1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại VCB

43 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 193,47 KB

Nội dung

Nhận ra tầm quan trọng của vấn đề nên em muốn đi sâu vào nghiêncứu đề tài: “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạtđộng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩ

Trang 1

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI

VCBLỜI MỞ ĐẦU

Đồng hành cùng xu thế mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, hoạt độngkinh tế nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng ngày càng mở rộng Sựgiao lưu buôn bán hàng hoá giữa các quốc gia khác nhau với khối lượng ngày một lớnđòi hỏi thị trường hàng hoá xuất nhập khẩu phải nhanh chóng thuận tiện nhất cho cácbên Góp phần vào sự phát triển đó là sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng.Các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò cầu nối quan trọng trong thanh toánxuất nhập khẩu, trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, cung cấp dịch vụchất lượng cao cho các đối tác nước ngoài góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại

Trong những năm qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nóichung và Chi nhánh Thanh Xuân- Hà Nội nói riêng đã không ngừng đổi mới và nângcao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt cho khách hàng, đáp ứng nhucầu thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu của họ Cùng với chính sách kinh tế đối ngoạingày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngàycàng phát triển Do đó, các hình thức thanh toán quốc tế ngày càng được phát triển vàhoàn thiện

Là một phương thức thanh toán phổ biến, phương thức thanh toán tín dụngchứng từ có nhiều ưu điểm hơn các phương thức khác Tuy nhiên trong quá trình thamgia thương mại quốc tế, chúng ta chưa đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi phức tạp vềnghiệp vụ, vì thế trên thực tế hiệu quả sử dụng của phương thức này còn thấp và bịnhiều hạn chế Nhận ra tầm quan trọng của vấn đề nên em muốn đi sâu vào nghiêncứu đề tài: “Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạtđộng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương ViệtNam- Chi nhánh Thanh Xuân”

1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 2

1.1.Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt độngthanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietcombank- Chi nhánh Thanh Xuân trong giaiđoạn 2009 đến nay, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trongthanh toán xuất nhập khẩu tại Chi nhánh trong những năm tiếp theo

1.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng chứng từ trong thanhtoán quốc tế đồng thời luận giải sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả phương thức tíndụng chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở chi nhánh ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam- Thanh Xuân

Tập trung phân tích thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ tại Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2009 đến nay

Đề xuất định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của phương thức thanhtoán tại Vietcombank Thanh Xuân Đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Chínhphủ và các bộ ngành có liên quan, với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và vớiVietcombank Việt Nam (VCB Việt Nam)

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.Đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thanh toán tín dụng chứng từtrong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Vietcombank- Chinhánh Thanh Xuân

2.2.Phạm vi nghiên cứu.

Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tíndụng chứng từ của VCB Thanh Xuân trong giai đoạn từ 2009 đến nay

3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận gồm có 3 chương:

Trang 3

Chương 1: Lý luận chung về thanh toán quốc tế và phương thức thanh toán tíndụng chứng từ.

Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tíndụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank- Chinhánh Thanh Xuân

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ tại ngân hàng Viecombank Thanh Xuân

Với thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bài viết sẽ không tránh khỏinhững sai sót, đôi chỗ còn lúng túng trong diễn đạt, em rất mong các thầy cô xem xét,chỉ bảo

Em cũng xin gửi lời cám ơn tới Ths Nguyễn Thu Hằng đã hướng dẫn em đợtthực tập này

Cám ơn Phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh dịch vụ ngân hàngVietcombank Thanh Xuân đã hỗ trợ em trong quá trình thực tập để bài viết được tốthơn

Và sau đây sẽ là nội dung của chuyên đề

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

Trang 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ PHƯƠNG THỨC

THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ.

1. Khái quát chung về thanh toán quốc tế.

1.1.Khái niệm về thanh toán quốc tế.

“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sởcác hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổchức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thườngđược thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”

1.2.Vai trò của thanh toán quốc tế.

1.2.1. Đối với nền kinh tế.

a Thanh toán quốc tế là đòi hỏi tất yếu khách quan trong phát triển kinh tế

b Thanh toán quốc tế là một công cụ quan trọng trong hoạt động xuất nhậpkhẩu, là cầu nối quan trọng giữa người mua và người bán, là một mắt xích không thểthiếu trong lưu thông hàng hoá

c Thanh toán quốc tế là thước đo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảkinh doanh

d Thanh toán quốc tế trên phương diện quản lý nhà nước

1.2.2. Đối với Ngân hàng.

