1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh bà rịa vũng tàu

20 368 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 506,09 KB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Trần Anh Tuấn Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS Tạ Đức Khánh Năm bảo vệ: 2007 Abstract: Trình bày những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản; Trình bày khái quát về lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trên cơ sở vị trí địa lý, đặc điểm khí tượng thủy văn, tiềm năng nguồn lợi thủy sản, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng khái thác; Phân tích thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản của các nghề như: Nghề lưới kéo đôi, nghề lưới kéo đơn, nghề lưới vây, nghề lưới rê, nghề câu và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản của tỉnh. Từ đó, đưa ra các giải pháp về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực và các giải pháp về thể chế, chính sách quản lý nghề cá, các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản Keywords: Khai thác hải sản; Quản trị kinh doanh; Đầu tư; Vũng Tầu Content 1. Sự cần thiết của đề tài Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển miền Đông Nam Bộ, có bờ biển dài trên 200 km, trong đó có trên 110 km vùng bờ ven đảo với 6 cửa sông và một quần đảo Côn Sơn tạo ra hệ thống giao thông thuỷ thuận tiện đã tạo cho tỉnh có điều kiện phát triển ngành thuỷ sản, đặc biệt là nghề khai thác hải sản. Bà Rịa - Vũng Tàu có 5 huyện thị ven biển, trong đó có một huyện đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km, có diện tích 75,2km2 với 66km bờ biển, có đa dạng sinh học cao và nhiều loại hải sản quý hiếm. Vấn đề cần giải quyết là bố trí và quản lý khai thác nguồn lợi hải sản một cách hiệu quả và bền vững, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Để giải quyết được vấn đề đó, việc tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư của từng loại nghề khai thác hải sản trong tỉnh là việc làm cầp thiết. Đây sẽ là căn cứ rất quan trọng cho các nhà hoạch định ra quyết định trong quá trình quản lý nhằm phát huy một cách có hiệu quả nghề khai thác hải sản của tỉnh trong tương lai. Đứng trước sự cấp thiết đó, đề tài luận văn thạc sỹ “ Đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” đã được chọn để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu đã và đang được tiến hành trên phạm vi tỉnh Bà Rịa Vũng tàu có liên quan đến lĩnh vực khai thác hải sản bao gồm: + Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh BRVT + Quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản tỉnh BRVT + Chiến lược phát triển kinh tế biển đảo các huyện trên địa bàn tỉnh BRVT + Đánh giá công nghệ và năng suất khai thác của nghề khai thác hải sản xa bờ Đông Tây Nam bộ. + Đánh giá trình độ khoa học công nghệ của các tàu khai thác xa bờ (đang được tiến hành). 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đánh giá được hiệu quả đầu tư của nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để làm căn cứ cho các nhà quy hoạch, các nhà hoạch định chính sách ra quyết định trong quá trình quản lý. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong nghề khai thác tỉnh BRVT. