Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
318,05 KB
Nội dung
1 Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam Vi Quỳnh Anh Trƣờng Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Hà Văn Hội Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Hoạt động kinh doanh; Quản trị kinh doanh; Quản lý điều hành. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là vấn đề có tính chiến lƣợc đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trƣờng, vì đó là cơ sở quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Kinh doanh đạt hiệu quả cao cho phép doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình tái sản xuất ở mức độ ngày càng cao. Đồng thời tạo ra nguồn thu để đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc. Vì thế nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn giữ vị trí quan trọng trong quá trình cấu trúc lại nền Kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả kinh doanh còn có nhiều vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, có thể kể đến: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ quản lý kinh doanh cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị dễ dàng thực hiện chức năng quản trị tại doanh nghiệp mình; đồng thời đó là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 2 Sản xuất kinh doanh có hiệu quả chính là điều kiện sống còn đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào; hơn thế nữa mục tiêu chính và lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với xã hội: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp tiết kiệm nguồn lực và tài nguyên cho xã hội. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp là điều kiện để tăng khả năng đóng góp của doanh nghiệp cho nền kinh tế quốc dân. Có thể nói, so với các công ty hoạt động trong cùng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động thì Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam còn rất non trẻ, quá trình hoạt động cũng gặp không ít khó khăn do sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành, biến động bất thƣờng của thị trƣờng. Sự biến động lớn nhất sảy đến với công ty có thể kể đến là sự giảm quy mô công ty năm 2009. Vì vậy, ban lãnh đạo công ty đã sớm đƣa ra mục tiêu chính của công ty là phải bám sát ngành nghề kinh doanh là ngành in, duy trì mối quan hệ làm ăn với các đối tác khu vực các tỉnh miền bắc, từ đó xây dựng uy tín và quy mô cho công ty, đƣa ra các mặt hạn chế trong sản xuất, kinh doanh mà công ty chƣa khắc phục đƣợc từ đó đƣa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới, mong muốn kinh doanh có lợi nhuận cao hơn mang lại lợi ích cho công ty đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và tích cực hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. Xuất phát từ những lợi ích khi nâng cao hiệu quả kinh doanh trong công ty và với mục tiêu tiêu mang những kiến thức đã học đƣợc vào thực tế, góp phần nhỏ bé trong việc xây dựng và phát triển công ty đó là lý do tôi đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thương mại Tiến Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trƣớc hết, nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác nhau. Trong cuốn sách “ Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp” do nhà xuất bản thống kê phát hành (1998), đã viết khá chi tiết về những nghiên cứu và khám phá 3 những lý thuyết cơ sở về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Đồng thời đƣa ra các quan điểm nhìn nhận về nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nhƣ: Quan điểm của nhà kinh tế học ngƣời Anh – Adam Smith, cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá"; Quan điểm thứ hai cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí"; Quan điểm thứ ba cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh đƣợc đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó"; Quan điểm thứ tƣ cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là mức độ thoả mãn yêu cầu quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng với tƣ cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi ngƣời trong doanh nghiệp"; Có rất nhiều quan điểm khác nhau nhìn nhận về vấn đề này, chi tiết vấn đề xin đƣợc đề cập rõ hơn trong bài luận văn. Nói chung, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Cũng liên quan đến vấn đề này, trong tác phẩm “Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp”, do nhà xuất bản thống kê ấn hành (1994), GS Đỗ Hoàng Toàn lại chỉ ra một quan điểm mới về hiệu quả kinh doanh, Ông cho rằng: "Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp để lựa chọn các phƣơng án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động thực tiễn ở mọi lĩnh vực kinh doanh và tại mọi thời điểm. Bất kỳ các quyết định cần đạt đƣợc phƣơng án tốt nhất trong điều kiện cho phép, giải pháp thực hiện có tính cân nhắc, tính toán chính xác phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong từng điều kiện cụ thể". Nói chung, doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Nghiên cứu các vấn đề đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty. Trong tác phẩm“ Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ”, do nhà xuất bản Hà Nội phát hành (2005), đã đƣa ra các cách thức phân tích nhƣ: Phân tích tình hình chi phí trong doanh nghiệp thƣơng mại – dịch vụ; Phân tích tình hình kết quả kinh doanh và phân tích kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thƣơng mại – dịch vụ; Phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ. Qua đó có thể sử dụng các phân tích này để phân tích và đánh giá một cách chính xác về thực trạng tình hình tài chính, chi phí và kết quả kinh doanh của Công ty. 4 Bài viết “Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” Và bài viết “Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp”, của trƣờng Đại học kinh tế quốc dân trên Báo điện tử Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam; Các bài viết trên chỉ rõ, khi đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải coi các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Bài viết cũng chỉ ra, để thực hiện đánh giá thực trạng hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp cần sử dụng Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp; Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định; Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động; Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các bảng báo cáo tài chính của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam trong những năm gần đây để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty. Nghiên cứu về gợi ý các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Một số tác phẩm và bài viết có đề cập đến bao gồm: Cuốn sách “Để xây dựng Doanh nghiệp Hiệu quả” của tác giả: Michael E.Gerber, Dịch giả: Phƣơng Thúy, do Nhà xuất bản Lao động xã hội ấn hành. Tác phẩm này đƣa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Tác giả cho rằng để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả thì ngƣời chủ doanh nghiệp phải xác định đƣợc các vấn đề cơ bản. "Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả" , Gerber chỉ ra một thực tế là hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sƣ, lập trình viên, kế toán họ làm rất tốt công việc chuyên môn, vì vậy họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, họ sẽ có cơ hội tự do làm công việc yêu thích và kiếm đƣợc nhiều tiền hơn. Nhƣng khi thành lập doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thƣờng có khuynh hƣớng tiếp tục làm những gì họ giỏi và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác của kinh doanh. Thiếu mục tiêu nên quá tải, kiệt sức và cuối cùng phá sản. Thay vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc. Thực ra, vai trò doanh nghiệp hoàn toàn khác: họ cần tạo dựng một doanh nghiệp hoạt động độc lập với bản thân. Chủ doanh nghiệp phải hình dung ra sao, cần hoạch định các chiến lƣợc nào về nhân sự, marketing, quản lý Dần dần, chủ doanh nghiệp phải kiểm 5 tra, đánh giá và thiết lập hệ thống văn bản cho từng vị trí để thay thế mình khi học không có mặt tại doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt những điều trên, doanh nghiệp của bạn sẽ trở thành một "sân chơi", trong đó mọi ngƣời đều tìm đựơc vị trí phù hợp cho mình để phát huy tốt nhất năng lực và sở trƣờng của bản thân. Bài viết “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp”, của Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân trên Báo Tài nguyên Giáo dục mở Việt Nam; Bài viết này dựa trên cơ sở phân tích những nguyên nhân tạo nên những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại trong các doanh nghiệp. Từ đó có những biện pháp hạn chế những tồn tại, tháo gỡ khó khăn, khai thác triệt để các thuận lợi. Để có thể đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bài viết cũng đƣa ra một số biện pháp và chi tiết thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, bao gồm: Thứ nhất: Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. Kinh tế thị trƣờng càng phát triển thì hoạt động marketing càng giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và nghiên cứu thị trƣờng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hƣớng tới. Hiệu quả của công tác này đƣợc nâng cao có nghĩa là các doanh nghiệp càng mở rộng đƣợc nhiều thị trƣờng, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần năng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai: Xây dựng chính sách sản phẩm. Để khai thác hết tiềm năng của các đoạn thị trƣờng, cần xây dựng những chính sách đa dạng hoá sản phẩm một cách khả thi, mở rộng tuyến sản phẩm. Có thể nói trong chính sách sản phẩm có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhƣ chất lƣợng sản phẩm, sự cải tiến mẫu mã, nếu doanh nghiệp giải quyết tốt sẽ ảnh hƣởng tích cực đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ ba: Xây dựng chính sách giá cả hợp lý. Giá cả sản phẩm không chỉ là phƣơng tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng. Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp. Do đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ tư: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lƣợng sản phẩm đƣợc hình thành trong suốt quá trình từ chuẩn bị sản xuất đến sản xuất và nhập kho thành phẩm. Vì vậy, trong quá trình sản xuất cần phải thực hiện các biện pháp quán triệt nghiệp 6 vụ để kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, Doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các bƣớc của công đoạn sản xuất. Thứ năm: Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Con ngƣời tác động đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm Chính vì vậy, trong bất kỳ chiến lƣợc phát triển của bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng không thể thiếu con ngƣời đƣợc. Thứ sáu: Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nƣớc. Ngoài việc sử dụng vốn có hiệu quả Doanh nghiệp cần phải biết tiết kiệm chi tiêu chống lãng phí trong chi phí hành chính, tập trung vốn có trọng điểm. Thứ bảy: Tăng cường liên kết kinh tế. Liên kết kinh tế là hình thức phối hợp hoạt động kinh doanh trong một lĩnh vực nào đó nhằm mục đích khai thác tốt nhất, hiệu quả nhất tiềm năng thế mạnh của mỗi bên tham gia vào mối quan hệ liên kết. Đẩy mạnh công tác nâng cao uy tín của mỗi bên tham gia liên kết trên cơ sở nâng cao chất lƣợng, sản lƣợng sản xuất, mở rộng thị trƣờng, nâng cao hiệu quả kinh tế. Vấn đề nghiên cứu và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn. Việc này đòi hỏi công ty Tiến Nam phải chủ động phân tích tình hình, đƣa ra các giải pháp phù hợp với thị trƣờng nhằm đƣa ra hƣớng đi tốt nhất giúp công ty có sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trƣờng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống lý luận về hiệu quả kinh doanh sẽ tạo lập cơ sở lý thuyết để nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam những năm gần đây. Đồng thời sử dụng cơ sở lý thuyết đó