Thanh toán quốc tế tạo môi trường ứng dụng công nghệ ngân hàng: Hệ thốngngân hàng của mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều hết sức quan tâm đến hoạtđộng thanh toán quốc tế Tiêu chí hoạt động thanh toán là nhanh chóng, kịp thời, antoàn và chính xác Do đó các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứngdụng nhằm thực hiện ngày càng tốt hơn các tiêu chí này

Thanh toán quốc tế đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng trên cơ sở thu phí dịch vụthanh toán quốc tế Đối với các ngân hàng thương mại hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận thuđược từ hoạt động dịch vụ – là hoạt động tương đối an toàn - ngày càng cao so với lợinhuận thu được từ hoạt động tín dụng- là nghiệp vụ truyền thống nhưng chứa đựngđầy rủi ro

Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại Thông qua hoạt độngngân hàng, thực hiện thanh toán quốc tế sẽ có được những quan hệ đại lý với Ngân

Trang 5

hàng và đối tác nước ngoài Với thời gian hoạt động càng lâu, mối quan hệ này ngàycàng mở rộng trên cơ sở hợp tác và tương trợ.

1.3.Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.

1.3.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).

1.3.1.1. Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà trong đó khách hàng(người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định chomột người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm và thời gian nhất định bằng phươngtiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu

1.3.1.2. Các bên tham gia

- Người trả tiền (người mua) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư, kiều bào chuyểntiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài) Đây là bên yêu cầu ngân hàngchuyển tiền ra nước ngoài

- Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là người

do người chuyển tiền qui định

- Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi

1.3.1.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ

Sơ đồ: Trình tự tiến hành nghiệp vụ phương thức thanh toán chuyển tiền.

Ngân hàng đại lý Ngân hàng chuyển tiền

3

42

Người chuyển tiền

Trang 6

(1)Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương nhà xuất khẩu cung cấp hàng hoá, dịch vụ

và chứng từ cho người nhập khẩu

(2)Người nhập khẩu đối chiếu, kiểm tra bộ chứng từ với hợp đồng nếu thấy hoàn toànphù hợp thì viết đơn yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng phục vụ mình

(3)Ngân hàng kiểm tra và trích tiền ở tài khoản của người nhập khẩu và ra lệnh cho ngânhàng đại lý của mình ở nước ngoài chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu

(4)Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người hưởng lợi (trực tiếp hoặc gián tiếp qua ngânhàng khác)

1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of payment).

1.3.2.1. Khái niệm

Phương thức thanh toán nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó ngườibán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ ký pháthối phiếu uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ trên cơ sở hối phiếu đã lập ra Vấn

đề sử dụng phương thức nhờ thu trên cơ sở “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522của Phòng Thương mại quốc tế (URC522)

1.3.2.2. Các bên tham gia

- Người bán, người xuất khẩu (người hưởng lợi)

- Ngân hàng bên bán là ngân hàng nhận sự uỷ thác của bên bán (người xuất khẩu)

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán là ngân hàng tại nước người mua (ngườinhập khẩu)

- Người mua, người nhập khẩu (người trả tiền)

1.3.2.3. Trình tự tiến hành nghiệp vụ: phụ thuộc vào từng loại nhờ thu

a. Nhờ thu hối phiếu trơn: đây là phương thức trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng

thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá gửithẳng cho người mua không qua ngân hàng

Sơ đồ: Trình tự nghiệp vụ nhờ thu hối phiếu trơn

Ngân hàng xuất khẩu

5

Trang 7

(1)Trên cơ sở hợp đồng mua bán đã ký kết, người bán (xuất khẩu) gửi hàng và chuyểnchứng từ hàng hoá cho người mua.

(2)Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ đến cho người mua (người nhập khẩu), sẽ lậpmột hối phiếu đòi tiền người mua gửi tới ngân hàng phục vụ mình và uỷ thác cho ngânhàng của mình đòi tiền hộ

(3)Ngân hàng phục vụ bên bán gửi hối phiếu kèm theo uỷ nhiệm thu cho ngân hàng đại

lý của mình ở nước người mua nhờ thu hộ tiền

(4)Ngân hàng phục vụ nhập khẩu yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu, nếu là thanh toánngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu (nếu là trường hợp mua chịu)

(5)Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền thu được cho người bán, nếu là chấpnhận hối phiếu thì ngân hàng chuyển cho người bán hoặc có thể giữ lại nếu có sựđồng ý của người bán Khi đến hạn thanh toán ngân hàng sẽ đòi tiền người mua

b. Nhờ thu kèm chứng từ.