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của từng nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác định được những nghề đầu tư có hiệu quả nhất để khuyến cáo đầu tư đạt hiệu quả cao. - Xác định được các yếu tố tác động chủ yếu đến năng suất và sản lượng làm cở sở cho người dân có hướng đầu tư hợp lý và hiệu quả. Đồng thời sẽ góp phần khai thác hợp lý và bền vững nguồn lợi hải sản trong tương lai. - Đề xuất các giải pháp về vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực ưu tiên đầu tư tạo cơ hội cho những nghề khai thác có hiệu quả phát triển mạnh và ổn định, đồng thời đối với những nghề kém hiệu quả sẽ được thu hẹp với một tỷ lệ hợp lý để dần dần chuyển đổi sang những nghề có hiệu quả hơn giúp người dân ổn định cuộc sống. - Đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách và quản lý nghề cá, các chính sách khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý nghề cá và bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Một số loại nghề khai thác hải sản (nghề lưới kéo, nghề câu, nghề lưới vây và nghề lưới rê). 5. Phạm vi nghiên cứu Các loại nghề khai thác chính trên trong địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu 6. Phƣơng pháp nghiên cứu + Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu. Đồng thời phương pháp so sánh cũng sẽ được sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư. + Kết hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản để thực hiện nghiên cứu. + Sử dụng các kết quả nghiên cứu, điều tra, thống kê đã có từ trước tới nay của các cơ quan trong và ngoài ngành thuỷ sản, của các dự án nghiên cứu để đánh giá về điều kiện tự nhiên, tiềm năng nguồn lợi, môi trường và hiện trạng nghề khai thác hải sản. + Trên cơ sở các số liệu thống kê, điều tra bổ sung qua phương pháp đánh giá nhanh, phỏng vấn hộ gia đình theo biểu mẫu điều tra và phương pháp có sự tham gia của người dân để đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản. 7. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá và hoàn chỉnh quy trình đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản. - Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh BRVT. - Góp phần làm căn cứ cho các nhà quản lý của tỉnh BRVT ra các quyết định đầu tư vào lĩnh vực khai thác hải sản trong giai đoạn tới. 8. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản Chương 2: Thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chương 3: Định hướng phát triển chung và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1. Đầu tƣ trong lĩnh vực khai thác hải sản 1.1.1. Tầm quan trọng của lĩnh vực khai thác hải sản đối với các tỉnh ven biển 1.1.2. Sự cần thiết phải đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản 1.1.3. Đặc điểm đầu tư của lĩnh vực khai thác hải sản 1.2. Hiệu quả đầu tƣ trong khai thác hải sản. 1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản: * Điều kiện tài nguyên và môi trường Điều kiện tài nguyên đóng vai trò rất quan trọng trong đánh bắt hải sản. Thực tế cho thấy vùng biển nào có trữ lượng hải sản lớn thì vùng đó nghề khai thác hải sản phát triển mạnh và điều kiện đời sống của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trong trữ lượng hải sản thì khả năng có thể khai thác bao nhiêu cũng là vấn đề cần chú trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai. * Nhân tố tài chính Đối với người dân làm nghề khai thác hải sản thì việc có được một nguồn tiền lớn để có thể đóng tàu khai thác hải sản hoặc tu sửa tàu thuyền là điều rất khó khăn. Hầu như ít có hộ gia đình nào có thể tự trang trải được các khoản này khi mới tham gia vào nghề. Do vậy nguồn vốn mà họ có thể huy động được chỉ bằng cách vay ngân hàng hoặc vay ở các nguồn tư nhân khác bên ngoài. Tuy nhiên vấn đề vay vốn gặp nhiều khó khăn tuỳ theo nguồn tài trợ. Đối với ngân hàng thì ngư dân gặp khó khăn trong việc thế chấp các tài sản khác để vay vốn, còn đối với nguồn vốn vay bên ngoài thì họ phải vay với lãi suất rất cao vì vậy nó ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến lãi thu đuợc sau mỗi chuyến biển. * Nhân tố công nghệ Sự hiểu biết hạn chế về các cơ hội