để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, khái quát những thành công và hạn chế của công ty trên 7 khía cạnh hiệu quả kinh doanh và đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, qua đó phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam trong thời gian qua. Trong đó, tập trung chủ yếu vào nghiên cứu tình hình sử dụng vốn, sử dụng nhân lực và tài sản của công ty. Chuyên đề này chủ yếu sử dụng số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong những năm 2011, 2012, 2013. Qua đó có thể trả lời đƣợc các câu hỏi: Tại sao trên báo cáo tài chính các chỉ số kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định? Sự mất ổn định này có ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh doanh của công ty không? Công ty cần làm gì để kinh doanh hiệu quả hơn trong thời gian tới? Từ đó có những đánh giá, kết luận cũng nhƣ đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam trong thời gian tới. 5. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích xu hƣớng và mức ảnh hƣởng của từng nhân tố đến từng chỉ tiêu hiệu quả cần phân tích. Luận văn sử dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp phân tích định lƣợng ( phƣơng pháp phân tích chi tiết). - Phƣơng pháp so sánh: So sánh là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tƣơng tự để xác định xu hƣớng và mức độ biến động của các chỉ tiêu đó. Luận văn so sánh các số liệu của công ty năm sau so với năm trƣớc để nhận biết rõ xu hƣớng tăng giảm, nhận định doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các biện pháp khắc phục. - Phƣơng pháp phân tích định lƣợng ( phƣơng pháp phân tích chi tiết): Để phân tích một cách sâu sắc các đối tƣợng nghiên cứu, không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp mà còn phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành nên các chỉ tiêu tổng hợp, tức là chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích đƣợc tiến hành các hƣớng sau: 8 + Chi tiết các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu: các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Việc chi tiết nhằm đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự biện động của chỉ tiêu, từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý. Tùy theo yêu cầu và mục đích trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà tiến hành chi tiết thao tác các yếu tố cấu thành ở mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả đạt đƣợc. + Chi tiết theo thời gian: là chi tiết đến những chỉ tiêu phân tích theo những khoảng thời gian khác nhau nhƣ: Ngày, tháng, quý, năm nhằm đánh giá sự biện động của các chỉ tiêu giữa các kỳ khác nhau. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh đƣợc chính xác, tìm ra các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Chi tiết địa điểm: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thƣờng đƣợc đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên nhiều địa điểm khác nhau. Chi tiết theo từng địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của cả doanh nghiệp. Việc chi tiết này có tác dụng rất lớn trong hạch toán kinh doanh nhằm đánh giá thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 6. Những đóng góp của luận văn Luận văn có một số đóng góp mới nhƣ sau: - Luận giải rõ vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam giai đoạn 2009 – 2013 và chỉ rõ những hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam . 7. Bố cục luận văn Luận văn gồm 3 chƣơng chính là: CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9 CHƢƠNG 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam giai đoạn 2009 – 2013. CHƢƠNG 3: Định hƣớng và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam qua các năm 2011, 2012, 2013. 2. Hà Ngọc Bích,(2005), Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần đường sông Miền Nam, Luận văn tốt nghiệp, trƣờng Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mai Ngọc Cƣờng, (1999), Doanh nghiệp và Chính phủ trong nền kinh tế thị trường, NXB thống kê, Hà nội. 4. Michael E.Gerber, Dịch giả, Phƣơng Thúy , Để xây dựng Doanh nghiệp Hiệu quả, NXB Lao động xã hội. 5. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, Học viện tài chính (2005) – Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội 6. Nguyễn Đăng Hạc, (1999), Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, NXB Xây dựng, Hà nội. 7. Nguyễn Văn Công, (1999), Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính, Hà nội 8. Nhà xuất bản Hà Nội, (2005), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp Thương mại – Dịch vụ. 9. Nhà Xuất Bản Thống kê, (1998), Những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp. 10. Phạm Thị Gái, (2004), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB thống kê, Hà nội 11. Phạm Thanh Hải (2002), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty xây lắp và vật tư xây dựng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, đại học kinh tế quốc dân, Hà nội 12. Trƣơng Đoàn Thể, Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 10 13. Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp, (1997), Quản trị Kinh doanh tổng hợp, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Trung tâm đào tạo Quản trị kinh doanh tổng hợp, (2000), Chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân. 15. Trung tâm thông tin và tƣ vấn biên thoại doanh nghiệp, (2008) Làm gì để doanh nghiệp thành đạt, NXB Lao động xã hội. 16. Vũ Duy Hào (2000), Những vấn đề cơ bản về quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB thống kê, Hà nội Các webside: 17. http://www.voer.edu.vn 18. Dag.vn/Handlers 19. www.saga.vn 20. http://123doc.vn . cũng nhƣ đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam trong thời gian tới. 5. Phương. vai trò và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam giai. về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 9 CHƢƠNG 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp In và Thƣơng mại Tiến Nam giai đoạn 2009 – 2013. CHƢƠNG 3: Định hƣớng và