Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu

26 792 3
Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa   vũng tàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH    PHAN ĐÌNH ĐÔNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢNHOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU ĐỨC TỈNH RỊA-VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.05 1 MỤC LỤC Trang Mục lục Lời cảm ơn Danh mục các chữ viết tắt bằng tiếng Việt Một số thuật ngữ bằng tiếng Anh Danh mục các đồ, bảng MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Giả thuyết khoa học 3 6 Phương pháp nghiên cứu 4 7 Cấu trúc luận văn 4 8 Những đóng góp của đề tài 4 Chương 1- CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUẢNĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1.1 Một số vấn đề chung về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 5 1.1.1 Khái niệm cơ bản trong kiểm tra, đánh giá KQHT 5 1.1.2 Mục đích đánh giá trong giáo dục 11 1.1.3 Những chức năng và yêu cầu sư phạm trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 12 1.1.4 Nội dung đánh giá kết quả học tập 14 1.1.5 Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 15 1.1.6 Các nguyên tắc, phương pháp và kĩ thuật đánh giá KQHT 18 1.1.7 Vai trò của KTĐG KQHT trong quá trình dạy học 19 1.2 Cơ sở luận của quảnhoạt động đổi mới KTĐG KQHT 23 1.2.1 Bản chất của quảnhoạt động kiểm tra, đánh giá KQHT 23 1.2.2 Nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 29 1.2.3 Quảnhoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT 30 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quảnhoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 34 Kết luận chương 1 36 Chương 2- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢNHOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KTĐG KQHT CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH RỊA-VŨNG TÀU 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội 37 2.2 Vài nét về thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 38 2 các trường THPT trên địa bàn tỉnh Rịa-Vũng Tàu 2.2.1 Tình hình giáo dục THPT 38 2.2.2 Thống kê chất lượng giáo dục khối các trường THPT 38 2.2.3 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các trường THPT trên địa bàn tỉnh BR-VT 40 2.3 Thực trạng công tác quảnhoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá KQHT các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức 41 2.3.1 Thống kê chất lượng giáo dục các trường THPT 41 2.3.2 Tình hình đội ngũ CB, GV và công tác quảnhoạt động đổi mới KTĐG các trường THPT huyện Châu Đức 44 2.4 Đánh giá chung về thực trạng quảnhoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức 62 2.4.1 Những kết quả đạt được 62 2.4.2 Những hạn chế cần khắc phục 63 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 67 Kết luận chương 2 69 Chương 3- MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢNHOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI KTĐG KQHT CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH RỊA-VŨNG TÀU 3.1 Những căn cứ xây dựng các giải pháp 71 3.2 Các giải pháp cụ thể 72 3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về ý nghĩa, yêu cầu và định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá KQHT nhằm tạo động lực đổi mới cho giáo viên, hình thành thái độ tích cực trong học tậpkiểm tra đánh giá học sinh, hạn chế tiêu cực trong thi cử. 72 3.2.2 Giải pháp 2: Quy hoạch đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, cơ cấu, chất lượng đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 76 3.2.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo dạy họckiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. 78 3.2.4 Giải pháp 4: Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá cho giáo viên và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho học sinh. 81 3.2.5 Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả học tậpđổi mới qui trình đánh giá hạnh kiểm của học sinh 89 3.2.6 Giải pháp 6: Bảo đảm tính khách quan, chính xác, công bằng của quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. 98 3.2.7 Giải pháp 7: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới hệ thống thông tin quản lý và 101 3 công tác thi đua khen thưởng. 3.2.8 Giải pháp 8: Xây dựng môi trường văn hóa chất lượng giáo dục trong nhà trường và phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục tham gia hỗ trợ hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá. 104 3.2.9 Giải pháp 9: Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. 106 3.3 Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 108 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 Danh mục công trình của tác giả 114 PHỤ LỤC MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT Viết tắt Viết đầy đủ GD&ĐT GV GVCN HS KQHT KTĐG PT DTNT PHHS QLGD THPT giáo dục và đào tạo giáo viên giáo viên chủ nhiệm học sinh kết quả học tập kiểm tra, đánh giá phổ thông dân tộc nội trú phụ huynh học sinh quản giáo dục trung học phổ thông MỘT SỐ THUẬT NGỮ BẰNG TIẾNG ANH Tiếng Anh Tiếng Việt assessment correction evaluation examination grading item lượng giá hiệu chỉnh, chấm bài đánh giá thi cho điểm, xếp loại/hạng câu hỏi 4 measurement norm, standard objective result subjective tests đo lường chuẩn đánh giá khách quan kết quả học tập chủ quan kiểm tra/ trắc nghiệm LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Ngọc Hợi - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh - người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn Thầy Phạm Quang Huân - Viện phó Viện nghiên cứu Sư phạm, Trường ĐHSP Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và đóng góp ý kiến quý báu để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Hà Văn Hùng, Hội đồng bảo vệ cùng các Thầy phản biện đã có những ý kiến đóng góp quý báu giúp cho luận văn được hoàn thiện hơn. Sau ba năm học tập và nghiên cứu, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: - Khoa Sau đại học Trường Đại học Vinh, Phòng Quản lý Khoa học và Sau Đại học trường Đại học Đồng Tháp và các Thầy, cô đã tham gia quản lý, giảng dạy, động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. - Lãnh đạo Sở Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Rịa-Vũng Tàu, các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. - Đặc biệt, để hoàn thành luận văn này, có sự động viên và giúp đỡ của gia đình tôi. 5 Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng luận văn không thể tránh khỏi sai sót. Kính mong sự góp ý của Hội đồng khoa học, Thầy cô và các bạn. Rịa-Vũng Tàu, tháng 07 năm 2009 Tác giả Luận văn DANH MỤC CÁC ĐỒ đồ Tên đồ Trang 1.1 Quá trình đánh giá KQHT. 9 1.2 Tháp phân loại của Bloom. 14 1.3 Nội dung đánh giá kết quả học tập. 15 1.4 Các hình thức kiểm tra. 15 1.5 Các hình thức đánh giá. 17 1.6 Các phương pháp kiểm tra, đánh giá KQHT. 18 1.7 Mô hình tương tác giữa giảng dạy và đánh giá. 19 1.8 Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình dạy học 20 1.9 Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình và KTĐG 21 1.10 Mối liên hệ thông tin trong quản lí. 23 1.11 Khái niệm quản giáo dục. 24 1.12 Chu trình quản lí. 32 1.13 Chu trình kiểm tra. 34 2.1 Bản đồ tỉnh Rịa-Vũng Tàu. 37 3.1 Các giải pháp QL hoạt động đổi mới KTĐG KQHT 72 3.2 Các cấp bậc nhu cầu của Maslow. 