đánh bắt cũng đưa đến hậu quả là lựa chọn tàu, thuyền không phù hợp, đặc biệt là không phù hợp về công suất động cơ và lưới đánh bắt. Nhiều hộ gia đình đã có kế hoạch nâng cấp tàu thuyền để có thể vươn ra khơi xa và bổ sung thêm lưới, các thiết bị để có thể đánh bắt được quanh năm và tận dụng cơ hội có từ hai đến ba vụ đánh bắt được trong một năm. Thêm nữa, nhiều tàu thuyền được đóng tại các địa phương có chất lượng thấp cộng với một số loại động cơ nhập khẩu có chất lượng kém và thiếu một hệ thống hoa tiêu cùng các thiết bị đánh bắt hiện đại, trình độ của các thuỷ thủ để vận hành tốt các phương pháp đánh bắt xa bờ chưa cao, bởi vì phần lớn số những người tiến hành hoạt động đánh bắt xa bờ hiện nay đều chuyển từ đánh bắt ven bờ sang. Đây là những nguyên nhân chính luôn luôn được đề cập đến ảnh hưởng đến việc đánh bắt đã không đạt được hiệu quả mong muốn. * Nhân tố con người Doanh số có lãi (và giá bán) phụ thuộc vào khả năng của người sản xuất có thể cung cấp cho thị trường đúng lúc và đúng loại sản phẩm đang được yêu cầu. Việc này đòi hỏi phải biết cách lập kế hoạch đánh bắt một cách chính xác để sao cho có thể cung cấp cho thị trường đúng loại sản phẩm, vào đúng thời điểm, đúng nơi tiêu thụ và sử lý tốt các sản phẩm đánh bắt ngay trên tàu và sau khi khi lên bờ. Ngoài ra, đối với việc trang bị đầy đủ các thiết bị bảo quản lạnh hoặc các thiết bị làm lạnh trên tàu. 1.2.2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản 1.2.2.1. Hiệu quả tài chính Đối với mọi công cuộc đầu tư thì hiệu quả tài chính là một chỉ tiêu quan trong nhất để xem xét dự án, ra quyết định đầu tư và đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý thực hiện đầu tư, Nó so sánh một cách trực tiếp các nguồn lực mà chủ đầu tư đã phải hy sinh với các kết quả đã đạt được từ hoạt động đầu tư mang lại. Trong tiêu thức này người ta chỉ xem xét hiệu quả thực hiện đầu tư ở trên giác độ tài chính dự án mà chưa xét đến các hiệu quả kinh tế xã hội. * Giá trị hiện tại ròng (NPV) * Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR) * Thời gian thu hồi vốn. * Chỉ số doanh lợi * Phân tích hoà vốn 1.2.2.2. Hiệu quả kinh tế-xã hội CHƢƠNG II THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 2.1. Khái quát chung về lĩnh vực khai thác hải sản của tỉnh BRVT 2.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm khí tượng thuỷ văn 2.1.1.1. Vị trí địa lý Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp với tỉnh Đồng Nai, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với thành phố Hồ Chí Minh, mặt còn lại giáp với Biển Đông với hơn 200km bờ biển, trong đó có 40km bãi tắm. Tổng diện tích tự nhiên 1.975,15km 2 ; dân số trung bình 8841.543 người; mật độ dân số 426,1 người/km 2 . Toàn tỉnh có 5 huyện/thị ven biển, trong đó có huyện đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km(97 hải lý) với 66km bờ biển và là khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia. 2.1.1.2. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn 2.1.2. Tiềm năng nguồn lợi hải sản vùng biển Trữ lượng hải sản của vùng biển Đông Nam bộ ước tính 2.176.892 tấn và khả năng khai thác 873.214 tấn, trong đó trữ lượng cá đáy chiếm khoảng 1.551.889 tấn với khả năng khai thác 620.856 tấn; cá nổi 524.000 tấn và khả năng khai thác 209.600tấn. Riêng vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu theo ước tính của các nhà chuyên môn có khả năng khai thác 170.000-200.000 tấn/năm (nguồn: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2006 – 2015 với tầm nhìn đến 2020). Bảng 1: Biến động trữ lƣợng nguồn lợi cá đáy theo dải độ sâu trong giai đoạn từ 2000 đến 2005 Năm điều tra Dải độ sâu Tổng (172.820 