ làm “thiếu tiền” gây ngưng trệ sản xuất và lưu thông hàng hóa
Hai là, phát hành tiền phải tuân theo nguyên tắc đảm bảo Tức là tiền giấy phát hành
và lưu thông phải đảm bảo giá trị vất chất, nhờ đó mà sức mua của đồng tiền mới được
ổn định Các cơ chế đảm bảo bao gồm:
Trang 10- Đảm bảo bằng vàng (Đảm bảo bằng trữ kim): Được áp dụng trong thời kỳ bản vị vàng
(Gold Standard)6 từ năm 1972 đến 1913 và trong thời kỳ bản vị hối đoái vàng (Gold Exchange Standard)7 từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất các nước tư bản phát triển như Anh, Mỹ, Pháp, Đức… trước đây thực hiện cơ chế đảm bảo bằng vàng cho tiền giấy phát hành theo luật ngân hàng mỗi nước
Ví dụ: ở Mỹ quy định tỷ lệ dự trữ kim loại đảm bảo là 40% tổng số tiền phát hành (đạo luật 1913) Ở Anh quy định số tiền giấy phát hành quá 14 triệu Bảng phải được đảm bảo bằng 100% vàng (đạo luật 1844) Ở Pháp, Đức đã có những đạo luật ngân hàng quy định trữ kim đảo bảo cho tiền giấy phát hành
- Đảm bảo bằng tín dụng - hàng hóa: Tiền giấy được phát hành để cho vay đối với hệ
thống ngân hàng thương mại trong nước và được các ngân hàng thương mại sử dụng
để cho vay trong nền kinh tế và nhờ vốn tín dụng đó mà tạo ra hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ trong xã hội và đến lượt mình các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ này lại trở thành vật đảm bảo vững chắc cho khối lượng tiền giấy đã phát hành
- Đảm bảo bằng trái phiếu chính phủ: Được áp dụng lần đầu ở Mỹ bằng cách cho phép
các ngân hàng phát hành được phát hành tiền để mua công trái nhà nước Đây là cơ chế cho phép chính phủ tập trung nguồn vốn để đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng của nền kinh tế thay vì phải vay nước ngoài hoặc từ người dân
- Đảm bảo bằng ngoại tệ: Việc dự trữ ngoại tệ có ý nghĩa rất lớn không ngừng đối với
NHTW mà còn đối với hoạt động tài chính đối ngoại của quốc gia Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ thường được áp dụng đối với những nước có nguồn kiều hối lớn như Việt Nam, Trung Quốc
6 Bản vị vàng là chế độ tiền tệ mà phương tiện tính toán kinh tế tiêu chuẩn được ấn định bằng
hàm lượng vàng Đồng tiền của một nước được bảo đảm bằng một trọng lượng vàng nhất định theo quy định của pháp luật với những yêu cầu như Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng, tiền giấy quốc gia được nhà nước xác định một trọng lượng vàng nhất định và được
tự do chuyển đỏi ra vàng theo tỉ lệ đó, và tiền vàng được lưu thông không hạn chế Chế độ này được áp dụng phổ biến ở các nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỉ XX.