Đây là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho ngân hàng thu

hộ tiền từ người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từhàng hoá gửi kèm với các điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiềnhối phiếu thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ hàng hoá cho người mua để nhậnhàng

Trình tự nghiệp vụ cũng tương tự như phương thức thanh toán nhờ thu hốiphiếu trơn Chỉ khác ở bước (1) là lập bộ chứng từ thanh toán nhờ ngân hàng thu hộ

và bước (4) là ngân hàng đại lý chỉ giao chứng từ hàng hoá cho người mua nếu nhưngười mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu

1.3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit).

1

Trang 8

Đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế vì nókhắc phục được những rủi ro mà 2 phương thức trên gây ra cho người xuất khẩu vàngười nhập khẩu.

Trong nội dung tiếp theo và cũng là nội dung chính của chương 1, em xin đềcập sâu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

2. Lý luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

2.1.Khái niệm về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

Theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (UCP, No.500 )tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau:

Nhằm phục vụ mục đích của những điều khoản này, những thuật ngữ “tín dụngchứng từ” và “tín dụng dự phòng” (dưới đây gọi là tín dụng), có nghĩa là bất cứ một

sự thoả thuận nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng(ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và theo chỉ thị của một khách hàng(người yêu cầu phát hành tín dụng) hoặc nhân danh chính mình:

1. Phải thực hiện việc trả tiền theo lệnh của một người thứ ba (người thụ hưởng),

hoặc phải chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người thụ hưởng ký phát,

hoặc

2. Uỷ quyền cho ngân hàng khác thực hiện việc trả tiền như vậy, hoặc chấp nhận

và trả tiền hối phiếu đó,

hoặc

3. Uỷ quyền cho ngân hàng khác chiết khấu, dựa vào những chứng từ đã được

quy định đảm bảo rằng các điều khoản và điều kiện của tín dụng đã được phùhợp

Để thực hiện các mục đích của những điều khoản này, các chi nhánh của mộtngân hàng ở các nước khác được coi là một ngân hàng khác

Từ định nghĩa trên của UCP nêu trên, chúng ta có thể diễn đạt theo một cáchkhác như sau:

Tín dụng chứng từ là một văn bản cam kết dùng trong thanh toán, trong đó mộtngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của một khách hàng (người yêu cầu

mở tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba, hoặc trả cho bất cứ người nào theo lệnh củangười thứ ba (người thụ hưởng); hoặc sẽ trả, chấp nhận, chiết khấu hối phiếu do ngườithụ hưởng phát hành; hoặc cho phép ngân hàng trả tiền, chấp nhận hay chiết khấu hối

Trang 9

phiếu đó, khi xuất trình đầy đủ các chứng từ đã quy định và mọi điều khoản điều kiệncủa thư tín dụng đã được thực hiện đầy đủ.

Từ định nghĩa tín dụng chứng từ, chúng ta có thể thấy thực chất của tín dụng làmột sự cam kết thanh toán có điều kiện, bằng văn bản của ngân hàng phát hành tíndụng

2.2.Thư tín dụng là công cụ quan trọng trong phương thức Thanh toán tín dụng chứng từ.

2.2.1. Khái niệm.

“Thư tín dụng (Letter of credit) là một văn bản (thư hoặc điện tín) do ngânhàng phát hành mở ra, trên cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàngnày cam kết trả tiền cho người thụ hưởng, nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanhtoán phù hợp với nội dung của thư tín dụng”

2.2.2. Những nội dung cơ bản của thư tín dụng (L/C).

2.2.2.1. Số hiệu L/C

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi thông tin giữa các bên liên quan,trên mỗi L/C đều có số hiệu riêng Số hiệu này còn được sử dụng để ghi các chứng từthanh toán

2.2.2.2. Địa điểm và ngày phát hành L/C

Địa điểm phát hành L/C là nơi ngân hàng phát hành mở L/C để cam kết trả tiềncho người thụ hưởng Địa điểm này còn có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến việctham chiếu luật lệ để giải quyết khi có những bất đồng

Ngày phát hành L/C, là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết củangân hàng phát hành L/C đối với người thụ hưởng Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệulực L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thựchiện mở L/C đúng thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại

2.2.2.3. Loại L/C

Trong đơn đề nghị mở L/C người nhập khẩu phải nêu rõ loại L/C cần mở Dựatrên cơ sở này ngân hàng sẽ phát hành đúng loại L/C đó Bởi vì mỗi loại L/C đều cónhững nội dung tính chất khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan cũngkhác nhau

