1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần xi măng trung hải – hải dương sau cổ phần hóa

4 270 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 267,34 KB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa Vũ Thu Hường Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Anh Tài Năm bảo vệ: 2015 Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Đánh giá thực trạng về hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường Hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi mang Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. Keywords. Quản lý điều hành; Quản trị kinh doanh; Công ty cổ phần; Hiệu quả hoạt động Content 1. Tính cấp thiết của đề tài: Hoà chung với sự phát triển của kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang trên đường hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), đang thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) Việt Nam đã tham gia diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, Việt Nam đã ký nhiều hiệp định song phương và đa phương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước chưa thật sự có hiệu quả. Đa phần kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền, khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường thấp vì phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sử dụng công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị lỗi thời, thiếu đồng bộ, trình độ tổ chức quản lý yếu kém. Điều đó đã phần nào làm giảm đi vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước bên cạnh sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế khác như kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết, kết luận của Trung ương về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu, trong đó: cổ phần hóa được xem như là một giải pháp hữu hiệu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm chuyển đổi sở hữu vốn nhà nước sang sở hữu nhiều thành phần, huy động vốn của toàn dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển. Phải chăng những thay đổi căn bản về mặt tổ chức quản lý đã làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần. Nhưng thực tế không phải doanh nghiệp nào sau cổ phần đều hoạt động có hiệu quả, đa phần những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh có lãi được cổ phần hóa bước đầu đã có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này được mở rộng thể hiện qua sự tăng trưởng của các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận so với trước khi cổ phần. Trong thời gian qua hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở tỉnh Hải Dương chưa cao. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi Măng Trung Hải - Hải Dương sau cổ phần hoá” để nghiên cứu và viết Luận văn phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Câu hỏi nghiên cứu: - Đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần so với trước khi cổ phần có gì thay đổi? - Công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác cổ phần hoá như thế nào? - Quản trị doanh nghiệp của công ty khi cổ phần có gì khác biệt so với trước khi cổ phần? - Niêm yết cổ phiếu Trung tâm Giao dịch chứng khoán là cần thiết để huy động vốn phục vụ SXKD? - Đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá trong DNNN?. 2. Tình hình nghiên cứu: Tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 9 khóa IX, Nghị quyết Đại hội XI và các Nghị quyết, kết luận của Trung ương về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước phù hợp với bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế của nước ta ngày càng đi vào chiều sâu. Do đó, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho tới nay đã thực sự trở thành một trong những thách thức phải vượt qua, trên con đường tiếp tục đổi mới kinh tế, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Không vượt qua được thách thức này là rất nguy hại cho chính thành phần kinh tế nhà nước nói riêng và cho cả nền kinh tế quốc dân nói chung. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. Nhiệm vụ nghiên cứu: từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau: + Phản ánh thực trạng trước khi thực hiện cổ phần hóa DNNN. + Phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về Công ty cổ phần, tình hình cổ phần hóa ở nước ta, hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa tại Công ty cổ phần xi măng Trung Hải - Hải Dương. Về thời gian tập trung phân tích đánh giá tình hình hoạt động trước và sau cổ phần tại Công ty CP Xi măng Trung Hải – Hải Dương. Về không gian: từ phân tích đánh giá các tiêu chí hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty cổ phần sau cổ phần hóa. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử chủ nghĩa Mác – Lê nin, quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các Nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Vận dụng phân tích các số liệu nhiều năm theo báo cáo tài chính của Công ty CP Xi măng Trung Hải – Hải Dương trước và sau cổ phần hóa. Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp đặc thù trong nghiên cứu như: Phương pháp mô tả: phân tích, thống kê, tổng hợp, diễn giải, đối chiếu so sánh trên cơ sở dữ liệu thống kê. Các Quyết định của tỉnh về chủ trương thực hiện cổ phần hóa, công bố xác định giá trị cổ phần hóa tại Công ty Xi măng Trung Hải – Hải Dương. Báo cáo tài chính các năm của Công ty trước và sau cổ phần. + Phương pháp chuyên gia. Thảo luận với PGS . TS Trần Anh Tài – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội nhằm tìm hiểu các vấn đề về đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần + Phương pháp phân tích. Phân tích định tính dựa trên các số liệu thu thập được từ bảng câu hỏi nhằm đưa vấn đề liên quan đến hiệu quả hoạt động của công ty CP Xi Măng Trung Hải - Hải Dương sau cổ phần hoá. 6. Những đóng góp của luận văn: Từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu luận, các cơ sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thực trạng của công ty Xi măng Hải Dương trước khi thực hiện cổ phần hóa. Từ đó, luận văn góp phần đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Xi măng Trung Hải – Hải Dương. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và Tài liệu tham khảo Luận văn chia làm 03 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động tại Công ty CP Xi măng Trung Hải - Hải Dương. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty CP Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. References 1. Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương (2002), 10 Thách thức đối với cổ phần hoá, Tr 117-132, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 2. Ban Đổi mới và phát triển doanh nghiệp tỉnh Hải Dương (2002-2006), Báo cáo sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước thuộc tỉnh Hải Dương quản lý. 3. Nguyễn Thị Hồng Liên (2001), Một số vấn đề quản lý Nhà nước trong quá trình đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính Hà Nội, Hà Nội. 4. Phạm Viết Muôn (2002), Những giải pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Cổ phần hoá giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước, Tr. 38-39, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Nghĩa (2002), Bài học kinh nghiệm cổ phần hoá ở Trung Quốc, Cổ phần hoá giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước, Tr. 20-24, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Minh Thông (2002), Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt quá trình cổ phần hoá, Cổ phần hoá giải pháp quan trọng trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước, Tr. 8-13, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Internet 7. Bảo Anh (2010), Cổ phần hoá lợi lớn, lo nhiều, Webside: www.vneconomy.vn 8. Điệp Bảo(2013), “Hiệu quả từ cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước”, Đài phát thanh truyền hình tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2013, <http://brt.com.vn/21/68367/Hieu-qua-tu-co-phan-hoa-doanh-nghiep-Nha-nuoc.htm> 9. Nguyễn Bình (2010), “Cổ phần hoá: bất khả thi trước hạn chót”, Webside: www.tuanvietnam.net 10. Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Luy(2008), “Một số hạn chế trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số tháng 3, 2008 11. Equitization Process in Vietnam, <http://www.eurochamvn.org/sites/default/files/EquitizationProcessVietnam.ppt#571,7,Slide7> 12. Trần Ngọc Hiên(2010), “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - thực trạng và giải pháp”,Tạp chí Cộng Sản, <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu- Traodoi/2010/167/Co-phan-hoa-doanh-nghiep-nha-nuoc-thuc-trang-va-giai.aspx> 13. Hải Lý (2010), “Cổ phần hoá lại vướng chính sách”, Webside: www.thesaigontime.vn 14. Phạm Viết Muôn (2012), Phương hướng và giải pháp tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/14/1660/ 15. Lê Đức Thọ, “Đảng bộ Vietinbank lãnh đạo đẩy nhanh tiến trình cố phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước”, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2013, http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/research/10/101220.html 16. Đỗ Mai Thành (2008) “Nhìn lại quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản số 102/2006, truy cập 26/03/2013. . Abstract. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Đánh giá thực trạng về hoạt động của Công ty cổ phần Xi măng Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. Đề xuất một. tăng cường Hiệu quả hoạt động của Công ty cổ phần Xi mang Trung Hải – Hải Dương sau cổ phần hóa. Keywords. Quản lý điều hành; Quản trị kinh doanh; Công ty cổ phần; Hiệu quả hoạt động Content. luận về Công ty cổ phần, tình hình cổ phần hóa ở nước ta, hoạt động kinh doanh sau cổ phần hóa tại Công ty cổ phần xi măng Trung Hải - Hải Dương. Về thời gian tập trung phân tích đánh giá tình

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w