Fedaral Open Market Committee

Một phần của tài liệu Tiểu luận về cục dữ trữ liên bang FED (Trang 25)

21 phần trăm số tiền ký gửi tại ngân hàng mà ngân hàng phải giữ lại hoặc gửi tại Fed để sẵn sàng chi trả các nhu cầu rút tiền

2.7.2 Lãi suất chiết khấu

- Cục dự trữ liên bang còn ấn định lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu)22. Các ngân hàng thành viên của FED vay tiền từ FED để trang trải các nhu cầu ngắn hạn.. Hoạt động này có ảnh hưởng, tuy nhỏ hơn, về số lượng tiền các thành viên sẽ được vay. Tuy nhiên, các ngân hàng thường lựa chọn cách vay quỹ đặt cọc tại FED từ một ngân hàng khác mặc dù lãi suất này cao hơn tỷ lệ chiết khấu của FED. Lý do của cách lựa chọn này là việc vay tiền từ FED mang tính công khai rộng rãi, nó sẽ đưa đến chú ý của công chúng về khả năng thanh khoản và mức độ tin cậy của ngân hàng đang đi vay.

- Lãi suất mà FED công bố thực chất không phải là lãi suất cơ bản (prime rate) mà là FED funds rate. FED công bố mức lãi suất điều hoà vốn dự trữ trong mỗi thời kỳ (FED funds target rate), Cục dự trữ liên bang thực hiện chính sách tiền tệ chủ yếu bằng cách định hướng “lãi suất quỹ vốn tại FED”23. Tỷ lệ này do thị trường quyết định chứ FED không ép buộc. Tuy vậy, FED sẽ cố gắng tác động tỷ lệ này ở con số phù hợp với tỷ lệ mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua hoạt động của nó trên thị trường. FED dùng các công cụ thị trường mở hướng Fed funds rate theo lãi suất mục tiêu giúp đảm bảo phù hợp với tỷ lệ tăng trưởng GDP ổn định ở một mức tương ứng.

Vậy, bên cạnh discounted rate thì Fed funds target rate là công cụ thứ hai giúp FED điều hành chính sách tiền tệ. So với prime rate thì FED funds rate thấp hơn. Nếu FED công bố mức lãi suất là 0,25% thì lãi suất cơ bản của các ngân hàng sẽ là từ 3 - 3,5%, và do đó lãi suất thực trên thị trường tín dụng sẽ ở mức trên 3,5%.

- Ở mức lãi suất thấp, các hoạt động kinh tế được thúc đẩy vì chi phí đi vay thấp, do đó mà người tiêu dùng và các doanh nghiệp tăng cường mua bán. Ngược lại, lãi suất cao đưa đến kìm hãm kinh tế vì chi phí đi vay cao hơn. Có thể, FED cũng đã nỗ lực các hoạt động mua bán trên thị trường nhằm thay đổi tỷ lệ cho vay dài hạn, tuy nhiên năng lực của nó yếu hơn rất nhiều các định chế tài chính tư nhân.

22 lãi suất mà các ngân hàng thương mại phải trả khi vay tiền từ FED

23 tỷ lệ các ngân hàng ấn định với nhau cho khoản vay qua đêm các quỹ đặt cọc tại Cục dự trữ liên bang, theo qui định (7 tuần/1 lần và có thể bất thường nếu cần thiết) được đưa ra bởi

2.7.3 Hoạt động thị trường mở

2.7.3.1Kiểm soát cung ứng tiền tệ

- Cục dự trữ liên bang kiểm soát quy mô nguồn cung ứng tiền tệ bằng các hoạt động thị trường mà qua đó FED mua hoặc cho mượn các loại trái phiếu, giấy tờ có giá. Những tổ chức tham gia mua bán với FED gọi là người giao dịch ưu tiên (primary dealers). Tất cả hoạt động thị trường của FED ở Hoa Kỳ đều tiến hành tại bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực New York với mục đích là đạt được tỷ lệ lãi suất trái phiếu liên bang gần mới tỷ lệ mục tiêu.