7 Chế độ bản vị hối đoái vàng: Đây là chế độ quy định tiền giấy quốc gia không được trực
tiếp chuyển đổi ra vàng Muốn đổi ra vàng, cần phải thông qua một ngoại tệ Ngoại tệ đó phải được tự do chuyển đổi ra vàng như USD, Bảng Anh Chế độ này từng được áp dụng ở Ấn
Độ năm 1898, ở Đức năm 1924, ở Hà Lan năm 1928
Trang 11Ba là, phát hành tiền phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất: Việc phát hành
tiền phải được tập trung thống nhất và do NHTW đảm nhận trên cơ sở yếu cầu của phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa và tín hiệu thị trường Kế hoạch phát hành tiền phải được Quốc hội phê duyệt NHTW phát hành tiền và đưa vào lưu thông qua 4 kênh sau:
- Cho vay đối với nền kinh tế thông qua hệ thống các Ngân hàng thương mại
- Cho vay đối với chính phủ
- Phát hành đối với thị trường mở
- Phát hành tiền để tăng dự trữ ngoại tệ
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngân hàng của các ngân hàng,
thông qua các hoạt động cụ thể sau:
- Mở tài khoản và tiếp nhận dự trữ của các ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín
dụng Ngân hàng trung ương nhận tiền gửi và bảo quản tiền tệ cho các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng: thường thì các ngân hàng thương mại không sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán Dự trữ đó gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác Bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng trung ương Tiền gửi đó gồm hai loại:+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc: được xác định theo tỷ lệ phần trăm tính trên nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại và không được hưởng lãi
+ Tiền gửi giao dịch (tiền gửi thanh toán) nhằm phục vụ các nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng với nhau
- Ngân hàng trung ương tiếp vốn (cấp vốn) cho ngân hàng thương mại và các tổ chức
tín dụng thông qua hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay bắt buộc, cho vay theo hồ sơ tín dụng Tín dụng mà ngân hàng trung ương cung cấp cho ngân hàng
thương mại nhằm bảo đảm cung ứng cho nền kinh tế quốc dân có đủ phương tiện thanh toán cần thiết Trong trường hợp này, ngân hàng trung ương luôn đứng ở vai trò
là người chủ nợ và là người cho vay cuối cùng, và vì là người cho vay cuối cùng nên nghiệp vụ cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại của ngân hàng trung ương có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế
Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng thương mại bằng nhiều phương pháp khác nhau:
Trang 12+ Tái chiết khấu: ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn
mà ngân hàng thương mại đã chiết khấu cho khách hàng trước đấy, thông qua nghiệp
vụ này ngân hàng trung ương có thể giúp các ngân hàng thõa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương cũng thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ
+ Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng thương mại
+ Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng
Với việc nhận tiền gửi và cấp tín dụng cho ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương trở thành trung tâm tín dụng của nền kinh tế
- Ngân hàng trung ương là người tổ chức và trở thành trung tâm thanh toán bù trù giữa
các ngân hàng thương mại Với tư cách là trung tâm thanh thanh toán của nền kinh tế,
ngân hàng trung ương tổ chức thanh toán bù trừ hoặc thanh toán từng lần giữa các ngân hàng, trong đó thanh thanh toán bù trừ là phương tiện chủ yếu để đẩy nhanh tốc
độ thanh toán trong nền kinh tế
- Ngân hàng trung ương tổ chức và điều hành thị trường mở, thị trường liên ngân hàng.
- Kiểm soát tín dụng đối với các NHTM.
Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng là ngân hàng của Chính phủ Chức
năng này của ngân hàng trung ương thể hiện ở những mặt sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng
- Làm đại lý cho Chính phủ trong việc phát hành và thanh toán trái phiếu chính phủ khi đáo hạn
- Cho ngân sách nhà nước vay vốn khi cần thiết
- Mở tài khoản giao dịch với Kho bạc Nhà nước
- Đại diện cho Chính phủ trong việc thương lượng đàm phán và ký kết các ĐƯQT trong lĩnh vực ngân hàng, tiền tệ
Trang 13Chương II CỤC DỰ TRỮ LIÊN BANG MỸ 2.1 Hoàn cảnh ra đời của Cục dự trữ Liên Bang Mỹ 8
Sau khi Alexander Hamilton9 dẫn đầu một phong trào ủng hộ việc thành lập một ngân hàng trung ương, bằng cách trình lên Quốc Hội phương án thành lậpThe First Bank of the United States (BUS) để giải quyết tình trạng “thiếu tiền” lúc bấy giờ của đất nước thì Ngân hàng Đầu tiên của Hoa Kỳ đã được thành lập vào năm 1791
Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ có tổng số vốn cổ phần là 10 triệu USD, trong
đó Chính phủ Liên bang nắm giữ 2 triệu USD, tức nắm giữ 1/5 tổng số cổ phiếu, phần còn lại nằm trong tay của các cá nhân, chủ yếu là các đại gia tộc ngân hàng khi đó, trong đó không thể không kể đến gia tộc Rothschild10, có nguồn gốc từ Châu Âu, được xem là gia tộc giàu có nhất thế giới Cơ cấu tổ chức của First Bank of United States
8Nguồn từ Trang thông tin chính thức của Ngân hàng dự trữ Liên bang NewYork,
http://www.newyorkfed.org/aboutthefed/history_article.html
9 Alexander Hamilton (1757? – 1804) là một sỹ quan quân đội, nhà khai quốc, luật
sư, chính trị gia, chuyên gia tài chính người Mỹ; là người bạn thân cận trong chiến đấu của Tổng thống Washington Ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ khi mới 32 tuổi, người đã thiết lập hệ thống tài chính – ngân hàng, đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ Ông là một trong những luật sư lập hiến đầu tiên của Mỹ, là một lãnh đạo trong Hội nghị Lập hiến Hoa Kỳ năm 1787; là một trong hai tác giả chính của The Federalist Papers (Người liên bang), một tác phẩm xuất sắc nhất của Hamilton, được viết chung với James Madison Những tư tưởng lớn lao chứa đựng trong đó đã đưa tác phẩm này sánh ngang với những danh tác chính trị của nhân loại, làm nền tảng, giải thích rõ ràng về ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp Hoa Kỳ Hamilton là một trong những người thành lập Đảng Liên bang, một đảng phái chính trị đầu tiên của Mỹ
10 Rothschild là một gia tộc có nguồn gốc từ Frankfurt, Đức Họ đã tạo nên một đế chế tài
chính - ngân hàng tại châu Âu bắt đầu từ cuối thế kỷ 18, đế chế này thậm chí còn vượt qua những gia tộc làm ngành ngân hàng mạnh nhất mọi thời đại như Baring và Berenberg Trong những năm 1800, khi lên đến đỉnh cao danh vọng, người ta cho rằng gia đình Rothschild đã
sử hữu một khối tài sản lớn nhất thế giới khi đó nói riêng và trong toàn bộ lịch sử thế giới hiện đại nói chung Sau đó, theo phỏng đoán, khối tài sản này đã giảm xuống cũng như đã bị chia nhỏ cho hàng trăm con cháu trong gia đình Ngày nay, các doanh nghiệp của gia đình Rothschild có quy mô nhỏ hơn nhiều so với thế kỷ 19, mặc dù họ kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, bao gồm: khai thác mỏ, ngân hàng, năng lượng, nông nghiệp, sản xuất rượu, và các tổ chức từ thiện
Trang 14gồm 25 giám đốc trong đó năm giám đốc được bổ nhiệm bởi chính phủ Mỹ, trong khi
20 người khác đã được lựa chọn bởi các nhà đầu tư tư nhân trong ngân hàng Điều lệ ngân hàng quy định, thời gian hoạt động của BUS là 20 năm kể từ ngày Tổng thống ký thông qua đạo luật thành lập
Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ có trụ sở tại Philadelphia và có các chi nhánh ở các thành phố lớn khác Ngân hàng đầu tiên của Hoa Kỳ thực hiện các chức năng cơ bản của ngân hàng như nhận tiền gửi, phát hành tiền giấy, cho vay và mua chứng khoán Được xem là một ngân hàng trung ương của cả nước nhưng trên thực tế là một công ty tư nhân lớn nhất tại Hoa Kỳ, đồng thời nó có một sức ảnh hưởng to lớn không những đối với kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng lên cả chính quyền Liên Bang
Sự ảnh hưởng đó được thể hiện rõ nhất vào năm 1811, thời điểm kết thúc 20 năm hoạt động của Ngân hàng thứ nhất, một đề nghị gia hạn hoạt động được đề ra tại Quốc Hội nhưng đã gặp thất bại hoàn toàn khi đa số Nghị sĩ bỏ phiếu chống Sau cuộc bỏ phiếu ấy, tình hình hỗn loạn nhanh chóng xảy ra, nước Mỹ rơi vào cuộc chiến tranh với Anh Quốc vào năm 1812, kinh tế kém ổn định do thiếu một cơ chế kiểm soát quản
lý tập trung từ trung ương
Trong thời gian chiến tranh, Chính phủ Hoa Kỳ phải phát hành rất nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động quân sự cực kỳ tốn kém Chiến tranh đã khiến kinh tế Hoa Kỳ một lần nữa lại rơi vào thời kỳ tăm tối và khủng hoảng, số lượng ngân hàng tư nhân được lập ra ngày một tăng cao, các ngân hàng này tự phát hành tiền một cách ồ ạt, lạm phát bùng nổ, đời sống nhân dân khó khăn Chính phủ Hoa Kỳ lại một lần nữa đứng trước quyết định thành lập một ngân hàng trung ương thứ hai để giải quyết tình hình
Do đó, năm 1816, một dự luật thành lập Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ đã được giới thiệu trong Quốc hội Dự luật này được thông qua trong gang tấc và được thực thi trên thực tế Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ ra đời (The Second Bank of the United States – BUS2), cũng tương tự như Ngân hàng thứ nhất của Hoa Kỳ về cơ cấu vốn chủ sở hữu
và cơ cấu tổ chức, tức 1/5 số cổ phiếu thuộc quyền sở hữu của chính phủ Liên bang, chỉ khác ở chỗ, Ngân hàng thứ hai có mức vốn cổ phần lớn hơn khoảng 35 triệu USD
và 1/5 trong số Giám đốc của Ngân hàng do Tổng thống bổ nhiệm
Không khác gì so với Ngân hàng thứ nhất, Ngân hàng thứ hai cũng nắm nắm giữ sức mạnh to lớn Nhiều công dân, các chính trị gia và doanh nhân nhận thức nó như là
Trang 15của Tổng thống Andrew Jackson, người đã thể hiện rõ sự chống đối của mình đối với
bộ máy điều hành của Ngân hàng thứ hai và cách mà nó hoạt động bằng một câu nói vào năm 1829, khi mà thời gian hoạt động của Ngân hàng thứ hai vẫn còn 7 năm, ông tin rằng: “việc tập trung quyền lực trong tay của một vài người đàn ông là một việc làm vô trách nhiệm với người dân" và thực sự là một hành động cực kỳ nguy hiểm11 Làn sóng phản đối việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một vài người đứng đầu ngân hàng đã dẫn đến kết quả Ngân hàng thứ hai phải chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn 20 năm mà không được bất kỳ một gia hạn nào từ Quốc Hội
Trong hơn những năm tiếp theo, sau khi Ngân hàng thứ hai ngưng hoạt động, chính quyền bang tiếp quản công việc của ngân hàng giám sát Các ngân hàng tư nhân lại tiếp tục thực hiện rất nhiều kế hoạch nằm ngoài sự quản lý của chính quyền Liên bang như việc in ấn tiền giấy hàng loạt khiến khối lượng tiền lưu thông một cách chóng mặt, số lượng tiền gửi của các ngân hàng khác vào ngân hàng trung ương tăng giảm đột biến vượt ngoài tầm quản lý, sổ sách của các ngân hàng về quá trình thu chi không phản ánh đúng thực tế hoạt động của nó trong nền kinh tế Cuối cùng, vốn ngân hàng không đủ, các khoản vay rủi ro và không đủ dự trữ đối với tiền giấy và tiền gửi
có kỳ hạn, hàng loạt ngân hàng sụp đổ, tiền giả tràn lan Lúc này, trên cả nước xuất hiện nhu cầu cho một loại tiền giấy thống nhất được chấp nhận ở bất cứ nơi nào và không có rủi ro Đáp lại, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền tệ Quốc gia vào năm
1863 Năm 1864, Tổng thống Lincoln ký một bản sửa đổi - Luật Ngân hàng Quốc gia Những luật này thiết lập một hệ thống các ngân hàng quốc gia và cơ quan chính phủ mới do Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ đứng đầu (OCC) Công việc của OCC là tổ chức
và giám sát hệ thống ngân hàng mới thông qua các quy định và thực hiện kiểm tra định
kỳ Hệ thống mới hoạt động tốt Các ngân hàng quốc gia đã mua chứng khoán của chính phủ, gửi cho OCC và thu về tiền giấy ngân hàng quốc gia Thông qua những khoản vay, loại tiền này dần đi vào lưu hành
Tiền giấy ngân hàng quốc gia được sản xuất và phân phối thông qua một quá trình có liên quan Sau khi khắc dấu, in ấn cơ bản (lúc đầu là bởi các máy tư nhân, sau
là bởi Cục Khắc dấu và In ấn), tiền được nhập vào sổ sách của OCC, sau đó chuyển trở lại nhà máy in để đóng con dấu của Bộ Tài chính Tiếp theo, tiền được chuyển đến các
11 Jackson's argument rested on his belief that "such a concentration of power in the hands of
a few men irresponsible to the people" was dangerous
Trang 16ngân hàng, sẵn sàng cho việc lưu hành Tiền giấy ngân hàng quốc gia là trụ cột chính của nguồn cung tiền ở Mỹ cho đến khi tiền dự trữ liên bang xuất hiện vào năm 1914.Khi nền kinh tế công nghiệp của Mỹ đã tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn vào cuối thế kỷ 19, những yếu kém trong hệ thống ngân hàng đã trở thành quan trọng Khủng hoảng kinh tế liên tiếp xảy ra bởi loại tiền tệ khó lưu thông với quy trình in ấn, lưu thông phức tạp khiến doanh nghiệp ngại đầu tư làm kinh tế bắt đầu trì trệ Suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử nước Mỹ, đỉnh điểm là vào năm 1983, đã để lại một lổ hổng lớn trong nền kinh tế.
Năm 1907, một cơn hoảng loạn tài chính nghiêm trọng đã đổ bộ vào phố Wall đẩy hàng loạt ngân hàng đi vào con đường phá sản nhưng đã không gây ra một sự sụp
đổ tài chính trên diện rộng cho nước Mỹ Tuy nhiên, sự xuất hiện đồng thời của sự thịnh vượng chung với một cuộc khủng hoảng tại các trung tâm tài chính của quốc gia
đã thuyết phục nhiều người Mỹ rằng cấu trúc ngân hàng của họ đã quá cũ kỹ và cần cải cách lớn
Năm 1908, Quốc hội lập ra Ủy ban tiền tệ quốc gia, đứng đầu là Nelson W Aldrich12, bao gồm các thành viên của Hạ viện và Thượng viện, được giao nhiệm vụ thực hiện một nghiên cứu toàn diện về những thay đổi cần thiết đối với hệ thống ngân hàng của Hoa Kỳ Kết quả của cuộc nghiên cứu này hướng đến thành lập một cơ quan với tên gọi là Hiệp hội bảo tồn quốc gia (National Reserve Association), sẽ đóng vai trò đứng đầu trong việc chi phối sự hoạt động của hệ thống ngân hàng quốc gia Kế hoạch này đã gặp phải sự hoài nghi và nhận được rất ít sự đồng tình ủng hộ từ phía công chúng
Năm 1912, Ủy ban Ngân hàng và tiền tệ Nhà tổ chức phiên điều trần để xem xét
sự kiểm soát của các nguồn lực ngân hàng và tài chính của quốc gia Ủy ban kết luận rằng hệ thống ngân hàng và tài chính của Mỹ đều nằm trong tay của một số rất ít người
có tiềm lực tài chính và cần "Nâng cao nhận thức của công chúng về sự độc quyền trên
hệ thống ngân hàng là rất quan trọng làm tiền đề cho cải cách tài chính của Mỹ.”
12 Nelson Aldrich Wilmarth (1841 - 1915) là một chính trị gia nổi bật của Mỹ và là nhà lãnh
đạo của đảng Cộng hòa tại Thượng viện, trong những năm 1881 -1911 Ông có một tầm ảnh ưởng sâu rộng đối với nền chính trị quốc gia và nắm vài trò trung tâm then chốt trong ban Tài chính của Thượng viện Ông được báo chí và công chúng tôn sùng là “Tổng giám đốc của quốc gia”, người đề ra tất cả các chính sách tiền tệ, thuế quan trong thập niên đầu của thế kỷ 20