Trang 10

2.2.2.4. Tên, địa chỉ của những thành phần liên quan đến phương thức thanh toán tíndụng chứng từ

Thường gồm: người yêu cầu mở L/C; người thụ hưởng; ngân hàng phát hành;ngân hàng thông báo; ngân hàng thanh toán; ngân hàng xác nhận (nếu có)…

2.2.2.5. Số tiền của L/C (kim ngạch)

Số tiền của L/C phải được ghi rõ bằng số và bằng chữ và phải thống nhất vớinhau

2.2.2.6. Thời hạn hiệu lực của L/CThời gian hiệu lực của L/C là khoảng thời gian mà ngân hàng phát hành camkết trả tiền cho người thụ hưởng, khi người này xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn

đó và phù hợp với các điều khoản của L/C

Thời hạn hiệu lực được tính kể từ ngày phát hành đến ngày hết hiệu lực củaL/C Ngày hết hạn hiệu lực thường được gắn liền với nơi (địa điểm) hết hiệu lực

2.2.2.7. Thời hạn trả tiền của L/CThời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C (trả tiền ngay),hoặc nằm ngoài hiệu lực của L/C (trả tiền chậm)

2.2.2.8. Những nội dung liên quan đến hàng hoá: tên hàng, trọng lượng, giá cả, quycách phẩm chất, bao bì ký mã hiệu…

2.2.2.9. Những nội dung liên quan đến vận chuyển, giao nhận hàng hoá: điều kiện cơ sởgiao hàng, nơi gửi hàng, giao hàng, cách thức vận chuyển, cách giao hàng (cho phéphay không cho phép giao hàng từng phần, chuyển tải được phép hay không)

.….

2.2.3. Tính chất của L/C.

L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại nhưng khi ra đời lại hoàntoàn độc lập với hợp đồng với hợp đồng thương mại Tính độc lập của L/C được thểhiện ở chỗ ngân hàng mở L/C không cần biết việc thực hiện hợp đồng mua bán nhưthế nào, chỉ biết nhà xuất khẩu có bộ chứng từ phù hợp với L/C là sẽ thanh toán

2.2.4. Một số loại L/C.

2.2.4.1. L/C có thể huỷ ngang (Revocable L/C)

Đây là loại L/C mà ngân hàng phát hành có quyền huỷ bỏ không cần sự đồng ýcác bên liên quan

Trang 11

2.2.4.2. L/C không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)

Là L/C mà ngân hàng phát hành không được quyền huỷ bỏ khi không có sựđồng ý của các bên liên quan

2.2.4.3. L/C không thể huỷ ngang có xác nhận(Confirmed irrevocable L/C)

Là L/C không huỷ ngang, được một ngân hàng có uy tín đảm bảo (xác nhận)trả tiền cho người thụ hưởng, theo yêu cầu của ngân hàng phát hành L/C

2.2.4.4. L/C không thể huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/C)

Đây là loại L/C không thể huỷ ngang, mà sau khi người thụ hưởng đã trả tiền,thì ngân hàng mở không có quyền đòi lại tiền trong bất kỳ tình huống nào

2.2.4.5. L/C chuyển nhượng (Transferable L/C)

Là L/C không thể huỷ bỏ trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền đượctrả toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người theo lệnh củangười hưởng lợi đầu tiên

2.2.4.6. L/C giáp lưng (Back to back L/C)Sau khi nhận được một L/C (L/C gốc) của ngân hàng nước ngoài phát hành,người xuất khẩu sử dụng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người thụ hưởngkhác ở nước ngoài, với nội dung tương tự với L/C ban đầu, L/C mở sau gọi là L/Cgiáp lưng

2.3.Các bên tham gia và quy trình thanh toán tín dụng chứng từ.

- Người xin mở thư tín dụng: người mua, người nhập khẩu hàng hoá

- Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu

- Người hưởng thư tín dụng: người bán, người xuất khẩu hay bất kỳ người nào khác

mà hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng ở nước người hưởng lợi

*Trình tự tiến hành nghiệp vụ:

Trang 12

1 Nhà nhập khẩu và xuất khẩu ký kết hợp đồng thương mại.

2 Trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết nhà nhập khẩu làm đơnxin mở L/C và các chứng từ có liên quan đến việc mở L/C

3 Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C và các chứng từ khác có liênquan, ngân hàng mở L/C sẽ lập một thư tín dụng và thông báo việc mở L/C này, sau

đó chuyển L/C cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo ở nước ngườibán