km 2 ) 20-30m (24.640 km 2 ) 30-50m (68.120 km 2 ) 50-100m (51.950 km 2 ) 100-200m (27.910km 2 ) 2000 38.139 131.171 96.242 127.599 393.151 2002 23.521 85.104 73.717 54.299 236.641 2004 40.598 89.685 72.938 91.915 295.136 2005 20.479 88.638 91.030 59.231 259.378 Trung bình 30.684 98.650 83.482 83.261 296.077 2.1.2.1. Nguồn lợi cá: Cá đã điều tra được 661 loài, 319 giống thuộc 138 họ, trong đó họ cá mối [mối vạch, mối thường] và họ cá khế [chủ yếu là cá nục] chiếm tỷ trọng cao về giống loại và cơ cấu sản lượng. Những loài có sản lượng trên 1% tổng sản lượng theo thống kê nhiều năm có tới 11 họ . 2.1.2.2. Nguồn lợi tôm Tôm đã xác định được 35 loài thuộc 2 họ tôm he [Penaeidae] có 7 giống và họ tôm vỗ [Scyllaridae] có 2 giống. Trong số 35 loài tôm kể trên, số loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu chiếm đến 50%. Nhiều loài cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao, tập trung ở khu vực thềm các đảo và ven bờ. 2.1.2.3. Nguồn lợi mực Có 3 bãi mực trong vùng biển Đông Nam bộ, các bãi mực phân bố tập trung ở một số khu vực tại biển Phan Thiết và Vũng Tàu-Côn Đảo; mật độ cao ở độ sâu 20-50 m. 2.1.3. Lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật 2.2.1.1. Lao động khai thác hải sản Dựa theo kết quả điều tra hộ gia đình khai thác hải sản ở BRVT cho thấy kết quả như sau: Hộ gia đình KTHS tại các cộng đồng ngư dân ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhân khẩu từ 5 - 8 người chiếm 77,8% số hộ gia đình được điều tra. Tỷ lệ nam/nữ là 56/44, đây là cơ cấu về giới chênh lệch rất lớn so với cơ cấu về giới chung của cả nước nhưng lại phù hợp với đặc điểm phát triển và nhu cầu lao động của nghề KTHS, nơi cần có nhiều lao động nam giới. Những người ở độ tuổi trên 40 thường tập trung trong các công việc không đòi hỏi sức lực như: chủ tàu hoặc những người nội trợ. Lao động chính thường tập trung ở độ tuổi 19 – 40 tuổi. 2.2.1.2. Tàu thuyền đánh cá Số lượng tàu thuyền máy của tỉnh tăng từ 3.338 chiếc với tổng công suất 151.053 cv (năm 1996) lên 4.933 chiếc với tổng công suất 630.589cv (năm 2005) và tính đến tháng 7 năm 2006 đã đạt 4.980 chiếc với 650.380cv. Tuy nhiên nghề cá Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn đang đứng trước những thách thức lớn do số lượng tàu thuyền nhỏ <90cv vẫn chiếm tỷ lệ lớn với 2.704 chiếc trên tổng số 4.933 chiếc (năm 2005), chiếm trên 55%. Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1996 đến nay chất lượng đội tàu gắn máy của tỉnh đã được cải thiện đáng kể, công suất trung bình cv/tàu tăng từ 45cv/chiếc (năm 1996) lên 127cv/chiếc (năm 2005) và 130cv/chiếc (tháng 7 năm 2006). Bảng 2 : Năng lực tàu thuyền KTHS tỉnh BR - VT giai đoạn 1996 – 2005 Nhóm công suất 1996 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng công suất 151.053 363.996 411.198 463.627 572.917 630.589 Tổng số TT máy 3.338 4.516 4.602 5.063 4.861 4.933 Dưới 20cv 1.361 1.359 1.561 1.147 1.148 20 - 45cv 663 649 769 1.032 1.028 46 - 89cv 936 835 825 550 528 90 - 140cv 694 726 728 665 646 Trên 140cv 862 1.033 1.180 1.467 1.583 (Nguồn: Sở Thủy sản tỉnh BR_VT) 2.2.1.3. Cơ sở hạ tầng * Cơ khí tàu thuyền phục vụ khai thác hải sản * Cảng cá, bến cá * Sản xuất nước đá 2.1.4. Cơ cấu nghề nghiệp và sản lượng khai thác hải sản 2.1.4.1. Cơ cấu nghề nghiệp Trong cơ cấu nghề khai thác hải sản của toàn tỉnh thì nghề lưới kéo đôi chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm 30,3%) sau đó là nghề câu tay mực (chiếm 13,7%), nghề rê ghẹ (chiếm 13,4%) và thấp nhất là nghề câu vàng với tỷ lệ khoảng 0,3% tổng số tàu thuyền máy. Nghề lưới kéo đôi tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2004 là do năng suất