75 3.3 Tiến trình lập kế hoạch đánh giá KQHT. 90 3.4 Quy trình đánh giá KQHT của học sinh. 93 3.5 Quan hệ trong tổ chức lập kế hoạch đánh giá KQHT. 93 3.6 Chu trình “hoạch định - kiểm soát” cơ bản. 95 3.7 Hệ thống truyền tin. 103 3.8 Hệ giá trị nhà trường 105 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang 1.1 So sánh kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo kiểu truyền thống và theo định hướng đổi mới. 32 3.1 Đánh giá mức độ HS tham gia thí nghiệm thực hành. 82 3.2 Tương quan giữa trình độ nhận thức với tỷ lệ câu hỏi 83 6 3.3 Ma trận cho một đề kiểm tra viết. 85 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bối cảnh mới và xu thế mới của giáo dục hiện đại, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự nghiệp giáo dục. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn 7 bản, toàn diện và mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Nghị quyết 40/2000/QH10, Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, ngành giáo dục và đào tạo đã và đang tập trung đổi mới ba khâu cơ bản: đổi mới nội dung giáo dục, sách giáo khoa; đổi mới phương pháp giáo dục và đổi mới đánh giá thi cử. Trong những nội dung đó, đổi mới phương pháp dạy họcđổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Theo GS. Dương Thiệu Tống, trong vấn đề giảng dạy và học tập bất kì cấp học nào cũng đều có bốn vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, đó là: mục tiêu giảng dạy, cấu trúc của nội dung kiến thức, phương pháp giảng dạy và học tập, đánh giá giảng dạy và học tập [46]. Giữa mục tiêu, nội dung, phưong phápkiểm tra đánh giámối quan hệ mật thiết với nhau. Đánh giá một cách chính xác và đáng tin cậy kết quả học tập mới có thể xác định mục tiêu đề ra có đạt được hay không và đạt đến mức độ nào, đồng thời xác định được tính thích hợp của nội dung và hiệu quả của phương pháp giảng dạy, trên cơ sở đó mới tiến hành đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, trong đổi mới giáo dục rất coi trọng đổi mới kiểm tra đánh giá, nếu không đổi mới kiểm tra đánh giá thì quá trình đổi mới giáo dục phổ thông và đổi mới phương pháp dạy học sẽ trở nên hình thức và không đạt hiệu quả. Về tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học, nhà giáo dục G.K. Miller đã nói: “Thay đổi chương trình hoặc phương pháp giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá thì chưa chắc đã thay đổi được chất lượng dạy học. Nhưng khi thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy thì lại có thể tạo nên sự thay đổi theo chiều hướng tốt của chất lượng dạy học” [53, tr.113]. Thực tiễn dạy học và giáo dục hiện nay nước ta, việc kiểm tra đánh giá KQHT của học sinh vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, đó là: kiểm tra đánh giá chưa toàn diện, không đúng, không đủ mục tiêu môn học, chưa chú trọng đến sự cân đối hợp kiểm tra đánh giá ba phương diện mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ; kiểm tra đánh giá chú trọng kiểm tra tri thức tái hiện mà chưa coi trọng việc phát huy tính sáng tạo và năng lực thực hành của học sinh; kiểm tra đánh giá chưa khách quan, chính xác, không căn cứ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Việc kiểm tra đánh giá phụ thuộc vào chủ quan của giáo viên nên không phản ánh đúng năng lực thực tế của học sinh; kiểm tra đánh giá chưa đa dạng về hình thức, kết quả kiểm tra đánh giá không góp phần điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy của giáo viên, kém tác dụng trong việc điều chỉnh động cơ, mục tiêu học tập nên chưa khắc phục được thói quen học tập thụ động của học sinh. Vì vậy, để nâng cao chất lượng 8 dạy và học hiện nay, ngoài việc đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học, việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một vấn đề hết sức cấp thiết. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn diện, đổi mới phương pháp giáo dục; đổi mới đánh giá, thi cử, đồng thời với đổi mớisở vật chất, thiết bị dạy học và công tác quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa giáo dục” [54, tr.114]. Như vậy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh phải thực hiện đồng bộ với đổi mới công tác quảntrường THPT. Hay nói cách khác, hiệu quả của đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mà chủ yếu là người hiệu trưởng. Tuy nhiên, theo thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ chính trị, bên cạnh những thành tích mà ngành giáo dục và đào tạo đã đạt được, còn tồn tại nhiều hạn chế, đó là: “ . Công tác quản giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém khác. Cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn bất cập, chưa đề ra được những giải pháp kịp thời, có hiệu quả để khắc phục hạn chế, yếu kém” [13, tr.2]. Với những lý do trên, việc chọn nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp quảnhoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập các trường THPT huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý giáo dục là cần thiết nhằm đề xuất những giải pháp khả thi trong công tác quảnhoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT nói chung và các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức nói riêng, để việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập trở thành động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của Tỉnh Rịa -Vũng Tàu. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 3.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giáquảnhoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT. 3.2 Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quảnhoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THPT trên địa bàn tỉnh Rịa -Vũng Tàu nói chung và các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức nói riêng trong giai đoạn hiện nay. 3.3 Đề xuất một số giải pháp quảnhoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu. 4. Khách thể nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THPT. 4.2 Đối tượng: Các giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu. 4.3 Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu công tác quản của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu về hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong thời gian hai năm học 2007 - 2008 và 2008 - 2009. - Trong khuôn khổ của luận văn, khái niệm đánh giá kết quả học tập mà đề tài thực hiện chính là đánh giá kết quả học tập bộ môn, thể hiện đánh giá kết quả học lực của học sinh, chủ yếu diễn ra trong quá trình dạy học. 5. Giả thuyết khoa học Việc áp dụng các giải pháp quản lý được đề xuất trong đề tài sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh của Hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh Rịa -Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp: phân tích - tổng hợp - nghiên cứu các văn bản pháp quy, các tài liệu khoa học và khái quát hóa hệ thống lý luận có liên quan đến đề tài. 6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhằm xây dựng cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, bao gồm các phương pháp: Điều tra bằng phiếu hỏi; Quan sát; Tổng kết kinh nghiệm giáo dục; Phương pháp chuyên gia; Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động. 10