4 Khi nhận được L/C, ngân hàng thông báo kiểm tra hình thức của L/C sau đó chuyểnL/C dưới hình thức văn bản nguyên văn cho người xuất khẩu

5 Nhà xuất khẩu nhận được L/C sẽ tiến hành kiểm tra nội dung L/C Nếu nhà xuất khẩuchấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, không chấp nhận L/C thì đề nghị người nhậpkhẩu bổ sung L/C cho đên khi hoàn toàn phù hợp với hợp đồng mới giao hàng

6 Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/Cxuất trình qua ngân hàng thông báo để thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanhtoán

(6’) Thể hiện công việc của ngân hàng thanh toán trong trường hợp mua đứtchứng từ và ứng trước tiền hàng

7 Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ thanh toán nếu thấy hợp lệ với L/C thì trảtiền cho người xuất khẩu Nếu thấy không phù hợp ngân hàng có quyền từ chối thanhtoán và gửi trả lại toàn bộ chứng từ cho người xuất khẩu

8 Ngân hàng mở L/C chuyển toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận tiền và đòitiền người nhập khẩu

(8’) Chuyển trả tiền cho ngân hàng thanh toán

Trình tự nghiệp vụ thanh toán bằng tín dụng chứng từ.

8’

NH mở L/C(NH trả tiền)

NH thông báo L/C(NH thanh toán)3

7

6’

Trang 13

2.4.UCP – Văn bản pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

UCP (Uniform Customs and Practice for Documentary Credits ICC, 1993Revision, No 500)- Quy tắc và cách thực hành thống nhất về thanh toán tín dụngchứng từ, số 500, bản sửa đổi năm 1993 của Phòng Thương mại quốc tế, và bản mớinhất UCP No 600 ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2007- Bảnquy tắc này mang tính chất pháp lý tuỳ ý, có ý nghĩa là khi áp dụng nó các bên đương

sự phải thoả thuận ghi vào L/C, đồng thời có thể thoả thuận khác, miễn là có dẫnchiếu

Những nội dung chính của bản Quy tắc này bao gồm những vấn đề sau đây:

- Nguyên tắc chung và định nghĩa về tín dụng chứng từ;

- Hình thức và thông báo thư tín dụng;

- Trách nhiệm của ngân hàng;

2.5.Chứng từ theo L/C.

Nét đặc trưng của tín dụng chứng từ bên cạnh L/C còn thể hiện ở chỗ việc chitrả có liên quan đến việc thể hiện chứng từ Sự tồn tại của các chứng từ này (bộ chứngtừ), cũng như sự phù hợp của nó với L/C tạo nên nền tảng của tín dụng thư kèm chứng

từ, vì ngân hàng không cần nhìn thấy hàng hoá chỉ xét bộ chứng từ

2.5.1. Ý nghĩa của chứng từ trong thanh toán.

1 5

Trang 14

Để sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như một công cụ hiệuquả nhất trong giao dịch thanh toán thương mại quốc tế hiện nay, điều không kémphần quyết định là phải lập bộ chứng từ hoàn hảo đáp ứng được các điều kiện và điềukhoản của L/C.

Chứng từ thể hiện thực chất và giá trị hàng hoá Trong phương thức tín dụngchứng từ ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là người đạidiện cho người nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, đảm bảo cho bênxuất khẩu nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung cấp, đồngthời đảm bảo cho bên nhập khẩu nhận được số lượng hàng hoá chất lượng tương ứngvới tiền mà mình đã thanh toán

2.5.2. Các loại chứng từ.

2.5.2.1. Chứng từ tài chính

a. Hối phiếu.

* Khái niệm: Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người

ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, đến một ngàynhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhấtđịnh cho người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trảcho người cầm phiếu

* Đặc điểm của hối phiếu: có tính trừu tượng; tính bắt buộc trả tiền; tính lưu

thông

* Các nghiệp vụ của hối phiếu: chấp nhận hối phiếu; ký hậu hối phiếu; bảo

lãnh hối phiếu; từ chối trả tiền hối phiếu

* Căn cứ phân loại hối phiếu:

- Căn cứ thời hạn trả tiền của hối phiếu: Hối phiếu trả tiền ngay; Hối phiếu có

kỳ hạn

- Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng từ

- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu: Hối phiếu đích danh; Hốiphiếu trả cho người cầm phiếu; Hối phiếu theo lệnh; Hối phiếu tín dụng

- Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: Hối phiếu thương mại; Hối phiếu ngânhàng

Trang 15

b. Séc.

*Khái niệm.