khai thác cá bò da rất cao và có đầu ra cho sản phẩm này. Bảng 3: Cơ cấu tàu thuyền, nghề nghiệp KTHS tỉnh BR-VT giai đoạn 2000-2004 Đội tàu 2000 2002 2004 Lưới kéo đơn <20 10 12 20-45 50 93 46-89 85 125 90-140 30 54 98 141-300 45 72 134 >300 20 25 20 Lưới kéo đôi 46-89 459 342 91 90-140 336 570 473 141-300 470 500 543 >300 170 250 366 Lưới rê trôi <20 27 20-89 445 452 138 90-140 29 65 6 >140 25 40 45 Lưới vây 20-89 204 254 147 90-140 85 85 81 >140 95 43 124 Mành 20-89 3 Câu tay cá <20 150 150 232 20-89 358 250 113 Câu tay mực 20-89 600 653 659 90-140 4 21 8 Câu vàng >140 13 Rê ghẹ 20-89 235 323 653 Te xiệp <20 200 230 320 Đăng đáy 20-89 90 90 90 Nghề khác 120 120 250 Tổng số TT máy 4.305 4.602 4.861 (Số liệu thống kê Sở Thuỷ sản BR_VT, 2005) 2.1.4.1. Sản lượng khai thác Bảng 4: Sản lƣợng và thành phần sản lƣợng khai thác hải sản Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Cá 72.410 77.087 79.419 84.600 104.380 111.135 133.178 116.000 126.958 134.000 Tôm 4.727 3.203 3.856 4.627 3.088 3.000 3.209 1.750 2.318 2.200 Mực 15.728 12.794 16.850 17.307 16.535 16.568 18.452 47.25 49.533 52.100 HS khác 11.563 3.589 1.910 4.374 4.679 6.550 5.425 10.000 11.191 11.700 Tổng SL (tấn) 104.428 96.673 102.035 110.908 128.682 137.253 160.456 175.000 190.000 200.000 Tổng CS (cv) 151.053 185.231 240.263 264.555 307.636 363.996 405.591 495.918 572.917 630.589 Năng suất (tấn/cv) 0,69 0,52 0,42 0,42 0,42 0,38 0,40 0,35 0,33 0,32 (Số liệu thống kê Sở Thuỷ sản BR_VT, 2005) 2.2. Thực trạng hiệu quả đầu tƣ của một số loại nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Như đã nêu trên, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có khá nhiều các loại nghề nghiệp trong khai thác hải sản tương ứng với các loại ngư lưới cụ rất đa dạng của ngư dân ở đây. Tuy nhiên, do các hạn chế trong qúa trình thu thập số liệu nên luận văn chỉ lựa chọn một số loại nghề chính của tỉnh để thực hiện nghiên cứu. Việc lựa chọn các loại nghề này cũng như các đội tàu để điều tra được thực hiện một cách ngẫu nhiên để đảm bảo tính độc lập của số liệu. Với các tiêu chí này, dưới đây nghiên cứu sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết về hiệu quả kinh tế của 4 loại nghề khai thác hải sản chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bao gồm: nghề lưới kéo đôi, nghề lưới kéo đơn, nghề lưới vây, nghề lưới rê và nghề câu. 2.2.1. Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới kéo đôi 1. Đầu tư 2. Chi phí cố định Bảng 5: Chi phí cố định của nghề lƣới kéo đôi Hạng mục Thành tiền (Tr.đồng) %/Tổng chi phí cố định Khấu hao tài sản cố định 153.10 50.11% Sửa chữa lớn 75.90 24.84% Trả lãi vay 50.60 16.56% Bảo hiểm 25.91 8.48% Tổng cộng 305.51 100.00% Tổng chi phí cố định/năm của nghề lưới kéo đôi tại Bà Rịa-Vũng Tàu là 305,51 triệu đồng, chiếm 25,74% trong tổng chi phí của đội tàu này. Khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí cố định (50,11%), tiếp theo đó là sửa chữa lớn tàu thuyền, máy móc… hàng năm - chi phí này chiếm 24,84% chi phí cố định, tiền trả lãi vay cũng chiếm phần khá lớn (16,56% tổng chi phí cố định) và cuối cùng là khoản chi cho bảo hiểm có giá trị nhỏ nhất (khoảng 8,48% tổng giá trị chi phí cố định của nghề này). 3. Chi phí biến đổi Theo tính toán, chi phí biến đổi của nghề này trung bình là 881,01 triệu đồng/năm tức là chiếm tới khoảng 74,25% tổng chi phí bình quân cả năm của một đơn vị thuyền nghề. Như vậy, có thể thấy rằng chi phí chủ yếu là phục vụ cho hoạt động khai thác thường xuyên. 4. Doanh thu Tổng doanh thu: 1149.34 triệu VND Tổng chi phí biến đổi: 881.01 triệu VND Tổng chi phí cố định: 305.51 triệu VND Lợi nhuận: - 37.18 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu Bảng 6: Các chỉ tiêu kinh tế của nghề lƣới kéo đôi Các chỉ số kinh tế và trị giá Đơn vị tính Tàu kéo đôi Đầu tư Triệu VND 1531,03 Vốn vay (L) Triệu VND 520,55 Vốn tự có Triệu VND 1010,48 Tỷ lệ vốn tự có/vốn đầu tư (E/Iv) 0,66 Doanh thu một năm (TO) Triệu VND 1149,34 Các chi phí biến đổi trong 1 năm (VC) Triệu VND 881,01 Các chỉ số kinh tế và trị giá Đơn vị tính Tàu kéo đôi Doanh thu sau chi phí biến đổi (CM/năm) Triệu VND 268,33 Chi phí cố định (FC/ năm) Triệu VND 305,51 Lợi nhuận (P)/ năm Triệu VND -37,18 Thời gian thu hồi vốn Năm 13,2 Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu (P/TO) -0,03 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn tự có (P/E) -0,036 Tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (P/Iv) -0,02 2.2.2. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới kéo đơn 1. Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 1005,21 triệu đồng vẫn chủ yếu là đầu tư cho vỏ tàu và máy tàu còn lại đầu tư vào các khoản khác như lưới các thiết bị cơ khí, điện tử thì cũng như nghề lưới kéo đôi, các chi phí này chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng đầu tư. 2. Chi phí cố định Bảng 7: Chi phí cố định của nghề lƣới kéo đơn Hạng mục Thành tiền (tr. đồng) %/ Tổng chi phí cố định Khấu hao tài sản cố định 100.52 49.60% Sửa chữa lớn 49.83 24.59% Trả lãi vốn vay 33.22 16.39% Bảo hiểm 19.08 9.42% Tổng cộng 202.66 100.00% Tổng chi phí cố định của nghề lưới kéo đơn là khoảng 202,66 triệu đồng/năm, chiếm 20,63% tổng chi phí của đội tàu này. Trong các chi phí cố định, chi phí cho bảo hiểm chiếm tỷ lệ ít nhất 9,42 % tổng chi phí cố định. 3. Chi phí biến đổi Tổng chi phí biến đổi của nghề này là 779,4 triệu đồng/năm – so với nghề lưới kéo đôi thì chi phí này ít hơn khoảng 100 triệu đồng. Đối với loại nghề này thì chi phí biến đổi chiếm khoảng 79,36% tổng chi phí cả năm. Như vậy, có thể thấy rằng các chi phí của nghề này vẫn tập trung vào phần chi phí cho hoạt động thường xuyên nhiều hơn là cho các khoản đầu tư cố định và rõ ràng là lợi nhuận của ngư dân sẽ phải phụ thuộc nhiều vào gánh nặng chi phí thường xuyên này. 4. Doanh thu Tổng doanh thu: 975.16 triệu VND Tổng chi phí biến đổi: 779.40 triệu VND Tổng chi phí cố định: 202.66 triệu VND Lợi nhuận: -6.90 triệu VND 5. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế đội tàu [...]... NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC HẢI SẢN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU 3.1 Những định hƣớng chung và cơ hội, thách thức trong việc phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu 3.1.1 Những định hƣớng chung - Phát triển nghề khai thác hải sản theo hướng bền vững - Phát triển đội tàu khai thác xa bờ, giảm số lượng đội tàu khai thác gần bờ - Tăng giá trị khai thác chứ không tăng về sản lượng... lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững 3.1.2 Những cơ hội và thách thức trong việc đầu tƣ phát triển nghề khai thác hải sản * Cơ hội * Thách thức 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ trong hoạt động khai thác hải sản tỉnh BRVT 3.2.1 Bố trí lại nghề khai thác hải sản một cách hợp lý Căn cứ trên kết quả tính toán sản lượng bền vững tối đa, công suất khai thác bền vững tối đa, hiệu. .. vị tính Năm Tàu câu 3,01 0,24 0,35 0,23 2.3 Đánh giá chung các loại nghề khai thác hải sản Với các số liệu đã được điều tra, xử lý, phân tích ở trên ta có thể rút ra một số đánh giá chung về các loại nghề khai thác hản sản của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu như sau: - Nghề lưới kéo đôi: Là một nghề cần đầu tư vốn lớn, có thể nói là lượng vốn cần đầu tư cho nghề này là nhiều nhất so với các nghề khai thác hiện... này nhằm đảm bảo đội tàu thuyền khai thác hải sản xa bờ phải thực sự được đóng và trang bị bằng các trang thiết bị hiện đại phù hợp với tình hình thực tế, đúng với giá trị đầu tư cũng như thích hợp với hoạt động sản xuất khai thác hải sản đặc thù của ngư dân BRVT Các tàu thuyền khai thác được đóng, nâng cấp đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật về kích cỡ thích hợp với hoạt động sản xuất này đồng thời... địa bàn tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giai đoạn đến 2010, có xét đến 2020 9 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thời kỳ 2006-2015 với tầm nhìn đến năm 2020 10 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của các huyện ven biển tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến 2010: Huyện Mộc Xuyên, Đất Đỏ, Long Điền, TP Vũng Tàu 11 Quyết định của thủ tư ng Chính phủ về phê duyệt chương trình khai thác hải. .. của tỉnh về kinh tế, xã hội và tự nhiên Các hoạt động nhằm xúc tiến đầu tư phát triển này có thể lấy nguồn tài chính từ ngân sách chính thức của Nhà nước về khoa học công nghệ và cũng có thể xin hỗ trợ trực tiếp từ các Bộ chủ quản ngành dọc có liên quan KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận - Nghề khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển khá nhanh trong thời gian qua kể cả về năng lực khai thác. .. mức rủi ro khá cao của nghề khai thác hải sản nói chung 2.2.3 Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới vây 1 Vốn đầu tư Vốn đầu tư trung bình cho tàu loại này là 894,47 triệu đồng - loại tàu có vốn đầu tư lớn thứ ba trong số 5 đội tàu được khảo sát ở Bà Rịa- Vũng Tàu 2 Chi phí cố định Bảng 9: Chi phí cố định của nghề lƣới vây Hạng mục Khấu hao tài sản cố định Sửa chữa lớn Trả lãi vay Bảo hiểm Tổng cộng Thành... 117,80 95,51 22,29 6,69 0,06 0,075 0,049 1 Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 695,89 triệu đồng Đây cũng là nghề này khai thác mang tính chọn lọc, đối tư ng đánh bắt của nghề này chủ yếu là các loại hải sản có giá trị cao như mực, các loại cá lớn và có thể xuất khẩu vì thế nghề này trên thực tế đã mang lại hiệu qủa cao cho ngư dân khai thác 2 Chi phí cố định Bảng 13: Chi phí... triệu đồng/đơn vị thuyền nghề thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của nghề này vào khoảng 0,11 2.2.4 Hiệu quả kinh tế của nghề lƣới rê 1 Đầu tư Tổng đầu tư tài sản cố định trung bình của đội tàu này là 451,28 triệu đồng - là mức đầu tư nhỏ nhất trong 5 loại nghề đã được điều tra tại Bà Rịa- Vũng Tàu 2 Chi phí cố định Bảng 11: Chi phí cố định của nghề lƣới rê Hạng mục Khấu hao Sửa chữa lớn Trả lãi... định về hàng hải và yêu cầu kĩ thuật của hoạt động khai thác hải sản xa bờ với những chuyến đi biển xa và dài ngày Các chi tiết về mặt kĩ thuật cần được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kiểm định kĩ lưỡng và xác nhận chất lượng để đảm bảo hiệu quả tối đa sử dụng các trang thiết bị này phục vụ cho khai thác hải sản xa bờ Tỉnh cần có biện pháp khuyến khích các cơ quan nghiên cứu cấp tỉnh và phối hợp . - Hệ thống hoá và hoàn chỉnh quy trình đánh giá hiệu quả đầu tư trong hoạt động khai thác hải sản. - Đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh BRVT. -. hiệu quả đầu tư trong lĩnh vực khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TRONG KHAI THÁC HẢI SẢN 1.1. Đầu tƣ trong lĩnh vực khai. 1: Những vấn đề cơ bản về đầu tư và hiệu quả đầu tư trong khai thác hải sản Chương 2: Thực trạng về hiệu quả đầu tư của hoạt động khai thác hải sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chương 3: Định hướng

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w