Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT).

Một phần của tài liệu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại VCB (Trang 37)

2. Một số kiến nghị.

2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (NHNT).

- NHNT Việt Nam nên giao quyền tự chủ hơn nữa cho các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh làm ăn hiệu quả như chi nhánh VCB Thanh Xuân, tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và chi nhánh, tổ chức các buổi họp mặt trao đổi thường xuyên kinh nghiệm làm việc giữa các chi nhánh trong cả nước.

- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát mạnh mẽ hoạt động của các chi nhánh nhằm phát hiện kịp thời các sai sót để có thể đề ra những biện pháp khắc phục tốt nhất. Có được sự giúp đỡ tận tình của VCB Trung ương trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ sẽ là một lợi thế khá lớn trong cạnh tranh của VCB Thanh Xuân. Chẳng hạn, VCB trung ương thường xuyên đứng ra bảo lãnh hay xác nhận cho việc mở thư tín dụng nhập khẩu tại

VCB Thanh Xuân; giới thiệu VCB Thanh Xuân với các ngân hàng lớn trên thế giới mà chi nhánh chưa có mối quan hệ để từng bước thiết lập mối quan hệ đại lý.

KẾT LUẬN

Kể từ ngày ra đời đến nay, Ngân hàng Viecombank Thanh Xuân đã không ngừng đổi mới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế nhằm phù hợp với các yêu cầu của kinh tế thị trường. Bằng uy tín và kha năng của mình trong thanh toán quốc tế, đặc biệt trong phương thức tín dụng chứng từ, VCB Thanh Xuân đã thực sự trở thành người hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, góp phần không nhỏ thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu của Thủ đô theo định hướng của nhà nước. Song trước ngưỡng những biến đổi mạnh mẽ và liên tục của môi trường kinh tế, pháp luật, chi nhánh VCB Thanh Xuân cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại trong nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, những rủi ro vẫn là mối đe doạ thường xuyên đối với ngân hàng và khách hàng. Trước những vấn đề đó, cùng với sức ép cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác, ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm phát huy thế mạnh, uy tín, thành quả mà VCB Thanh Xuân đã đạt được, giải quyết những vướng mắc còn tồn đọng trong công tác thanh toán, củng cố và nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong nước và trên trường quốc tế.

Chuyên đề nêu lên các hình thức thanh toán quốc tế phổ biến, quy trình thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Thanh Xuân. Trên cơ sở phân tích tình hình thanh toán xuất nhập khẩu, em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ tại VCB Thanh Xuân.

Tuy nhiên như đã nói ở phần “Lời mở đầu”, do kiến thức chuyên môn còn thiếu, thời gian có hạn nên chuyên đề khó tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự hỗ trợ, chỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn.

Tài liệu tham khảo

1. Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo thường niên của VCB Thanh Xuân trong các năm từ 2009- 2012.

2. Các bản Điều lệ thống nhất chứng từ UCP 500 và UCP 600.

3. Giáo trình thanh toán quốc tế – Trường ĐH Ngoại thương- GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình.

4. Văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình thanh toán do ngân hàng ngoại thương trung ương ban hành.

Một phần của tài liệu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ và thực tiễn áp dụng trong hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu tại VCB (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w