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, do một khách hàng của ngânhàng ký phát, ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ khoản của mình đểtrả cho người được chỉ định trên séc hoặc trả cho người cầm séc

* Thành phần tham gia thanh toán séc

- Người ký séc: là người chủ tài khoản thanh toán ở ngân hàng

- Người thụ lệnh: ngân hàng (thực hiện việc trích tài khoản người ký phát séctrả cho người thụ hưởng)

- Người thụ hưởng: người được hưởng số tiền trên tờ séc

* Những nội dung pháp lý trên tờ séc.

Phải có tiêu đề “Séc” Nếu không có tiêu đề này, ngân hàng sẽ từ chối việc thựchiện lệnh của người ký phát

Số tiền nhất định, phải ghi rõ ràng cụ thể, không được ghi lãi suất bên cạnh sốtiền đó

Số tiền phải được diễn đạt cả bằng số và bằng chữ, với số lượng bằng nhau

- Ngày tháng, địa điểm ký phát séc

- Tên, điạ chỉ người trả tiền, người hưởng lợi

- Tài khoản trích tiền, ngân hàng mở tài khoản

- Chữ ký của người ký phát séc

*Một số loại séc thường sử dụng: Séc vô danh (cheque to bearer ); Séc đích

danh (nominal cheque ); Séc theo lệnh (order cheque ); Séc gạch chéo (crossedcheque); Séc chuyển khoản (transferable cheque ); Séc xác nhận (certified cheque );Séc ngân hàng; Séc du lịch…

c. Chứng từ hàng hoá.

Trang 16

Hoá đơn thương mại; Giấy chứng nhận xuất xứ; Giấy chứng nhận kiểmnghiệm; Giấy chứng nhận chất lượng; Bảng kê đóng gói; Vận đơn liên hợp; Chứng từbảo hiểm…

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM- VIETCOMBANK- CHI NHÁNH THANH XUÂN.

1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Thanh Xuân.

1.1. Quá trình hình thành và phát triển.

Vietcombank Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/03/2009 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoạithương Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch số 6 trực thuộc NH TMCPNgoại thương VN – Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh thành lập trên địa bàn quận ThanhXuân khi đã có mặt 14 Tổ chức tín dụng và đến 60-70 điểm giao dịch do đó đã gặpkhông ít khó khăn trong việc huy động vốn và phát triển tín dụng, thêm vào đó là địabàn hoạt động của VCB Thanh Xuân hầu hết là các Doanh nghiệp nhỏ và vừa kinhdoanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tạo áp lực trong việc tìm kiếm các kháchhàng tiềm năng cho Chi nhánh Vượt qua những khó khăn, phát huy lợi thế sẵn có là

198/QĐ-ưu thế của thương hiệu Vietcombank, cộng với sự chỉ đạo sát sao, nhạy bén của Ban

Trang 17

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng Giao dịch số 1

Phòng khách hàng Phòng hành chính

Bộ phận tin học

Tổ ngân quỹ Tổ Kiểm tra GSTT

giám đốc, sự nỗ lực lao động của toàn thể cán bộ nhân viên, trong những năm quaVCB Thanh Xuân ngày càng phát triển, chứng tỏ được chỗ đứng của mình trong các

Tổ chức tín dụng trên địa bàn cũng như toàn thành phố, năm qua Chi nhánh đã đứngthứ 6 toàn hệ thống Vietcombank với mức lợi nhuận đạt hơn 65 tỷ đồng, dư nợ tíndụng đạt 1.311 tỷ đồng đến 31/12/2011 tăng 530 tỷ đồng tương đương 67,81%

1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động.

1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh.

Ngày 17/12/2011 Vietcombank Thanh Xuân đã khai trương Phòng giao dịch số 1tại Km 18 Đại lộ Thăng Long, Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai – HN

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Vietcombank Thanh Xuân

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ.

Giám đốc: Quản lý chung và trực tiếp quản lý Trực tiếp phụ trách phòng Khách

hàng, phòng Hành chính - Nhân sự - Ngân quỹ, phụ trách công tác Đảng

Trang 18

Phó Giám đốc: Chỉ đạo khối hoạt động tác nghiệp của Chi nhánh, trực tiếp phụ trách

phòng Kế toán thanh toán – Dịch vụ Ngân hàng, Phòng giao dịch, công tác Côngđoàn, nữ công, công tác Đoàn thanh niên

