Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh ninh bình

9 459 2
Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh ninh bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình Đào Thị Thùy Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế; Mã số: 60 31 07 Nghd: TS. Bùi Đại Dũng Năm bảo vệ: 2013 Abstract: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA ở Ninh Bình và chỉ ra nguyên nhân hạn chế và kết quả đạt được từ năm 2006 đến nay. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2020. Keywords: Quan hệ kinh tế; Vốn ODA; Ninh Bình; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, trên trục giao lưu kinh tế Bắc – Nam, là tỉnh có bề dày lịch sử, giàu truyền thống văn hiến và truyền thống cách mạng. Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, tỉnh Ninh Bình là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng lại gần thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với Biển Đông đã tạo điều kiện cho tỉnh Ninh Bình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập với cả nước. Tỉnh Ninh Bình được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho có cả rừng và biển. Dựa vào lợi thế đó Ninh Bình đang xây dựng khu kinh tế biển ở Kim Sơn kết hợp với khu công nghiệp cảng Ninh Phúc nhằm phát triển kinh tế của tỉnh. Mặt khác, Ninh Bình có nhiều tiềm năng về du lịch cả về tự nhiên và nhân văn. Tài nguyên du lịch rất phong phú và độc đáo, có nhiều khu du lịch nổi tiếng như Cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, khu du lịch Tràng An với hệ thống hang động huyền thoại được xem như một “hành cung thiên nhiên toàn bích”, rừng quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước Vân Long … Ngoài ra, Ninh Bình còn được nhiều người biết đến và ghé thăm bởi có hai tôn giáo lớn đó là đạo Phật (với Chùa Bái Đính là miền đất Phật) và đạo Thiên chúa (khu nhà thờ đá Phát Diệm tồn tại hàng trăm năm nay). Từ sau khi tái lập tỉnh năm 1992 đến nay, từ một tỉnh có điểm xuất phát thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém và lạc hậu, Ninh Bình đã cố gắng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên. Tình hình kinh tế - xã hội có nhiều khởi sắc, tăng trưởng kinh tế đạt mức cao và khá ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được nâng lên rõ rệt, cuộc sống của người dân được cải thiện, hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và các lĩnh vực xã hội khác đều có bước tiến bộ; quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn được giữ vững. Để có được những thành quả đó làm tiền đề cho tỉnh thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng, không có đầu tư sẽ không có tăng trưởng. Đầu tư được xem là “cú hích” cho sự tăng trưởng. Trong những năm qua, Ninh Bình đã nỗ lực cố gắng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững bằng việc thu hút đầu tư tất cả nguồn lực, trong đó phát huy tối đa nội lực với vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, các nguồn vốn trong dân cư và các doanh nghiệp dân doanh, đến kêu gọi, thu hút đầu tư các nguồn lực từ bên ngoài như nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Trong đó, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức chiếm một vị trí quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh. Đây là nguồn vốn bổ sung cho ngân sách Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt như: xây dựng cơ sở hạ tầng (cấp điện, cấp nước, đường giao thông, trường, trạm), các công trình phúc lợi công cộng, lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, y tế và bảo vệ môi trường …, mà các dự án không bố trí được nguồn vốn. Thực tế cho thấy, nhờ có các chương trình, dự án của vốn ODA được triển khai đã và đang phát huy hiệu quả sau đầu tư, góp phần tích cực vào việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của nhân dân và bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng được mục tiêu xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội còn một số hạn chế, như: Tỷ lệ vốn thực hiện so với cam kết chưa tương xứng, công tác chuẩn bị dự án chưa tốt, tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, vốn giải ngân thấp, nhiều dự án còn kéo dài thời gian, việc điều hành, quản lý của các Ban quản lý dự án còn lúng túng (nhất là các ban phân cấp ở huyện). Những hạn chế trên dẫn đến việc sử dụng vốn ODA cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh chưa thật hiệu quả. Vấn đề đặt ra đối với Ninh Bình hiện nay là phải tìm kiếm những giải pháp thích hợp để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Xuất phát từ đó, đề tài: “Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình” được lựa chọn để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Thu hút và sử dụng vốn ODA là một vấn đề được các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan cùng nhiều nhà kinh tế trong nước và quốc tế quan tâm. Liên quan đến đề tài này đã có những công trình nghiên cứu được công bố. Một số công trình đáng lưu ý bao gồm: 1. Vũ Ngọc Uyên (2006), Vai trò của Viện trợ phát triển chính thức trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam. Tác giả đã khái quát những vấn đề lý thuyết phân tích đóng góp của ODA vào tăng trưởng và đánh giá, phân tích một số tác động của ODA ở tầm vi mô đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, những chính sách tăng cường thu hút ODA cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 2. Nguyễn Đình Hoan (2006), Một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu tổng quan về vốn vay ODA và kinh nghiệm quản lý sử dụng vốn vay ODA của một số nước từ đó đi sâu phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam để thấy được những điểm bất hợp lý làm cơ sở đưa ra một số giải pháp sử dụng và nâng cao hiệu quả của vốn vay ODA. 3. Lương Mạnh Hùng (2006), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về vốn ODA và khẳng định vai trò của ODA trong phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam, trên cơ sở phân tích thực trạng, những kết quả và bài học kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn thời gian qua, từ đó đề xuất những định hướng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời gian tới. 4. Bùi Thanh Hương (2008), Thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức: trường hợp ngành đường sắt Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã tổng hợp, phân tích các chính sách thu hút ODA ở Việt Nam nói chung và ngành đường sắt nói riêng. Làm rõ thực trạng việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA trong ngành đường sắt Việt Nam trong thời gian từ năm 1995 đến nay. Trên cơ sở đó tính toán hiệu quả của việc thu hút cũng như sử dụng vốn ODA đối với sự phát triển của ngành đường sắt, đưa ra một số giải pháp khả thi, đó là xây dựng chiến lược dài hạn thu hút và sử dụng vốn ODA; có kế hoạch phân bổ vốn đối ứng kịp thời; chuyển mạnh từ phương thức tiếp cận theo dự án hiện nay sang phương thức tiếp cận mới theo chương trình và giải pháp về tổ chức cán bộ để thu hút và sử dụng có hiệu quả ODA trong ngành đường sắt Việt Nam trong giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 5. Phạm Khánh Vân (2009), Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước. Trình bày những kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn ODA ở một số nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Tổng quan về đặc điểm, đóng góp của ODA trong các dự án cấp thoát nước. Phân tích thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực cấp thoát nước thời gian qua. Đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó, đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của ODA trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam thời gian tới. 6. Phạm Thị Hiếu (2007), Vai trò của ODA Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Tác giả đã hệ thống hóa những vấn để lý luận cơ bản về ODA, đánh giá thực trạng thu hút và tác động của ODA Nhật Bản trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường, sử dụng hiệu quả ODA ở Việt Nam. Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành về vấn đề thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, như: Hồ Hữu Tiến, Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 2(31)/2009. Tác giả đã đề cập đến những thành công, điều bất ổn mà kể từ năm 1993 khi mà Việt Nam bắt đầu bình thường quá quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế, nhiều Chính phủ và tổ chức đã nối lại viện trợ cho Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến tình hình đó và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA. Nguyễn Ngọc Vũ, Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc huy động và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40)/2010. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác thu hút và sử dụng vốn ODA ở nước ta trong thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn này trong thời gian đến; góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trên đây, dưới nhiều góc độ khác nhau đã tập trung làm rõ vấn đề huy động và hiệu quả sử dụng ODA, nhưng chủ yếu là về vốn ODA nói chung ở Việt Nam hoặc ở một lĩnh vực, một ngành cụ thể, như cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, điện, nước, hàng không, nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Song, đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về vấn đề thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Phân tích, đánh giá thực trạng việc thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hơn nữa việc thu hút và sử dụng vốn ODA tại tỉnh Ninh Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA tại tỉnh Ninh Bình. - Phân tích việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình. - Đưa ra một số giải pháp gợi mở thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về thu hút và sử dụng ODA ở Ninh Bình từ năm 2006 đến nay (đây là giai đoạn Việt Nam đã hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế) cho các chương trình, dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng, xóa đói giảm nghèo, y tế và bảo vệ môi trường. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc nghiên cứu vấn đề ODA và kinh nghiệm trong nước về thu hút và sử dụng ODA; Phương pháp điều tra thu thập số liệu phân tích định tính để đánh giá thực trạng thu hút, sử dụng ODA tại Ninh Bình; Phương pháp thống kê học để xử lý số liệu; Phương pháp dự báo kinh tế để đánh giá triển vọng thu hút vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình. 6. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa lý luận cơ bản về ODA. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA ở Ninh Bình và chỉ ra nguyên nhân hạn chế và kết quả đạt được từ năm 2006 đến nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2020. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Ninh Bình từ năm 2006 đến nay. Chương 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng ODA ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bản tin ODA, Vụ kinh tế đối ngoại. 2. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo đánh giá các chương trình, dự án ODA giai đoạn 2000-2007. 3. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo đánh giá các chương trình dự án ODA giai đoạn 2000-2007, Hà Nội. 4. Chính phủ (2006), Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Hà Nội. 5. Diễn đàn Hiệu quả viện trợ (AEF) (2010), Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ, nâng cao hiệu quả viện trợ vì sự phát triển bền vững. 6. Phan Trung Chính (2008), “Đặc điểm nguồn vốn ODA và thực trạng quản lý nguồn vốn này ở nước ta”, Tạp chí Ngân hàng, (7), tr. 18-25. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Tấn Đức (2008), “ODA: Hiệu quả chưa phải là mục tiêu quản lý”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, (14). 9. Nguyễn Thanh Hà (2008), “Quản lý ODA: Bài học từ kinh nghiệm các nước”, Tạp chí Tài chính, (9), tr. 54-57. 10. Phạm Thị Hiếu (2007), Vai trò của ODA Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. 11. Nguyễn Đình Hoan (2006), Một số giải pháp quản lý sử dụng vốn vay ODA ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội. 12. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam (2008), Tổng quan ODA ở Việt Nam, Thủ đô Pari, Pháp. 13. Lương Mạnh Hùng (2006), Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. 14. Bùi Thanh Hương (2008), Thu hút và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức: trường hợp ngành đường sắt Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 15. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 16. Cao Viết Sinh (2009), Tổng quan ODA ở Việt Nam 15 năm (1993 - 2008), Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 17. Sở Kế hoạch và đầu tư (2011), Báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA, Ninh Bình. 18. Thủ tướng Chính phủ (2004), Chỉ thị số 17 về Đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) , Hà Nội. 19. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 290 về việc phê duyệt Đề án Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010, Hà Nội. 20. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 106 về việc phê duyệt Đề án Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2011 - 2015, Hà Nội. 21. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý vốn ODA ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (2). 22. Phan Thanh Tịnh (2009), “Chuẩn bị gì cho thời kỳ hậu ODA”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 23. Phạm Thị Túy (2007), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút ODA”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (4), tr. 17-19. 24. Dương Đức Ưng (2006), Hiệu quả viện trợ có thể đạt được bằng cách thay đổi hành vi, Hội thảo cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ và các mô hình viện trợ mới, Hà Nội. 25. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2011, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, Ninh Bình. 26. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, Ninh Bình. 27. Vũ Ngọc Uyên (2006), Vai trò của Viện trợ phát triển chính thức trong tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế Việt Nam 28. Phạm Khánh Vân (2009), Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong các dự án cấp thoát nước tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia, Hà Nội. 29. Vụ Kinh tế đối ngoại - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Báo cáo số 7501/BC-BKHĐT, Hà Nội. 30. Hoàng Văn Xô (2008) “Những bài học kinh nghiệm trong quản lý dự án ODA tại Việt Nam”, Đặc san ODA - 15 năm Hợp tác và phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư. Các Website: 31. http://www.adb.org 32. http://www.baodautu.vn 33. http://www.ketnoibanbe.org 34. http://www.mof.gov.vn/ 35. http:// www.oda.mpi.gov.vn/ 36. http://www.tapchikinhte.com/ 37. http:// www.tapchiktdn.ftu.edu.vn/ 38. http:// www.tapchikinhtedubao.mpi.gov.vn/ 39. http://www.unctad.org 40. http://www.undp.org 41. http:// www.vietbao.vn/ 42. http://www.worldbank.org . hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Xuất phát từ đó, đề tài: Thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở tỉnh Ninh Bình được lựa chọn để. cơ sở lý luận và thực tiễn về ODA tại tỉnh Ninh Bình. - Phân tích việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình. - Đưa ra một số giải pháp gợi mở thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh. nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA ở tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012 - 2020. Keywords: Quan hệ kinh tế; Vốn ODA; Ninh Bình; Vốn hỗ trợ phát triển chính thức Contents: MỞ ĐẦU 1. Tính

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan