Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Nguyễn Thị Vân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01 Người
Trang 1Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguyễn Thị Vân
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Mã số 60 34 01
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Năm bảo vệ: 2014
Keywords Quản lý kinh tế; Thu hút đầu tư; Đầu tư nước ngoài
Content
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
FDI đã đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế, tăng nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, tăng xuất khẩu, giải quyết việc làm Tuy nhiên, cho đến nay do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FDI có chiều hướng giảm sút, điều đó đòi hỏi mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương phải có giải pháp cụ thể để tạo một môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI Một môi truờng thu hút FDI hiệu quả tại địa phương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương và một yếu tố quan trọng là sự quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút đầu tư Câu hỏi đặt ra là tại sao chính quyền cấp tỉnh lại đóng vai trò quan trọng trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút FDI? Vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút FDI là gì? Và cuối cùng là chính quyền cấp tỉnh cần phải làm thế nào để cải thiện được vai trò của mình trong thu hút FDI?
Cùng với các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong những năm qua tỉnh Bắc Giang đã
có nhiều cố gắng trong việc mở đường, bắc cầu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội Ngay từ khi tách tỉnh, chính quyền tỉnh đã ưu tiên tạo hành lang pháp lý, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh cũng chỉ đạo các sở, ngành phối hợp, xác định các khu, các cụm công nghiệp, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, tạo các điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước
Trang 2ngoài dễ dàng tiếp cận thông tin và xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chọn Bắc Giang làm điểm đến đầu tư
Nhờ thiết lập các chính sách và cơ chế thông thoáng hợp lý, Bắc Giang đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác thu hút các doanh nghiệp FDI Tính lũy kế đến tháng 12/2013 trên địa bàn tỉnh Bắc giang có 142 dự án, tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD bao gồm 5 khu công nghiệp tập trung đang được đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn 3 huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa với tổng diện tích hơn 1000 ha và 34 cụm công nghiệp rải rác trên địa bàn các huyện, thành phố Nhìn chung, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và giải quyết việc làm cho người lao động Có công ăn việc làm với thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh đã được cải thiện Tuy nhiên, kết quả thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Giang vẫn chưa đồng đều và chưa tương xứng so với tiềm năng và thế mạnh của địa phương Điều này đặt ra câu hỏi về năng lực và hiệu quả vai trò lãnh đạo chủ chốt của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI so với các địa phương khác
Với mục tiêu tăng cường thu hút FDI theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tại địa phương cần phải xác định được vai trò tiên quyết của chính quyền tỉnh trong điều hành hoạt động thu hút FDI Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI nhằm tạo niềm tin đối với các doanh nghiệp FDI Do vậy, tác giả lựa chọn
đề tài “Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của mình để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình nghiên cứu như:
Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Thị Thu Hương: "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - kinh nghiệm của một số nước ASEAN: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam" (2012) Luận văn phân tích tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước láng giềng trong khu vực, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Quang Vinh: “Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập” (2007) Tác giả đóng góp những nghiên
Trang 3cứu, nhận xét về tình hình thu hút FDI ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và kiến nghị các giải pháp để tăng cường thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của tác giả Khổng Văn Thắng: "Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh" (2012) Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như kinh nghiệm quản lý nhà nước trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương nhằm đánh giá tình hình tại Bắc Ninh và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp
Luận văn của tác giả Đinh Hà Nhật Lê: “Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai đoạn 2010 -2015 Thực trạng và giải pháp” (2011) đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng nguồn lực từ nhà đầu tư nước ngoài vào Hà Nội trong giai đoạn 5 năm
Luận văn của tác giả Đặng Thị Kim Chung: “Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam” (2009) nghiên cứu các chính sách về FDI theo quy định của pháp luật, phân tích ảnh hưởng của các chính sách đối với nền kinh tế từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan xây dựng và thực thi chính sách FDI, góp phần hoàn thiện chính sách thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian tới
Luận án tiến sĩ Kinh tế của tác giả Nguyễn Thị Mão: “Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” (2001) Công trình đầu tư nghiên cứu vai trò của nhà nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đánh giá ưu điểm và hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao vai trò của nhà nước trong quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến:
"Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Phú Thọ" (2012) Tác giả nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như kinh nghiệm quản
lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các địa phương nhằm đánh giá tình hình tại Phú Thọ và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phù hợp
Ngoài ra tác giả cũng tham khảo rất nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới quản lý của nhà nước trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài như: công trình của tác giả Trần Đăng Long: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh” (2002), NXB Thành phố Hồ Chí Minh; đề tài trọng điểm Đại học quốc gia Hà Nội do PGS.TS Phùng Xuân Nhạ chủ nhiệm: “Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”
Trang 4(2009); bài viết của tác giả Trần Thị Thu Hương: “Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam” (2005), Tạp chí nghiên cứu kinh tế (10), tr 3 - 12; bài viết của tác giả Trần Xuân Hải: “Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI” (2006), Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006 - trang 13 -15; bài viết của tác giả Vũ Thị Thu Hằng: “Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam” (2010), Tạp chí Quản lý nhà nước số 176/2010 - trang 22 -26; bài của tác giả Bảo Anh: “Quản
lý và thu hút FDI: Nhìn người ngẫm ta” (2010), đăng trên Thời báo Kinh tế Việt Nam số ra ngày 3/11/2010; đề tài của nhóm tác giả Phạm Thị Thành Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội về "tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam" (2011) phân tích, đánh giá tác động của môi trường thể chế cấp tỉnh trong thu hút FDI từ đó đưa ra những chính sách khuyến nghị đối với các tỉnh nhằm tăng cường thu hút FDI; đề tài của tác giả Mai Thanh: "Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại Hà Nội" trong chuyên mục Quản lý kinh tế thuộc Đại học Kinh tế quốc dân đi sâu vào việc phân tích hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngoài ra tác giả cũng tham khảo Luận văn của tác giả Dương Văn Truyền: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang" (2012) Đề tài đi sâu phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang từ khi tái lập tỉnh năm 1997 đến 2010 và đề xuất một
số giải pháp để tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Hầu hết các công trình nghiên cứu về FDI đều tập trung phân tích lịch sử, cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI; vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế xã hội, môi trường thu hút FDI và vấn đề quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thu hút hoặc hoàn thiện cơ chế quản lý FDI Kế thừa các công trình nói trên đồng thời học tập kinh nghiệm thành công trong thu hút FDI của các tỉnh, thành phố như Hà
Nội, Bắc Ninh; tác giả luận văn muốn tập trung vào nghiên cứu "Vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài" nhằm xác định điểm mạnh và các
điểm yếu của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút FDI từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút FDI
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 5Mục đích của luận văn là xác định điểm mạnh, điểm yếu của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI và nguyên nhân của các điểm yếu từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện một số những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung lý thuyết cho phân tích, đánh giá vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI
- Phản ánh thực trạng vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút FDI: Qua việc thu thập và xử lý dữ liệu về FDI và các hoạt động của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI để đánh giá vai trò mà chính quyền tỉnh đã thể hiện Xác định các điểm mạnh, điểm yếu
và nguyên nhân của các điểm yếu của chính quyền tỉnh trong hoạt động thu hút FDI
- Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút các dự án FDI
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hoạt động thể hiện vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là:
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong công tác thu hút FDI theo nội dung quản lý nhà nước về FDI
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu FDI của các ngành và hoạt động quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
- Về thời gian: Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2006-2013; kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh đối với công tác thu hút FDI tại địa phương đến năm 2020
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu các vấn đề về FDI đồng thời kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình có liên quan
Trang 65.1 Khung lý thuyết
5.2 Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận nhằm xác định khung lý thuyết cho nghiên cứu vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
Các yếu tố
ảnh hưởng
tới vai trò
của chính
quyền tỉnh
trong thu hút
FDI
Các yếu
tố thuộc
về chính
quyền tỉnh
Các yếu
tố thuộc
môi
trường
bên ngoài
chính
quyền tỉnh
Vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
Xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy hoạch về thu hút FDI Ban hành và
tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật về FDI
Kiểm tra, giám sát, quản lý doanh nghiệp FDI
Hỗ trợ và xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài
Xây dựng kết cấu hạ tầng
Các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp FDI hiện thực và tiềm năng
Thu hút FDI:
-Số lượng
dự án
- Nguồn vốn đầu
tư -Chất lượng
dự án
Cải cách thủ tục hành chính
Trang 7Bước 2: Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra cho chính quyền tỉnh Bắc Giang
Bước 3: Thu thập dữ liệu thứ cấp các dự án FDI và hoạt động của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI giai đoạn 2006 -2013 qua các kênh thông tin chính thức của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang
Bước 4: Xử lý dữ liệu bằng phương pháp tổng hợp, thống kê so sánh, phân tích, đối chiếu, nhằm đánh giá vai trò theo các tiêu chí; xác định điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu
Bước 5: Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện vai trò của Chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
6 Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Phân tích thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương
- Đề xuất một số giải pháp cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút các dự án FDI
7 Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của chính quyền tỉnh trong thu hút FDI
Chương 2 Thực trạng vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI Chương 3.Giải pháp nhằm cải thiện vai trò của chính quyền tỉnh Bắc Giang trong thu hút FDI
Reference
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Bảo Anh (2010), Quản lý và thu hút FDI: Nhìn người ngẫm ta, Thời báo Kinh tế Việt
Nam số ra ngày 3/11/2010
Trang 82 Bộ kế hoạch đầu tư, Tám nhóm giải pháp thu hút đâu tư trực tiếp nước ngoài, Họp
báo về tình hình kinh tế - xã hội, kết quả điều tra sơ bộ cơ sở kinh tế sự nghiệp và tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012, mục tiêu và giải pháp cho năm 2013 - ngày 4 tháng 1 năm 2013
3 Triệu Hồng Cẩm (2004), Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
4 Đặng Thị Kim Chung (2009), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế Đối Ngoại, Đại Học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
Nội
5 Đặng Trí Dũng (2007), Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Lâm Đồng giai đoạn 2007-2015, Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế tài chính - ngân hàng, Đại học kinh tế
TP Hồ Chí Minh
6 Hoàng Châu Giang (2006), Luật Đầu tư và hệ thống câu hỏi - đáp, Nxb Lao động xã
hội, Hà Nội
7 Trần Xuân Hải (2006), Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và dự báo số 2/2006 - trang 13 -15
8 Vũ Thị Thu Hằng (2010), Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Tạp chí Quản lý nhà nước số 176/2010 - trang 22 -26
9 Phạm Thị Thành Hiền, Chu Thị Nhường, Trần Thị Giáng Quỳnh (2011), Tác động của thể chế cấp tỉnh đối với nguồn vốn FDI vào Việt Nam, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc
gia Hà Nội
10 Đoàn Thị Thu Hương (2012), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài - kinh nghiêm của một số nước ASEAN : Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế thế
giới và Quan hệ kinh tế quốc tế, Đại học kinh tế - Đại học quốc gia, Hà Nội
11 Trần Thị Thu Hương (2005), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (10), tr.3- 12
12 Đinh Hà Nhật Lê (2011), Tăng cường xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội (FDI) giai đoạn 2010 -2015 Thực trạng và giải pháp, Niên luận, ngành Kinh tế Phát
triển, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 913 Nguyễn Thùy Linh (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sau khủng hoảng tài chính tiền tệ chấu Á, Luận văn thạc sĩ ngành kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc
tế, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
14 Trần Đăng Long (2002), Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, NXB Thành phố Hồ
Chí Minh
15 Nguyễn Thị Mão (2001), Một số giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Xây dựng
16 Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
17 Phùng Xuân Nhạ (2010), Điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội
18 Nguyễn Nội (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012: thách thức và triển vọng - Kinh tế và sự báo số 514 (t1-2012), tr.51-53
19 Nguyễn Minh Phong, Tác động hai mặt của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của Việt Nam - Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16 (432) tháng 8/2008
20 Võ Hồng Quân (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành du lịch Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
21 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Đầu tư 2005,
Luật số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
22 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2013), Báo cáo Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Bắc Giang
23 Mai Thanh (2002), Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI tại
Hà Nội, chuyên mục Quản lý kinh tế - Đại học Kinh tế quốc dân
24 Khổng Văn Thắng (2012), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế, Trường Đại học Kinh tế và Quản
trị kinh doanh Thái Nguyên
25 Phan Thị Thùy Trâm (2010), Kinh nghiệm xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài ở một số nước khu vực Đông Á và bài học cho Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa
học xã hội, Hà Nội
Trang 1026 Nguyễn Xuân Trung (2012), Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
khoa học xã hội, Hà Nội
27 Dương Văn Truyền (2012), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang, Luận văn
thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội
28 Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang (2006 - 2013), Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội
29 Nguyễn Quang Vinh (2007), Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
30 Nguyễn Thị Hải Yến (2012), Hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Phú Thọ , Luận văn thạc sĩ ngành Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Tiếng Anh
31 Blerta Dragusha (Spahija), PhD and Elez Osmani, PhD, Some attractive factors to foreign direct investments in Albania, European Scientific Journal - June Edition vol.8, No.12
32 UNCTAD, World Investment Report 2012
Website:
33 http://bacgiang.gov.vn/
34 http://www.bacgiangdpi.gov.vn/
35 http://www.bacgiang-iza.gov.vn
36 http://www.bacninh.gov.vn
37 http://www.chinhphu.gov.vn
38 http://www.indembassy.com.vn