Phòng khách hàng

Chức năng: Là đầu mối duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng trên tất cả các

mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm ngân hàng, đồng thời phân tích rủi ro và thẩm địnhgiới hạn tín dụng, cung ứng sản phẩm tín dụng, sản phẩm đầu tư dự án và các dịch vụngân hàng theo định hướng của NHTMCP Ngoại thương VN trong từng thời kỳ nhằmđạt được mục tiêu phát triển kinh doanh an toàn, hiệu quả và tăng trưởng thị phần củaNHTMCP Ngoại thương VN

Nhiệm vụ:

 Xây dựng kế hoạch kinh doanh

 Xây dựng, triển khai chính sách khách hàng

 Phối hợp thiết kế các sản phẩm phù hợp với khách hàng và triển khai các biện phápMarketing tới khách hàng

 Đầu mối xử lý các yêu cầu liên quan đến khách hàng trên tất cả các lĩnh vực theothẩm quyền

 Tiếp nhận nhu cầu khách hàng, thẩm định tín dụng, thực hiện và quản lý các khoản tíndụng theo quy trình, quy định hiện hành

 Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng và quản lý danh mục khách hàng

 Cung cấp thông tin về khách hàng cho bộ phận Quản lý nợ để thực hiện báo cáo và tờtrình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng

 Giao đầy đủ, cập nhật hồ sơ tín dụng theo quy định tại quy trình tín dụng cho bộ phậnQuản lý nợ để lưu giữ và cập nhật thông tin trên hệ thống

 Nghiệp vụ vốn và kinh doanh ngoại tệ, tổng hợp

Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan trong việc xây dựng kế hoạch cânđối nguồn vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh để trình Ban giám đốc Lập và theo dõithực hiện kế hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn, tối ưu hóa lợi nhuận tài sản có, nângcao chất lượng tài sản nợ

Trang 19

Căn cứ chính sách lãi suất của Vietcombank để xây dựng thông báo áp dụngcác mức lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng tại Chi nhánh trình Bangiám đốc ký ban hành.

Căn cứ chính sách tỷ giá của NHNN và NHTMCP Ngoại thương VN để xâydựng tỷ giá giao dịch giữa VNĐ và các loại ngoại tệ khác công bố hàng ngày

Thực hiện nghiệp vụ điều vốn VNĐ và ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanhkhoản bằng VNĐ và ngoại tệ cho Chi nhánh

Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ, kinh doanhtiền gửi, tiền vay theo quy định của Vietcombank

Thực hiện dự trữ bắt buộc của Chi nhánh tại Vietcombank

Lập và theo dõi trạng thái ngoại hối của Chi nhánh

Làm đầu mối tổng hợp và xây dựng các báo cáo thống kê định kỳ hoặc đột xuất

về hoạt động kinh doanh định kỳ của Chi nhánh theo yêu cầu của Ban giám đốc vàquy định của Vietcombank, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình các mặt hoạt độngkinh doanh trực tiếp với khách hàng tại Chi nhánh trong kỳ báo cáo, đồng thời dự báođịnh hướng phát triển kinh doanh cho kỳ tới

 Thực hiện các nghiệp vụ khác do Ban giám đốc giao

Phòng kế toán

Chức năng: Tham mưu và giúp Ban giám đốc trong một số mảng nghiệp vụ: Nghiệp

vụ kế toán tài chính; Nghiệp vụ kế toán giao dịch; Nghiệp vụ quản lý nợ; Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ Ngân hàng

Nhiệm vụ:

Nghiệp vụ kế toán tài chính

Thực hiện công tác hạch toán kế toán, lập báo cáo kế toán hàng tháng, quý,năm của Chi nhánh theo quy định của Vietcombank

Theo dõi và quản lý chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản tại Chi nhánh theo quyđịnh về chi tiêu của Vietcombank

Lập kế hoạch tài chính Ngân sách của Chi nhánh hàng năm và theo dõi việcthực hiện kế hoạch tài chính của Chi nhánh

Trang 20

Hạch toán và quản lý quỹ tiền lương, tiền thưởng và các quỹ khác của Chinhánh theo chế độ hiện hành Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định củaNhà nước cho toàn thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh.

