1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong việc học tập môn giáo dục công dân của học sinh lớp 10 trung học phổ thông (qua khảo sát tại một số trường ở tỉnh bà rịa vũng tàu)

9 517 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 303,73 KB

Nội dung

Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong việc học tập môn giáo dục công dân của học sinh lớp 10 trung học phổ thông (Qua khảo sát tại một số trường ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Nguyễn Thị Lương Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Phòng Năm bảo vệ: 2009 Abstract: Phân tích chỉ rõ tính đặc thù của học sinh khối lớp 10 với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân. Phân tích thực trạng phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh khối 10 (Qua khảo sát một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu). Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khối 10 trong học tập môn giáo dục công dân. Keywords: Chủ thể nhận thức; Môn giáo dục công dân; Triết học; Trung học phổ thông Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời gian qua, vấn đề đạo đức xã hội ở nước ta đang diễn ra rất phức tạp, đạo đức xã hội có phần bị xuống cấp, điều đáng lo ngại hơn cả là "có một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước" [23, tr.21]. Hiện tượng thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử, dùng tiền để "mua điểm", "mua bằng cấp", hiện tượng đánh thầy chửi bạn có nguy cơ trở thành một tệ nạn. Không những thế, những tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy cũng đang có xu hướng du nhập vào nhà trường gây ảnh hưởng tiêu cực đối với học sinh. Tại sao trong một bộ phận học sinh hiện nay lại có sự sa sút về mặt phẩm chất đạo đức? Hiện tượng đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng phải thấy rằng nguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua chúng ta ít quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho 2 những đối tượng này, gia đình và xã hội gần như "gửi gắm", thậm chí "khoán trắng" công việc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường lại có xu hướng coi nhẹ, thậm chí buông lỏng giáo dục đạo đức, chạy theo giáo dục văn hóa đơn thuần vì mục đích thi cử. Trước thực trạng đó cho thấy, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh có tầm quan trọng đặc biệt, nhiệm vụ nặng nề này được giao phó chủ yếu cho môn giáo dục công dân. Tuy nhiên, trong các trường THPT phương pháp giáo dục đạo đức vẫn còn áp đặt, một chiều không đem lại hứng thú cho học sinh, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân còn nhiều bất cập dẫn đến học sinh chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, do đó, học sinh chưa biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, hiệu quả thực tiễn của môn học chưa cao, môn học chưa đứng đúng với vị trí, vai trò của nó trong hệ thống môn học của trường THPT. Hồ Chủ tịch đã từng khẳng định: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì sự nghiệp trăm năm trồng người”. Việc trồng người đó, không thể không có sự tham gia của môn giáo dục công dân. Với những lí do trên, tôi chọn đề tài “phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh THPT (qua khảo sát tại một số trường THPT ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) làm đề tài nghiên cứu. Với đặc thù là một tỉnh miền Đông nam bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa phát triển nhanh, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Mục tiêu tổng quát của tỉnh đặt ra là: Phấn đấu đến năm 2010, Bà Rịa - Vũng Tàu cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế. Để cung cấp cho tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung những công dân tương lai có các phẩm chất vừa “hồng” vừa “chuyên”, sống có lí tưởng, biết phát huy và bảo toàn các giá trị truyền thống của dân tộc… thì việc nghiên cứu nhằm phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân là nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, giúp đưa tri thức của môn học vào cuộc sống nhằm phát huy hơn nữa chức năng và nhiệm vụ mà môn học đảm nhiệm. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề liên quan đến chủ thể nhận thức, khách thể nhận thức đã được một số tác giả nghiên cứu như: Luận án tiến sỹ của Nguyễn Tiến Thủ “Quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay”, Hà Nội, 2001. Luận án tập trung nhiều vào lý luận về chủ thể và khách thể nhận thức theo tinh thần triết học duy vật biện chứng. Luận án đề cập tới sinh viên Việt nam nói chung với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập nói chung. 3 Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Đức Hoàn “Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng ở Việt Nam hiện nay” (Qua thực thế một số trường cao đẳng ở tỉnh Hải Dương), Hà Nội, 2001. Luận văn tập trung vào đối tượng là sinh viên cao đẳng khối kinh tế kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương. Luận văn thạc sỹ triết học của Đoàn Thị Toan “Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình hiện nay” Hà Nội, 2005. Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng Thái Bình, nghiên cứu thực trạng và những vấn đề đặt ra khi nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở Thái Bình hiện nay, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên ở tỉnh Thái Bình Luận văn thạc sĩ triết học của Hồ Thị Hoa “Vấn đề nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học ở nước ta hiện nay (qua thực tế tỉnh Kiên Giang)”, Hà Nội, 2000. Luận văn đã phân tích mối quan hệ điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học, làm rõ tầm quan trọng của việc cao nhân tố chủ quan trong giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay, đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò nhân tố chủ quan, trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông trung học hiện nay. Luận văn thạc sỹ của Phùng Minh Hải “Vấn đề phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ hiện nay”, Hà Nội, 2003. Luận văn tập trung vào nghiên cứu đối tượng là học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ. Một số tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác cũng đề cập tới vai trò chủ thể và khách thể cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chủ thể và khách thể như: “Hệ tự tưởng Đức”, “Biện chứng của tự nhiên”, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “Bút ký triết học”… Tác phẩm “Phát huy tinh thần học tập cầu học, cầu tiến bộ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh tới vai trò chủ thể nhận thức trong học tập. Trong các Nghị quyết của Đảng ta, đặc biệt là các nghị quyết từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX luôn đề cập đến vấn đề phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao tinh thần tự học… Tuy có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh, sinh viên ở mọi cấp học. Song vấn đề “Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh trung học sinh lớp 10 ( qua khảo sát một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Bà Rịa - Vũng 4 Tàu)” với đối tượng là học sinh lớp 10 - THPT ở một tỉnh miền Đông Nam Bộ là một đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn cấp bách và còn là vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục được nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích thực trạng phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh khối lớp 10 (Qua khảo sát một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa vai trò tích cực của khối học sinh này trong học tập môn giáo dục công dân. * Nhiệm vụ nghiên cứu:  Phân tích chỉ rõ tính đặc thù của học sinh khối lớp 10 với tư cách là chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân.  Phân tích thực trạng phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh khối 10 (Qua khảo sát một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu).  Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh khối 10 trong học tập môn giáo dục công dân. 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Việc nhận thức môn giáo dục công dân của học sinh khối 10. * Phạm vi khảo sát: Một số trường THPT ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong 5 năm gần đây (2006-2010). 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu - Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức với khách thể nhận thức theo phương pháp lý luận nhận thức của triết học duy vật biện chứng; vận dụng quan điểm của Đảng và nhà nước về giáo dục đào tạo, xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. - Phương pháp nghiên cứu: + Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. + Kết hợp giữa phân tích và tổng hợp, phối hợp với các phương pháp so sánh, thống kê… để làm rõ vấn đề mà luận văn đề cập. 6. Đóng góp của luận văn Làm tài liệu tham khảo cho các trường THPT trong giảng dạy môn Giáo dục công dân. Vì lẽ đó, những vấn đề mà luận văn đề cập và giải quyết sẽ góp phần thiết thực vào cải tiến và đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Giáo dục công dân ở các trường THPT ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo luận văn này gồm 3 chương , 6 tiết. Chương 1. Tầm quan trọng của việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức của học sinh khối 10 trong việc học tập môn giáo dục công dân. Chương 2. Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh khối 10 ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - Thực trạng và vấn đề đặ ra. Chương 3. Một số phương hướng và giải pháp nhằm phát huy vai trò của chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân khối 10 ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. References 1. Báo An ninh Thủ đô (17/12/2008). 6 2. Đỗ Tuyết Bảo (2001), Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sỹ Triết học. 3. Nguyễn Trọng Bảo (chủ biên - 1996), Gia đình, nhà trường, xã hội với việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giáo dục đại học chuyên nghiệp hội nhập và thách thức, Hà Nội. 5. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Bính (chủ biên - 2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình sách giáo khoa môn Giáo dục công dân, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 7. Phạm Thị Minh Chính (2005), Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng giáo viên trung học phổ thông, Luận văn thạc sỹ. 8. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 9. Chính phủ số 1534/CP-KG (14/10/2004), Báo cáo về tình hình giáo dục trình Quốc hội, Hà Nội. 10. Nguyễn Xuân Cúc (17/8/2004), "Nguyên nhân nào làm giảm sút chất lượng giáo dục", Báo Giáo dục và Thời đại, (100). 11. Nguyễn Cương (1998), Góp phần tìm hiểu một số quy định trong giáo dục đại học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 12. Đặng Ngọc Dinh (chủ biên - 1995), Việt Nam, tầm nhìn đến năm 2000, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Tất Dong (1995), Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Dương Tự Đam (1999), Những phương pháp tiếp cận thanh niên hiện nay, Nxb. Thanh niên, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Đản (5/2004), "Quan niệm về chất lượng giáo dục", Tạp chí Giáo dục. 16. Đỗ Ngọc Đạt (1998), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 7 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ hai, khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Điều lệ trường Trung học (2000), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 29. Hà Minh Đức (3/2004), Nghĩ về chuẩn mực và chất lượng giáo dục, Kỷ yếu Hội thảo "Đổi mới giáo dục Việt Nam: Hội nhập và thách thức". 30. Trần Khánh Đức (3/2004), "Thực trạng và các giải pháp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của các trường đại học Việt Nam", Tạp chí Phát triển giáo dục, (3). 31. Giáo dục các nước trên thế giới (2002), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Tô Xuân Giáp (2001), Phương tiện dạy học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 33. Trần Văn Hà (2000), "Học hỏi và tự học", Tự học, (1). 34. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Phạm Minh Hạc (10/7/2000), "Kinh tế tri thức và phát triển giáo dục, đào tạo", Báo Nhân dân, tr.4. 36. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 37. Vũ Ngọc Hải (3/2004), Cải cách giáo dục đại học Việt Nam phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa từng bước xây dựng, phát triển nền kinh tế trí thức định hướng xã hội chủ nghĩa, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giáo dục Việt Nam: Hội nhập và thách thức. 8 38. Phùng Minh Hải (2003), Vấn đề phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của học viên hệ Trung cấp lý luận chính trị ở Cần Thơ hiện nay, Hà Nội. 39. Nguyễn Đức Hoàn (2001), Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên cao đẳng ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội. 40. Nguyễn Minh Hiển (1998), "Chủ trương và giải pháp chủ yếu để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học từ nay đến năm 2000", Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, (5). 41. Nguyễn Văn Hợi (1990), "Cơ sở lý luận của việc biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo", Tạp chí Triết học. 42. Đỗ Huân (2001), Sử dụng thiết bị nghe nhìn trong dạy - học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 43. Phạm Quang Huân (5/2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ trong quá trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục", Tạp chí Giáo dục, (87). 44. Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Đặng Thành Hưng (3/2004), "Chuẩn giáo dục và chương trình giáo dục", Tạp chí Phát triển giáo dục, (3). 46. Luật Giáo dục (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Luật Giáo dục (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 49. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 50. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 51. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 52. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 10, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 53. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 54. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. C.Mác-Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9 63. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Lưu Xuân Mới (1996), "Trắc nghiệm với việc cải tiến phương pháp đánh giá thành quả học tập", Tạp chí phát triển giáo dục, (6). 69. Trần Văn Nhung (5/2004), "Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam: Hội nhập và thách thức", Tạp chí Giáo dục, (86). 70. Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, Giáo trình Giáo dục học, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội. 71. Nguyễn Tấn Phát (2000), "Tự học, tự bồi dưỡng suốt đời trở thành một quy luật", Tự học, (4). 72. Nguyễn Tiến Thủ (2001), Quan hệ giữa chủ thể và khách thể nhận thức với việc phát huy vai trò chủ thể trong học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 73. Nguyễn Minh Thuyết (2004), "Xác định đúng yêu cầu đào tạo nhân lực để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", Tạp chí Giáo dục, (87). 74. Phạm Thanh Tịnh (3/2004), Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - hiện trạng và phương hướng, Kỷ yếu Hội thảo đổi mới giáo dục Việt Nam: Hội nhập và thách thức. 75. Phạm Văn Toàn (4/2004), "Những yếu tố cần quan tâm để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học", Tạp chí Phát triển giáo dục, (4). 76. Trần Văn Tùng (2001), Nền kinh tế tri thức và yêu cầu mới giáo dục Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 77. Nguyễn Khắc Vinh (1999), “Xây dựng đạo đức, lối sống và chuẩn giá trị xã hội để phát triển toàn diện của con người”, Tạp chí Thông tin lý luận, (3). 78. Trần Xuân Vinh (1995), "Sự biến đổi một số giá trị cơ bản của thanh niên hiện nay", Tạp chí Triết học, (3). 79. Website: http://tintuc.timnhanh.com/xa-hoi/07/10/2008. 80. Website: http://WWW. vietbao.vn/Giao-duc/29/1/2008. . Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong việc học tập môn giáo dục công dân của học sinh lớp 10 trung học phổ thông (Qua khảo sát tại một số trường ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) Nguyễn. trọng của việc phát huy vai trò chủ thể nhận thức của học sinh khối 10 trong việc học tập môn giáo dục công dân. Chương 2. Phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân. sở phân tích thực trạng phát huy vai trò chủ thể nhận thức trong học tập môn giáo dục công dân của học sinh khối lớp 10 (Qua khảo sát một số trường trung học phổ thông tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu),

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w