Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải việt nam

6 493 1
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Việt Nam Nguyễn Khánh Hằng Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Anh Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về ODA và kinh nghiệm thu hút, sử dụng ODA của một số nước. Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giao thông vận tải Việt Nam từ 1993 - 2009. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành giao thông vận tải. Keywords: Giao thông vận tải; Kinh tế đối ngoại; Viện trợ phát triển; Vốn ODA Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông vận tải nói riêng của Việt Nam còn chưa phát triển là một trong những hạn chế làm các nhà đầu tư lo ngại. Điều này sẽ ảnh hưởng việc thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam. Đứng trước tình hình đó, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được ưu tiên sử dụng cho ngành này bởi so với các nguồn vốn khác, ODA có nhiều ưu thế hơn. Nguồn vốn ODA chiếm khoảng 70% tổng giá trị các nguồn vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, theo chiến lược phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2020, thời gian tới Việt Nam cần một lượng vốn rất lớn để hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải. Do đó việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn để đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, nhất là nguồn vốn ODA, rất được Việt Nam quan tâm. Sau 17 năm thu hút trở lại nguồn vốn này, giao thông vận tải đã thu hút được lượng ODA khá lớn nhưng hệ thống giao thông vận tải Việt Nam còn yếu. Đó là điểm làm ảnh hưởng tới thu hút FDI của Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra sâu 2 rộng trên khắp thế giới, nhu cầu về ODA của các nước đang phát triển ngày càng tăng trong khi lượng cung cấp ODA của các nhà tài trợ lại có xu hướng giảm. Hơn nữa, gần đây có một số vụ việc liên quan tới sử dụng ODA làm cho các nhà tài trợ nản lòng. Thực trạng này đặt ra nhiều câu hỏi: tình hình thu hút và sử dụng ODA của ngành giao thông giao thông vận tải thời gian qua như thế nào?, đã đạt được thành tựu gì?, có hạn chế gì?, cần những giải pháp gì để nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA trong ngành giao thông vận tải trong thời gian tới? Việc tìm ra giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng và góp phần tăng cường thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với ngành giao thông vận tải. Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài “Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh vấn đề thu hút, sử dụng ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và giao thông vận tải nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng mỗi công trình nghiên cứu những khía cạnh khác nhau. Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài với khả năng của mình, tác giả đã có cơ hội tiếp cận, tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: Luận án tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội” của Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Trường Đại học Thương mại, 2006, đã nghiên cứu về hoạt động quản lý nguồn vốn ODA qua khảo sát thực tiễn quá trình triển khai các dự án ODA về kết cấu hạ tầng đô thị (chủ yếu trong các lĩnh vực giao thông đô thị, cấp điện, chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường) của Hà Nội trong khoảng thời gian 20 năm (1985-2005). Tác giả đã phân tích hoạt động quản lý ODA ở đây bao gồm các khâu kêu gọi, thu hút và tổ chức triển khai dự án ODA. Những phân tích của tác giả có thể kế thừa trong đề tài nghiên cứu, tuy nhiên giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Oanh chủ yếu hướng đến các cấp ngành có liên quan của Hà Nội trong việc quản lý ODA dành cho cơ sở hạ tầng. Tác giả Bùi Nguyên Khánh trong luận án tiến sỹ kinh tế “Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam”, trường Đại học Ngoại thương, 2002, đã nghiên cứu vai trò, tầm quan trọng của hai nguồn vốn ODA và FDI trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn từ 1995 đến 2001 cụ thể là đường bộ, đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Từ đó tác giả đề xuất những giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng cả vốn FDI và ODA trong giao 3 thông vận tải Việt Nam. Do đề tài được thực hiện vào năm 2002 nên chưa được cập nhật cho đến nay. Hơn nữa, một số giải pháp đề xuất của tác giả về nâng cao thu hút và sử dụng ODA vẫn còn rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, cho nên cần được tiếp tục đưa ra. Trong Luận án tiến sỹ kinh tế “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tại Việt Nam” của Vũ Thị Kim Oanh, Đại học Ngoại thương Hà Nội, 2002, tác giả đã nêu rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao khả năng sử dụng ODA tại Việt Nam. Do phạm vi nghiên cứu của đề tài nên tác giả Vũ Thị Kim Oanh chưa nghiên cứu sâu giải pháp dành cho từng lĩnh vực sử dụng vốn ODA (như giao thông vận tải) và các giải pháp đưa ra cũng là các giải pháp chung nhằm nâng cao khả năng sử dụng ODA. Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác, sách và tạp chí, bài báo bàn về vấn đề ODA, về giao thông vận tải, các dự án giao thông vận tải nhưng phần lớn là tiếp cận trên khía cạnh đầu tư nói chung như: “Hỗ trợ phát triển chính thức ODA – Những hiểu biết căn bản và thực tiễn Việt Nam” của Hà Thị Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội 2000; “Những giải pháp về quản lý để phát triển cơ sở hạ tầng miền núi Việt Nam” của Lê Kim Khôi, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, 1999; hoặc các bài báo “Đổi mới chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/1995; “Vốn cho phát triển hệ thống giao thông ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, 7/1994; “Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông”, Tạp chí Kinh tế và dự báo 10/1998 Nhìn chung hầu hết các công trình nghiên cứu trên tập trung vào từng mảng vấn đề về cơ sở hạ tầng hoặc vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng nói chung, chưa có công trình nào nghiên cứu riêng về ODA đối với các dự án ngành giao thông vận tải Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những thành công của các công trình nghiên cứu đã có, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng vốn ODA đối với các dự án giao thông vận tải từ năm 1993 đến 2009 để cập nhật và làm rõ hơn một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA đối với giao thông vận tải trong thời gian tới. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích của đề tài: Nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA đối với các dự án ngành giao thông vận tải, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA cho giao thông vận tải ở Việt Nam.  Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về ODA và kinh nghiệm thu hút, sử dụng ODA của một số nước. 4 - Phân tích, đánh giá tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giao thông vận tải Việt Nam từ 1993 - 2009. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu hút và sử dụng vốn ODA trong ngành giao thông vận tải. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình thu hút và sử dụng ODA trong ngành giao thông vận tải từ năm 1993 đến nay. Luận văn chọn thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 1993 do năm 1993 đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Việt Nam: bình thường hoá quan hệ với các tổ chức quốc tế và các tổ chức này chính thức nối lại cung cấp hỗ trợ cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic. Bên cạnh đó, luận văn dùng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích so sánh làm phương pháp chủ đạo trong khi tiếp cận đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn thu hút và sử dụng ODA của các nước và. - Đánh giá được thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho các dự án ngành giao thông vận tải Việt Nam từ 1993 đến 2010. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng ODA cho ngành giao thông vận tải ở Việt Nam. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Một số lý luận chung và thực tiễn của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA đối với giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án giao thông vận tải. 5 References Tiếng Việt 1. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng thế giới (1999), Đánh giá hỗ trợ khi nào có tác dụng khi nào không và tại sao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Giao thông vận tải (2001), Giao thông vận tải Việt Nam – Hợp tác và đầu tư, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải – Ban Quản lý dự án 18 (2002), Báo cáo tình hình triển khai thực hiện các dự án thuộc nguồn vốn ODA và vốn trong nước năm 2002, Hà Nội. 4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2001) - Thông tư số 06/2001/TT-BKH, Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP), Hà Nội. 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1998), Một số biện pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thu hút hơn nữa nguồn vốn ODA, Hà Nội. 6. Bộ Tài chính (2001), Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam, Hà Nội. 7. Chương trình phát triển Liên hợp quốc (1999), Tình hình tổng quan về hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam, Hà Nội. 8. Bạch Quang Dũng (2000), “Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam”, Kinh tế phát triển, (8), tr. 14 – 16. 9. Đinh Hiền Hoa (1994), “Kinh nghiệm các nước trong tổ chức điều phối hỗ trợ phát triển (ODA)”, Kinh tế và Dự báo, (10), tr. 26-27. 10. Bùi Nguyên Khánh (2001), Thu hút và sử dụng vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng của ngành giao thông vận tải Việt Nam,, Luận án Tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội. 11. Bùi Danh Lưu (1998), Một số ý kiến về chiến lược phát triển của ngành giao thông vận tải đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Nhà xuất bản Giao thông vận tải 12. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2006), Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Thương mại Hà Nội, Hà Nội. 13. Vũ Thị Kim Oanh (2002), Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, Hà Nội. 6 14. Hà Thị Ngọc Oanh (2007), Kinh tế đối ngoại Nhứng nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 15. Tôn Thanh Tâm (2002), “Kinh nghiệm của các nước và bài học đối với Việt Nam về quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)”, Ngân hàng, (1+2), tr. 108. 16. Tôn Thanh Tâm (2004), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 17. Nguyễn Việt Tiến (5/1999), Báo cáo về hiện trạng ngành Giao thông vận tải và quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải đến năm 2010 và đinh hướng đến năm 2020, Hội nghị phối hợp các nhà tài trợ giao thông vận tải tại Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải. 18. Phạm Thị Tuý (1999), “Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước đang phát triển”, Phát triển Kinh tế, (107), tr. 34. 19. Phạm Văn Vạng (2004), Dự án đầu tư và quản trị dự án đầu tư trong giao thông vận tải, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 20. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Viện Kinh tế thế giới (1995), Đổi mới kinh tế Việt Nam và chính sách kinh tế đối ngoại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 22. Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2004), Định hướng vận động và sử dụng ODA phục vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, Sở Khoa học và Đào tạo, Hà Nội. Internet 23. http://dantri.com.vn/c25/s20-346193/nhieu-yeu-to-anh-huong-toi-tien-do-du-an-oda.htm 24. http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/04/3BA1B2D4/ . luận chung và thực tiễn của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA đối với giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010 xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Giao thông vận tải (2001), Giao thông vận tải Việt Nam – Hợp tác và đầu tư, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Bộ Giao thông vận tải – Ban. tài Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đối với giao thông vận tải Việt Nam làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Xung quanh vấn đề thu hút, sử dụng ODA cho phát triển

Ngày đăng: 24/08/2015, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan