Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên Đào Thị Mai Nhung Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Từ Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Hệ thống hóa lại nền tảng hệ thống lý luận về hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Làm rõ bức tranh về thực trạng đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm bất cập, yếu kém, các nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế yếu kém đó, làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công ở Thái Nguyên và rộng hơn là các tỉnh có cùng trình độ và điều kiện như Thái Nguyên. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và bền vững trong dài hạn. Keywords. Quản lý kinh tế; Đầu tư công; Cơ sở hạ tầng; Thái Nguyên Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Đầu tư công đóng vai trò tạo những nền tảng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật quan trọng cho đất nước, là "cú huých" đối với một số ngành và vùng trọng điểm, đồng thời, thúc đẩy thực hiện các chính sách phúc lợi xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Mặc dù, có đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, song đầu tư công vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nằm ở cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính còn rất hạn chế, ngân sách của tỉnh không bảo đảm cân đối thu chi và lệ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách điều tiết của Trung ương. Vốn đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh chủ yếu lệ thuộc vào nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách và vốn bổ sung từ nguồn trái phiếu chính phủ, vốn từ các nguồn khác cũng có nhưng rất ít và khó thu hút. Mặc dù vốn ít, nhưng việc bố trí, phân bổ vốn còn bất cập, còn dàn trải, phân tán, chưa tương xứng giữa các vùng, các ngành, lĩnh vực; các dự án đầu tư, tiến độ giải ngân chậm, không đáp ứng nhu cầu… Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Bên cạnh đó, tình trạng quản lý đầu tư công, quản lý sau đầu tư của tỉnh còn nhiều yếu kém, chất lượng, năng lực quản lý yếu đi kèm theo đó là công nghệ còn lạc hậu và năng suất lao động thấp…. vẫn đang là một thách thức lớn đối với Thái Nguyên, nếu không sớm khắc phục sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và giảm tốc độ phát triển so với các tỉnh khác trong khu vực và trong cả nước. Do đó, vấn đề nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên đang trở lên hết sức bức thiết. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài : “Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên” 2. Tình hình nghiên cứu Đầu tư công đã và đang trở thành đề tài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu kinh tế, giáo viên, sinh viên, học viên cao học… Trong đó có thể giới thiệu công trình tiêu biểu sau: Luận văn Thạc sỹ - tác giả Nguyễn Hoàng Anh (2008)- Hiệu quả Quản lý đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh: Vấn đề và giải pháp. Luận văn tổng kết một số hạn chế chính trong quản lý đầu tư công tại Thành phố Hồ Chí Minh như năng lực bộ máy cơ quan nhà nước còn yếu do không có động lực thúc đẩy và cơ chế giám sát đủ mạnh; cơ chế quản lý kinh phí cho đầu tư chưa phù hợp. Bên cạnh đó, luận văn cũng nêu một số kiến nghị cần đề xuất với Trung ương để làm nền tảng cho hoạt động quản lý đầu tư công trong đó quan trọng nhất là: hoàn thiện Hệ thống luật; cho phép áp dụng hệ thống lương thưởng theo kết quả công việc. Tuy nhiên, luận văn không đề cập một cách tổng thể các vấn đề từ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý sau đầu tư. Luận văn chưa đề cập những vấn đề đặc thù, riêng có, chuyên sâu trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Luận văn thạc sỹ - tác giả Nguyễn Văn Hưng (2012): Tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Tỉnh Thái Nguyên. Luận văn khẳng định vai trò quan trọng của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, luận văn cũng phân tích đáng giá thực trạng hoạt động đầu tư công ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010. Tác giả đã đề xuất một số giải pháp đối với tỉnh nhằm tạo điều kiện nâng cao tác động, hiệu quả đầu tư công ở tỉnh. Tuy vậy, các biện pháp còn chung chung, chưa đầy đủ với tình hình thực tế hiện nay và chưa đề cập sâu đến đầu tư công cơ sở hạ tầng, một lĩnh vực quan trọng, cấp thiết, cốt lõi phát triển của tỉnh, cũng không đề cập đến vấn đề quản lý sau đầu tư, và không có giải pháp quản lý sau đầu tư. Ngoài ra, có thể kể một số công trình nghiên cứu tiêu biểu có liên quan tới đầu tư công như: Đề tài: Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của tác giả Vũ Như Thăng. Đề tài nêu rõ thực trạng đầu tư công tại Việt Nam năm 2001-2010 và định hướng đầu tư công của Việt Nam đến năm 2020. Đề tài: Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. PGS.TS. Nguyễn Đình Tài (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư) và Lê Thanh Tú (Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đề tài phân tích tình hình đầu tư công tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp cho Chính phủ Việt Nam để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Nhìn chung, các luận văn và đề tài trên chưa đi sâu vào nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này tại tỉnh Thái Nguyên. Tất cả những luận văn và các đề tài liên quan đến đầu tư công là những tài liệu tác giả sử dụng tham khảo để hoàn thành tốt luận văn của mình. 3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mc tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng về tình hình đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của tỉnh trong thời gian tới, góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư công. 3.2 Mc tiêu c thể Mục tiêu của đề tài là tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên. Từ đó đưa ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, góp phần vào mục tiêu xây dựng tỉnh Thái Nguyên theo hướng hiện đại trước năm 2020. 3.3 Nhiệm v nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản như sau: - Hệ thống hóa lý luận về đầu tư công và quản lý nhà nước về đầu tư công nói chung và trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói riêng. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. - Đề xuất một số giải pháp thích hợp giúp tỉnh Thái Nguyên nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, từ đó làm cơ sở góp phần vào hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công ở các tỉnh, thành phố. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu tư đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nghiên cứu các tiềm năng của tỉnh trong việc thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Phạm vi về vốn đầu tư: đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng hiệu quả đầu tư công thuộc phạm vi nguồn vốn ngân sách nhà nước. Phạm vi về lĩnh vực: nghiên cứu đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng gồm các loại cơ sở hạ tầng chủ yếu và chiếm tỷ lệ lớn của tỉnh như: hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, trường học, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, hạ tầng thông tin. Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, đặc biệt chú trọng hơn là giai đoạn 2006-2013. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể tài liệu được thu thập tại Sở KH&ĐT tỉnh Thái Nguyên. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập số liệu, tài liệu là công việc tiên quyết để có thể xây dựng luận văn. Việc thu thập chủ yếu qua các kênh: - Các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tổng cục thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên và các ngành chức năng khác có liên quan. - Tài liệu khoa học: Các công trình nghiên cứu khoa học, các đề tài về kinh tế và đầu tư công tại Việt Nam. - Mạng Internet: Các trang web của Cục Đầu tư – Bộ kế hoạch đầu tư, Báo kinh tế, trang web báo Thái Nguyên. - Các loại sách của Đại học kinh tế, Đại học Ngoại thương, Đại Học Quốc Gia. 5.2 Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở thông tin có liên quan, tiến hành tổng hợp và phân tích để tìm ra các nguyên nhân, đề ra giải pháp. Sử dụng các phương pháp: 5.2.1 Phương pháp thống kê Trong đề tài phương pháp thống kê được sử dụng ở tất cả các nội dung có đề cập, đặc biệt ở chương 2. Từ số liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, tin tức nhỏ lẻ ở các bài báo, hay các luật điều chỉnh sửa đổi bổ sung, tác giả tập hợp thành bảng phân chia các giai đoạn cho phù hợp và người đọc dễ hiểu. Các số liệu cũng được sắp xếp theo ngành lĩnh vực để phân tích sâu hơn. 5.2.2 Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này được sử dụng ở các chương. Tiếp cận và hệ thống số liệu, đánh giá kết quả đạt được, kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị trên địa bàn thành phố để phân tích từng vấn đề, rút ra kết luận một cách xác đáng và đề ra các giải pháp sát thực. 5.3 Phương pháp so sánh. So sánh kết quả đạt được của năm trước với năm sau để đánh giá được thực trạng hiệu quả đầu tư công qua các năm tại Thái Nguyên. 6. Ý nghĩa thực tiễn và đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lí luận đầu tư công nói chung và đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói riêng. - Làm rõ bức tranh về thực trạng hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm bất cập, yếu kém, các nguyên nhân khách quan và chủ quan của hạn chế yếu kém đó, làm cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư công ở Thái Nguyên và rộng hơn là các tỉnh có cùng trình độ và điều kiện như Thái Nguyên - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị để thực hiện đầu tư công có hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Tỉnh cao và bền vững trong dài hạn. - Có thể giúp cho lãnh đạo Tỉnh tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách đầu tư và phân bổ vốn đầu tư công có hiệu quả hơn trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên References Tiếng Việt 1. Nguyễn Hoàng Anh (2008), Hiệu quả quản lý đầu tư công tại TP.HCM: vấn đề và giải pháp, luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Vũ Tuấn Anh (2010), Tổng quan về đầu tư công tại Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tại Huế tháng 12-2010 3. Vũ Tuấn Anh – Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa. 4. Vũ Thành Tự Anh (2012), Bài giảng về Quản lý và phân cấp quản lý đầu tư công. 5. Ban soạn thảo Luật đầu tư công (2010), Dự thảo Luật Đầu tư công. 6. Bộ Kế Hoạch và Đầu tư (2005), Phân tích những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng: đề xuất các biện pháp khắc phục, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Hà Nội. 7. Báo cáo tổng hợp của Chính Phủ (8/2013), Kinh nghiệm Quốc tế về Đầu tư công 8. Tô Ánh Dương (2010), Đầu tư công và vấn đề phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, Bài tham luận Hội thảo: “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam”. 9. Ngô Lý Hóa (2008), Tác động Đầu tư công đến tăng trưởng của Tỉnh Long An, Luận văn thạc sỹ Đại học kinh tế Hồ Chí Minh. 10. Phạm Văn Hùng, Phan Thu Hiền, Lương Hương Giang (2012), Đổi mới công tác quản lý hoạt động đầu tư nhằm thực hiện tái cấu trúc đầu tư công tại Việt Nam, tạp chí kinh tế Phát triển số 177 tháng 3 năm 2012. 11. Nguyễn Văn Hưng (2012), Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ Trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. 12. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2010), Thực trạng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, Kỷ yếu hội thảo đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng 2010. 13. Niêm giám thống kê từ năm 2005 – 2013. 14. Nguyễn Thị Kim Nhã, Nguyễn Minh Phong (2012), Ba bài học cảnh báo về Đầu tư công từ sự kiện Vinashin, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội. 15. Từ Quang Phương; Phạm Văn Hùng (2012), Giáo trình Kinh tế đầu tư, Đại học kinh tế quốc dân. 16. Nguyễn Đình Tài (2010), Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam, tạp chí Tài chính số tháng 4 năm 2010. 17. Nguyễn Quang Thái (2008), Mấy vấn đề về hiệu quả đầu tư công, Báo cáo tư vấn cho Ngân hàng Thế giới. 18. Sử Đình Thành (2010), Giáo trình Đầu tư công, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Vũ Như Thăng (2010), Đổi mới đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Bài tham luận tại Hội thảo “Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, tháng 5 năm 2010 tại Huế”. 20. Bùi Trinh (2009), Đánh giá hiệu quả đầu tư; Hiệu quả đầu tư của các khu vực kinh tế thông qua hệ số ICOR, Báo cáo chuyên đề cho Viện kinh tế Việt Nam. 21. Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2008), Nâng cao hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam. 22. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Kiểm toán đầu tư công, Báo cáo tại Hội thảo về tái cơ cấu đầu tư công do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức tại Huế tháng 12-2010. 23. UBND tỉnh Thái Nguyên (2005), Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, Thái Nguyên. 24. UBND tỉnh Thái Nguyên (2006), Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thong tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, Thái Nguyên 25. UBND tỉnh Thái Nguyên (2013), Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thái Nguyên Tiếng Anh 26. Brumby, J. (2008). Efficient Management of Public Investment: An Assessment Framework. Presentation for World Bank/KI Conference. Seoul: 20-21 November 27. Petrie, Murray (2010). “Promoting Public Investment Efficiency: A Synthesis of Country 28. UNCTAD (2005), World Investment Report: Transnational Corporations and the Internationalization of R&D, New Website: 29. http://baodautu.vn/news/vn 30. http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-dau-tu-va-cac-chi-tieu-danh-gia/9abd4e19 31. http://www.thainguyen.gov.vn 32. http://www.gso.gov.vn . 1: Cơ sở lý luận hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng Chương 2: Thực trạng hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả. điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trên. quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại Thái Nguyên đang trở lên hết sức bức thiết. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài : Nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng tại