Hạch toán, theo dõi tình hình dự trữ bắt buộc, phí bảo hiểm tiền gửi (quaNHTMCP Ngoại thương VN)

Gửi vốn có kỳ hạn, rút vốn và lãi khi đến hạn tại Tổ chức tín dụng

Thực hiện thanh toán liên hàng nội bộ theo quy định của Vietcombank

Nghiệp vụ kế toán giao dịch

Mở tài khoản, quản lý tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng theo quyđịnh của Vietcombank

Thực hiện việc thu nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, tínphiếu và các loại chứng chỉ tiền gửi khác bằng ngoại tệ và VNĐ theo đúng chế độ kếtoán và thể lệ quy định

Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, thanh toán chuyển tiền trong nước,chuyển tiền nước ngoài, mua bán ngoại tệ, séc du lịch…

Quản lý ấn chỉ quan trọng, chứng từ có giá, hối phiếu trắng, séc nhờ thu nhậncủa khách hàng

Thực hiện các yêu cầu giải ngân, thu hồi nợ gốc, lãi từ khoản vay của kháchhàng theo quy định

Bộ phận thẻ

Định danh Khách hàng, phát hành thẻ, quản lý hồ sơ phát hành thẻ Giám sáthoạt động của mạng lưới máy rút tiền tự động ATM Giải quyết các tra soát, khiếu nạicủa chủ thẻ Thanh toán thẻ cho các đơn vị chấp nhận thẻ

Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế: Quản lý hệ thống đơn vị chấp nhận thanh toánthẻ, thanh toán mọi giao dịch thông qua hệ thống máy đọc thẻ tự động (EDC) đang lắpđặt tại đơn vị hoặc qua máy cà thẻ thủ công do VCB cung cấp

Bộ phận quản lý nợ: Nhận các hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố (nếu có) từ

phòng Khách hàng để tiến hành thủ tục lưu kho theo quy định của VCB

Định kỳ in phiếu lãi gửi đến Phòng Khách hàng để nhắc nợ khách hàng, bộphận kế toán để tiến hành thu lãi khoản vay, các khoản nợ đến hạn và theo dõi cáckhoản nợ của khách hàng

Trang 21

Bộ phận thanh toán quốc tế

Thực hiện thanh toán quốc tế về hàng nhập khẩu mậu dịch và dịch vụ liên quantới hàng hóa nhập khầu theo thông lệ và tập quán quốc tế phù hợp với luật pháp củanước CHXHCN Việt Nam và tuân thủ các quy định về thanh toán nhập khẩu củaNHTMCP Ngoại thương VN, của Chi nhánh Thanh Xuân

Nhận L/C (và L/C sửa đổi) do Ngân hàng nước ngoài mở và thông báo chokhách hàng là người thụ hưởng L/C trên địa bàn Liên hệ với Ngân hàng nước ngoài

về các vấn đề liên quan đến L/C khi có yêu cầu của khách hàng

Nhận chứng từ hàng xuất do khách hàng là các đơn vị xuất trình, lập thủ tụcđòi tiền Ngân hàng nước ngoài đối với chứng từ theo L/C, lập thủ tục nhờ thu quaNgân hàng nước ngoài theo yêu cầu của khách hàng đối với chứng từ thanh toán theophương thức nhờ thu

Thực hiện chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng khi có yêu cầu vàtrong trường hợp chứng từ chưa có báo có của Ngân hàng nhà nước

Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng tại Chi nhánh

Thực hiện công tác báo cáo thống kê, báo cáo trích lập dự phòng, tỷ lệ an toàn

và các báo cáo bảo lãnh theo quy định về báo cáo thống kê Thông báo bảo lãnh, xácnhận bảo lãnh cho khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành hoặc kháchhàng

2. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại VIETCOMBANK Chi nhánh Thanh Xuân- Hà Nội.

Thanh toán xuất nhập khẩu luôn được coi là một trong những thế mạnh truyềnthống của hệ thống VCB Phát huy uy tín và thương hiệu bền vững đã tạo dựng đượctrên trường quốc tế của toàn hệ thống, Vietcombank Thanh Xuân đã thực sự trở thànhđịa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trên địabàn Thông qua việc sử dụng nhiều loại phương thức thanh toán khác nhau (phươngthức chuyển tiền, phương thức nhờ thu, phương thức tín dụng chứng từ, phương thứcthẻ tín dụng) trên cơ sở áp dụng một hệ thống công nghệ khá hiện đại, VCB ThanhXuân đã ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Trong các phương thứcthanh toán đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ luôn là phương thức đạt hiệuquả cao cả về doanh số lẫn chất lượng

Ngày đăng: 29/08/2015, 12:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Website: http://www.vietcombank.com.vn/ Link
1. Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên của VCB Thanh Xuân trong các năm từ 2009- 2012 Khác
2. Các bản Điều lệ thống nhất chứng từ UCP 500 và UCP 600 Khác
3. Giáo trình thanh toán quốc tế – Trường ĐH Ngoại thương- GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình Khác
4. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thanh toán do ngân hàng ngoại thương trung ương ban hành Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w