2.7.3.2Thỏa thuận mua lại

- Thực chất của hoạt động này là cho vay hoặc đi vay có thế chấp. Để đảm bảo những thay đổi nguồn cung tiền tệ theo chu kỳ hoặc tạm thời, bàn giao dịch thị trường của Ngân hàng dự trữ liên bang New York tham gia các thỏa thuận mua lại với những nhà giao dịch ưu tiên. Các mua bán chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn, có đảm bảo của FED. Trong ngày giao dịch, FED sẽ đặt tiền vào tài khoản của người giao dịch và nhận thế chấp (là các giấy tờ chứng nhận sở hữu như cổ phiếu, trái phiếu, v.v..). Khi hết hạn giao dịch, quá trình diễn ra ngược lại FED hoàn lại chứng khoán và nhận lại tiền cùng lãi. Thời hạn giao dịch có thể thay đổi từ 1 ngày (cho vay qua đêm) tới 65 ngày, phần lớn giao dịch là cho vay qua đêm và 14 ngày.

- Các giao dịch này làm tăng quỹ dự trữ của ngân hàng trong thời gian ngắn vì thế chúng tăng nguồn cung tiền tệ. Hiệu quả của hoạt động này chỉ là tạm thời bởi vì các giao dịch sẽ đáo hạn, nên tác động dài hạn là dự trữ ngân hàng giảm đi bởi lãi suất của giao dịch (lãi suất một ngày của tỷ lệ 4,5%/năm là 0,0121%). FED tiến hành giao dịch

này hàng ngày trong 2004-2005, ngoài ra giao dịch thu hút vốn cũng tiến hành nhằm tạm thời giảm nguồn cung tiền tệ.

- Trong giao dịch thỏa thuận bán lại (reverse repo), FED sẽ vay tiền từ các người giao dịch ưu tiên bằng cách đặt cọc các chứng khoán chính phủ. Khi giao dịch đáo hạn, FED sẽ hoàn trả tiền và các khoản lãi.

2.7.3.3Giao dịch mua đứt

- Một công cụ khác điều phối giao dịch thị trường là mua đứt. Trong giao dịch này, Cục dự trữ liên bang mua lại trái phiếu chính phủ và cung cấp giấy bạc mới vào tài khoản của người giao dịch đặt tại FED. Bởi hoạt động này là mua đứt nên tăng cung tiền tệ lâu dài nhưng khi trái phiếu hết hạn khoản lãi vẫn được thu, thông thường là 12- 18 tháng.

- Từ những năm 1980, Cục dự trữ liên bang cũng bán quyền mua trái phiếu chính phủ ở mức lãi suất cao. Việc bán quyền mua này giảm nguồn cung tiền tệ bởi các nhà giao dịch ưu tiên sẽ bị khấu trừ tài khoản dự trữ của họ đặt tại FED, do đó mà quá trình tạo ra tiền lưu thông bị hạn chế.

2.7.3.4Mua và bán trái phiếu chính phủ:

FED mua trái phiếu chính phủ nhằm mục đích tạo sự thanh khoản trong lưu thông tiền tệ. Khi Cục dự trữ liên bang (FED) mua trái phiếu chính phủ, tiền được đưa thêm vào lưu thông. Bởi có thêm tiền trong lưu thông, lãi suất sẽ giảm xuống và chi tiêu, vay ngân hàng sẽ gia tăng. Lãi suất giảm xuống tạo điều kiện cho chi tiêu, vay gia tăng. Tương tự, khi FED bán ra trái phiếu chính phủ, tác động sẽ diễn ra ngược lại.

2.8 Đánh giá về phương thức tổ chức hoạt động của Cục dự trữ Liên bang Mỹ bang Mỹ

Ưu điểm: Do tính đọc lập nên các chính sách tiền tệ chỉ tuân theo sự vận hành của thị trường mà không chịu áp lực từ các thế lực chính trị và ý chí chủ quan của chính phủ

Nhược điểm: Mô hình này chỉ phù hợp với các quốc gia có thị trường tài chính phát triển cao với trình độ thống kê và dự báo thị trường tốt; hoàn toàn tuân theo quy luật của thị trường đôi khi làm ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh tế chung của

quốc gia; các chủ thể có tiềm lực không cao dễ dẫn đến nguy cơ gục ngã trước sự khắc nghiệt của thị trường.

Một phần của tài liệu Tiểu luận về cục dữ trữ liên bang FED (Trang 25)