Ngày đăng: 19/12/2013, 09:24

Hình ảnh liên quan

1.1.5 Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. - Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa   vũng tàu

1.1.5.

Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Xem tại trang 22 của tài liệu.
+ Về mặt phát triển kĩ năng: tự đánh giá góp phần hình thành thói quen, kĩ năng học tập như: biết vận dụng các kiến thức đã học, phát hiện và giải quyết vấn đề, biết lựa chọn và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề tối ưu hơn. - Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa   vũng tàu

m.

ặt phát triển kĩ năng: tự đánh giá góp phần hình thành thói quen, kĩ năng học tập như: biết vận dụng các kiến thức đã học, phát hiện và giải quyết vấn đề, biết lựa chọn và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề tối ưu hơn Xem tại trang 25 của tài liệu.
đạt tư duy hình tượng. X - Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa   vũng tàu

t.

tư duy hình tượng. X Xem tại trang 26 của tài liệu.
dụng mỗi phương pháp đúng lúc, đúng chỗ. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng so sánh sau: - Một số giải pháp quản lí hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ở các trường THPT huyện châu đức, tỉnh bà rịa   vũng tàu

d.

ụng mỗi phương pháp đúng lúc, đúng chỗ. Điều này được thể hiện cụ thể qua bảng so sánh sau: Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan